Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán AASCs
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng quan kiến thức cơ bản về kiểm toán và các phương pháp được áp dụng trong quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán; giới thiệu đơn vị thực tập Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán Phía Nam (AASCs); một vài nhận xét và đóng góp về quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán AASCs
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AASCs SVTH : HỨA SIẾC LIN MSSV : 0854042164 NGÀNH : KẾ TOÁN GVHD : GV NGÔ NGỌC LINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
- LỜI CẢM ƠN ^^^ -o0o- ]]] Trong bốn năm học tập tại Trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh, em đã nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, những người đã góp công tạo dựng một thế hệ sinh viên năng động, ham học hỏi. Em xin dành tặng lời cảm ơn chân thành nhất đến với thầy cô trong Chương trình đạo tạo đặc biệt, các thầy cô đã vun đắp cho em nền kiến thức cơ bản lẫn chuyên môn về lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán, tạo nền tảng cho em vững bước trên con đường sự nghiệp sau này. Sau đó, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với cô Ngô Ngọc Linh, người đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Trong thời gian ba tháng thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán AASCs em đã được sự chỉ dạy và giúp đỡ hết lòng của các anh chị tại công ty, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ông Tạ Quang Long, người đã tạo cơ hội cho em được thực tập và học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu trong ngành Kiểm toán. Tại đây, em học được nhiều điều bổ ích, tìm thấy những điểm khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, điều này khiến em vô cùng phấn khởi, những kiến thức này sẽ mãi mãi là hành trang theo em trong tương lai. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong Công ty Kiểm toán AASCs. Cuối cùng, em xin chúc toàn thể quý thầy cô Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh và các anh chị tại Công ty Kiểm toán AASCs có thật nhiều sức khỏe, luôn gặt hái được nhiều thành công và hạnh phúc trong công việc cũng như trong cuộc sống. i
- KÝ HIỆU VIẾT TẮT VSA: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam QĐ: Quyết định BCTC: Báo cáo tài chính TSCĐ: Tài sản cố định MMTB: Máy móc thiết bị STT: Số thứ tự GTCL: Giá trị còn lại TGKH: Thời gian khấu hao SDĐK: Số dư đầu kỳ SDCK: Số dư cuối kỳ SXKD: Sản xuất kinh doanh DP: Dự phòng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TGPB: Thời gian phân bổ DN: Doanh nghiệp CL: Chênh lệch KTV: Kiểm toán viên SL: Số lượng ii
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.....................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................1 1.3 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu – hạn chế của đề tài ..................................................1 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 1.5 Kết cấu khóa luận .............................................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH TRONG KẾ TOÁN VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 2.1 Những vấn đề cơ bản về các khoản ước tính trong kế toán ........................................3 2.1.1 Khái niệm các khoản ước tính kế toán dựa trên VSA 540 .....................................3 2.1.2 Phân loại và đặc điểm ................................................................................................3 2.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của các khoản ước tính kế toán khi lập BCTC ..........4 2.2 Quy trình kiểm toán các khoản mục ước tính kế toán..................................................5 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .............................................................................5 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán .................................................................................8 2.2.2.1 Xác định mục tiêu kiểm toán đối với các khoản ước tính kế toán.........................8 2.2.2.2 Khái quát một số thủ tục kiểm toán các khoản ước tính kế toán theo VSA 540 ............. 9 2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán ............................................................................ 11 2.3 Kiểm toán các khoản mục ước tính kế toán ................................................................ 12 2.3.1 Khoản mục dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn ................................. 12 2.3.1.1 Tìm hiểu các quy định về kế toán ..................................................................... 12 2.3.1.2 Thủ tục kiểm toán ............................................................................................ 13 2.3.2 Khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi ........................................................... 14 iii
- 2.3.2.1 Tìm hiểu các quy định về kế toán ..................................................................... 14 2.3.2.2 Thủ tục kiểm toán ............................................................................................ 15 2.3.3 Khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho ....................................................... 17 2.3.3.1 Tìm hiểu các quy định về kế toán ..................................................................... 17 2.3.3.2 Thủ tục kiểmtoán ............................................................................................. 18 2.3.4 Khoản mục chi phí trả trước .................................................................................. 20 2.3.4.1 Tìm hiểu các quy định về kế toán................................................................... 20 2.3.4.2 Thủ tục kiểm toán .......................................................................................... 20 2.3.5 Khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định ........................................................ 22 2.3.5.1 Tìm hiểu các quy định về kế toán ................................................................... 22 2.3.5.2 Thủ tục kiểm toán .......................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AASCs 3.1 Giới thiệu Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán Phía Nam (AASCs ........................................................................................................................ 25 3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...................................... 25 3.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty ............................................................................................ 25 3.1.3 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của công ty..................................................... 27 3.1.4 Các dịch vụ do AASCs cung cấp ............................................................................ 28 3.2 Khái quát quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty Kiểm toán AASCs ................................................................................................................................... 30 3.2.1 Kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn .................................. 30 3.2.2 Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ............................................................. 35 3.2.3 Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ......................................................... 39 3.2.4 Kiểm toán chi phí trả trước .................................................................................... 44 iv
- 3.2.5 Kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định .......................................................... 48 3.3 Khảo sát quy trình kiểm toán các khoản ước tính của một vài khách hàng ........... 50 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIỂN NGHỊ 4.1 Nhận xét .......................................................................................................................... 55 4.1.1 Nhận xét chung ....................................................................................................... 55 4.1.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán ............................ 56 4.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán AASCS.......................................................................................................................... 58 4.2.1 Đóng góp đối với Công ty về việc thực hiện công tác kiểm toán ........................ 58 4.2.2 Đóng góp về kiểm toán các khoản ước tính kế toán ............................................. 59 4.3 Kiến nghị ....................................................................................................................... 61 4.3.1 Đối với Nhà nước ..................................................................................................... 61 4.3.2 Đối với Hiệp hội nghề nghiệp ................................................................................. 61 v
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của AASC ........................................................................... .…27 Bảng 3.2 Bảng dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn .................................................... ….32 Bảng 3.3 Bảng giá cổ phiếu OTC ...................................................................................... .33 Bảng 3.4 Bảng dự phòng thực tế cần lập...................................................................... ….34 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp trích lập dự phòng nợ phải thu ............................................. ….37 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp nợ phải thu phân theo tuổi nợ ............................................... ….38 Bảng 3.7 Bảng cân đối phát sinh HTK cuối năm 2011 ................................................ ….42 Bảng 3.8 Bảng trích dự phòng thành phẩm .................................................................. ….44 Bảng 3.9 Bảng tổng hợp số phát sinh chi phí trả trước ................................................ .…46 Bảng 3.10 Bảng phân bổ chi phí trả trước ................................................................... ….47 Bảng 3.11 Bảng trích khấu hao TSCĐ ......................................................................... ….50 Bảng 3.12 Bảng khảo sát ................................................................................................... 53 vi
- Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng hoạt động kiểm toán đã nhanh chóng phát triển và ngày càng lớn mạnh với nhiều công ty kiểm toán trong và ngoài nước. Chính vì sự lớn mạnh không ngừng đó mà chất lượng kiểm toán ngày càng được coi trọng và được yêu cầu rất cao. Trong môi trường kinh tế đào thải sự kém chất lượng như hiện nay thì chất lượng của cuộc kiểm toán càng đề cao hơn nữa vai trò của mình. Trong khi đó, chất lượng của cuộc kiểm toán lại phụ thuộc rất nhiều vào tính trung thực, hợp lý của BCTC. Tuy nhiên, đối với khoản mục kiểm toán các khoản ước tính, tính trung thực và hợp lý này sẽ được thể hiện như thế nào. Để đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phần lớn dựa trên những xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan, nên rất khó đưa ra một chuẩn hợp lý. Chính bởi sự chủ quan, ước lượng khi lập các khoản ước tính mà bản thân các khoản ước tính luôn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng. Vì vậy để loại bỏ sự phản ánh sai lệch, thiếu chính xác của các ước tính kế toán chúng ta cần đến một quy trình xem xét, đánh giá và tìm hiểu những sai lệch này. Do vậy kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán các khoản ước tính kế toán nói riêng là một khâu không thể thiếu để hoàn thiện tính minh bạch và rõ ràng cho BCTC. Nhận thấy tầm quan trọng về việc xem xét, đánh giá các khoản mục ước tính kế toán, người viết xin trình bày “Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán" để làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: - Tổng quan kiến thức cơ bản về kiểm toán và các phương pháp được áp dụng trong quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán. - Giới thiệu đơn vị thực tập Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán Phía Nam (AASCs). - Một vài nhận xét và đóng góp về quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán. 1.3 Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu – Hạn chế của đề tài: Báo cáo hướng đến việc nghiên cứu quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán. 1 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một vài đơn vị khách hàng, chưa thể nghiên cứu những đơn vị có cùng loại hình kinh doanh vì thế chưa mang tính tổng thể, nhận xét và góp ý chỉ dựa trên cơ sở tìm hiểu một vài đơn vị khách hàng. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo và nghiên cứu các tài liệu, chuẩn mực kế toán, kiểm toán có liên quan, thu thập các bài báo trên thư viện, internet. - Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán từ những năm trước tại Công ty, quan sát, phỏng vấn kiểm toán viên. - Thu thập số liệu từ việc tham gia kiểm toán thực tế tại các đơn vị khách hàng. - Tham khảo ý kiến từ Giảng viên hướng dẫn. 1.5 Kết cấu khóa luận Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận về các khoản ước tính trong kế toán và quy trình kiểm toáncác khoản ước tính kế toán Chương 3: Thực trạng về phương pháp kiểm toán các khoản ước tính trong BCTC tại công ty kiểm toán AASCs Chương 4: Nhận xét và kiến nghị 2 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH TRONG KẾ TOÁN VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN: 2.1.1 Khái niệm các khoản ước tính kế toán dựa trên VSA 540 Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 540: Ước tính kế toán: “là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến Báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập Báo cáo tài chính.” 2.1.2 Phân loại và đặc điểm a) Phân loại: Bao gồm 2 loại: + Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh: - Dự phòng nợ phải thu khó đòi; - Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính; - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Trích khấu hao tài sản cố định; - Chi phí trả trước; - Giá trị sản phẩm dở dang; - Doanh thu ghi nhận trước; - Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang... + Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh: - Dự phòng chi phí bảo hành; - Chi phí trích trước; - ... 3 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp Trong phạm vi giới hạn về thời gian, người viết xin chọn năm khoản mục ước tính sau để trình bày: 1) Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn; 2) Dự phòng nợ phải thu khó đòi; 3) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ; 4) Chi phí trả trước; 5) Trích khấu hao tài sản cố định. b) Đặc điểm: Các khoản ước tính kế toán thông thường mang tính chất chủ quan và phụ thuộc nhiều vào xét đoán nghề nghiệp của người lập BCTC, vì thế bản thân các khoản ước tính này luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng. Việc lập một ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính chất của các chỉ tiêu. Ví dụ: Ước tính và phân bổ chi phí thuê nhà xưởng phải trả, đơn giản hơn là ước tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho vì ước tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải phân tích dữ liệu hiện tại và dự tính bán hàng trong tương lai. Các ước tính kế toán có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ kế toán, hoặc có thể được thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Trong nhiều trường hợp, các ước tính kế toán được lập dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: Sử dụng tỷ lệ định mức giữa giá thành với doanh thu bán hàng kỳ trước để ư- ớc tính chi phí bảo hành. Trường hợp này, đơn vị phải thường xuyên soát xét lại các dữ liệu và phải so sánh kết quả thực tế với số liệu đã ước tính để điều chỉnh các ước tính kỳ sau. Việc lập BCTC dựa trên các xét đoán nghề nghiệp thường được đánh giá cao hơn so với việc sử dụng các xét đoán mang tính chủ quan. Thật vây, xét đoán chủ quan mang đậm tính cá nhân, như vậy sẽ làm giảm độ tin cậy của thông tin tài chính, vì có khả năng người lập BCTC sẽ tìm cách che giấu những thông tin quan trọng nếu những thông tin đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của họ. 2.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của các khoản ước tính kế toán khi lập BCTC Bên cạnh những rủi ro do chính các khoản ước tính kế toán đem lại, chúng cũng góp phần không nhỏ trong việc mang lại những lợi ích kinh tế nhất định. Vì vậy mà việc sử dụng chúng ngày càng được quan tâm. 4 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp Giả sử nếu không cho phép doanh nghiệp sử dụng các khoản ước tính kế toán, khi đó chế độ kế toán sẽ phải cực kỳ chi tiết, liệt kê tất cả các tình huống có thể xảy ra đối với từng khoản mục trên BCTC bao gồm trực tiếp lẫn gián tiếp. Tính hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật sẽ không thể đáp ứng được. Nếu chế độ kế toán có thể thực hiện điều này, thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Tình hình kinh doanh thay đổi theo từng ngày, các doanh nghiệp sẽ phải luôn đối chiếu với những quy định chi tiết trong luật để thay đổi cho kịp thời, điều này cũng tác động không nhỏ đến cán cân chi phí-lợi ích của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích, chúng giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp nhưng thông tin cần thiết về triển vọng phát triển đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường. Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán chi tiết đến mức không còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẽ hở nếu doanh nghiệp cố tình tìm cách “lách luật”. Tóm lại, bên cạnh những rủi ro tiềm tàng nội tại của các khoản ước tính kế toán, thì lợi ích mà chúng mang lại cũng rất đáng kể. Vì vậy, giải pháp khả thi hơn vẫn là nâng cao vai trò kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp. Cuối cùng, vai trò quan trọng nhất trong dài hạn thuộc về thị trường, thị trường lành mạnh sẽ đào thải những doanh nghiệp làm ăn gian dối, đào thải những nhà quản lý báo cáo không trung thực. 2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN MỤC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm một số công việc như tìm hiểu tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán : Theo VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán : a) Lập kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Trong đó, bao gồm việc đánh giá rủi ro kiểm toán: 5 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp + Đánh giá rủi ro kiểm toán : Trích VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã không phát hiện được. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro thể hiện qua công thức sau : AR=IR x CR x DR AR : Rủi ro kiểm toán IR : Rủi ro tiềm tàng CR : Rủi ro kiểm soát DR : Rủi ro phát hiện Rủi ro kiểm toán thường được đánh giá ở hai mức độ : x Mức độ tổng thể báo cáo tài chính : tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm kiểm toán, các nhân tố về rủi ro tiềm tàng ở mức độ báo cáo tài chính, các nhân tố gia tăng khả năng gian lận và sai sót cũng như hành vi không tuân thủ pháp luật. Các câu hỏi cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng thường xoay quanh ở ba lĩnh vực chính : 3 Môi trường ngành và môi trường kinh doanh : về công suất sản xuất, khả năng sinh lợi, doanh thu, ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách của Nhà nước. 3 Bản chất của hoạt động kinh doanh : về chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 6 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp 3 Các vấn đề liên quan tới Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. x Mức độ từng khoản mục : việc đánh giá rủi ro ở từng khoản mục chịu sự ảnh hưởng của mức rủi ro trong phạm vi tổng thể. Kiểm toán viên dựa trên hiểu biết của mình, tính chất khoản mục và các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá rủi ro. b) Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Trong đó bao gồm việc xác lập mức trọng yếu + Trọng yếu và phương pháp xác lập mức trọng yếu: Trích đoạn 04 VSA 330 : “Trọng yếu : là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện định tính và định lượng. ” Như vậy, mức trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin, mức trọng yếu cần được xem xét ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính và mức độ từng khoản mục như sau : x Mức độ tổng thể của BCTC, kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. x Đối với từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa cho phép của khoản mục. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu của tổng thể trong BCTC. Nhìn chung, việc xác lập mức trọng yếu ở cả hai mức độ là phụ thuộc nhiều về xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng phải cân nhắc giữa sự hữu hiệu và chi phí kiểm toán vì việc thiết lập một mức trọng yếu thấp tuy giúp tăng khả năng phát hiện sai lệch trọng yếu nhưng đồng thời cũng gia tăng chi phí kiểm toán. 7 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp c) Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. Những điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch chiến lược chỉ lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thì phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.2.2.1 Xác định mục tiêu kiểm toán đối với các khoản ước tính kế toán Cơ sở dẫn liệu Khoản mục Quyền Ghi Trình ước Hiện Phát & Đầy Đánh chép bày & tính hữu sinh nghĩa đủ giá chính công bố vụ xác Các khoản 3 3 3 3 3 3 3 dự phòng Chi phí trả 3 3 3 3 3 trước Chi phí khấu 3 3 3 3 3 hao TSCĐ 8 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2 Khái quát một số thủ tục kiểm toán các khoản ước tính kế toán theo VSA 540 Kiểm toán viên cần phải áp dụng một hoặc kết hợp các thủ tục sau trong quá trình kiểm toán các ước tính kế toán: ¾ Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị; Các bước thực hiện việc xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị gồm: - Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định dùng làm cơ sở lập ước tính kế toán; đối chiếu các số liệu và các giả định với các quy định có liên quan hoặc kinh nghiệm thực tế của các đơn vị trong cùng ngành, cùng địa phương; - Kiểm tra các tính toán liên quan đến ước tính kế toán; - So sánh ước tính kế toán đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của các kỳ đó; - Xem xét thủ tục phê duyệt ước tính kế toán của Giám đốc. ¾ Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định Kiểm toán viên phải đánh giá sự chính xác, đầy đủ và thích hợp của các dữ liệu dùng làm cơ sở để lập các ước tính kế toán. Khi sử dụng số liệu kế toán để lập các ước tính kế toán, phải kiểm tra tính nhất quán của số liệu đó với những số liệu đã được phản ảnh trong sổ kế toán. Ví dụ: Để kiểm tra số liệu dự phòng chi phí bảo hành, kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh các dữ liệu liên quan đến những sản phẩm còn thời hạn bảo hành tính đến cuối kỳ phải nhất quán với các thông tin về doanh thu của kỳ đó. Kiểm toán viên cần phải thu thập bằng chứng kiểm toán từ bên ngoài đơn vị, ví dụ: Khi kiểm tra chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nếu đơn vị tính chỉ tiêu này bằng cách tham khảo mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai thì ngoài việc kiểm tra các dữ liệu trong đơn vị, kiểm toán viên còn phải thu thập các bằng chứng từ kế hoạch tiêu thụ của ngành và phân tích về thị trường. Kiểm toán viên phải đánh giá tính thích hợp của các giả định mà đơn vị đã sử dụng để lập ước tính kế toán. Trong một số trường hợp, các giả định được căn cứ vào số liệu thống kê của ngành hay của Nhà nước, ví dụ: Tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng. Trong trường hợp khác, các giả định được dựa trên các dữ liệu phát sinh trong nội bộ đơn vị. 9 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp Khi đánh giá các giả định làm cơ sở lập ước tính toán, kiểm toán viên phải : - Xem xét giả định này có hợp lý so với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước hay không; - Có nhất quán với các giả định đã được sử dụng để lập các ước tính kế toán khác và theo kế hoạch của DN hay không; Kiểm toán viên phải đặc biệt lưu ý đến những giả định dễ thay đổi, chủ quan hoặc dễ có sai sót trọng yếu. Trường hợp xem xét các ước tính kế toán phức tạp có liên quan đến kỹ thuật chuyên ngành, kiểm toán viên phải sử dụng tư liệu của chuyên gia kỹ thuật. Kiểm toán viên phải kiểm tra để đảm bảo các dữ liệu được đơn vị sử dụng để lập các ước tính kế toán vẫn còn thích hợp. Đối với các số liệu và giả định đã quy định trong các văn bản pháp luật liên quan (ví dụ thời gian sử dụng hữu ích làm cơ sở trích khấu hao TSCĐ) thì kiểm toán viên phải đối chiếu giữa quy định với giả định do đơn vị đã sử dụng để lập ước tính kế toán. ¾ Kiểm tra các tính toán liên quan đến ước tính kế toán Kiểm toán viên phải kiểm tra phương pháp tính toán mà đơn vị đã sử dụng để lập - ước tính kế toán liên quan đến báo cáo tài chính. Nội dung, lịch trình và phạm vi các thử nghiệm của kiểm toán viên tùy thuộc vào độ phức tạp của việc tính toán ước tính kế toán, sự đánh giá của kiểm toán viên về các thủ tục và phương pháp mà đơn vị sử dụng để lập ước tính và tính trọng yếu của các ước tính kế toán. ¾ So sánh ước tính kế toán đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của các kỳ đó. Khi đơn vị được kiểm toán đồng ý cho kiểm tra sổ sách kế toán năm tài chính trước, thì kiểm toán viên phải so sánh các ước tính kế toán đã lập trong kỳ kế toán trước với kết quả thực hiện của kỳ kế toán đó, nhằm: + Thu thập bằng chứng về độ tin cậy nói chung đối với phương pháp lập ước tính kế toán của đơn vị; + Xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp ước tính; + Tính toán và đánh giá sự chênh lệch giữa kết quả thực hiện với ước tính kế toán trong kỳ, khi cần thiết phải điều chỉnh hoặc trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. ¾ Xem xét các thủ tục phê duyệt ước tính kế toán của Giám đốc Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị thường soát xét và duyệt các ước tính kế toán quan trọng. Kiểm toán viên phải xem xét việc soát xét và phê duyệt các ước tính kế 10 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp toán quan trọng của các cấp quản lý có thích hợp hay không và điều đó có được thể hiện trong các tài liệu làm cơ sở cho vịêc lập ước tính kế toán chưa. ¾ Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị; Kiểm toán viên có thể tự lập hoặc thu thập một ước tính kế toán độc lập và so sánh kết quả ước tính độc lập đó với ước tính kế toán do đơn vị lập. Khi sử dụng kết quả ước tính độc lập, kiểm toán viên phải đánh giá các dữ liệu, xem xét các giả định và kiểm tra các thủ tục tính toán được sử dụng trong quá trình lập ước tính kế toán. Kiểm toán viên cũng có thể so sánh các ước tính với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước đó. ¾ Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm toán để xác nhận các ước tính kế toán độc lập. Các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm toán có thể cung cấp các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến việc lập các ước tính kế toán của đơn vị được kiểm toán. Việc kiểm toán viên soát xét các nghiệp vụ và sự kiện trên có thể giúp họ giảm bớt hoặc thậm chí không phải thực hiện việc soát xét và kiểm tra quá trình lập ước tính kế toán của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế toán. 2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Theo VSA 540 : Kiểm toán viên cần đánh giá lại kết quả của các thủ tục kiểm toán : Kiểm toán viên phải đánh giá lại lần cuối cùng tính hợp lý của các ước tính kế toán dựa vào những hiểu biết của mình về đơn vị và tính nhất quán của các ước tính kế toán với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên phải xác định các nghiệp vụ trọng yếu xảy ra sau ngày kết thúc năm tài chính có ảnh hưởng đến các dữ liệu và giả định đã sử dụng để lập ước tính kế toán. Do tính không chắc chắn vốn có trong các ước tính kế toán nên việc đánh giá các chênh lệch, khác biệt khi kiểm toán các ước tính kế toán là khó hơn so với khi thực hiện kiểm toán những chỉ tiêu khác. Khi có sự chênh lệch giữa giá trị ước tính của kiểm toán viên với giá trị ước tính trong báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem sự chênh lệch này có cần điều chỉnh hay không. Nếu sự chênh lệch này là hợp lý hoặc không trọng yếu thì không cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên xét thấy sự chênh lệch này không hợp lý hoặc làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì có thể yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các ước tính kế toán có liên quan. Nếu đơn vị từ chối điều chỉnh lại thì sự chênh lệch đó sẽ được coi là 11 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp một sai sót và sẽ được xem xét cùng với các sai sót khác để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính có trọng yếu hay không. Trường hợp từng khoản chênh lệch của các ước tính kế toán riêng lẻ được coi là chấp nhận nhưng nếu kết hợp các chênh lệch này lại sẽ tạo ra ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải đánh giá lại toàn bộ các ước tính đó trong một tổng thể thống nhất. Ngoài ra, kiểm toán viên cần lưu ý và thực hiện thêm một số vấn đề sau : - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC - Trao đổi với Công ty những vấn đề cần xem xét và các bút toán bổ sung, điều chỉnh. - Tổng hợp và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo, trình bày ý kiến của kiểm toán viên về mức độ trung thực hợp lý của BCTC. - Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức sau khi nhận được phúc đáp của Ban giám đốc về dự thảo Báo cáo kiểm toán. - Phát hành thư quản lý ghi nhận những vấn đề còn tồn tại của Công ty về hệ thống kiểm soát và quản lý mà khách hàng cần quan tâm. 2.3 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN MỤC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 2.3.1 Khoản mục dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 2.3.1.1 Tìm hiểu các quy định về kế toán: Đầu tư ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có giá trị (trái phiếu, tín phiếu...) hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá một năm như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng.. Ước tính khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn: Là phần giá trị dự tính bị giảm giá của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn nhằm ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn chỉ được ghi vào cuối niên độ kế toán khi lập báo cáo tài chính nếu có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn. Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn phải được tính cho từng loại chứng khoán ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ. 12 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
- Khóa luận tốt nghiệp Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau: Mức DP giảm Số lượng CK bị Giá CK hạch toán Giá CK thực tế giá đầu tư = giảm giá tại thời x trên sổ kế toán _ trên thị trường ngắn hạn điểm lập BCTC ¾ Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng. ¾ Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau: + Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng. + Đối với các công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng. Lưu ý: - Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. 2.3.1.2 Thủ tục kiểm toán: Căn cứ vào các quy định kế toán trên, kiểm toán viên thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán sau: 13 SVTH: Hứa Siếc Lin GVHD: Ngô Ngọc Linh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình phục vụ tại nhà hàng Saigon café – Sheraton hotel & towers
89 p | 1687 | 410
-
Hướng dẫn trình bày: Khóa luận tốt nghiệp đại học
9 p | 1494 | 374
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm thị trấn Phát Diệm - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009-2020
84 p | 970 | 367
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đường biển tại Công ty TNHH Viên Thành
56 p | 1572 | 129
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bách khoa - thực trạng và giải pháp hoàn thiện
112 p | 790 | 100
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chu trình mua và nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi G&H
92 p | 1244 | 92
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
85 p | 759 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán An Phát
105 p | 401 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long – T.D.K
137 p | 256 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty Kiểm toán DTL
98 p | 181 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế
97 p | 123 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình phát hiện listeria monocytogenes trong thủy hải sản đông lạnh
36 p | 117 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Thế hệ mới NMS
64 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình phát hiện listeria trong thủy sản đông lạnh
36 p | 108 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hợp Tác Kinh Tế Đại Việt
68 p | 29 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
113 p | 15 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt
114 p | 4 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty TNHH Isaura Kim Yến
102 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn