Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là cung cấp một số dẫn liệu sinh học, sinh thái của loài rắn hổ mang chúa phục vụ cho công tác bảo tồn loài. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát riển loài rắn hổ mang chúa trong môi trường nuôi nhốt có hiệu quả tại Trung tâm cứu hộ đông vật hoang dã Sóc Sơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG ----------o0o---------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI RẮN HỔ MANG CHÚA Ophiophagus Hannah(Cantor,1836 ) TẠI TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ SÓC SƠN, HÀ NỘI. Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 302 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đồng Thanh Hải Sinh viên thực hiện : Lê Văn Tú Mã sinh viên : 1453020663 Khóa học : 2014- 2018 Hà Nội, 2018
- LỜI NÓI ĐẦU Để tổng kết quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp, với mong muốn bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu thực tế, theo nguyện vọng của bản thân và đƣợc sự cho phép của Nhà trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng với sự hƣớng dẫn của thầy giáo Đồng Thanh Hải, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn“ . Nhân dịp này, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trong Trƣờng, trong Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, trong Bộ môn Động vật rừng, đặc biệt là thầy giáo Đồng Thanh Hải đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập ngoại nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong đƣợc sự chỉ bảo từ phía thầy, cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Lê Văn Tú
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU MỤC LỤC DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chƣơng1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. Đặc điểm chung của lớp bò sát ..................................................................... 3 1.2. Thành phần, phân loại bò sát ở Việt Nam...................................................... 3 1.3. Vị trí phân loại và phân bố loài rắn hổ mang chúa ...................................... 4 1.4. Đặc điểm hình thái rắn Hổ mang chúa ........................................................... 5 1.5. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn hổ mang chúa ....... 6 1.5.1 Nghiên cứu chung trên thế giới .................................................................... 6 1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 8 1.6. Nghiên cứu rắn Hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu................................. 9 Chƣơng2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 10 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 10 2.1.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 10 2.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 10 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 10 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 10 2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loàirắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. ........................................................................... 10 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái thức ăn loài rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. ............................................................. 10 2.3.3 Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài rắn hổ mang chúa nói chung và tai Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nói riêng. .............. 10 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 10 2.4.1. Phƣơng pháp phỏng vấn ............................................................................ 10
- 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn............................................................................................. 11 2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái thức ăn rắn hổ mang chúa.. 15 2.4.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu.......................................................................... 19 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 20 3.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 20 3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 20 3.1.2 Địa hình, địa thế ........................................................................................ 20 3.1.3 Khí hậu ....................................................................................................... 21 3.1.4 Đặc điểm thủy văn..................................................................................... 22 3.1.5. Các nguồn tài nguyên của huyện Sóc Sơn ................................................ 22 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn .................................................... 25 3.2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế huyện Sóc Sơn ......................................... 25 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành ................................................................ 26 3.3 Lịch sử hình thành trung tâm cứu hộ Sóc Sơn .............................................. 27 3.4. Quá trình xây dựng và phát triển của Trung tâm ......................................... 28 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 31 4.1. Đặc điểm sinh học rắn hổ mang chúa .......................................................... 31 4.1.1. Đặc điểm hình thái, trọng lƣợng rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn ................................................................................. 31 4.1.2. Tập tính rắn Hổ mang chúa trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn ............................................................................ 34 4.1.3. Đặc điểm sinh sản của rắn hổ mang chúa ................................................. 39 4.2. Đặc điểm sinh thái học thức ăn rắn hổ mang chúa ...................................... 40 4.2.1. Thành phần thức ăn của rắn hổ mang chúa ............................................Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Khả năng tiêu thụ của rắn hổ mang chúa............................................... 42 4.2.3. Thức ăn ưa thích của rắn hổ mang chúa...................................................43 4.3.Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài rắn hổ mang chúa ........ 44 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ................................................................ 45
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... PHỤ LỤC DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại học bò sát ở Việt Nam theo thời gian ................................... 4 Bảng 1.2. Tình trạng bảo tồn một số loài rắn trong họ rắn hổ .............................. 8 Bảng 2.1 Thông tin chung về rắn hổ mang tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn ........ 11 Bảng 2.2. Mô tả đặc điểm hình dạng rắn hổ mang chúa ..................................... 12 Bảng 2.3. Kích thƣớc rắn hổ mang chúa trƣởng thành ....................................... 12 Bảng 2.4. Kích thƣớc rắn hổ mang chúa non ...................................................... 13 Bảng 2.5 Mô tả các tập tính của rắn hổ mang chúa ............................................ 14 Bảng 2.6: Biểu theo dõi tập tính rắn hổ mang chúa ........................................... 14 Bảng 2.7. Theo dõi năng lực sinh sản của rắn hổ mang chúa ............................. 15 Bảng 2.8 Danh mục thức ăn của rắn hổ mang chúa ............................................ 15 Bảng 2.9 Lƣợng thức ăn rắn hổ mang chúa tiêu thụ .......................................... 17 Bảng 2.10 Lƣợng thức ăn tiêu thụ của rắn hổ mang chúa khi cân 200 g............ 18 Bảng 3.1 Đặc điểm từng loại đất khu vực nghiên cứu ........................................ 22 Bảng 3.2 Bảng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu 26 Bảng 4.1: Các giai đoạn phát triển của rắn hổ mang chúa .................................. 33 Bảng 4.2: Kết quả quan sát tập tính rắn hổ mang chúa....................................... 35 Bảng 4.3: Danh lục thức ăn của rắn hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu....... 40 Bảng 4.4 Lƣợng thức ăn rắn hổ mang chúa tiêu thụ .......................................... 42 Bảng 4.5: Danh lục thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa............................... 44
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ vị trí xã Tiên Dƣợc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội ......................... 20 Hình 4.1: Mặt trƣớc đầu rắn hổ mang chúa ........................................................ 31 Hình 4.2: Phần đầu rắn hổ mang chúa ................................................................ 31 Hình 4.3: Phần thân rắn hổ mang chúa trƣởng thành (chữ V ngƣợc bị mờ) ...... 32 chúa non (chữ V ngƣợc rõ nét) ........................................................................... 32 Hình 4.5: Màu thân rắn hổ mang chúa non ......................................................... 32 Hình 4.7: Rắn Hổ mang chúa di chuyển leo lên miệng chuồng ......................... 34 Hình 4.8: Rắn Hổ mang chúa nằm nghỉ .............................................................. 34 Hình 4.1: Biều đồ thể hiện các hoạt động trong ngày của rắn hổ mang non ...... 35 Hình 4.2: Biều đồ thể hiện các hoạt động trong ngày của rắn hổ mang trƣởng thành .................................................................................................................... 36 Hình 4.3: So sánh thời gian hoạt động trong ngày của rắn hổ mang chúa ......... 37 Hình 4.9: Rắn hổ mang chúa cắn con mồi .......................................................... 38 Hình 4.10: Rắn hổ mang chúa nuốt con mồi...................................................... 38 Hình 4.11: Phần xác rắn đã lột ............................................................................ 38 Hình 4.12: Rắn hổ mang đang lột xác ................................................................. 38 Hình 4.13: Rắn hổ mang chúa hƣớng về phía ngƣời .......................................... 39 Hình 4.14: Rắn mồi ............................................................................................. 41 Hình 4.15: Cóc nhà.............................................................................................. 41 Hình 4.16: Rắn mồi đƣợc công nhân sơ chế ....................................................... 42 Hình 4.17: Cân rắn mồi ....................................................................................... 42
- ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (WCMC, 1992). Góp phần vào sự đa dạng này, tài nguyên bò sát, ếch nhái nƣớc ta đóng góp một phần rất lớn với 369 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176 loài Ếch nhái thuộc 10 họ, 3 bộ (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng, 2009). Không những vậy, tài nguyên sinh vật Việt Nam còn mang tính đặc hữu cao. Trong số các loài động vật có xƣơng sống ở cạn đã biết, có 14 loài thú, 10 loài chim, 33 loài bò sát và 21 loài ếch nhái là đặc hữu (Đỗ Quang Huy và cộng sự ( 2009). Các loài bò sát là thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Chúng là một mắt xích trong mạng lƣới thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, bò sát và ếch nhái là nguồn thực phẩm cho con ngƣời, là thiên địch của các loài côn trùng gây hại, và có thể còn đƣợc sử dụng làm nguồn dƣợc liệu. Rắn hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) là loài động vật hoang dã quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo quy định tại nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của chính phủ, ban hành danh mục động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ. Hổ mang chúa thuộc nhóm các loài động vật hoang dã đƣợc ƣu tiên bảo tồn cao nhất tại Việt Nam ( Nhóm IB ). Trên thế giới Hổ mang chúa bị hạn chế buôn bán quốc tế ( loài thuộc Phụ Lục II của công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp – CITES ). Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp hạng cực kỳ nguy cấp (CR). Ngoài ý nghĩa là một mắt xích quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, rắn hổ mang chúa còn là loài vật có giá trị văn hóa trong tín ngƣỡng tại nhiều dân tộc và có giá trị kinh tế cao. Sản phâm từ rắn hổ mang chúa đƣợc chế biến thành các mặt hang dƣợc liệu truyền thống có hoạt tính sinh học cao; hàng mỹ nghệ trang sức cao cấp, sử dụng cho nghiên cứu khoa học và y, sinh học hiện đại. Hiện nay thị trƣờng có nhu cầu rất lớn về loại này. Vì vậy, chúng bị khai thác quá mức trong tự nhiên dẫn đến bị đe dọa tuyệt chủng. Trong bối cảnh 1
- đó, việc bảo tồn và phát triển quần thể rắn hổ mang chúa cả trong tự nhiên và môi trƣờng nhân tạo là rất cần thiết. Trong những năm qua, Chính phủ và các tổ chức liên quan rất quan tâm và đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn động vật hoàn dã của Việt Nam nói riêng. Nhiều văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa quản lý bảo tồn và phát triển động vật hoang dã. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã của Việt Nam. Nội dung văn bản thể hiện quan điểm khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gai đình, cá nhân đầu tƣ quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ngoài ra, Công ƣớc CITES có mục tiêu kiểm soát những hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã nguy cấp, đồng thời ủng hộ các hoạt động gây nuôi hợp pháp. Thực tế, việc gây nuôi rắn hổ mang chúa đã đƣợc tiến hành khá phổ biến ở nhiều nơi. Do là loài có mức độ ƣu tiên bảo tồn cao nhất nên các quy định gây nuôi sinh sản rắn Hổ mang chúa rất chặt chẽ, đặc biệt là việc chứng minh quy trình nuôi sinh sản thành công cũng nhƣ nguồn con giống hợp pháp ban đầu. Do đó, các cơ sở gây nuôi đã chấp nhận việc nuôi chúng một cách bất hợp pháp. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về khả năng nuôi sinh sản rắn hổ mang chúa, nên cũng chƣa có cơ sở khoa học để khẳng định về việc nuôi sinh sản, cũng nhƣ đề xuất các biện pháp quản lý loài này trong điều kiện nuôi nhốt. Trung tâm cứu hộ động vật hoàng dã Sóc Sơn thành lập ngày 13 tháng 6 năm 1996 với chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ thăm quan, học tập, quan hệ trong nƣớc và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau. Trung tâm đang nhân nuôi cứu hộ rất nhiều động vật quý hiếm trong đó có rắn hổ mang chúa. Hiện tại, chƣa có công trình nào nghiên cứu về rắn hổ mang chúa tại trung tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn “ . 2
- Chƣơng1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm chung của lớp bò sát Theo Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998) bò sát (Reptilia) là những động vật có xƣơng sống, có thân nhiệt không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào môi trƣờng. Bò sát có vách ngăn tâm thất chƣa hoàn chỉnh nên máu tĩnh mạch và động mạch bị pha trộn, cƣờng độ trao đổi chất thấp. Lớp bò sát thụ tinh trong, đẻ trứng, trứng có vỏ cứng, màng dai, nhiều noãn hoàng. Về cấu tạo da bò sát khô, có nhiều vẩy sừng giúp bảo vệ cơ thể chống thoát hơi nƣớc. Trên da có nhiều sắc tố làm cho da thay đổi màu sắc để tránh kẻ thù. Bò sát hầu hết ăn động vật, một vài loài rùa ăn thực vật. Thức ăn của chúng phụ thuộc vào môi trƣờng sống. 1.2. Thành phần, phân loại bò sát ở Việt Nam Nghiên cứu khu hệ bò sát ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ cuối thế kỷ XIX ở nhiều khu vực trên toàn lãnh thổ. Về quan điểm phân loại bò sát thì cho đến nay chúng ta có nhiều quan điểm phân loại khác nhau nhƣ quan điểm phân loại của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981, 1982) hay quan điểm phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (1996, 2005, 2009). Khóa định loại về Thằn lằn Việt Nam của Đào Văn Tiến (1979) cũng sử dụng các đặc điểm về hình dạng bên ngoài để phân loại chúng. Trong đó các đặc điểm đƣợc chú ý phân loại nhƣ hình dạng và kích thƣớc của đầu, các nốt sần, vẩy. Hình dạng của thân, lƣng và bụng phủ vẩy, nốt sần hoặc gai, số hàng vẩy trên lƣng. Đối với các chi thì có các chỉ tiêu nhƣ chiều dài chi, số ngón. Có màng bơi hay không, các ngón có giác bám hay không… theo đó tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 77 loài thằn lằn. Trong khóa định loại Rắn Việt Nam tập 1 của tác giả Đào Văn Tiến (1981) các chỉ tiêu đƣợc dùng để định loại là hình thái và kích thƣớc thân, hình dạng của đầu, số lƣợng hàng vẩy thân và vẩy lƣng… trong khóa định loại này, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 47 loài. Khóa định loại Rắn Việt Nam tập 2 của 3
- Đào Văn Tiến (1982), với những tiêu chí giống nhƣ khóa định loại tập 1, tác giả đã định loại cho 112 loài thuộc họ rắn nƣớc. Trong các tài liệu phân loại thì Khóa định loại bò sát của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981, 1982) là tài liệu đƣợc nghiên cứu đầy đủ và chính xác nhất, nên tài liệu này đang đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc định loại và tra cứu các loài bò sát, ếch nhái hiện nay. Bảng 1.1: Phân loại học bò sát ở Việt Nam theo thời gian Năm Bò sát Nguồn thông tin Bộ Họ Loài Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu 1996 3 23 258 Cúc (1996) Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu 2005 3 23 296 Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2005) Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu 2009 3 24 396 Cúc Và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) 1.3. Vị trí phân loại và phân bố loài rắn hổ mang chúa Tên Việt Nam : Rắn hổ mang chúa, Hổ mang đen, Hổ mang chì, Hổ đƣớc. Tên Khoa học : Ophiophagus Hannah ( Cantor, 1836 ) Tên đồng nghĩa : Hamadryas Hannah T. Cantor, 1936; Naja Hannah Bourret, 1927; Naia Hannah Bourret, 1935; Ophiophagus Hannah, C.M.Bogert, 1945 Họ phụ Rắn cạp nong Bungarinae Họ rắn hổ Elapidae Bộ phụ Rắn Serpentes Bộ Có vảy Squamata Lớp Bò sát Reptilia 4
- Trên thế giới hổ mang chúa phân bố khắp các vùng thuộc Nam và Đông Nam Á ( Băng la det, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Indonexia, Philippin), nhƣng không phổ biến, sống tập trung nhiều tại các khu rừng thuộc vùng núi cao, đặc biệt gần các sông, suối, ao, hồ. Tại Việt Nam rắn hổ mang chúa phân bố rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Komtum, Tây Ninh, Đồng Nai. Bà Rịa- Vũng Tàu. 1.4. Đặc điểm hình thái rắn Hổ mang chúa Họ Rắn hổ gồm các loài rắn độc, có đầu hình bầu dục, không phân biệt rõ với cổ, trên đầu có phủ vảy hình tấm ghép sát vào nhau. Thiếu tấm má, tấm gian đỉnh và hố má. Trong bộ răng có hai móc độc ở hai phía hàm trên, móc độc thƣờng lớn hơn hẳn các răng khác và có rãnh hoặc ống dẫn nọc độc. Mí mắt dính liền và trong suốt. Khoang miệng điển hình của các loài rắn hổ gồm : răng độc, lỗ phóng chất độc, lỗ mũi, hổ má thiếu, Ống dẫn chất độc, tuyến độc, khe họng. Trong họ rắn hổ, loài hổ mang chúa là loài rắn có nọc độc lớn nhất thế giới, với chiều dài thân có thể đạt 5.6m ( 18.5 feet). Con đực có kích thƣớc lớn hơn, dày mình hơn con cái. Con trƣởng thành màu sắc thay đổi; vàng ánh xanh, nâu xám, hoặc đen và có vệt màu vàng nhạt, nhỏ hẹp ngang trên suốt chiều dài thân; phần bụng có màu kem bẩn hoặc vàng nhạt, với các vảy trơn mềm. Con non có màu đen bong với các khoang vàng hẹp ( phần thân rất dễ nhầm với loài rắn cạp nong ). Giống nhƣ nhiều loài rắn khác, rắn hổ mang chúa có thế điều chỉnh mở rộng xƣơng vuông để nuốt những con mồi lớn. Hổ mang chúa có 2 móc độc phía trƣớc miệng đó là ống dẫn dịch độc vào trong con mồi giống nhƣ mũi kim tiêm. Hổ mang chúa là loài duy nhất thuộc giống Ophiophagus, trong khi hầu hết các loài khác của họ phụ Rắn cạp nong ( Bungarinae ) thuộc giống Naja. Chúng có thể đƣợc phân biệt với các loài khác bởi kích thƣớc và hình dạng phần đầu. Hổ mang chúa là loài có kích thƣớc lớn hơn các loài khác trong họ 5
- Rắn hổ, sau phần đầu, phía trên có các băng màu trắng có hình giống chữ V ngƣợc, trong khi hầu hết các loài thuộc giống Naja có các băng hình “ mắt kính “ (cặp hoặc đơn lẻ ) 1.5. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn hổ mang chúa 1.5.1 Nghiêncứu chung trên thế giới Trên thế giới, nghiên cứu về Bò sát nói chung trong đó có loài hổ mang chúa đã đƣợc quan tâm từ lâu, song chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ phân loại. Năm 1785, Laurenti có công trình nghiên cứu đầu tiên về mô tả và phân bố các loài thuộc giống Rắn hổ mang ( Naja), Daudin (1803) công bố kết quả khảo sát về các loài rắn thuộc giống Cạp nong (Bungarus). Năm 1846, Gunther đã báo cáo kết quả điều tra riếng đối với các loài thuộc giống hổ chúa ( Ophiophagus). Từ năm 1924- 2944, Bourret và cộng sự tiến hành điều tra khu hệ động vật trên toàn Đông Dƣơng, trong đó có nghiên cứu Bò sát và đặt tên loài Hổ mang chúa là Naja Hannah Bourret, đây là công trình mang tính hệ thống đầu tiên về phân loại học động vật hoang dã tại Đông Dƣơng và nhiều vùng của Việt Nam. Ông đã thống kê, mô tả 177 loài thằn lằn , 245 loài rắn và 171 loài ếch nhái. Giai đoạn trƣớc 1944, nhìn chung các nghiên cứu về Bò sát mới dừng lại ở phân loại và điều tra phân bố, việc đánh giá và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài còn ít đƣợc quan tâm. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái bò sát trong điều kiện tự nhiên đã đƣợc quan tâm trong những năm gân đây, tuy nhiên nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái loài rắn hổ mang chúa rất hạn chế. Peter et al (1998) công bố kết quả nghiên cứu về các loại rắn, thằn lằn của Thái Lan và Đông Nam Á, có nêu sơ bộ đặc điểm sinh học, sinh thái, sinh sản và phân bố của các loài rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu trong khu vực, trong đó có loài rắn hổ mang chúa và một số loài rắn độc khác. Theo tác giả, hổ mang chúa là loài rắn lớn và độc nhất trên thế giới, tập tính hung dữ, thƣờng sống trong sinh cảnh rừng thƣa, đôi khi bắt gặp tại các khu vực gần các khu dân cƣ. Hổ mang chúa sống trong hang của các loài động vật khác đã bỏ đi, dƣới gốc các cây gỗ mục, ven sông suối, độ cao phân bố tới 2.135m. Thức ăn chủ yếu là các loài rắn khác, đôi khi 6
- ăn các loài thằn lằn, chuột, cóc,… Đẻ mỗi lứa 20-51 trứng, có tập tính chuẩn bị ổ đẻ và canh trứng. Nghiên cứu về chăn nuôi rắn và rắn hổ mang chúa nói riêng mới đƣợc quan tâm gần đây tại một số quốc gia nhƣ : Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Từ Phổ Hữu (2001) đã trình bày đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi cho 10 loài rắn độc, trong đó có rắn hổ mang chúa và loài rắn hổ mang Trung Quốc, tác giả đánh giá việc nuôi rắn hổ mang chúa tại Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu không phù hợp. Vƣơng Kiếm Bình (2002 ) có đề cập kinh nghiệm về kỹ thuật xây chuồng trại, thức ăn để chăn nuôi rắn có hiệu quả kinh tế cao của một số vùng nuôi rắn tại Trung Quốc, tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu kỹ thuật nuôi loài hổ mang Trung Quôc. Sierra (2003) trong báo nhan đề “ Ophiophagus Hannah : Captive care notes “ đã mô tả sơ bộ kỹ thuật nuôi rắn hổ mang chúa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tác giả đã đƣa ra một số ghi nhận khi nuôi rắn Hổ mang chúa : (1) Ngƣời nuôi phải có kinh nghiệm; (2) Không gian đủ rộng và điều kiện chăm sóc. Rắn Hổ mang chúa đƣợc nuôi trong chuồng gỗ có mặt kính để quan sát rắn đƣợc cho ăn chuột. Mùa sinh sản Hổ chúa có tập tính giao hoan, thời gian giao phối khoảng 1 giờ, giao phối 2-3 lần trong mùa sinh sản. Con cái đẻ 23 trứng ( trong đó có 19 trứng có phôi), trứng rắn hổ mang chúa đƣợc ấp ở nhiệt độ từ 80-84°F (27-29°C) , độ ẩm xấp xỉ 100%, trứng nở sau 69 ngày ấp, tỷ lệ nở đạt 82,61% (19 con non gồm : 9 con cái và 10 con đực). Con non có chiều dài trung bình 18 inchs (45,72 cm). Các con non sinh ra cũng ăn chuột nhƣ bố mẹ chúng. Theo ghi nhận tại Vƣờn thú Philadelphia zoo, hổ mang chúa có thể ăn 12 con chuột hoặc rắn nhỏ mỗi tuần, trong điều kiện vƣờn thú có thể sống đến 26 năm, con cái đẻ 20-50 trứng, ấp trong vòng 65-80 ngày, con non mới nở dài 18- 20 inchs (45,7-50,8cm) và là loài rắn thong minh nhất trong số các loài rắn nuôi tại vƣờn thú. Ngoài ra, theo nghiên cứu khác của Sean (2002) hổ mang chúa đẻ từ 18-50 trứng/ lứa, ấp từ 70-77 ngày, con non dài từ 12-20 inchs ( 30,4- 50,8cm), tuổi thọ khoảng 20 năm. 7
- 1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu khu hệ bò sát ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ nghiên cứu về rắn hổ mang chúa nói riêng đã đƣợc tiến hành từ cuối thế kỷ XIX ở nhiều khu vực trên toàn lãnh thổ. Các quan điểm phân loại dựa trên các đặc điểm hình thái bên ngoài, về đầu, mõm, chân, da, đuôi, màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm, môi trƣờng sống… nhƣ sống ở dƣới nƣớc thƣờng có đuôi hoặc chân có màng bơi (họ nhà Cóc), những loài sống chui luồn thƣờng không có chân (họ Ếch Giun), một số loài sống ở đất nhƣng không chui luồn thƣờng chân dài (họ Ếch nhái, họ Cóc), các loài sống ở cây thƣờng có ngón chân rộng thành đĩa bám (họ Ếch Cây)… Theo các quan điểm này, bò sát đƣợc chia thành 3 dạng dạng Thằn lằn và Cá sấu, dạng Rắn, dạng Rùa; ếch nhái đƣợc chia thành 3 dạng chính:ếch nhái có đuôi, ếch nhái không đuôi, ếch nhái không chân (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998). Bảng 1.2. Tình trạng bảo tồn một số loài rắn trong họ rắn hổ Stt Tên loài Nghị CITES Sách Thông thƣờng Khoa học định đỏ VN 32 1 Hổ mang chúa Ophiophagus IB Phụ lục II CR hannah 2 Hổ mang Trung Naja atra 2B Phụ lục II EN Quốc 3 Hổ mang mắt một Naja kaouthia 2B Phụ lục II EN kính 4 Hổ mang xiêm Naja siamensis 2B Phụ lục II EN 5 Cạp nia nám Bungarus candidus 2B 6 Cạp nia đầu vàng Bungarus flaviceps 2B 7 Cạp nia Bắc Bungarus 2B multicinctus 8 Cạp nong Bungarus fasciatus 2B EN Ghi chú : CR : Cực kỳ nguy cấp; EN : nguy cấp 8
- Sinh học sinh thái và nhân nuôi các loài rắn đƣợc nghiên cứu từ năm 1990 trở lại đây, tuy nhiên các công trình nghiên cứu khoa học về loài rắn Hổ mang chúa khá ít. Trần Kiên và Lê Nguyên Ngật (1991) tiến hành nghiên cứu nhu cầu về lƣợng thức ăn và thức ăn ƣa thích của Rắn hổ mang non nuôi trong lồng. Ở mức độ chuyên sâu, Ngô Thị Kim – Viện công nghệ sinh học ( 1986,1993,1997) đã tiến hành nghiên cứu sinh về nọc độc của Rắn hổ mang ( Naja naja).Năm 1993 tác giả Trần Kiên và Đinh Phƣơng Anh công bố đề tài nghiên cứu dinh dƣỡng và sự tăng trƣởng của rắn ráo ( Ptyas korros) trƣởng thành nuôi tại Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1995 Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng tiến hành nghiên cứu “ Các loài rắn độc ở Việt Nam”.Năm 2010 tác giả Chu Ngoc Quân công bố đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) trong điều kiện nuôi nhốt tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc”. Các tác giả đã khái quát về phân loại, đặc điểm nhận dạng, sinh học, sinh thái, phân bố tự nhiên và tình trạng của 18 loài rắn độc sống ở cạn và 13 loài rắn độc sống ở biển của Việt Nam. Năm 2009, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Hợp tác xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Sơn tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Viện công nghệ sinh học, Viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam ( Ngô Thị Kim chủ trì ) tiến hành nghiên cứu đề tài về ấp trứng rắn loài Hổ mang chúa. Năm 2009 HTX Vĩnh Thịnh có báo cáo : “Nhân rộng mô hình khoa học và công nghệ nuôi rắn Hổ mang chúa sinh sản”. Theo đó, báo cáo đƣa ra một số kết quả ban đầu nhƣ : Nhiệt độ nuôi thích hợp từ 28-30°C, Độ ẩm : 75-80%; Rắn bố mẹ ăn 4 ngày/lần, lƣợng thức ăn bằng 10-15% khối lƣợng rắn;thời gian ấp nở từ 60-70 ngày. 1.6. Nghiên cứu rắn Hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu Tại trung tâm cứu hộ Sóc Sơn hiện tại chƣa có các công trình nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn Hổ mang chúa. Do vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn Hổ mang chúa tại trung tâm là cần thiết phục vụ cho công tác quản lí cũng nhƣ chăm sóc nhân nuôi cứu hộ loài. 9
- Chƣơng2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung - Góp phần bổ sung dữ liệu khoa học về sinh học, sinh thái học loài rắn hổ mang chúa trong điều kiện nuôi nhốt. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Cung cấp một số dẫn liệu sinh học, sinh thái của loài rắn hổ mang chúa phục vụ cho công tác bảo tồn loài. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát riển loài rắn hổ mang chúa trong môi trƣờng nuôi nhốt có hiệu quả tại Trung tâm cứu hộ đông vật hoang dã Sóc Sơn. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu Quần thể rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loàirắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh tháithức ăn loài rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 2.3.3 Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài rắn hổ mang chúa nói chung và tai Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nói riêng. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Nhằm thu thập những thông tin về thực trạng rắn hổ mang chúa, đặc điểm sinh học, sinh thái, đặc điểm thức ăn của rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn. - Đối tƣợng: Cán bộ trung tâm cứu hộ và ngƣời dân địa phƣơng. - Cách thức tiến hành:Đề tài tiến hành phỏng vấn10 cán bộ trung tâm cứu hộ để tìm hiểu thông tin về tình trạng rắn hổ mang, đặc điểm sinh sản, đặc điểm thức ăn của rắn Hổ mang chúa. Bảng câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế chi tiết tại Phụ lục 01.Các thông tin về rắn Hổ mang chúa đƣợc ghi tại bảng 2.1 10
- Bảng 2.1 Thông tin chung về rắn hổ mang tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn Tên ngƣời phỏng vấn:………………………………………………………. Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:………………………………………………... Chức vụ:……………………………………………………………………. Địa điểm :………………………………………………………………….. Thời gian phỏng vấn:………………………………………………………. Số lƣợng rắn tại trung tâm Nguồn gốc rắn Số năm nuôi Số cá thể đực Số cá thể cái sinh sản Nuôi nhốt có sinh sản đƣợc không? Có Không Số cá thể cái Tuổi sinh sản Thời gian sinh sản( tháng mấy) Một lần đẻ bao nhiêu trứng? Phƣơng pháp ấp Loại thức ăn rắn ăn Loại thức ăn ƣa thích Với thức ăn cung cấp có ăn hết không Có Không 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn 2.4.2.1. Hình thái rắn Hổ mang chúa - Đề tài tiến hành sử dụng phƣơng phápquan sát trực tiếp, ghi chép và mô tả các đặc điểm hình dạng (thân, đầu, vẩy, má, đuôi, …), màu sắc rắn hổ mang chúa. Kết quả đƣợc ghi tại Bảng 2.2 11
- Bảng 2.2. Mô tả đặc điểm hình dạng rắn hổ mang chúa Ngƣời điều tra :…………………………………………………………………. Thời gian : .............................................. Địa điểm :…………………………… Các bộ phận Đặc điểm Thân Đầu Vẩy Má Đuôi 2.4.2.2. Xác định trọng lượng - Để xác định trọng lƣợng rắn hổ mang chúa đề tài tiến hành cân, đo kích thƣớc khối lƣợng cơ thể ( các số đo kích thƣớc : chiều dài thân, chiều rộng thân, trọng lƣợng cơ thể) - Cách thức tiến hành: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thí nghiệm trên 10 cá thể rắn hổ mang trƣởng thành (rắn hổ mang trƣởng thành là những cá thể có độ tuổi ≥ 2 tuổi ) và 10 cá thể rắn hổ mang non ( rắn hổ mang non là những cá thể có độ tuổi < 2 tuổi ). Sử dụng cân điện tử để xác định trọng lƣợng rắn hổ mang chúa, dùng thƣớc kẹp ( thƣớc dây ) để đo chiều dài, chiều rộng các bộ phận cơ thể . Kết quả thu đƣợc ghi tại Bảng2.3 và 2.4 Bảng2.3. Kích thƣớc rắn hổ mangchúa trƣởng thành Ngƣời điều tra : ...................................... Thời tiết :……………………………. Thời gian : .............................................. Địa điểm :…………………………… STT Kết quả đo rắn hổ mang chúa trƣởng thành Ghi chú Chiều dài Chiều rộng Trọng lƣợng (cm) (cm) (kg) Tổng Bình quân 12
- Bảng2.4. Kích thƣớc rắn hổ mang chúa non Ngƣời điều tra: ....................................... Thời tiết:……………………………. Thời gian: ............................................... Địa điểm:…………………………… STT Kết quả đo rắn hổ mang non Ghi chú Chiều dài Chiều rộng Trọng lƣợng (cm) (cm) (kg) Tổng Bình quân 2.4.2.3. Tập tính hoạt động Đề tài sử dụng phƣơng pháp trọng tâm để thu thập các thông tin về tập tính của rắn hổ mang chúa. Các dụng cụ sử dụng: Đồng hồ bấm giờ, bút, biểu ghi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc . Nguyên tắc: Lựa chọn một cá thể quan sát và ghi chép liên tục các tập tính xuất hiện của cá thể đó trong thời gian 6 ngày. Khoảng thời gian lấy mẫu là 10 phút một lần. Trình tự: Lấy mẫu theo phƣơng pháp trọng tâm đƣợc tiến hành trong suốt thời gian quan sát, đƣợc tổng hợp hàng ngày và cân đối tổng thời gian quan sát giữa các cá thể đƣợc lựa chọn. Dữ liệu thu thập đƣợc ghi vào biểu thu mẫu tập tính theo phƣơng pháp lấy mẫu trọng tâm (bảng 2.6) Các tập tính của rùa đƣợc phân loại nhƣ sau:(Bảng 2.5) 13
- Bảng2.5Mô tả các tập tính của rắn hổ mang chúa Hoạt động Mô tả Vận động Khi con vật di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác. Ăn uống Khi con vật đƣa thức ăn vào mồm, nhai, nuốt thức ăn. Nghỉ ngơi Con vật nằm im một chỗ không di chuyển Sƣởi nắng Con vật di chuyển đến nơi có ánh nắng và nằm sƣởi nắng trong khoảng thời gian trên 5 phút. Ẩn nấp Con vật dấu mình nằm im dƣới lá, hang ổ Giao tiếp Con vật trao đổi thông tin qua tiếng kêu Trong quá trình quan sát trực tiếp,theo dõi mọi tƣ thế, cử chỉ, biểu hiện của từng cá thể trong ngày. Tiến hành theo dõi 2 đối tƣợng là rắn con và rắn trƣởng thành xen kẽ nhau. Qua đó mô tả các tập tính của rắn Hổ mang chúa. Bảng 2.6: Biểu theo dõi tập tính rắn hổ mang chúa Ngƣời quan sát : ..................................... Đối tƣợng:…………………………… Ngày : ..................................................... Địa điểm :…………………………… Thời tiết:……………………………………………………………………….. Thời Ăn uống Vận động Nghỉ Ẩn Sƣởi Giao gian ngơi nấp nắng tiếp 6.00 6.10 6.20 … 2.4.2.4. Sinh sản Nghiên cứu về sinh sản cần thời gian dài trong nhiều năm, nhƣng thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên đề tài tiến hành sử dụng 2 phƣơng pháp chính để thu thập số liệu về rắn hổ mang chúa: Phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp và quan sát trực tiếp các biểu hiện của rắn hổ mang chúa. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Quản lý môi trưởng & Du lịch sinh thái: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
106 p | 896 | 274
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
103 p | 837 | 190
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
103 p | 445 | 118
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
90 p | 364 | 57
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền-chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
9 p | 334 | 49
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý các dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Cửa Lò- Nghệ An
10 p | 197 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ
117 p | 193 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
98 p | 162 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
81 p | 143 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai
21 p | 300 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới tác động của dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
60 p | 63 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
9 p | 186 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam
105 p | 130 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực văn hóa tại đảo Cát Bà
8 p | 131 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam trên thị trường nội địa
60 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý du lịch làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 132 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích đình Lục Nà xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
14 p | 108 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
93 p | 85 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn