intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Quản lý lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

16
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc" nhằm nhận thức đúng vị trí, vai trò, giá trị và làm rõ thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống Tây Thiên tác giả khóa luận đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý lễ hội Tây Thiên từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Quản lý lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. - BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ LỄ HỘI TÂY THIÊN XÃ ĐẠI ĐÌNH, HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ VĂN HÓA Giảng viên hướng dẫn : TS. ĐẶNG THỊ HỒNG HẠNH Sinh viên : LƯU THỊ THẢO Mã sinh viên : 1805QLVA052 Lớp : 1805QLVA Khóa : 2018-2022 HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu trong bài khóa luận hoàn toàn đúng sự thật, trung thực thực hiện. Các kết quả và thông tin nghiên cứu trong khóa luận đều được thực hiện trực tiếp, thông tin tham khảo được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đặng Thị Hồng Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt, giúp đỡ để tôi có thêm kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt khóa luận này. Tôi cũng cảm ơn Phòng VH - TT huyện Tam Đảo, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban tổ chức và Ban quản lý lễ hội Tây Thiên xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã cung cấp thông tin và nhiều tư liệu giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2022 Sinh viên Lƣu Thị Thảo
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 BCHTW Ban chấp hành Trung ương 2 BCĐ Ban chỉ đạo 3 BCHQS Ban chỉ huy quân sự 4 BQL Ban quản lý 5 BQLDT Ban quản lý di tích 6 BTC Ban tổ chức 7 BTGTW Ban Tuyên giáo Trung ương 8 CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 9 CTCPĐT Công ty cổ phần đầu tư 10 DSVH Di sản văn hóa 11 DSVHPVT Di sản văn hóa phi vật thể 12 DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa 13 HĐND Hội đồng nhân dân 14 Nxb Nhà xuất bản 15 PGS. TS Phó giáo sư. Tiến sĩ 16 PCCC Phòng cháy chữa cháy 17 TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 18 THCS Trung học cơ sở 19 THPT Trung học phổ thông 20 Tr Trang 21 TW Trung ương 22 UBND Ủy ban nhân dân 23 VH – TT Văn hóa - Thông tin 24 VHXH Văn hóa xã hội 25 VH, TT& DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ....................................................................... 5 7. Bố cục của khóa luận ............................................................................ 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI, TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI TÂY THIÊN ............................................................................... 7 1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý lễ hội truyền thống ......... 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................... 7 1.1.2. Nội dung của quản lý lễ hội truyền thống .................................... 10 1.1.3.Vai trò của hoạt động quản lý đối với lễ hội truyền thống ........... 15 1.2. Tổng quan về xã Đại Đình và Lễ hội Tây Thiên ........................... 17 1.2.1. Tổng quan về xã Đại Đình ............................................................ 17 1.2.2. Lễ hội Tây Thiên ............................................................................ 19 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................... 26 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI TÂY THIÊN, THỊ TRẤN ĐẠI ĐÌNH, HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC.............................................................................................................. 27 2.1. Chủ thể quản lý ................................................................................ 27 2.1.1. Chủ thể quản lý Nhà nước ............................................................ 27 2.1.2. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý ................................... 30
  6. 2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội Tây Thiên .............................. 31 2.2.1. Thực hiện và ban hành các văn bản quản lý lễ hội ..................... 31 2.2.2. Quản lý các hoạt động trong lễ hội Tây Thiên ............................ 32 2.3. Đánh giá công tác quản lý lễ hội Tây Thiên .................................. 46 2.3.1. Những điểm tích cực...................................................................... 46 2.3.2. Những điểm hạn chế ..................................................................... 47 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................... 49 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI TÂY THIÊN, XÃ ĐẠI ĐÌNH, HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC .................................................................................................. 50 3.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý ........................................ 50 3.1.1. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với di tích và lễ hội .............. 50 3.1.2. Đào tạo, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý ..... 53 3.1.3. Tăng cường công tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội ............... 55 3.1.4.Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong lễ hội ............................................................................................... 56 3.2. Nhóm giải pháp đối với đối tƣợng quản lý .................................... 58 3.2.1. Tăng cường hoạt động quảng bá về lễ hội Tây Thiên ................. 58 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội Tây Thiên đối với người dân và học sinh địa phương ............................................. 61 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67 MỘT SỐ WEBSITE THAM KHẢO........................................................... 68 PHỤ LỤC ẢNH ............................................................................................. 69
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ đầu thời kỳ tự chủ cũng như qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, Vĩnh Phúc luôn được xác định là vị trí địa lý quan trọng của đất nước. Trong suốt tiến trình lịch sử, các thế hệ người Vĩnh Phúc đã tận dụng những thế mạnh đó, xây dựng vun đắp nên truyền thống của quê hương, khẳng định vị thế “địa linh nhân kiệt” và hình thành bền vững một vùng văn hiến với những sắc thái riêng – văn hiến Xứ Đoài. Lễ hội truyền thống trong các làng quê của Vĩnh Phúc cũng vô cùng phong phú. Theo thống kê, đến nay, trên đất Vĩnh Phúc có 107 lễ hội truyền thống. Các lễ hội, được tổ chức thường niên, nhiều lễ hội truyền thống đã được khôi phục đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng tâm linh của nhân nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, Vĩnh Phúc có 5 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được công nhận. Trong đó: 01 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại (kéo song Hương Canh), 05 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ca trù, kéo song Hương Canh, hát Soọng cô của người Sán Dìu, lễ hội rước nước đền Ngự Dội, hát trống quân Đức Bác, tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên). Tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ của người Vĩnh Phúc được phản ánh một cách chân thực thông qua những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà lễ hội mang tới. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, chúng ta phải “đem văn hóa để lãnh đạo quốc dân” và quán triệt các nghị quyết của Trung ương Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về công tác xây dựng và phát triển văn hóa nền tảng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Vĩnh Phúc đã và đang không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, hướng đến tôn vinh giá trị truyền thống tốt đẹp, khích lệ sáng tạo các giá trị 1
  8. văn hóa mới, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Những giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được Vĩnh Phúc duy trì và phát huy một cách tích cực, qua đó tạo ra sự thu hút đông đảo du khách thập phương tới tham dự lễ hội Tây Thiên cũng như tới khám phá khu di tích danh thắng Tây Thiên để tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất linh thiêng này. Đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đem lại nhiều giá trị, duy trì và phát triển lễ hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý lễ hội mang lại nhiều giá trị thì công tác quản lý cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn còn tồn tại. Nhiều vấn đề được đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản để đạt mục tiêu về văn hóa, chính trị, giáo dục và bảo vệ môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp là rất quan trọng. Qua quá trình đào tạo, học tập các kiến thức chuyên ngành Quản lý văn hóa. Tôi thấy rõ được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý đối với quản lý lễ hội Tây Thiên hiện nay, vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lý lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” làm chủ đề cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Khu danh thắng Tây Thiên từ xưa đến nay đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và còn là vùng đất linh thiêng gắn liền với cội nguồn Phật giáo của Việt Nam và tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Tam Đảo. Do đó, ngay từ xa xưa Tây Thiên đã được ghi chép lại trong trong các nguồn tư liệu sử sách và bia đá như: Sách “Bắc Thành Địa Dư Chí Lục” cho biết, núi Tam Đảo nằm ở địa phận xã Sơn Đình, huyện Tam Dương, gồm ba đỉnh núi cao sừng sững đối xứng với dãy núi Tản Viên. Trên đỉnh núi Tam Đảo có chùa Tây Thiên, thờ 2
  9. phụng Tam Đảo Sơn Thần Quốc Mẫu, được triều đình sắc phong là Đại Vương [7]. Ngoài ra còn có sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Ngô Thì Nhậm có ghi: “huyện Tam Dương, thế núi cao hiểm, núi Tam Đảo có nhiều ngọn liền nhau, ngoằn ngoèo bao la, tiếp với Thái Nguyên, trên núi có đền Trụ Quốc Thánh Mẫu, có tiếng linh thiêng”[3]. Hội thảo tổ chức khoa học về di tích – danh thắng Tây Thiên được tổ chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (7/1999) với 21 bản báo có khóa học có giá trị. Tháng 10/1999 Sở VHTT&TT tỉnh Vĩnh Phúc cho xuất bản tập san: “Di tích - Danh thắng Tây Thiên - Kỷ yếu hội thảo khoa học”. Hàng năm, trên đất nước ta, hàng ngàn lễ hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau được diễn ra. Chính vì vậy vấn đề quản lý và tổ chức lễ hội luôn được quan tâm. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập tới vấn đề này. Cuốn Lễ hội Việt Nam (2005) do PGS. Lê Trung Vũ và GS.TS Thạch Phương chủ biên [12]. Lễ hội Việt Nam ở cả 3 miền Nam, Trung, Bắc được miêu tả một cách chân thực giúp người đọc hình dung được lễ hội và tiến trình diễn ra. Ngoài những lễ hội đang được duy trì ở Việt Nam, tác giả cũng đề cập về các lễ hội lớn ở vùng khác như Đông Nam Á. Tác giả Phạm Thị Thanh Quy đã có công trình nêu lên những thực trạng công tác quản lý, ưu nhược điểm và khắc phục hạn chế đó trong Quản lý lễ hội truyền thống hiện nay (2009) [9] Tác giả Bùi Hoài Sơn trong cuốn Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt (2009) của Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tác giả đã khái quát hệ thống văn bản của Nhà nước ta về quản lý lễ hội, đánh giá ưu, nhược điểm về công tác quản lý lễ hội và đưa ra một số giải pháp tăng cường hoạt động quản lý lễ hội từ góc độ quản lý DSVH phi vật thể.[10] 3
  10. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trò, giá trị và làm rõ thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống Tây Thiên tác giả khóa luận đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý lễ hội Tây Thiên từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả khóa luận tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về lễ hội và lễ hội truyền thống Việt Nam, các văn bản về quản lý lễ hội làm cơ sở khoa học trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội Tây Thiên. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tổ chức lễ hội Tây Thiên, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý tổ chức lễ hội. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổ chức lễ hội Tây Thiên cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Công tác tổ chức và quản lý lễ hội. - Phạm vi về không gian: Không gian tổ chức lễ hội Tây Thiên xã Đại Đình, huyện Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2020 đến nay. Ngày 14/01/2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 176/QĐ-Bộ 4
  11. VHTT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên, do đó, các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội Tây Thiên cũng vì thế có sự thay đổi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản: - Phương pháp quan sát, mô tả: Thông qua điền dã tại quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên để thu thập tài liệu, tư liệu, phục vụ cho việc viết đề tài. - Phương pháp điền dã: Trên cơ sở khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức lễ hội và phòng công tác quản lý lễ hội Tây Thiên. Qua đó đưa ra những nhận định chính xác hơn về công tác này; - Phương pháp điều tra xã hội học: Những dữ liệu công tác quản lý lễ hội mà tôi nghiên cứu, thu thập và điều tra tại quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2022. - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: nhằm tham khảo, kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước về lễ hội, quản lý lễ hội, các báo cáo khoa học về di tích, lễ hội Tây Thiên. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận cung cấp một cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác quản lý, tổ chức lễ hội Tây Thiên từ năm 2020 đến nay, chỉ ra những mặt đã làm được và chưa làm được, những nguyên nhân, hạn chế về phương thức, công tác tổ chức quản lý, để từ đó có thể định hướng, phát huy nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn giá trị của lễ hội Tây Thiên. Khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổ chức lễ hội Tây Thiên trong thời gian tới 5
  12. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung khóa luận chia làm 3 chương, cụ thể như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội và tổng quan về lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 6
  13. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI, TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI TÂY THIÊN 1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý lễ hội truyền thống 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội truyền thống *Khái niệm lễ hội Cho đến nay có rất nhiều quan điểm, định nghĩa về lễ hội: Theo điều 4, Luật Di sản văn hóa thì lễ hội được xem là di sản văn hóa phi vật thể. Tác giả Đoàn Văn Chúc lý giải lễ hội như sau: Lễ (cuộc lễ) là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội, hay tự nhiên, tưởng tượng hay có thật, đã qua hay hiện tại, được thực hành theo nghi điểm rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, tùy thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ. Hội là cuộc vui bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên xã hội nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ [4]. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh, “Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là tấm gương phản chiếu khá trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc” [11]. Từ góc độ cấu trúc loại hình, cuốn Giáo trình Quản lý lễ hội và Sự kiện do PGS.TS.Cao Đức Hải Chủ biên (2010) có đưa ra định nghĩa lễ hội như sau: “Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay xung quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định”. Đây là một cách nhìn có tính hình thức về hiện tượng và có thể bao trùm mọi hiện tượng được dân gian gọi là hội hè.[5] Như vậy về cơ bản, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều cách diễn 7
  14. đạt khác nhau về lễ hội nhưng tất cả đều khẳng định lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là hệ thống những hành vi, nghi thức, tác động nhằm biểu hiện sự tôn kính với thần linh, phản ánh ước mơ chính đáng của một cộng đồng. Phần hội là hoạt động tập thể liên quan đến tín ngưỡng chung của cộng đồng. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. * Khái niệm lễ hội truyền thống Truyền thống là khái niệm để chỉ những cái gì đã hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao quyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những lễ hội được hình thành từ lâu, được tổ chức qua nhiều năm từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được gọi là lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền thống được các thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước tái tạo và khẳng định để bảo tồn, phát huy theo hướng tích cực trong đời sống xã hội. Lễ hội truyền thống còn là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến, nổi bật của con người được diễn ra dưới nhiều hình thức hoạt động nhằm phục vụ lợi ích của con người, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, tinh thần của một nhóm người hay của một cộng đồng dân cư nhất định với nhiều mục đích khác nhau. Tóm lại, lễ hội truyền thống được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu: Lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, có từ lâu đời, tồn tại cho đến ngày nay hoặc được phục dựng lại, được hình thành trong hình thái văn hóa lịch sử riêng biệt, được truyền lại trong các cộng đồng dân cư với tư cách là phong tục, tập quán. 1.1.1.2. Khái niệm quản lý, quản lý lễ hội *Khái niệm quản lý Thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quản lý là 8
  15. sự sắp đặt, trông nom công việc. Theo nghĩa thông thường, phổ biến nhất: Quản lý là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng để điều chỉnh các quá trình phát triển xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theo những mục tiêu đề ra. Thuật ngữ quản lý ở nước ta theo nghĩa Hán Việt cũng thường được hiểu là sự lãnh đạo, điều hành, giám sát của con người hoặc tổ chức cấp trên đối với người hoặc tổ chức cấp dưới. * Khái niệm quản lý lễ hội Quản lý lễ hội là quản lý nhà nước đối với hoạt động của lễ hội nhằm hoàn thiện một hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo cho hoạt động của lễ hội được diễn ra theo đúng đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao giá trị về đời sống tinh thần của cộng đồng. Theo tác giả Bùi Hoài Sơn: Quản lý di sản nói chung, lễ hội nói riêng là công việc của Nhà nước được được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. [10] Tóm lại, ta có thể hiểu quản lý lễ hội là việc sử dụng các công cụ quản lý như chính sách, pháp luật, bộ máy và các nguồn lực khác, để kiểm soát hay can thiệp vào các hoạt động lễ hội. Sử dụng các phương thức thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách và luật. Việc quản lý lễ hội là việc rất quan trọng và cần thiết trong bất kỳ lễ hội nào, bởi vì khi có sự quản lý thì các hoạt động mới có thể diễn ra đúng kế hoạch, quy trình, đảm bảo an ninh, an toàn cho lễ hội đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị mà lễ hội mang lại giúp lễ hội ngày càng phát triển hơn. 9
  16. *Quản lý của cộng đồng về lễ hội truyền thống Một trong những hình thức quản lý lễ hội đạt kết quả cao bên cạnh quản lý của nhà nước là quản lý lễ hội dựa vào cộng đồng, hay nói cách khác đó là quản lý của cộng đồng về lễ hội truyền thống. Đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của lễ hội, tăng tính công khai, đồng thời người dân tự ý thức được bảo vệ những lễ hội truyền thống là cần thiết cho đời sống của họ, dẫn đến hành động thực tiễn giúp công tác quản lý lễ hội đạt hiệu quả cao. 1.1.2. Nội dung của quản lý lễ hội truyền thống 1.1.2.1.Chủ thể quản lý - Chủ thể quản lý thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về lễ hội: Chủ thể quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội bao gồm các cơ quan Nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, ngoài ra còn có các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý như Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường… Phân cấp quản lý về lễ hội truyền thống được thể hiện theo bảng sau: Cấp hành chính Cơ quan trực tiếp Cơ quan trực tiếp thực quản lý hiện Trung ương Chính phủ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cấp Tỉnh UBND tỉnh (Phó chủ Sở Văn hóa, Thể thao tịch phụ trách Văn – Xã) Cấp Huyện UBND huyện (Phó chủ Phòng Văn hóa – Thông tịch phụ trách Văn – Xã) tin Cấp Xã UBND xã (Phó chủ tịch Cán bộ công chức văn phụ trách Văn hóa) hóa xã 10
  17. Đối tượng của quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội bao gồm: Các hoạt động lễ hội, mọi công dân tham gia hoạt động lễ hội và những phương tiện, cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ cho hoạt động lễ hội truyền thống. Cơ quan tham mưu cho Chính phủ quản lý hành chính nhà nước về văn hóa thông tin bao gồm: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch; các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về Di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về văn hóa. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội ở địa phương: Sở Văn hóa, thể thao là cơ quan tham mưu về quản lý hành chính nhà nước về lễ hội trên địa bàn. Sở Văn hóa, thể thao là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, thường có các phòng ban trực tiếp quản lý về lễ hội: Phòng quản lý nghiệp vụ (có các bộ phận: Quản lý thông tin – báo chí; Quản lý và tổ chức lễ hội, Thanh tra Sở). Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội ở cấp huyện: Phòng Văn hóa –Thông tin là cơ quan tham mưu cho UBND huyện, thành thị về quản lý hành chính nhà nước về Văn hóa – Thông tin – Thể thao trên địa bàn. Hiện nay cơ cấu tổ chức của Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện trên phạm vi cả nước có 1 trưởng phòng phụ trách quản lý chung các hoạt động của phòng, 1-2 Phó phòng phụ trách chuyên môn và có từ 2 nhân viên trở lên phụ trách hoạt động từng lĩnh vực riêng. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội ở cấp xã: Hiện nay chỉ có 01 biên chế cán bộ Văn hóa - Thông tin cấp xã, cán bộ này thường xuyên biến động, ít được tập huấn về chuyên môn và thường kiêm 11
  18. nhiệm rất nhiều công việc, do vậy việc tham gia quản lý lễ hội tại địa phương chưa được sát sao và hiệu quả quản lý vẫn còn thấp. 1.1.2.2.Cơ chế quản lý Cơ chế quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống xã hội được thực hiện theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, cơ quan trong hệ thống chính quyền có trách nhiệm quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có cả hoạt động lễ hội. Cơ chế quản lý vẫn đảm bảo được bản chất của Nhà nước Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên phải mở rộng để dân biết, dân tham gia các hoạt động quản lý ấy. Ngày 23/8/2011, Quyết định số 39/2011/QĐ-BVHTT về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý lễ hội, ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ- QC ngày 21/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, tất cả các lễ hội trước khi tổ chức phải xin cấp phép hoặc có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa. Quy chế cũng đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tổ chức lễ hội và hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội. Các cơ quan quản lý cấp cơ sở căn cứ vào quy chế của Nhà nước để áp dụng và quản lý. Lễ hội ở địa phương nào thì UBND các cấp tại đó có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý lễ hội không nên mang tính áp đặt cứng nhắc mà cần phải có sự linh hoạt ở từng địa phương sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng lễ hội. 1.1.2.3.Các nội quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống - Các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước Nội dung quản lý hoạt động lễ hội truyền thống của cơ quan quản lý nhà nước là việc nghiên cứu xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống chính sách và luật pháp có liên quan đảm bảo các lợi ích văn hóa của công dân, 12
  19. cộng đồng và quốc gia dân tộc dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội và Chính phủ thông qua. Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và văn bản hợp nhất Luật Di sản năm 2013 và Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết Luật DSVH đã cụ thể hóa đường lối, chính sách pháp luật, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa được quy định tại Điều 54 Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hợp nhất Luật Di sản năm 2013 như sau: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; 3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; 4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [8] Lễ hội truyền thống là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể do đó các nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa cũng bao gồm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống. 13
  20. Điều 25 quy định: Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau: 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội; 2. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội; 3. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống; 4. Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội [8] - Đặc biệt, ngày 05-02-2015 BCH-TW đã ban hành Chỉ thị số 41- CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Chỉ thị này đã bao quát tất cả các hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống từ việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đến các công việc của các cơ quan chính quyền trong việc tổ chức và bảo đảm an ninh cho lễ hội được thành công. Ngày 12-02-2015, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 229/CĐ-Ttg về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Công điện yêu cầu: nghiêm túc quán triệt và thực hiện Chỉ thị 41- CT/TW ngày 05-02-2015 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội nhất là các lễ hội có quy mô lớn, hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, lưu thông tiền tệ. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch ban hành Thông tư 15/2015/TT- BVHTTDL ngày 22/12/2015 Quy định về tổ chức lễ hội. Ngày 29/08/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ- CP về quản lý và tổ chức lễ hội. Dựa trên nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật về công tác 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1