Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ma Đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 12
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ma Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện với mục tiêu nhằm tập hợp những truyện kể dân gian mang yếu tố ma thuật đã và đang tồn tại trong dân gian ở vùng đất Nam Bộ thời kì mở cõi. Đồng thời, tìm ra được những nét riêng, nét độc đáo, đặc trưng riêng của mảng truyện mang yếu tố ma thuật này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ma Đồng bằng sông Cửu Long
- 1234579 671 6
- 12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN LÊ VĂN PHỤNG TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC Hậu Giang – Năm 2014
- 1234579 671 6
- 12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS.TRẦN VĂN NAM LÊ VĂN PHỤNG MSSV: 1056010058 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3 Hậu Giang – Năm 2014
- LỜI CẢM TẠ Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy, cô Trường Đại học Võ Trường Toản nói chung và Khoa Khoa học Cơ bản nói riêng, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận. Kế đến, xin gửi lời cám ơn đến thầy Trần Văn Nam, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Gửi đến thầy lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất. Sau đó, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy, cô Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ và Thư viện thành phố Cân Thơ, đã tận giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu quan trọng cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn đến người thân, gia đình và bạn bè, đã không ngừng động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận, cũng như trong suốt quá trình tôi học tập. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Văn Phụng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Văn Phụng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU TRANG 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. i 2. Lịch sử vấn đề tài ...........................................................................................ii 3. Mục đích vấn đề ............................................................................................ iv 4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... v 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ v CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN MA VÀ TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN MA.............................................................. 01 1.1.1. Khái niệm truyện ma.............................................................................. 01 1.1.2. Phân loại truyện ma................................................................................ 02 1.2. TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................ 03 1.2.1. Giới thuyết về truyện ma đồng bằng sông Cửu Long ............................ 03 1.2.2. Điều kiện hình thành truyện ma đồng bằng sông Cửu Long ................. 06 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. NHÌN NHẬN THẾ GIỚI MA TRONG THẾ GIỚI HIỆN THỰC........... 13 2.1.1. Nguồn gốc hình thành thế giới ma trong truyện ma .............................. 13 2.1.2. Đặc điểm thế giới ma trong truyện ma................................................... 14 2.1.2.1. Hình dạng bên ngoài ........................................................................... 14 2.1.2.2. Sự tồn tại ............................................................................................. 20 2.1.3. Tốt, xấu khi thế giới ma tồn tại .............................................................. 23 2.2. PHẢN ÁNH VÙNG ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.............. 27 2.2.1. Vùng đất hoang du của thiên nhiên........................................................ 27 2.2.2. Sự giàu có, phong phú về sản vật.......................................................... 29
- 2.3. PHẢN ÁNH TÍN NGƯỠNG CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................................................................................... 30 2.3.1. Hình thức thờ, cúng................................................................................ 30 2.3.2. Đời sống sinh hoạt con người ................................................................ 33 2.3.3. Tính cách, sự nhìn nhận về sự tồn tại thế giới ma ................................. 37 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRUYỆN MA........................................ 40 3.1.1. Cốt truyện............................................................................................... 40 3.1.2. Kết cấu ................................................................................................... 43 3.2. NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN MA ...................................................... 48 3.2.1. Nhân vật ma đội lốt người...................................................................... 48 3.2.2. Nhân vật ma đội lốt vật .......................................................................... 49 3.3. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT .................................. 51 3.3.1. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 51 3.3.2. Không gian nghệ thuật ........................................................................... 54 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cái nhộn nhịp, rộn ràng của cuộc sống, vây quanh là những lo toan về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trong nhịp sống hối hả ấy trong vài phút giây đơn điệu ta vô tình nhìn lại ta lại bắt gặp những hình ảnh vốn thân quen từ lâu lắm. Đó là hình ảnh của những đứa trẻ hồn nhiên, bình thản được chở che bên vòng tay mẹ với những điệu hò, những câu hát ru ngọt ngào, đầm ấm trên chiếc võng đu đưa của những vùng quê mộc mạc: Ầu ơ: “Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập ghìn khó đi” Ầu ơ: “Gió đưa gió đẫy về rẫy ăn còng Về sông ăn cá về đồng ăn cua” Bên cạnh những điệu hò, những câu hát ru ấy, đó là hình ảnh của bọn trẻ ngồi vây quầng bên những người bà, người mẹ với vẻ mặt nôn nao và lặng im để được nghe những câu chuyện kể của cái “ngày xửa, ngày xưa” ấy, những con vật quá đổi tầm thường mà cũng trở nên kì diệu, những con người xấu xí, bình thường cũng trở nên tài ba và dũng cảm. Đó là những truyện cổ tích, truyện về cọp, về sấu,…và đặc biệt nhất là những câu chuyện kể về ma. Những câu chuyện vừa hư hư, thực thực nhưng đã làm say mê biết bao tâm hồn trẻ thơ và tự bao giờ nó đã ghi sâu vào trong kí ức, nó cứ âm ĩ trong biết bao niềm thương và nỗi nhớ, nhớ cái thuở hồn nhiên, bình thản đùa vui cùng lũ bạn đồng trang lứa và nhớ được mẹ yêu thương bên vòng tay ấm áp. Hơn thế nữa, nằm trong hệ thống văn học dân gian Việt Nam thì truyện dân gian giữ một vai trò rất quan trọng, bởi nó chứa đựng khá đầy đủ về triết lí sống, về quan niệm sống của con người. Bên cạnh đó, là truyện dân gian Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Và thật là sự thiếu sót khi đề cập đến truyện dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long mà không nhắc đến những truyện kể về ma, những câu chuyện ngắn gọn đơn sơ nhưng ẩn chứa là cả một bề dày văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ trong những buổi đầu khai hoang mở cõi. i
- “Truyện ma đồng bằng sông Cửu Long” cũng nằm trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy nó cũng mang những đặc trưng riêng của nó và đã lôi cuốn trái tim của biết bao người, nhất là tâm hồn của trẻ thơ. Đặc biệt hơn nữa là những nhà nghiên cứu có sự đam mê và muốn tìm hiểu về thể loại truyện này. Cũng chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Truyện ma đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài nghiên cứu mong rằng có dịp tìm lại kí ức tuổi thơ của mình vốn gần gũi, thân quen mà vô tình tôi đã lạc mất. Và điều đặc biệt hơn nữa, tôi đề tài nghiên cứu này tôi có thể góp phần giữ lại hình ảnh dấu chân của những người đi mở cõi, buổi đầu khai hoang vùng đất Nam Bộ vốn hoang vu nhưng ẩn chứa là cả bề dày nét văn hóa đặc trưng này. 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu về văn học dân gian Nam Bộ nói chung và văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để lưu giữ nét văn hóa cũng như phong tục, tập quán của người Việt ở vùng đất mới, ghi lại những dấu chân người đi mở cõi. Vì vậy, đã có không ít những nhà nghiên cứu tiếp cận nền văn học dân gian Nam Bộ nói chung và văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long nói riêng để tiếp tục lưu giữ nét đẹp văn hóa này. Tuy nhiên, nằm trong hệ thống văn học dân gian Nam Bộ nói chung và văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thì “Truyện ma đồng bằng sông Cửu Long” cũng là một bộ phận trong nền văn học dân gian nhưng chưa được chú trọng quan tâm nhiều. Qua quá trình nghiên cứu có một số tác giả sưu tầm và nghiên cứu như: Về lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu tác phẩm: Truyện dân gian về ma ở đồng bằng sông Cửu Long – Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành văn học Việt Nam của tác giả Đặng Phú Quốc (Đại học Cần Thơ). Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (tập 1) của tác giả Nguyễn Văn Hầu Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (tập 2) của tác giả Nguyễn Văn Hầu Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo của tác giả Nguyễn Phương Thảo. Về phương diện nghiên cứu: ii
- Truyện dân gian về ma ở đồng bằng sông Cửu Long – Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành văn học Việt Nam của tác giả Đặng Phú Quốc: Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về nguồn truyện dân gian về ma ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tác giả đã trình bày khá nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Và công trình này có thể xem là công trình nghiên cứu dành riêng cho truyện dân gian về ma. Trước tiên, tác giả giới thiệu khái quát về miền đất đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện hình thành nên truyện ma trong buổi đầu khai hoang lập nghiệp của người dân Nam Bộ nói chung và người dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cũng như quan niệm của con người về linh hồn và thể xác cùng với sự huyền bí của thiên nhiên. Tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ về nguồn sưu tầm truyện dân gian về ma ở đồng bằng sông Cửu Long và phân loại chúng thành hai nhóm truyện chính: Nhóm truyện ma biến hóa thành con người và nhóm truyện ma biến hóa thành vật. Về nội dung, tác giả nói đến sự huyền bí về sự xuất hiện hồn ma cũng như tác động của hồn ma ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người. Bên cạnh đó, còn thể hiện khát vọng, sức sống mãnh liệt của người dân Nam Bộ, đặc biệt là tính cách của họ trong thời kì đầu đi mở cõi, khát vọng cho hạnh phúc đời tư, đấu tranh cho sự công bằng xã hội. Về nghệ thuật, tác giả xoay quanh xây dựng cốt truyện, nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật. Do đây là công trình nghiên cứu dành truyện cho thể loại truyện dân gian về ma. Cho nên, công trình này đã để lại nguồn tư liệu quý giá cho những thế hệ nối tiếp muốn tìm hiểu thể loại truyện này. Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (tập 1) của tác giả Nguyễn Văn Hầu cũng có đề cập đến truyện ma nhưng chưa đi sâu nghiên cứu từng mảng truyện. Tác giả Nguyễn Văn Hầu viết: “Ở đây những sinh hoạt nhộn nhịp của con người hoàn toàn nhường chỗ cho trầm tịch u vi. Bí mật bao trùm tất cả. Người ta kể nhau nghe chuyện ma vật lộn với người, ma hiện hình về bắt người giữa ban ngày, ma lai rút ruột, ma chó, ma heo rượt đuổi người để cướp lấy thức ăn và ám ảnh tinh thần con người nhất là những thứ vong cô, vong trầm nịch, con ranh, con lộn với những thứ ôn binh, đai càn, thượng động cố hỉ, ngũ vị chàng năm thường vãng lai về xóm bắt iii
- hồn thành bịnh, làm cho người bịnh ẻo lả, xanh xao, mỏi mòn không thiết gì tới cuộc sống,… Thật là đủ thứ chuyện ma quỷ! Ma sống lẫn lộn với người. Người có nơi ít hơn là ma” [7;tr.151]. Tuy tác giả không đi sâu vào nghiên cứu từng mảng truyện, nhất là mảng truyện ma. Nhưng tác giả đã để lại vốn tài liệu quý báu trong nền văn học dân gian Nam Bộ và khơi nguồn cho sự sáng tạo của các thế hệ mai sau có thể tìm hiểu vùng đất mà họ đang sinh sống, vùng đất Nam Bộ có nhiều tiềm năng về nét đặc trưng văn hóa, cũng như phong tục, tín ngưỡng của người dân Nam Bộ. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi có ba truyện nói về ma. Đó là: con ma báo thù, người học trò với ba con quỷ, người lấy ma. Theo tác giả Nguyễn Phương Thảo trong Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo thì ba truyện này được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả Nguyễn Phương Thảo viết: “Phải chăng phản ánh một thực tế: đồng bằng sông Cửu Long thuở người Việt khai phá còn hoang du hiểm trở. Thiên nhiên huyền bí ấy phản ánh vào tâm thức con người, hóa thành ma trong lời kể dân gian. Các truyện về ma của truyện dân gian Nam Bộ đến nay chưa gom góp được nhiều, nhưng mấy truyện ma mà ông Nguyễn Đổng Chi công bố trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của ông đều là truyện dân gian Nam Bộ”[24;tr.79]. 3. Mục đích vấn đề Khi nghiên cứu đề tài này. Trước hết, chúng tôi mong muốn có một cái nhìn khái quát và toàn diện về hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói chung và truyện dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Mục đích của chúng tôi khi tiếp cận đề tài này, là tập hợp những truyện kể dân gian mang yếu tố ma thuật đã và đang tồn tại trong dân gian ở vùng đất Nam Bộ thời kì mở cõi. Từ đó, tìm ra những giá trị của cuộc sống, nét đặc trưng về văn hóa vô hình và hữu hình, tìm hiểu về tính cách, lối sống, cũng như quan niệm của người dân Nam Bộ nói chung và người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng về sự xuất hiện hồn ma, quan niệm về linh hồn và thể xác. Đồng thời, tìm ra được những nét riêng, nét độc đáo, đặc trưng riêng của mảng truyện mang yếu tố ma thuật này. Hơn thế nữa, qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này, chúng tôi còn mong muốn rằng, chúng tôi sẽ phát hiện ra được cái hay, cái lạ, cái huyền bí,...mà đề tài iv
- này mang lại. Đặc biệt, chúng tôi mong rằng qua đề tài này chúng tôi có thể mở rộng thêm sự hiểu biết, thêm nhiều kiến thức bổ ích về cuộc sống, về quan niệm sống, am hiểu về nét đặc trưng văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Việt ở vùng đất Nam Bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi trong đề tài này, là những mẫu chuyện kể mang yếu tố ma thuật đã và đang hiện hữu trong dân gian từ những thế hệ đi trước (những cụ già) và truyền miệng cho đến ngày nay. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu qua những công trình nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu của các tác giả trong mảng truyện mang yếu tố ma thuật ở vùng sông nước Nam Bộ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, đây là đề tài có phạm vi khá hẹp và chưa được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu cũng như có những công trình nghiên cứu dành riêng cho mảng truyện này. Cho nên, đề tài cũng chỉ gói gọn trong những câu chuyện kể đã được những nhà nghiên cứu sưu tầm, biên soạn và giới thiệu trong hệ thống truyên dân gian Nam Bộ và một số ít công trình nghiên cứu biệt lập dành riêng cho mảng truyện này (Truyện dân gian về ma ở đồng bằng sông Cửu Long - Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành văn học Việt Nam của tác giả Đặng Phú Quốc. Vì vậy, ở đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ có thể giới thiệu một số vấn đề về những truyện mang yếu tố ma thuật ở đồng bằng sông Cửu Long, chứ chưa có dịp khảo sát để tìm ra nét dị biệt và tương đồng ở mảng truyện này với mảng truyện khác ở vùng đất Nam Bộ, cũng như so sánh, đối chiếu với những vùng đất khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau đây: Phương pháp thông kê: Đây là phương pháp đầu tiên được chúng tôi chú trọng nhất. Trước tiên, khi nghiên cứu đề tài này, công việc đầu tiên của chúng tôi là sưu tầm, tìm kiếm và chọn lọc những truyện kể dân gian có liên quan đến tài mà chúng tôi nghiên cứu. Sau đó, sắp xếp chúng thành từng mục theo kết cấu tài liệu để tiện cho việc nghiên cứu. v
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp chúng tôi có một cái nhìn khái quát và có hệ thống những truyện kể mang yếu tố ma thuật ở đồng bằng sông Cửu Long mà chúng tôi sưu tầm được. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được xem là quan trọng nhất. Vì ở các công trình nghiên cứu thì không thể thiếu phương pháp này. Phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu phân tích vào vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu từ các tác phẩm dân gian mà chúng tôi tìm được. Từ đó, có cái nhìn tổng quan và cụ thể vấn đề mà mình nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc điểm khách quan tất yếu do mảng truyện này mang lại. Sau đó, tổng hợp lại tất cả những yếu tố, những đặc điểm đặc sắc và điểm tiêu biểu nhất của toàn bộ hệ thống của mảng truyện này từ mối liên hệ đơn gian đến phức tạp. Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, giúp chúng tôi tìm ra mối liên hệ xa gần, tương đồng hay dị biệt của một số kiểu truyện quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu. Những phương pháp trên là những phương pháp hữu hiệu giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Có cái nhìn từ khách quan đến chủ quan, từ khái quát đến cụ thể của vấn đề. Để có kết luận rõ ràng hơn về đề tài nghiên cứu trong kho tàng văn học dân gian nói chung và văn học dân gian Nam Bộ nói riêng. vi
- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TRUYỆN MA VÀ TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN MA 1.1.1. Khái niệm về truyện ma Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Ma là một khái niệm trừu tượng, một phần phi vật chất của một người đã chết (hay hiếm hơn là một động vật đã chết). Kinh sách định nghĩa từ Ma (Mâra) là “Quỷ xứ cám dỗ”, một thứ “Quỷ tinh ranh” tượng trưng cho xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của một hành giả. Đêm bướm ma – Tuyển tập truyện ma Việt Nam của Ngô Tự Lập – Lưu Minh Sơn (tuyển chọn và giới thiệu) thì Ngô Tự Lập viết: “Định nghĩa truyện ma hóa ra chẳng đơn giản chút nào – có lẽ những gì liên quan đến ma đều ma cả? Dù sao không thể trốn tránh. Trước hết chúng tôi quy ước phân biệt truyện ma – chỉ những sáng tác văn học chuyện nghiệp, hay còn gọi là văn học bác học – với chuyện ma – mang tính dân gian, thường là truyền miệng. Về lý thuyết, việc này tương đối dễ, nhưng trên thực tế thì trong văn học, nhất là văn học phương Đông, nhiều truyện ma được xây dựng trên cơ sở những câu chuyện dân gian. Vì thế ranh giới giữa chúng nhiều khi hết sức mập mờ”[12;tr.5]. Truyện dân gian về ma ở đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Đặng Phú Quốc định nghĩa về truyện ma như sau: Truyện ma là những câu chuyện kể dân gian có nhân vật chính là ma. Nhân vật ma do hồn người chết bất đắc kì tử hoặc là một siêu linh vô hình, cũng có khi là hồn của loài động vật nào đó. Với đề tài này, từ những giả thuyết, định nghĩa của một số tác giả đã giới thiệu nói trên, cùng với nhu cầu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Chúng tôi dựa theo những quan điểm đó để tạm thời đưa ra định nghĩa về truyện ma như sau: Truyện ma là những câu chuyện kể dân gian về ma, có nhân vật chính là ma. Nhân vật ma có thể là hồn của một người đã chết bất đắc kì tử (hay hiếm hơn là hòn của một động vật nào đó đã chết). Bằng những yếu tố của nghệ thuật, các tác 1
- giả đã xây dựng nên những cốt truyện ma đầy huyền bí và hấp dẫn, dựa trên cơ sở hiện thực và thêm yếu tố kì ảo để thu hút người đọc. 1.1.2. Phân loại truyện ma Có thể nói rằng, việc phân loại truyên ma còn khá mơ hồ. Vì có rất ít công trình nghiên cứu dành riêng cho mảng truyện này. Bên cạnh đó, về mặt thể loại truyền ma chưa mang tầm vóc lớn, phần lớn là mẫu truyện truyền miệng hay những tác phẩm được sưu tầm và giới thiệu của một số ít tác giả. Và nằm trong hệ thống văn học dân gian truyện ma vẫn chưa được đề cập đến nhiều, thậm chí là chưa đề cập đến. Cho nên, việc phân loại truyện ma là công việc khá khó khăn. Với đề tài này, chúng tôi phân loại truyên ma chủ yếu dựa theo những công trình nghiên cứu của các tác giả từng nghiên cứu trước, song song là những mẫu truyện được một số tác giả sưu tầm và giới thiệu. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi có thể phân loại truyện ma thành ba nhóm chính: Nhóm truyện nhân vật ma hóa thân thành hình dạng con người: Về mặt số lượng, nhóm truyện này hầu như bao quát và chiếm số lượng khá lớn. Về mặt nội dung, Nhân vật ma thường hiện thân của những con người bình thường, sống gần gũi với con người. Hiện thân của những cô gái đẹp, những nông dân chân chất, hay là hiện thân của những đứa trẻ hồn nhiên, trong trắng: Cô gái đẹp trong ngôi nhà hoang, Cô gái ma, Người đục bia mộ,…Có khi nhân vật ma hiện thân với hình dạng dị thường: Bóng ma trên cây, Con quỷ đình Phước Thới, Quỷ trên cầu, Nỗi kinh hoàng,... Nhóm truyện nhân vật ma hóa thân thành vật:Ở nhóm truyện này, nhân vật ma thường hóa thân thành những vật cũng rất bình thường, đa phần sống gần gũi, quen thuộc với con người như: ếch, cá, khúc củi, lửa,…Tiêu biểu là những truyện: Soi ếch, Câu cá, Ngọn lửa… Nhóm truyện nhân vật ma vừa là người, vừa là ma: Nhân vật ma mang cơ thể là con người nhưng dựa vào cơ thể người để sinh tồn, hút máu của người để duy trì sự sống : Ma cà rồng (Học viên ma cà rồng),...Song song đó, nhân vật ma là những con người có đời sống sinh hoạt ban ngày rất bình thường, nhưng vào ban đêm lại hóa thành ma đi ăn những phần dở bẩn của con người, rút cả ruột lẫn đầu vào ban đêm: Ma lai,.. 2
- 1.2. TRUYỆN MA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.2.1. Giới thuyết về truyện ma đồng bằng sông Cửu Long Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: “Cho đến nay, ma vẫn là bí ẩn đối với nhân loại, có những câu chuyện hư cấu về ma, nhưng cũng không thể không kết luận được có phải hư cấu hay không. Sự bí ẩn của ma xuất phát từ giới hạn tri thức và hiểu biết của con người (nói chung) và các nhà khoa học (nói riêng)”. Ma, quỷ là những từ thường dùng khá phổ biến khi nói đến những câu chuyện về ma hay về quỷ. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu viết: Ma: Một, Ma quỷ. Các loại làm cho người ta mê muội, làm mất lòng đạo đều gọi là ma cả. Hai, Ham thích cái gì thành nghiện cũng gọi là ma. Ba, Ma chướng. Các loại làm chướng ngại đường tu như ma do tâm sinh, ma chướng tự tâm mà ra. [tr.984] Quỷ: Một, Ma. Người chết gọi là quỷ. Hai, Qủy quái. Người tính âm hiểm gọi là quỷ vực. Ba, Sao Quỷ. Một ngôi sao trong nhị thập bát tú. [tr.982] Từ điển tiếng Việt của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Trâm – Nguyễn Thị Thanh Nga – Nguyễn Thúy Khanh – Phạm Hùng Việt thì ma có ba nghĩa: Thứ nhất, ma: Người đã chết: Thây ma, hồn ma, đi đưa ma, đám ma (lễ tiễn đưa, chôn cất người chết), làm ma (làm đám ma). Thứ hai, ma: Sự hiện hình của người chết, theo mê tín: Sợ ma không dám đi đêm, xấu như ma, bói ra ma quét nhà ra rác. Thứ ba, ma: Người bất kì: Ở đấy có ma nào đâu, chả ma nào biết, nói thế có ma nó tin! (chẳng ai tin)! Cũng với từ điển tiếng Việt thì quỷ có hai nghĩa: Thứ nhất, quỷ: Con vật tưởng tượng ở dưới âm phủ, hình thù kì dị và dữ tợn, hay hiện lên quấy nhễu và làm hại người, theo truyền thuyết: Quỷ tha ma bắt, con quỷ dâm dục. Thứ hai, quỷ: Kẻ tinh nghịch, quái ác hay quấy phá: Đồ quỷ! Quỷ sứ. 3
- Ma quỷ thường dùng chung như là từ kép. Từ điển có liệt kê các loại ma như: Ma cà rồng, ma men, ma trơi, ma xó,…Song song đó, là các loại quỷ: Quỷ sứ, quỷ thần,… Từ điển Bách khoa Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt cũng có liệt kê các loại ma: Ma gà: Thứ ma hay theo những cô gái đẹp (theo quan niệm của dân tộc Tày – Nùng). Ma xó: Thứ ma theo tục người Mường, khi có người chết, đem dựng đứng ở xó nhà, sau thành ma. Ma lai: Thứ người ban đêm hóa ma đi ăn phần người khác, có nhiều truyền thuyết về ma lai rút ruột, đầu,… Ma men: Người say chết thành ma thường hay lôi cuốn người khác say sưa tới chết. Ma cà rồng: Thứ ma thường hay nhập vào đi hút máu người khác. Ma thần vòng: Ma những người thắt cổ chết (sau giục người khác tự tử chết như họ). Ma trành: Ma cọp dữ, thường tìm dẫn cọp bắt ăn người khác để nó được đầu thai… Theo tín ngưỡng dân gian thì định nghĩa về ma: Ma là một siêu linh thường đem lại điều ác cho người, có thể nguồn gốc là một người chết bất đắt kì tử hoặc là một siêu linh vô hình. Khi nhắc đến ma thì người ta lại liên tưởng đến màu “trắng bạc”, “cái bóng lờ mờ”, “nửa trong suốt”, hay “tựa như sương mù”, “đống đen thùi lùi”. Ma không có cơ thể sống như con người. Xã hội của ma theo quan niệm của nhiều người là “âm phủ” còn chỗ ở của ma là cái mộ (sống cái nhà thác cái mồ) vì vậy họ xây dựng nhà mồ rất đẹp có nhiều nghĩa địa khang trang như một thành phố. Nhưng ma cũng có thể sống vương vất ở những nơi tối tăm, vắng vẻ, nơi có liên quan đến họ khi sống. Theo quan điểm của một số người thì chỉ có người có “duyên” với linh hồn đó mới có thể nhìn thấy linh hồn (những người nhẹ bóng vía) hoặc chỉ những 4
- người có khả năng đặc biệt còn gọi là các nhà ngoại cảm là có thể thấy và tương tác với linh hồn hoặc ma. Nhiều người cho rằng ma có khả năng biết tất cả những gì người sống nghĩ, có khả năng biết được các việc đã, đang và sắp xảy ra như kết quả xổ số (số đề) hoặc có khả năng tương tác lên thể xác, lời nói của người sống như hiện tượng lên đồng, tác động lên cảm quan người sống như dắt người sống đi lạc vào bụi, xúi người sống ăn đất mà tưởng ăn bánh hoặc ma có thể tác động lên vật chất như tạo ra tiếng động, rung cây, xô lệch bàn ghế,… Theo tín ngưỡng Trung Quốc, thì ma không có bóng và không phản chiếu lên gương. Ngoài ra, đa số ma rất sợ ánh sáng Mặt Trời và các thánh thần. Một số tôn giáo và nền văn hóa, thì quan niệm con người gồm thể xác (mang tính chất vật chất) và linh hồn (mang tính chất phi vật chất). Khi thể xác chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi là “ma”, “hồn ma”, “quỷ”; nhưng nếu các phần phi vật thể đó tương tác với cõi thực của con người theo tình cảm, theo trách nhiệm được giao của các tôn giáo thì gọi là “hồn”, “linh hồn”, “thánh”, “thần”, “thiên sứ”. Phật giáo gọi linh hồn người mới nhất là hương linh. Và như đã định nghĩa ở trên: Truyện ma là những câu chuyện kể dân gian về ma, có nhân vật chính là ma. Nhân vật ma có thể là hồn của một người đã chết bất đắc kì tử (hay hiếm hơn là hòn của một động vật nào đó đã chết). Bằng những yếu tố của nghệ thuật, các tác giả đã xây dựng nên những cốt truyện ma đầy huyền bí và hấp dẫn, dựa trên cơ sở hiện thực và thêm yếu tố kì ảo để thu hút người đọc. Đồng bằng sông Cửu Long trong buổi đầu khai hoang mở cõi là vùng đất hoang sơ, gắn liền với rừng rậm, đầm lầy, sậy đế, lau lách um tùm,…Đến đây khai hoang mở cõi vùng đất mới để lập nghiệp con người đối mặt với bao nhiêu là nguy hiểm, gian lao, khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc, thú dữ, muỗi mòng, đỉa vắt,..và cùng với bao nhiêu là bệnh tật đang đe dọa tính mạng con người. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng với ý chí và tâm hồn của các lưu dân họ đã đặt chân lên vùng đất mới này. Cho nên, con người va thiên nhiên đã tương tác với nhau, trong cái tư tưởng sống chung với thiên nhiên huyền bí thì những câu chuyện có yếu tố kì bí đã xuất hiện như: truyện cổ tích, truyện thần thoại,… đặc biệt hơn là những 5
- mẩu chuyện về ma đầy sức thu hút và hấp dẫn mà lại huyền bí của vùng đất hoang sơ này. Những câu chuyện đã có sức thu hút kì lạ ấy, đã làm say mê biết bao người nhất là người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung. Họ truyền miệng nhau, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đối tượng này đến đối tượng khác,…và cho đến ngày nay. Vì thế, có thể nói rằng: Truyện ma ở đồng bằng sông Cửu Long là những câu chuyện dân gian về ma. Những câu chuyện vừa hư hư, ảo ảo đã được truyền miệng và lưu truyền từ những thế hệ đi trước (những cụ già, người dân đi mở cõi,…) cho những thế hệ sau ở vùng đất mới, vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. 1.2.2. Điều kiện hình thành truyện ma đồng bằng sông Cửu Long Có thể nói, điều kiện để hình thành nên truyện ma ở đồng bằng sông Cửu Long là phải nói đến sự huyền bí của thiên nhiên và quan niệm của con người ở vùng đất linh thiêng này: Về sự huyền bí của thiên nhiên: Thiên nhiên Nam Bộ trong buổi đầu khai hoang mở cõi, là vùng đất vốn hoang sơ, phủ quanh là rừng rậm, sậy đế um tùm,…Khi con người đặt chân đến đây, họ phải đối mặt với bao gian khổ và nguy hiểm, con người phải chống lại sự rình rập của thú dữ, rắn rết, cá sấu, muỗi mòng,…Cuộc chiến đấu đòi hỏi con người phải có một sức mạnh, có một ý chí và một sự gắn kết chặt chẽ cùng nhau để đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt và huyền bí. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất được xem là vùng đất mới. Mới vì con người mới đặt chân đến vùng đất này, nó mới vì thiên nhiên ở vùng đất vốn hoang sơ này lại kì vĩ và đa dạng. Khi con người vừa đặt chân đến với rừng rậm, sậy đế um tùm, với kênh rạch chằng chịt bao quanh hầu như cả một vùng đất. Và nó mới vì theo bước chân của những người đi mở cõi, khám phá vùng đất với biết bao điều lạ lùng, bí ẩn của thiên nhiên mang lại. Vì vậy ca dao cổ có câu: “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma” Thật vậy, vốn mang tiếng “thiêng”, rừng rậm hoang vu, đồng rộng mênh mông ít khi bị rừng núi che khuất, chắn ngang tầm nhìn. Sông ngòi dày đặt, quanh 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
71 p | 51 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 57 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 87 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 58 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 56 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
87 p | 42 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 p | 33 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin
74 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn