intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

171
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ nhằm trình bày khái niệm, đặc điểm loại hình, các quy định về trung gian thương mại. Đánh giá thực trạng sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả trugn gian thương mại trogn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Koa Kỳ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀO HOA KỲ Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện Lớp: Anh 5 Khóa: K42B Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Ph¹m Duy Liªn HÀ NỘI 2007
  2. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phạm Duy Liên đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bản Khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương đã giúo đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đang công tác tại Tổng cục Hải quan,Tổng cục Thống kê, các anh chị, các bạn đang công tác tại Công ty TNHH Nhật Thắng đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình làm nghiên cứu, thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn lớn nhất tới gia đình, tới mẹ, tới các anh chị, các em. Cảm ơn mẹ vì tất cả cho hôm nay! Hà nội, ngày 02 tháng 10 năm 2007 Nguyễn Thị Luyện
  3. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ MỤC LỤC Danh mục bảng biểu và hình vẽ Danh mục thuật ngữ viết tắt Lời mở đầu 1 Chương 1. Khái quát về trung gian thương mại 3 I. Sự ra đời và phát triển của trung gian thương mại 3 II. Vai trò của trung gian trong thương mại quốc tế 6 1. Vai trò của trung gian thương mại trong nền kinh tế 6 2. Trung gian thương mại đối với người xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa 7 2.1. Đối với người xuất khẩu hàng hóa 7 2.2. Đối với người nhập khẩu hàng hóa 7 2.3. Trung gian thương mại với các ngành dịch vụ 7 III. Trung gian thương mại theo Luật Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ 8 1. Các loại hình trung gian thương mại 8 1.1. Theo Luật Thương mại Việt Nam 8 1.1.1. Đại diện cho thương nhân (Represent the Deales) 8 1.1.2. Môi giới thương mại (Broker) 9 1.1.3. Uỷ thác mua bán hàng hoá 11 1.1.4. Đại lý (Agent) 12 1.2. Theo Bộ Luật Thương mại Hoa Kỳ 19 2. Điều kiện để trở thành trung gian thương mại 20 IV. Các hình thức trung gian thương mại trên thế giới 22 1. Môi giới (Broker) 22 2. Đại lý (Agent) 22 2.1. Phân theo quyền của người đại lý 22 2.2. Phân theo nghiệp vụ 23 2.3. Phân theo tính chất của mối quan hệ 23 2.4. Nhà phân phối (Distributor) 24 2.5. Nhượng quyền thương mại (Franchising) 24 V. Các loại hợp đồng trung gian thương mại chính 27 1. Hợp đồng môi giới 27 2. Hợp đồng đại lý 29 3. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu 31 NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp i
  4. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ 4. Hợp đồng với nhà phân phối 34 5. Hợp đồng nhượng quyền thương mại 36 Chương 2. Thực trạng sử dụng trung gian thương mại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ 37 I. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời gian qua 37 1. Khái quát về tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 37 1.1. Đặc điểm của ngành thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế thị trường 37 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ những năm vừa qua 39 1.3. Thị trường truyền thống và thị trường mục tiêu cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 42 1.4. Những vấn đề còn tồn tại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 44 1.4.1. Vấn đề giá cả và mẫu mã sản phẩm 44 1.4.2. Vấn đề thương hiệu và vấn đề bản quyền 46 1.4.3. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chưa được đầu tư xứng đáng 48 2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ 50 2.1. Lịch sử quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 50 2.2. Những thông tin về thị trường Hoa Kỳ 51 2.2.1. Hệ thống thị trường Hoa Kỳ 51 2.2.2. Bán hàng cho các nguồn trung gian đặt hàng (Sourcing Person) 53 2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa 54 Kỳ trong thời gian qua 2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 54 vào Hoa Kỳ trong những năm vừa qua 2.3.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt 57 Nam vào Hoa Kỳ II. Thực trạng sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu 60 hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ thời gian qua 1. Tình hình sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu 60 NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp ii
  5. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ 1.1. Đánh giá chung 60 1.2. Sử dụng môi giới trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 61 1.3. Tình hình sử dụng đại lý trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ 64 1.3.1. Trong lĩnh vực giao nhận, vận tải 64 1.3.2. Khai thuê hải quan 66 1.4. Sử dụng hình thức uỷ thác 68 2. Những khó khăn, tồn tại trong việc lựa chọn và sử dụng trung gian thương mại 70 2.1. Khó khăn trong việc lựa chọn, sử dụng trung gian thương mại 70 2.2. Khó khăn trong khi làm trung gian thương mại cho nước ngoài 70 2.3. Quản lý hoạt động của trung gian thương mại 71 III. Những bất cập trong việc tổ chức và quản lý hoạt động của trung gian thương mại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào 72 Hoa Kỳ 1. Mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp làm trung gian thương mại 72 1.1. Khả năng thích ứng về nguồn vốn 72 1.2. Khả năng thích ứng về lao động 72 1.3. Khả năng thích ứng về kỹ thuật 73 1.4. Các khó khăn của các doanh nghiệp trung gian thương mại 73 1.4.1. Những tồn tại về mặt chủ quan của doanh nghiệp 74 1.4.2. Những tồn tại về mặt khách quan 77 2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh 78 2.1. Các văn bản hướng dẫn còn chưa đồng bộ 78 2.2. Chưa hình thành hệ thống đăng ký kinh doanh thống nhất từ Trung ương đến địa phương 79 2.3. Quản lý hoạt động của trung gian thương mại ở Việt Nam 79 Chương 3. Các giải pháp nhằm sử dụng một cách hiệu quả trung gian NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp iii
  6. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ 80 I. Nhu cầu sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ 80 công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời gian tới 1. Phương hướng phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những 80 lĩnh vực có liên quan đến năm 2010 2. Dự báo xu hướng sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ 81 2.1. Sự phân công lao động xã hội ngày một diễn ra sâu rộng hơn 82 2.2. Do tự do hóa thương mại nên ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ 82 nghệ 2.3. Chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ làm cho thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng mở rộng hơn 82 II. Các giải pháp nhằm sử dụng một cách hiệu quả trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ trong thời gian tới 84 1. Giải pháp về phía Nhà nước 84 1.1. Hoàn thiện các qui định về trung gian thương mại trong luật Việt 84 Nam 1.2. Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin về trung gian thương mại 85 ở Việt Nam 2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp 90 2.1. Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến trung gian thương 90 mại và thị trường Hoa Kỳ 2.2. Đẩy mạnh công tác Marketing 90 2.3. Lựa chọn trung gian thương mại trong hoạt động kinh doanh 91 2.4. Thiết lập hợp đồng chặt chẽ với các tổ chức trung gian 93 2.5. Đào tạo cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn về các lĩnh vực kinh 94 doanh có liên quan Kết luận 95 Tài liệu tham khảo 96 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp iv
  7. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ HÌNH VẼ Mô hình 1. Mua bán qua đại lý 14 Mô hình 2. Sơ đồ mua bán qua đại lý bao tiêu 14 Mô hình 3. Sơ đồ mua bán qua tổng đại lý 15 Mô hình 4. Sơ đồ quan hệ giữa các bên trong giao nhận 17 B¶ng biÓu Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và tỷ trọng trong tổng 40 kim ngạch xuất khẩu cả nước những năm vừa qua Bảng 2. Tỷ trọng và tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu của 41 hàng thủ công mỹ nghệ chín tháng đầu năm 2007 Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam vào Hoa Kỳ 55 những năm vừa qua Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng TCMN chủ yếu của Việt 55 Nam sang Hoa Kỳ qua các năm B¶ng 5. So s¸nh kim ng¹ch xuÊt khÈu mét sè mÆt hµng TCMN ViÖt Nam 56 xuÊt khÈu sang Hoa Kú vµ NhËt B¶n qua c¸c n¨m B¶ng 6. T×nh h×nh xuÊt khÈu hµng thñ c«ng mü nghÖ vµo Hoa Kú 63 qua c¸c ph-¬ng thøc ë C«ng ty TNHH NhËt Th¾ng B¶ng 7. Tû träng kim ng¹ch xuÊt khÈu ñy th¸c hµng TCMN trong tæng kim 68 ng¹ch xuÊt khÈu TCMN vµo Hoa Kú nh÷ng n¨m võa qua B¶ng 8. T×nh h×nh xuÊt khÈu hµng TCMN vµo Hoa Kú qua c¸c ph-¬ng thøc 69 ë Artexport Hµ Néi B¶ng 9. Dù b¸o c¬ cÊu thÞ tr-êng xuÊt khÈu hµng thñ c«ng mü nghÖ 81 ViÖt Nam ®Õn n¨m 2010 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp v
  8. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ FIATA International Federation of Freight Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận Forwarder quốc tế UNESCO United Nations Educational, Uỷ ban Liên hợp quốc về Xã hội và Scientific and Cultural Kinh tế Organization UNCTAD United Nations Conference on Uỷ ban Liên hợp quốc về thương Trade and Development mại và phát triển ESCAP Economic and Social Commission Uỷ ban xã hội và kinh tế Châu Á - for the Asia - Pacific Thái Bình Dương NCBFA National Customs Brokers and Hiệp hội dịch vụ thủ tục hải quan Forwarders Association và giao nhận Hoa Kỳ IFCBA International Federation of Liên đoàn quốc tế các hiệp hội Customs Brokers Associations những người kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế EU Europian Union Liên minh Châu Âu VIFFAS Vietnam Freight Forwarders Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Association Nam MTO Multimodal Transport Operator Tổ chức vận tải đa phương thức GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội SME Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu KN Kim ngạch NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp vi
  9. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hƣớng về xuất khẩu là con đƣờng đúng đắn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc lựa chọn. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Nhà nƣớc ta luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế xã hội. Do kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nên xuất khẩu những sản phẩm thủ công nghiệp đã trở thành mục tiêu quan trọng, vừa có ý nghĩa thúc đẩy xuất khẩu, tăng trƣởng kinh tế, vừa giải quyết nhiều việc làm trong xã hội và khai thác đƣợc tài nguyên cũng nhƣ nguồn lao động của đất nƣớc. Việt Nam đã vận dụng tối đa lợi thế của mình trong quá trình giao thƣơng với nƣớc ngoài. Cùng với các mặt hàng thế mạnh nhƣ nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép… các mặt hàng truyền thống đang đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc và Chính phủ, đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Việt Nam đƣợc xem là “mỏ vàng” của ngành thủ công mỹ nghệ thế giới. Tuy nhiên, lƣợng hàng xuất khẩu còn rất hạn chế so với nhu cầu thế giới và chƣa xứng với tiềm năng của ngành. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất hầu nhƣ không tham gia xuất khẩu trực tiếp nên không nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng. Việc xuất khẩu chủ yếu thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc. Đôi khi các doanh nghiệp này do qui mô nhỏ và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên việc xuất khẩu phải tiến hành thông qua các trung gian thƣơng mại. Hoa Kỳ là một trong ba thị trƣờng mục tiêu chính của ngành thủ công mỹ nghệ. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của thị trƣờng này là rất lớn. Dự báo trong những năm sắp tới, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ còn tăng mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và vào Hoa Kỳ nói riêng đã từng sử dụng các dịch vụ của ngƣời trung gian thƣơng mại nhƣng không ít các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp còn chƣa hiểu đúng và chƣa biết sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 1
  10. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ Trên cơ sở nhận định chung về tình hình thực tiễn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, em lựa chọn vấn đề: “Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về một loại hình xuất nhập khẩu chủ đạo, từ đó đóng góp một phần nhỏ vào chiến lƣợc nâng cao hiệu quả xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ, đƣa xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ nói riêng và thực tiễn sử dụng trung gian thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nói trên. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng kết hợp các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, diễn giải, phƣơng pháp tiếp cận thực tiễn và một số phƣơng pháp khác. 4. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Hệ thống hoá các khái niệm, đặc điểm, loại hình, các qui định về trung gian thƣơng mại. - Đánh giá thực trạng sử dụng trung gian thƣơng mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian qua. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả trung gian thƣơng mại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng. Chương 1: Khái quát về trung gian thương mại Chương 2: Thực trạng sử dụng trung gian thương mại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ. NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 2
  11. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ Chương 3: Các giải pháp nhằm sử dụng một cách có hiệu quả trung gian thương mại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ. NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 3
  12. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG GIAN THƢƠNG MẠI I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG GIAN THƢƠNG MẠI Từ rất lâu, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của con ngƣời đã có sự tham gia của các trung gian thƣơng mại. Từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chúng ta đã thấy sự hiện diện của trung gian trong các buổi bán đấu giá nô lệ. Trong thời kỳ phong kiến, ngƣời môi giới đã xuất hiện trong cả mối quan hệ giữa vua chúa và các thƣơng gia, nhƣ đƣợc mô tả trong truyện “Ngàn lẻ một đêm”. Đến giai đoạn tƣ bản chủ nghĩa phát triển, đội ngũ các nhà trung gian thƣơng mại đã phát triển ở một tầm cao mới. Họ thành lập công ty, hiệp hội, tập đoàn… với hình thức tổ chức chặt chẽ hơn. Ngày nay chúng ta có thể thấy họ xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội loài ngƣời từ môi giới nhà đất, môi giới việc làm đến môi giới các loại hàng hoá, cả hữu hình và vô hình. Giao nhận vận tải và bảo hiểm là hai lĩnh vực, hai cột mốc quan trọng trong sự ra đời và phát triển của trung gian thƣơng mại. Trong lĩnh vực giao nhận vận tải, những ngƣời trung gian hoạt động rất mạnh. Họ thành lập nên các Hãng, các Hiệp hội. Ngay từ những năm 1522, hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở Badiley (Thụy Sĩ) với tên gọi là E.Vasnai. Hãng này kinh doanh cả vận tải lẫn giao nhận với phí thu rất cao, khoảng 1/3 giá trị của hàng hoá. Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận đƣợc tách ra khỏi vận tải và buôn bán, dần dần trở thành một ngành kinh doanh độc lập. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đời các Hiệp hội giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nƣớc. Trên phạm vi quốc tế hình thành các Liên đoàn giao nhận nhƣ: Liên đoàn những ngƣời giao nhận Bỉ, Hà Lan, Mỹ… Đặc biệt, vào ngày 31/5/1926 tại Viên - thủ đô của nƣớc Áo, “Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế” - FIATA (International Federation of Freight Forwarder Association) ra đời, có sự tham gia của 19 Hiệp hội quốc gia của những NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 4
  13. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ ngƣời giao nhận. FIATA là một tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất trên thế giới. Cái tên đó vẫn đƣợc giữ cho tới nay. Hiện nay trụ sở của FIATA đƣợc chuyển về Zurich, Thụy Sĩ. FIATA là một tổ chức phi chính phủ đang đại diện cho hơn 35000 nhà giao nhận ở hơn 130 quốc gia. Vị trí toàn cầu của tổ chức này đã đƣợc các cơ quan của Liên hợp quốc công nhận nhƣ Uỷ ban Liên hợp quốc về Xã hội và Kinh tế (UNESCO); Uỷ ban Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD); Uỷ ban xã hội và kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP)… Cùng với các tổ chức này, FIATA đã tham gia các vấn đề tƣ vấn cho Liên hợp quốc. FIATA cũng đƣợc các tổ chức quốc tế khác liên quan đến buôn bán và vận tải công nhận nhƣ Hội đồng thƣơng mại quốc tế (ICC). FIATA là một tổ chức giao nhận lớn nhất trên thế giới hiện nay, đƣợc thành lập không nhằm mục đích kinh doanh và lợi nhuận. Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cƣờng lợi ích của ngƣời giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trình đơn giản hoá và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lƣợng dịch vụ của các hội viên, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp với các tổ chức giao nhận, với các chủ hàng và ngƣời chuyên chở. Hiện nay, nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của FIATA. Trong lĩnh vực bảo hiểm, những ngƣời môi giới cũng hoạt động rất mạnh mẽ. Bảo hiểm hàng hoá xuất hiện đầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ 17. Các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm London đã trở thành quen thuộc và đƣợc áp dụng rộng rãi trên thị trƣờng bảo hiểm thế giới. Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức và cá nhân hết sức phong phú, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đa dạng các sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng. Ngƣời có nhu cầu bảo hiểm đặc biệt là các tổ chức kinh tế lớn, mặc dù luôn nhận đƣợc các thông tin về các doanh nghiệp bảo hiểm, nhƣng họ không thể đánh giá khả năng của nhiều doanh nghiệp có chung một loại bảo hiểm NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 5
  14. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ để lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm tốt hơn hoặc những sản phẩm có điều kiện bảo hiểm rộng hơn và mức phí rẻ hơn, phù hợp hơn. Chính vì vậy đã xuất hiện các nhà môi giới bảo hiểm. Tổ chức môi giới bảo hiểm ra đời, đại diện cho quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm để lựa chọn, thu xếp và ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm. Để tiến hành hoạt động môi giới bảo hiểm, đòi hỏi phải có kiến thức và quy mô hoạt động nhất định và phải có trách nhiệm nghề nghiệp. Ngƣời môi giới bảo hiểm phải phân tích để cung cấp cho ngƣời tham gia bảo hiểm những phƣơng án bảo hiểm hiệu quả nhất. Sau khi hợp đồng bảo hiểm đƣợc ký kết, ngƣời đƣợc bảo hiểm còn có thể uỷ thác cho môi giới theo dõi việc thực hiện hợp đồng và đòi ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng các trƣờng hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm gây thiệt hại cho đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Điều 90 luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam qui định nội dung hoạt động của môi giới bảo hiểm bao gồm các công việc nhƣ: Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; tƣ vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Có thể nói, sự ra đời của trung gian thƣơng mại chính là tất yếu lịch sử trong tiến trình phát triển của nền kinh tế Thế giới. Về phần mình, trung gian thƣơng mại cũng tác động mạnh mẽ trở lại, thúc đẩy quá trình phát triển của thƣơng mại Thế giới thông qua những đóng góp to lớn trong sắp xếp, phân công lại lao động xã hội, làm tăng giá trị sản phẩm, thay đổi kênh phân phối, đƣa sản phẩm nhanh chóng đến tay ngƣời tiêu dùng… NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 6
  15. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ II. VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Vai trò của trung gian thƣơng mại trong nền kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu mua bán, giao nhận vận tải, bảo hiểm của các tổ chức và cá nhân hết sức đa dạng. Song hành với nó, nhiều doanh nghiệp giao nhận vận tải, bảo hiểm… đƣa ra một lƣợng lớn các dịch vụ - sản phẩm với nội dung, hình thức và chất lƣợng phong phú ra thị trƣờng. Ngƣời có nhu cầu sử dụng các sản phẩm loại này, đặc biệt là các tổ chức kinh tế lớn mặc dù luôn nhận đƣợc thông tin về các doanh nghiệp cung cấp, nhƣng họ không thể đánh giá đƣợc khả năng của các doanh nghiệp có cùng một loại sản phẩm để lựa chọn doanh nghiệp cung cấp tốt hơn hoặc cùng một loại sản phẩm của những doanh nghiệp có uy tín trên thị trƣờng, tìm đến những sản phẩm có mức phí rẻ hơn, phù hợp hơn. Vì thế, các nhà môi giới, các nhà đại lý buôn bán hàng hóa, dịch vụ xuất hiện và nhanh chóng trở thành ngƣời bạn thân thiết, ngƣời trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng… Với sự phát triển của phân công lao động xã hội, mỗi ngƣời, mỗi doanh nghiệp đều có xu hƣớng tập trung kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà mình có thế mạnh, chi phí thấp, để tối đa hóa lợi nhuận. Sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới cho phép xã hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, tốt hơn. Các ngành này, bản thân chúng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trung gian thƣơng mại là một loại hình kinh doanh xuất hiện sau, do nhu cầu của xã hội. Những ngƣời trung gian xuất hiện trong sản xuất, lƣu thông hàng hóa vừa giải quyết những bế tắc phát sinh, vừa tạo điều kiện cho sản xuất, tiêu dùng phát triển. Mặt khác do chuyên môn hóa nên các nhà trung gian sẽ xây dựng cho mình một hệ thống các mối quan hệ chuyên sâu, thu lƣợm cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu mà các nhà sản xuất, kinh doanh không thể có đƣợc. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thuê tàu chở hàng, những ngƣời môi giới với lợi thế quen biết rộng, họ có thể biết đƣợc các thông tin về tàu, về tuyến đƣờng, mức cƣớc của rất nhiều hãng tàu nên họ có thể dễ dàng lựa chọn cho các chủ hàng một tuyến đƣờng, một con tàu hay các điều khoản trong hợp đồng có lợi nhất cho ngƣời thuê tàu. NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 7
  16. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ Trung gian ra đời đã mang lại cho nền kinh tế nhiều lợi ích to lớn: - Đẩy mạnh phân công lao động xã hội phát triển. - Giảm bớt thời gian, công sức của các nhà sản xuất, kinh doanh trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trƣờng. 2. Trung gian thƣơng mại đối với ngƣời xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa 2.1. Đối với người xuất khẩu hàng hóa - Giảm bớt chi phí nghiên cứu, tìm hiểu, xâm nhập thị trƣờng xuất khẩu, khách hàng. - Có thể sử dụng đƣợc thị trƣờng cùng các dịch vụ trợ giúp, nguồn tài chính của ngƣời trung gian. - Có thể sử dụng đƣợc cơ sở vật chất của ngƣời trung gian trong khi tiêu thụ hàng (kho tàng, hệ thống cửa hàng, hệ thống thông tin, đội ngũ nhân viên bán hàng…) - Có thể giảm bớt đƣợc các rủi ro, rắc rối trong quan hệ với những ngƣời tiêu dùng và các khách hàng trực tiếp trên thị trƣờng. 2.2. Đối với người nhập khẩu hàng hóa - Giảm bớt chi phí nghiên cứu, tìm hiểu, xâm nhập thị trƣờng nhập khẩu, khách hàng. - Có thể sử dụng đƣợc cơ sở vật chất của ngƣời trung gian trong khi nhập hàng (kho tàng, hệ thống cửa hàng, hệ thống thông tin, đội ngũ nhân viên…). - Có thể giảm bớt đƣợc các rủi ro, rắc rối trong quan hệ với những ngƣời bán và các khách hàng trực tiếp trên thị trƣờng. 2.3. Trung gian thương mại với các ngành dịch vụ - Nhờ có ngƣời trung gian tập trung cung, cầu về một loại dịch vụ nào đó mà ngƣời kinh doanh có kế hoạch phục vụ tốt hơn. - Các ngành dịch vụ có điều kiện tập trung sức lực, tiền của để xây dựng và phát triển ngành nghề, trang bị các máy móc thiết bị mới, hiện đại hơn. - Các ngành dịch vụ có thể giảm bớt các chi phí quảng cáo… NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 8
  17. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ III. TRUNG GIAN THƢƠNG MẠI THEO LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ HOA KỲ 1. Các loại hình trung gian thƣơng mại 1.1. Theo Luật Thương mại Việt Nam Theo luật Thƣơng mại Việt Nam 2005, các hoạt động trung gian thƣơng mại bao gồm: đại diện cho thƣơng nhân, môi giới thƣơng mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thƣơng mại. 1.1.1. Đại diện cho thƣơng nhân (Represent the Deales) Điều 141 Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”. Hình thức này xuất hiện khi kim ngạch buôn bán chƣa lớn, việc đặt văn phòng đại diện là không có lợi, hay ngƣời giao đại diện gặp rất nhiều khó khăn về mặt nhân sự… Ví dụ, tại thị trƣờng Đông Âu, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ buôn bán, thanh toán… của Việt Nam với các nƣớc trên thị trƣờng này bị trục trặc, nhƣng đây lại là thị trƣờng truyền thống của Việt Nam khi đó. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, máy móc thiết bị đang cần các nguyên liệu, phụ tùng thay thế… Để thiết lập quan hệ buôn bán, các công ty đã sử dụng hình thức lập văn phòng đại diện, chi nhánh hay công ty con. Cách làm này có nhiều lợi thế, nhƣng chi phí sẽ rất lớn: chi phí văn phòng, chi phí đi lại, ăn ở, giao dịch, lƣơng… Các công ty Việt Nam còn có thể cử ngƣời của mình đến các nƣớc sở tại để làm đại diện nhƣng nhiều khi các đại diện này không thông thạo đƣờng xá, ngoại ngữ, không nắm bắt đƣợc tình hình thị trƣờng… cho nên hiệu quả hoạt động rất thấp, nhiều hợp đồng đã bị đổ bể. Để tránh các rủi ro đó, các công ty đã tích cực sử dụng các lƣu học sinh, nghiên cứu sinh, công nhân lao động làm đại diện cho mình. Những ngƣời đại diện này lúc đầu đƣợc công ty trả lƣơng tháng có kèm các chi phí cần thiết cho hoạt động, việc làm này đã dẫn đến việc thua lỗ của nhiều công ty do không kiểm soát đƣợc chi phí. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đại diện, các công ty đã dùng hình thức trả thù lao theo kết quả công việc mà ngƣời đại diện làm đƣợc. Cách NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 9
  18. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ làm này đã góp phần làm cho hình thức đại diện cho thƣơng nhân phát triển, một ngƣời có thể làm đại diện cho nhiều công ty về các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhằm thu đƣợc nhiều thù lao hơn. Khi làm cho công ty nào, họ lấy danh nghĩa của công ty đó. Tuy nhiên, hợp đồng do ngƣời đại diện ký kết với khách hàng sẽ đứng tên của ngƣời giao đại diện, điều này đã làm cho khách hàng thiếu sự tin tƣởng vào tƣ cách pháp lý của đối tác. Nhiều hợp đồng đã đƣợc ký kết với những thƣơng nhân không có khả năng thanh toán hay độ tín nhiệm thấp trong những những năm qua giữa các công ty Việt Nam với các khách hàng nƣớc ngoài là những ví dụ minh chứng. 1.1.2. Môi giới thƣơng mại (Broker) *. Khái niệm Môi giới trong thƣơng mại đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội loài ngƣời, kể từ khi có sự phân công lao động xã hội. Lĩnh vực hoạt động của ngƣời môi giới rất rộng, từ việc chắp nối giữa các bên trong việc tìm hiểu khách hàng đến giao nhận vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, vay vốn… Khái niệm về môi giới thƣơng mại có thể có những điểm khác nhau, nhƣng tựu chung lại chúng vẫn có những nét chung giống nhau. Theo Điều 150, Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 qui định: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. Trong khái niệm trên, Luật Thƣơng mại Việt Nam mới chỉ đề cập đến phạm vi hoạt động của ngƣời môi giới là lĩnh vực mua bán hàng hóa và cung ứng các dịch vụ liên quan đến việc mua bán hàng hóa, nhƣ mua bán ở Sở giao dịch, tìm khách hàng… còn các dịch vụ khác có liên quan nhƣ thuê tàu, mua bảo hiểm, giao nhận, làm thủ tục hải quan… lại đƣợc đề cập đến trong các đạo luật khác nhƣ: Luật Hải quan, Luật Hàng hải, Luật Bảo hiểm… Trong lĩnh vực hàng hải, Điều 166 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 qui định: “Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng cho thuê tàu, hợp NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 10
  19. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ đồng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác có liên quan đến hợp đồng hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải”. Qua khái niệm trên, chúng ta có thể hình dung đƣợc lĩnh vực hoạt động của ngƣời môi giới. Khái niệm này về mặt câu từ có khác so với Luật Thƣơng mại 2005 nhƣng về cơ bản đã khắc họa đƣợc bản chất và công việc của ngƣời môi giới. Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam năm 2000 cũng đã nêu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp hoạt động môi giới theo qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các qui định của pháp luật có liên quan. Mặc dù làm tƣ vấn và bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tham gia bảo hiểm, nhƣng môi giới bảo hiểm lại nhận hoa hồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm. Tập quán bảo hiểm và Luật bảo hiểm của các nƣớc trên thế giới, khi đề cập đến hoạt động môi giới đều qui định vấn đề này. Khoản 1 Điều 91 Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam qui định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm”. Để tránh việc môi giới sử dụng sức ép buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải chấp nhận dịch vụ xấu, phạm vi bảo hiểm rộng và phí bảo hiểm thấp, Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính Phủ qui định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính”. Điều 92 Luật Kinh doanh Bảo hiểm qui định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam”. Ở Việt Nam hiện nay đang còn nhiều cách hiểu về môi giới tuỳ theo ngành nghề và điều đó cũng có thể dẫn đến việc vận dụng giải thích về cùng một vấn đề chung trong hoạt động thƣơng mại sẽ có khác nhau. Vì vậy, trong Điều 4 Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 qui định: “- Hoạt động thương mại phải tuân thủ Luật Thương mại và pháp luật có liên quan - Hoạt động thương mại đặc thù được qui định trong luật khác thì áp dụng qui định của luật đó”. NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 11
  20. Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ Nhƣ vậy, có thể thấy khái niệm đƣợc đƣa ra trong Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 là tiêu biểu hơn cả. *. Môi giới thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau: - Quan hệ giữa người uỷ thác và môi giới là quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn. Đặc điểm này là do tính chất công việc của ngƣời môi giới. Họ chỉ là cầu nối giữa hai bên mua và bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ. Mỗi một ngƣời môi giới chủ yếu hoạt động trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định, nay họ làm với ngƣời này mai với ngƣời khác và cũng chỉ trong những trƣờng hợp, hoàn cảnh nhất định mà thôi. Ví dụ, do không có thời gian hoặc do khan hiếm tàu, ngƣời xuất nhập khẩu có thể nhờ ngƣời môi giới chỉ dẫn thuê phƣơng tiện chuyên chở hàng hoá, nhƣng trong lúc khác dịch vụ đó lại không cần thiết, họ có thể tự mình lo liệu đƣợc. - Người môi giới không đại diện cho quyền lợi của một bên nào. Ngƣời môi giới là một trung gian đơn thuần giữa hai bên mua và bán, cho nên họ không đại diện cho quyền lợi của ai. Ngƣời môi giới không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của ngƣời đƣợc môi giới, nhƣng ngƣời môi giới phải chịu trách nhiệm về tƣ cách pháp lý của các bên đƣợc môi giới. - Người môi giới không tham gia việc thực hiện hợp đồng giữa các bên trừ khi được bên môi giới cho phép bằng giấy uỷ quyền. Ngƣời môi giới trong lĩnh vực hàng hải có thể tham gia vào việc giao nhận hàng, làm thủ tục hải quan. Ngƣời môi giới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá cũng có thể thay mặt chủ hàng thu tiền hàng… nhƣng nói chung những công việc nhƣ trên là không nhiều. 1.1.3. Uỷ thác mua bán hàng hoá Theo Điều 155, Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác”. NguyÔn ThÞ LuyÖn - Anh5 K42B Khãa luËn tèt nghiÖp 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0