intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương" nhằm nhận thức đúng vị trí, vai trò, giá trị và làm rõ thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống Côn Sơn Kiếp Bạc tác giả khóa luận đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

  1. BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC TẠI THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn : TS. TRẦN THỊ DIỆU THÚY Sinh viên thực hiện : TRẦN HOÀNG VY Mã số sinh viên : 1805QLVB059 Khóa : 2018-2022 Lớp : 1805QLVB HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Diệu Thúy. Các nội dung nghiên cứu trong khóa luận với đề tài “Quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương” của tôi là do tôi tự tìm hiểu và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những vấn đề tôi tìm hiểu được là sự tìm hiểu một cách khách quan, được nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Nếu nhà trường và khoa có phát hiện ra bất kỳ sự gian lận nào, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung có trong khóa luận của mình. Sinh viên thực hiện Trần Hoàng Vy
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Giảng viên – TS. Trần Thị Diệu Thúy, Ban quản lý khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành ý tưởng, đến xây dựng đề cương, đi điền dã để khai thác và tìm được những tư liệu quý báu phục vụ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, đi vào thực tế để nghiên cứu chuyên sâu vẫn còn những bỡ ngỡ. Do vậy, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các giảng viên, các bạn đọc để khóa luận tốt nghiệp của tôi được trở nên hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực hiện Trần Hoàng Vy
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 BQL Ban quản lý 2 BQLDT Ban quản lý di tích 3 BTC Ban tổ chức 4 DSVH Di sản văn hóa 5 DSVHPVT Di sản văn hóa phi vật thể 6 DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 Nxb Nhà xuất bản 9 PGS.TS Phó Giáo sư – Tiến sĩ 10 PCCC Phòng cháy, chữa cháy 11 TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 12 THCS Trung học cơ sở 13 THPT Trung học phổ thông 14 Tr Trang 15 TS Tiến sĩ 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 VH - TT Văn hóa – Thông tin 18 VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 5 6. Đóng góp mới của đề tài khóa luận ..................................................... 6 7. Bố cục đề tài........................................................................................... 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG ............................. 7 1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 7 1.1.1 Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 7 1.1.2 Vai trò của lễ hội ............................................................................. 11 1.1.3 Đặc trưng của lễ hội ....................................................................... 14 1.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý lễ hội .................................................. 15 1.2.1 Những văn bản quản lý lễ hội của Trung ương ........................... 15 1.2.2 Những văn bản quản lý lễ hội của địa phương............................. 16 1.2.3 Nội dung quản lý di sản văn hóa ................................................... 16 1.3 Tổng quan về thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng ..................... 17 1.3.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 17 1.3.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................... 18 1.3.3 Đặc điểm về văn hóa xã hội............................................................ 20 1.3.4 Khái quát lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc ............................................... 21 Tiểu kết .................................................................................................... 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC 28 2.1 Các giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc......................................... 28 2.1.1 Giá trị lịch sử cửa lễ hội ................................................................. 28
  6. 2.1.2 Giá trị văn hóa của lễ hội ............................................................... 29 2.1.3 Giá trị kinh tế của lễ hội ................................................................. 30 2.2 Công tác quản lý lễ hội ..................................................................... 32 2.2.1 Các chủ thể tham gia quản lý lễ hội .............................................. 32 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội ............................................... 34 2.3. Đánh giá công tác quản lý lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc ................... 44 2.3.1. Những điểm mạnh tích cực ........................................................... 44 2.3.2. Những điểm hạn chế ..................................................................... 46 TIỂU KẾT ............................................................................................... 49 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI ........................................................................................................... 50 3.1. Giải pháp về nhân lực trong công tác quản lý lễ hội .................... 50 3.1.1. Đào tạo, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý ..... 50 3.1.2 Nâng cao ý thức và tinh thần tự giác, tự quản của người dân .... 50 3.2. Giải pháp về công tác tổ chức lễ hội............................................... 52 3.2.1 . Tăng cường công tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội .............. 52 3.2.2 Tuyên truyền về nội dung, giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc .. 54 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật trong lễ hội 56 3.2.4 Tăng cường quảng bá hình ảnh lễ hội bằng nhiều hình thức, đa dạng về nội dung ...................................................................................... 58 3.2.5 Tăng cường thực hiện công tác vệ sinh môi trường ..................... 59 3.3. Giải pháp về công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội.............. 60 3.3.1. Công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn phát huy giá trị di tích và lễ hội ......................................................................................................... 60 3.3.2 Phục dựng nâng cấp lễ hội............................................................. 61 Tiểu Kết.................................................................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 67
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần do nhân dân lao động nước ta sáng tạo ra. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, lễ hội không chỉ gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mà còn phản ánh khá trung thực các sự kiện văn hóa và lịch sử tiêu biểu đã diễn ra trong suốt tiến trình lịch sử ấy theo một phong cách đặc sắc và độc đáo. Từ khi hình thành xã hội thì lễ hội là món ăn tinh thần, là “cuộc sống thứ hai” của con người. Đó là hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng rất cao. Ở nước ta, hình ảnh lễ hội xuất hiện trên các trống đồng có niên đại hai nghìn năm trước Công nguyên với những người nhảy múa, đánh trống, thổi khèn, giã gạo, nhảy múa, vui chơi ca hát... Hành động trong lễ hội không đơn giản chỉ là tái hiện những mô thức văn hóa cổ xưa mà qua đó, thể hiện một khát khao của con người hiện tại được tiếp nối và phát huy sức mạnh, sự toàn năng của thiên nhiên hay thần linh, hay tái hiện lại sự kiện chống giặc ngoại xâm oanh liệt của các vị anh hùng trong lịch sử. Những hành vi ấy dần biến thành nghi thức ngày một trang nghiêm, thành kính. Vì là sinh hoạt tập thể đem lại sự hứng khởi cho mọi người nên những nghi thức ấy cũng dần đi vào tâm thức tạo thành niềm cộng cảm thiêng liêng. Cùng tham dự một lễ hội, người ta cảm thấy như muốn gắn kết với nhau hơn, như muốn được chia sẻ hơn, như được tiếp thêm sức sống. Vì thế mà thời điểm lễ hội được coi là “thời điểm mạnh” trong đời sống, hội tụ những nét tích cực nhất của một trình độ tổ chức; hội tụ những trạng thái tình cảm thăng hoa, vui vẻ và cũng là thời điểm hội tụ những hình thức lễ nghi và những trò diễn dân gian đặc sắc nhất. Trong những năm gần đây, lễ hội trở thành một hoạt động cuốn hút sự quan tâm của hầu hết các tầng lớp nhân dân, địa phương, các tổ chức và tôn 1
  8. giáo. Có thể khẳng định, sức cuốn hút của lễ hội thể hiện ở chỗ đáp ứng được nhu cầu về đời sống văn hóa, đời sống tâm linh của cộng đồng. Lễ hội đóng một vai trò cốt yếu rất quan trọng trong đời sống con người Việt Nam, sau những ngày dài làm việc đầy dẫy những căng thẳng áp lực của công việc, con người sẽ tìm về cội nguồn cùng nhau sum vầy tụ hội, Lễ hội không chỉ là nơi cố kết cộng đồng mà lễ hội còn là nơi trao đổi, phổ cập và tuyên truyền cho những thế hệ trẻ sau này nắm được về những lễ hội truyền thống của đất nước Với truyền thống văn hóa “ Uống nước, nhớ nguồn” của con người Việt Nam, hàng năm từ ngày 10/8 âm lịch cho đến 20/8 âm lịch những người con dân và phật tử từ mọi miền tổ quốc trở về trẩy hội Côn Sơn Kiếp Bạc, tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương để tưởng niệm các bậc vĩ nhân của đất nước. Theo truyền thống hằng năm, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc có hai kỳ lễ hội là lễ hội mùa Xuân diễn ra từ ngày 16-23 tháng Giêng Âm lịch, kỷ niệm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Huyền Quang tôn giả; Lễ hội mùa Thu từ ngày 16-20/8 Âm lịch, kỷ niệm ngày mất của hai vị anh hùng dân tộc là Trần Hưng Đạo (ngày 20/8 Âm lịch) và danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (ngày 16/8 Âm lịch). Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát triển lễ hội ngày một được nâng cao và ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các lễ hội đã dần đi vào chuẩn mực, có sự thay đổi cải thiện hơn rất nhiều trong quy trình quản lý, tuy nhiên vẫn còn cơ số bất cập chưa thể thay đổi trong ngày một ngày ngày hai. Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp để lễ hội phát triển một cách toàn diện nhất nhưng vẫn giữ lại những giá trị truyền thống quý báu và vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa chính đáng của người dân về tín ngưỡng. Chính vì những vấn đề nêu trên và thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá hoạt động quản lý lễ hội, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý lễ hội 2
  9. Côn Sơn Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc là một lễ hội lớn của miền Bắc và cũng là một lễ hội lớn của đất nước ta, lễ hội không chỉ là nơi những con dân phật tử đến để cầu khấn mà lễ hội còn chính là nơi gắn kết cộng đồng, nơi mà để con người chúng ta nhớ lại về cội nguồn những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc. Vậy nên công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc được nhắc đến không chỉ trong sử sách mà đến nay vẫn được các thế hệ trẻ nghiên cứu và nhắc tới ở thời điểm hiện đại. Nhóm công trình nghiên cứu về khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc: Hải Dương di tích và danh thắng (1999) do Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương xuất bản Côn Sơn - Kiếp Bạc quá trình hình thành và phát triển (2006) in trên Tạp chí Di sản Văn hóa đã nghiên cứu, giới thiệu lịch sử hình thành, địa văn hóa, qusự khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn (2006) của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản, Hội thảo Chí Linh bát cổ được tổ chức vào năm 2008 do Ủy Ban Nhân Dân thị xã Chí Linh và Liên hiệp các Hội khoa học kĩ thuật Hải Dương tổ chức, hội thảo đã nhận được các tham luận nghiên cứu về các di tích "Huyền Thiên cổ tự", "Tiền ẩn cổ bích". Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản Đệ tam tổ thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang và lễ hội chùa Côn Sơn (2009) do Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương tổ chức 3
  10. Hồ sơ khoa học Lễ hội chùa Côn Sơn (2012) do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương lập và đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2012 khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được Thủ tướng Chính Phủ quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Văn bản số 2093/BXD – KTQH được Bộ Xây dựng ban hành, gửi Văn phòng Chính phủ, có nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát triển giá trị khu di tích lịch sử, danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc. Ngoài ra trên một số website cũng có các bài viết về lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc : Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc trên trang web consonkiepbac.org.vn..., Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc trên trang web consonkiepbac.org.vn. Tuy nhiên Những công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, công tác quản lý di tích hay giới thiệu về lễ hội ... nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứ công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trò, giá trị và làm rõ thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống Côn Sơn Kiếp Bạc tác giả khóa luận đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý lễ hội - Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc 4
  11. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về Công tác quản lý lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương Phạm vi thời gian: Lễ hội mùa Xuân 2019, 2020, 2021 và Lễ hội mùa Thu 2019, 2020, 2021 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình, trong quá trình thu thập thông tin, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát, mô tả: Thông qua điền dã tại quần thể khu di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc để thu thập tài liệu, tư liệu, phục vụ cho việc viết đề tài. - Phương pháp điền dã: Trên cơ sở khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức lễ hội và phòng công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, và Ban quản lý khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Qua đó đưa ra những cái nhìn chính xác hơn về công tác này; - Phương pháp điều tra xã hội học: Những dữ liệu công tác quản lý lễ hội mà tôi nghiên cứu, thu thập và điều tra tại quần thể khu di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương từ năm 2019 đến năm 2022 - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: nhằm tham khảo, kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước về lễ hội, quản lý lễ hội, các báo cáo khoa học về di tích, lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc 5
  12. 6. Đóng góp mới của đề tài khóa luận Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài là một nguồn tư liệu, dẫn chứng để công tác quản lý các lễ hội ngày càng đi vào khuôn khổ và chuẩn mực. Qua đó, làm phát triển một cách đa dạng hơn cho kho tàng tư liệu văn hóa dân tộc về các lễ hội. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: Các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý các lễ hội nói chung và công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc nói riêng 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý lễ hội và khái quát thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chương 2: Thực trạng quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6
  13. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Quản lý và quản lý văn hóa Trong đời sống xã hội hiện nay, xã hội bao gồm rất nhiều những phương diện nhỏ, trong đó xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng sẽ ngày càng đi lên và thay đổi, những lĩnh vực hoạt động của con người sẽ ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn và để đáp ứng được nhu cầu của con người trong các lĩnh vực của xã hội thì đều phải có một cơ chế “quản lý” rõ ràng. Cho đến thời điểm hiện nay khái niệm “quản lý” vẫn khá dễ nhầm lẫn với khái niệm “lãnh đạo” và ngoài ra khái niệm về quản lý cũng có tính đã nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau rất nhiều học giả trong nước và nước ngoài đã đưa ra những khái niệm không giống nhau về quản lý: Theo Fayol: “Quản lý” là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát ấy” Khác với quan điểm trên nhà nghiên cứu Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” Theo Perter F.Dalark cho rằng lấy quản lý là chức năng của doanh nghiệp, nếu không có quản lý thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển. Tóm lại quản lý là quan niệm không phỉ kỹ thuật, là một qua trình chứ không phải hoạt dộng, là tự do chứ không phải là bị khống chế và mọi hoạt động quản lý cần 5 yếu tố cơ bản: 7
  14. Chủ thế quản lý: Do ai quản lý ? Khách thể quản lý: Quản lý cái gì ? Mục đích quản lý: Quản lý vì cái gì ? Môi trường quản lý và điều kiện tổ chứ quản lý: Quản lý trong hoàn cảnh nào, những yếu tố cần và đủ để quản lý lễ hội là gì ? Biện pháp quản lý: Quản lý bằng cách nào ? Khái niệm quản lý là một lĩnh vực đặc thù của quản lý nói chung, ngoài ra còn được định nghĩa như một công việc nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí, các hoạt động tổ chức cụ thể Khái niệm quản lý văn hóa thường được nhìn nhận là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua ban hành, tổ chức, thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Quản lý văn hóa bao gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất chủ thể quản lý cần phải xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức...) trong đó là những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa là cơ sở của việc xác lập nội dung, và phương thức quản lý. Cùng với đó là hệ thống bộ máy tổ chức, cán bộ cần phải nắm được các chức năng của quản lí văn hóa và thực hiện chức năng quản lí văn hóa từ Trung ương đến địa phương theo các lĩnh vực Thứ hai chủ thể quản lý không chỉ sử dụng nội dung lĩnh vực, chức năng của ngành văn hóa nói chung hay ngành quản lý văn hóa nói riêng mà cần phải có cơ chế phối hợp liên ngành, một số ngành như ngành y tế, ngành giáo dục, ngành lao động .... Thứ ba công cụ quản lý bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, pháp lệnh, nghị đinh, thông tư, chỉ thị, quy chế và các hệ thống chính sách thuộc từng lĩnh vực như nếp sống, văn hóa nghệ thuật, di sản văn hóa, văn hóa dân tộc... 8
  15. Cuối cùng ngoài ra công tác quản lý văn hóa còn có các phòng ban, các cơ quan đơn vị thực hiện phụ trách các công tác giám sát, kiểm tra, khen thưởng hay xử lý vi phạm 1.1.1.2 Lễ hội và Quản lý lễ hội Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán mang bản sắc riêng của mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo... cho nền văn hóa dân tộc. Trong đó lễ hội là yếu tố quan trọng và vừa là đặc trưng cho mỗi dân tộc, làm cho văn hóa đất nước đặc sắc hơn. Hiện nay, tại Việt Nam khái niệm lễ hội vẫn còn được hiểu và được lý giải theo nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm khác nhau, khái niệm về lễ hội hoàn toàn có thể hiểu theo cách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hóa dân gian có lễ mà không có hội hoặc ngược lại. Cùng với sự đi lên phát triển của đất nước công cuộc đổi mới đã mang lại những thành tựu lớn đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không chỉ dưng lại ở mức chuẩn mực mà sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao. Từ đó, nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân ngày càng tăng; trong đó, lễ hội là một loại hình có sức hấp dẫn lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp và mang tính cộng đồng, hướng về nguồn cội, đáp ứng đời sống tâm linh, không ngừng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu cần thiết cực kì quan trọng tác động đến đời sống xã hội Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống đang có dấu hiệu dần phai nhạt, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đời sống kinh tế và đời sống văn hóa ,các cơ sở được nâng cấp, các lễ hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. 9
  16. Như vậy cấu trúc của lễ hội sẽ có hai phần: Phần Lễ và phần Hội “LỄ” là hệ thống các nghi thức diễn ra trong lễ hội nhằm thể hiện sự “ứng xử” đối với Thần linh, với các Nhân thần, Nhiên thần theo những quy trình, nội dung chặt chẽ, với các lễ vật (nông sản và các lễ vật khác liên quan), hình thức cúng bái kèm theo âm nhạc, vũ điệu, trang phục dân gian với những quan niệm triết lý sâu xa. Đó chính là những “luật tục” nghiêm túc được thực hiện qua các thế hệ trong đời sống cộng đồng để bày tỏ những ước muốn của “Con người” với “Thần linh” được gặp nhiều điều “thuận buồm xuôi gió”, “xuôi chèo mát mái” trong cấy trồng, mùa vụ, trong sức khỏe và đời sống bình dị của cư dân nông nghiệp. “HỘI” là sáng tạo văn hóa của cộng đồng, thường đi liền và tái hiện sau phần “LỄ” với mục đích vui chơi, thụ hưởng thông qua văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian, thi tài giữa các nhóm người trong cộng đồng (nam nữ: hát đối đáp, giao duyên; thanh niên: đấu vật, chơi bóng, pháo đất; giữa các làng: nấu cơm thi, gói bánh, đi cà kheo, đua thuyền, chọi trâu…). Quanh năm lam lũ làm ăn, đây là dịp để “dân làng”, “dân bản” “dân buôn”, “dân phum, sóc”…“xả xì - trét” phục hồi sức lao động để bước vào một năm mới, một chu kỳ làm ăn mới, một chu kỳ sức khỏe mới mọi sự “hanh thông” nhiều phúc, lộc, tài “bằng năm, bằng mười năm trước”. Lễ hội là sản phẩm của xã hội được đúc kết qua thời gian, những giá trị văn hóa lịch sử trong quá khứ, được gìn giữ và phát huy tới ngày nay và được người dân, cộng đồng tham gia trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Khái niệm quản lý lễ hội Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật truyền thống, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng thành viên, niềm hạnh phúc cho từng gia đình. Lễ hội ra đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của các dân tộc nói chung và làng xã, thôn bản của người Việt và các dân tộc thiểu số, nó phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của 10
  17. cộng đồng. Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội là giá trị văn hoá và liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng; là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử và văn hóa dân tộc cho đến hôm nay. Quản lý lễ hội là một trong những nội dung quản lý nhà nước về văn hóa có tính đặc thù riêng với nhóm lễ hội (Dân gian, Lịch sử, Tôn giáo hoặc Du nhập từ nước ngoài vào nước ta). Lễ hội trong đời sống tộc người, quốc gia thường luôn gắn với các di sản văn hóa và hiện tượng văn hóa tâm linh; gắn bó và phản ánh ước nguyện của con người, cộng đồng người quy mô khác nhau về một cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc; ước nguyện mọi điều tốt đẹp đến với con người... Trong lễ hội dù ở loại hình gì đi chăng nữa đều phản ánh những phương thức sinh hoạt với các phần cơ bản là phần Lễ và phần Hội với nhiều giá trị, sinh hoạt văn hóa vật thể và phi vật thể đan cài đậm cá tính tộc người, vùng miền, địa phương. Đó cũng là đối tượng quản lý của ngành văn hóa nhằm làm sao để các chủ thể văn hóa - người dân, được thụ hưởng và phát huy khả năng sáng tạo trong bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa tộc người và quốc gia. Như vậy ta có thể hiểu: Hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội là quá trình, tác động của bộ máy chức năng nhà nước đối với toàn bộ hoạt động lễ hội của tộc người, cộng đồng, địa phương và quốc gia bằng quyền lực thông qua Hiến pháp, pháp luật, bộ máy tổ chức và cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia thụ hưởng, sáng tạo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh và ước muốn về cuộc sống tốt đẹp. 1.1.2 Vai trò của lễ hội 1.1.2.1 Vai trò của lễ hội trong đời sống Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa tổng hợp của con người, phục vụ nhu cầu văn hóa chính đáng của một cộng đồng, đây là dịp để mọi người 11
  18. thăng hoa một cách bay bổng nhất những phẩm chất tài năng tốt đẹp của mình hòa nhập cái tôi cá nhân vào cái tả chung của cộng đồng để tạo thành niềm vui chung sức mạnh chung của cả cộng đồng. Từ đó tạo nên một nút thắt gắn chặt sự đoàn kết của mọi người. Bằng nội dung của mình,lễ hội bao giờ cũng chứa đựng trách nhiệm nhắc nhở cho mọi thành viên của cộng đồng những bài học truyền thống và cần thiết về lịch sử và đạo lý, về lao động sản xuất và lao động kỹ thuật, về tinh thần thượng võ và nếp sống tài hoa. Lễ hội mang sức sống, là tài sản văn hóa truyền thống của dân tộc, được trao truyền giữa các thế hệ, giữa các thời đại, trải qua nhiều thế kỷ; đồng thời cũng là đầu mối của công cuộc giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền các dân tộc các quốc gia trên thế giới 1.1.2.2 Vai trò của lễ hội trong văn hóa Vai trò của lễ hội trong văn hóa mang lại cho thế hệ trẻ những giá trị tốt đẹp được đúc kết từ đời này qua đời khác Giá trị hướng về cội nguồn: Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ, nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên,... Chính vì vậy, hướng về nguồn cội đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam: “ Uống nước nhớ nguồn‟‟, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Giá trị đời sống tâm linh: Trong cuộc sống của con người chúng ta, đợi sống vật vật chất và nhu cầu xã hội là những công viên hiện thực nhưng bên cạnh đó về nhu cầu về đời sống tâm linh cũng không thể thiếu. Lễ hội góp phần đáp ứng nhu cầu về tâm linh con người, làm thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đó là “ cuộc đời thứ hai”, là trạng thái „thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa: Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc để các thể hệ trẻ sau tiếp thu và nhìn nhận mà 12
  19. còn là môi trường bảo tồn những già trị văn hóa ấy và phát huy nền văn hóa dân tộc 1.1.2.3 Vai trò của lễ hội trong phát triển kinh tế và du lịch Các lễ hội nói chung của đất nước ta đang từng bước tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch và trong đó lễ hội văn hoá truyền thống là một dạng hoạt động văn hoá đặc thù, với những giá trị của nó, tự thân đã có sức thu hút du khách rất lớn. Bởi đó là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng cảm, tạo nên bản sắc văn hoá không trộn lẫn và là tiềm năng du lịch văn hoá. Khách du lịch họ sẽ lui tới những địa điểm vừa đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất và nhu cầu về tâm linh. Khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng lớn, thời gian lưu trú dài hơn Lễ hội góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch: Ngày nay, xu hướng du lịch tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, bản sắc văn hoá của từng địa phương, của cộng đồng dân cư đang ngày càng thu hút du khách. Cũng như các địa phương khác, các lễ hội đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của du lịch để du khách tìm hiểu khám phá và trải nghiệm. Bên cạnh đó lễ hội đóng vai trò tất yếu để các tỉnh hay các địa du lịch tâm linh phát triển mở rộng dịch vụ du lịch, tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Khi lễ hội diễn ra trong nhiều ngày đi cùng đó sẽ là những nhu cầu thiết yếu như đi lại, lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, mua sắm, giải trí…Vậy nên, đây là yếu tố quan trọng để phát triển các ngành dịch vụ: Các tour du lịch; các phương tiện di chuyển hay đặc sản ẩm thực mỗi vùng miền... Bên cạnh đó là sự phát triển của ngành dịch vụ lưu trú và các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của du khách. Các ngành dịch vụ du lịch đã mang lại nguồn thu đáng kể cho thành phố. tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần tăng thu nhập 13
  20. 1.1.3 Đặc trưng của lễ hội 1.1.3.1 Tính thiêng Muốn nhận thức một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính "thiêng" nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc hy sinh nằm xuống mảnh đất ấy, được lập mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng dân tộc hiển linh, bay về trời. Hay lễ hội là dịp kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của một vị anh hùng hay một người có công với làng, với nước, ở lĩnh vực văn hóa, hay lĩnh vực khác y thuật, giáo dục... Song, những cá nhân đó bao giờ cũng được "thiêng hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của người dân. Người dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong những việc họ làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc... mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống. Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến. 1.1.3.2 Tính cộng đồng Tính "cộng đồng": Từ chính nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng lễ hội được sinh ra, tồn tại và phát triển. Và có thể thấy rằng cộng đồng càng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội có quy mô nhỏ hay lại có những lễ hội quy mô rất lớn 1.1.3.3 Tính địa phương Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội được gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân ở vùng đó, thể hiện những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn mang đậm đà ở phong cách của lễ hội tại mỗi địa phương, mỗi vùng miền. Những yếu tố đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2