intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng cơ sở học liệu hỗ trợ dạy học hòa nhập cho học sinh khiếm thị một số kiến thức quang hình học – Vật lí 11 (cơ bản)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này xây dựng một cơ sở học liệu phù hợp và tích cực hơn cho HSKT học Quang hình học, nhằm tăng khả năng tiếp thu và giảm bớt những khó khăn, giúp các em nắm rõ kiến thức môn học; đồng thời rút ra những kiến thức bổ ích cho chính bản thân mình, phát triển tư duy, trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng cơ sở học liệu hỗ trợ dạy học hòa nhập cho học sinh khiếm thị một số kiến thức quang hình học – Vật lí 11 (cơ bản)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÍ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ MỘT SỐ KIẾN THỨC QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 11 (CƠ BẢN) SVTH: TẠ HOÀNG ANH KHOA MSSV: K40.102.037 GVHD: TS. NGUYỄN THANH NGA TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
  2. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................ 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 5 7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 6 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................................... 6 7.2. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn .................................................................. 6 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 6 8. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................ 6 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ ..................................................................................................................... 7 1.1. Cơ sở tâm lý học của học sinh khiếm thị học hòa nhập ............................................. 7 1.1.1. Khái niệm Người khiếm thị .................................................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thị .............................................................. 9 1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh khiếm thị học hòa nhập ............................... 13 1.2. Hoạt động dạy học cho học sinh khiếm thị học hòa nhập ........................................ 15 1.2.1. Khái niệm Giáo dục hòa nhập ........................................................................... 15 1.2.2. Hoạt động dạy học hòa nhập............................................................................. 16 1.2.3. Phương pháp dạy học lớp có học sinh khiếm thị học hòa nhập........................ 17 1.2.4. Phương tiện dạy học trong lớp hòa nhập có học sinh khiếm thị ....................... 21 1.3. Cơ sở học liệu hỗ trợ dạy học hòa nhập cho học sinh khiếm thị.............................. 21 1.3.1. Khái niệm học liệu ............................................................................................ 21 1.3.2. Quy trình phát triển học liệu hỗ trợ dạy học hòa nhập cho học sinh khiếm thị 21 1.4. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 22
  3. 1.4.1. Phương tiện dạy học hòa nhập kiến thức Quang hình học – Vật lí 11 ............. 22 1.4.2. Khó khăn của học sinh khiếm thị trong việc học Quang hình học .................... 25 1.4.3. Phương pháp đang được áp dụng trong việc giảng dạy Quang hình học vật lí 11 cho học sinh khiếm thị học hòa nhập ..................................................................... 26 1.4.4. Khảo sát thực trạng sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học kiến thức Quang hình học vật lí 11 cho học sinh khiếm thị tại trường phổ thông .................................. 29 Chương 2. XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ NỘI DUNG KIẾN THỨC QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 11 CƠ BẢN .................................................................................................................................................. 36 2.1. Mục tiêu dạy học kiến thức Quang hình học Vật lí 11 ban cơ bản .......................... 36 2.1.1. Kiến thức............................................................................................................ 36 2.1.2. Kĩ năng .............................................................................................................. 36 2.1.3. Thái độ ............................................................................................................... 37 2.2. Phân tích nội dung kiến thức Quang hình học - Vật lí 11 ban cơ bản ở Trung học phổ thông ......................................................................................................................... 38 2.3. Xây dựng mô hình xúc giác ...................................................................................... 39 2.3.1. Mô hình 1: HỘP MÔ PHỎNG HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG ........... 41 2.3.2. Mô hình 2: HỘP NỔI PHẢN XẠ TOÀN PHẦN ................................................ 49 2.3.3. Mô hình 3: SỢI QUANG ................................................................................... 56 2.3.4. Mô hình 4: ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC TRUYỀN QUA LĂNG KÍNH ..................... 60 2.3.5. Mô hình 5: BẢNG TIA SÁNG TRUYỀN QUA THẤU KÍNH MỎNG TRONG KHÔNG KHÍ ............................................................................................................... 65 2.3.6. Mô hình 6: SỰ TẠO ẢNH CỦA VẬT THẬT QUA THẤU KÍNH HỘI TỤ ........ 73 2.3.7. Mô hình 7: SỰ TẠO ẢNH CỦA VẬT THẬT QUA THẤU KÍNH PHÂN KÌ ...... 78 2.4. Xây dựng sách nói .................................................................................................... 82 2.5. Xây dựng video có lời bình mô tả ............................................................................ 84 2.6. Thiết kế blog hỗ trợ dạy học ..................................................................................... 85 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................................. 87
  4. 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 87 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 87 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 87 3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 87 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 88 3.5.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm ....................................................................... 88 3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm........................................................................... 90 C. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................................................................... 100 1. Kết luận ........................................................................................................................... 100 2. Hướng phát triển ............................................................................................................. 100 D. CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ............................................................................................................... 100 E. TÀI LIÊU THAM KHẢO..................................................................................................... 101
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân loại Người khiếm thị ............................................................................................ 7 Bảng 1.2. Thống kê số lượng HSKT học hòa nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2017 – 2018. .............................................................................................................................................. 8 Bảng 1.3. Nhận xét về hình ảnh minh họa in trong sách giáo khoa hiện hành ........................... 31 Bảng 1.4. Nhận xét video trong dạy học hòa nhập kiến thức Quang hình học - Vật lí 11. ......... 32 Bảng 1.5. Nhận xét về hình nổi trong dạy học hòa nhập kiến thức Quang hình học - Vật lí 11 32 Bảng 2.1. Nội dung cần truyền tải trong cơ sở học liệu .............................................................. 39 Bảng 2.2. Vật liệu thiết kế “Hộp nổi Khúc xạ ánh sáng” ............................................................ 42 Bảng 2.3. Các thẻ chữ Braille trong mô hình mô phỏng hiện tượng khúc xạ ánh sáng giữa 2 môi trường không khí và nước............................................................................................................ 43 Bảng 2.4. Các thẻ chữ Braille trong mô hình mô phỏng hiện tượng khúc xạ ánh sáng giữa 2 môi trường không khí và bán trụ nhựa ............................................................................................... 49 Bảng 2.5. Vật liệu thiết kế “Hộp nổi Phản xạ toàn phần” ........................................................... 50 Bảng 2.6. Các thẻ chữ Braille trong mô hình Hộp nổi Phản xạ toàn phần ................................. 51 Bảng 2.7. Vật liệu thiết kế “Mô hình sợi quang” ........................................................................ 57 Bảng 2.8. Vật liệu thiết kế “Mô hình tia sáng đơn sắc truyền qua lăng kính” ............................ 61 Bảng 2.9. Các thẻ chữ Braille trong mô hình tia sáng đơn sắc truyền qua lăng kính ................. 63 Bảng 2.10. Vật liệu thiết kế “Bảng tia sáng truyền qua thấu kính mỏng đặt trong không khí” .. 66 Bảng 2.11. Thẻ chữ Braille trong mô hình Mô phỏng 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT ................ 69 Bảng 2.12. Thẻ chữ Braille trong mô hình Mô phỏng 3 tia sáng đặc biệt qua TKPK ................ 72 Bảng 2.13. Tính chất ảnh tạo bởi TKHT với vị trí vật thật khác nhau ........................................ 74 Bảng 2.14. Vật liệu thiết kế mô hình “Sự tạo ảnh của vật thật qua TKHT” ............................... 75 Bảng 2.15. Vật liệu thiết kế Mô hình sự tạo ảnh của vật thật qua TKPK ................................... 78 Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá về nội dung sản phẩm mô hình ...................................................... 91 Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá về hình thức sản phẩm mô hình ..................................................... 91 Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá về mức độ hài lòng đối với sản phẩm mô hình .............................. 92 Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá về nội dung sản phẩm sách nói ...................................................... 92 Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá về hình thức sản phẩm sách nói ..................................................... 93 Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá về mức độ hài lòng đối với sản phẩm sách nói .............................. 93 Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá về nội dung sản phẩm video .......................................................... 94 Bảng 3.8. Tiêu chí đánh giá về hình thức sản phẩm video ......................................................... 94 Bảng 3.9. Tiêu chí đánh giá về mức độ hài lòng đối với sản phẩm video ................................. 95
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ mô hình dạy học tương tác trong lớp hòa nhập có HSKT ................................ 20 Hình 1.2. Sơ đồ quá trình phát triển học liệu .............................................................................. 22 Hình 1.3. Sách giáo khoa chữ Braille và hình nổi ....................................................................... 23 Hình 1.4. Bộ thí nghiệm Quang hình biểu diễn........................................................................... 24 Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đánh giá về thời lượng giảng dạy hòa nhập lớp có HSKT kiến thức Quang hình học.................................................................................................................... 30 Hình 1.6. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV dạy học hòa nhập ở trường phổ thông về mức độ khó khăn khi dạy các phần kiến thức chương trình Vật lí 11 (cơ bản) ....................................... 30 Hình 1.7 Biểu đồ thể hiện đánh giá của giáo viên về mô hình và thí nghiệm để dạy hòa nhập kiến thức Quang hình học cho học sinh khiếm thị ...................................................................... 31 Hình 1.8. Biểu đồ thể hiện những khó khăn trong dạy học hòa nhập ......................................... 33 Hình 1.9. Biểu đồ thể hiện nhu cầu của giáo viên về phương tiện hỗ trợ dạy học hòa nhập kiến thức Quang hình học cho học sinh khiếm thị. ............................................................................. 34 Hình 2.1. Sơ đồ mối liên hệ kiến thức Quang hình học – Vật lí 11 (cơ bản) .............................. 39 Hình 2.2. Hình minh họa Định luật khúc xạ ánh sáng (Định luật Snell – Decarts). ................... 42 Hình 2.3. Hình ảnh nắp hộp được vẽ 2 đường tròn. .................................................................... 43 Hình 2.4.Nắp hộp được cắt ra. ..................................................................................................... 44 Hình 2.5. Nắp hộp sau khi được dán giấy. .................................................................................. 44 Hình 2.6. Các que gỗ cố định hình tròn vào nắp hộp .................................................................. 44 Hình 2.7. Giấy nhám mô phỏng môi trường 2 được dán vào hình tròn. ..................................... 44 Hình 2.8. 2 que gỗ mô phỏng tia sáng ......................................................................................... 45 Hình 2.9. Suốt chỉ được đặt lên mô hình ..................................................................................... 45 Hình 2.10. Đoạn dây mô phỏng pháp tuyến ................................................................................ 45 Hình 2.11. Cơ chế truyền động của mô hình ............................................................................... 45 Hình 2.12. 2 que gỗ mô phỏng tia sáng được đặt lên mô hình .................................................... 46 Hình 2.13. Các thẻ chữ Braille ghi các số đo góc được gắn vào mô hình. ................................. 46 Hình 2.14. Mô hình mô phỏng hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi truyền qua 2 môi trường không khí và bán trụ nhựa ...................................................................................................................... 48 Hình 2.15. Hiện tượng Phản xạ toàn phần .................................................................................. 50 Hình 2.16. 2 đường tròn được vẽ trên nắp hộp. .......................................................................... 52 Hình 2.17. Nắp hộp được cắt ra theo đường tròn đã vẽ .............................................................. 52 Hình 2.18. Nắp hộp sau khi được dán giấy trang trí bảo vệ. ....................................................... 52 Hình 2.19. Que gỗ cố định hình hình tròn vào nắp hộp. ............................................................ 52 Hình 2.20. Giấy nhám mô phỏng 1 trong 2 môi trường được dán vào hình tròn. ....................... 52 Hình 2.21. Các mút xốp mô phỏng góc quét tia sáng. ................................................................ 53 Hình 2.22. Phần mút xốp mô phỏng sự thay đổi cường độ tia khúc xạ được vát mỏng ............. 53 Hình 2.23. Phần mút xốp mô phỏng sự thay đổi cường độ tia phản xạ được vát mỏng ............. 53 Hình 2.24. Các mũi tên định hướng di chuyển tay của mô hình. ................................................ 54 Hình 2.25. Dây mô phỏng pháp tuyến được dán vào mô hình. ................................................... 54
  7. Hình 2.26. Các thẻ đánh chữ Braille được dán vào vị trí trên mô hình....................................... 54 Hình 2.27. Bảng bằng chữ Braille kết quả thí nghiệm hiện tượng phản xạ toàn phần ............... 55 Hình 2.28. Lõi giấy hình trụ được cắt thành 4 mảnh bằng nhau. ................................................ 58 Hình 2.29. Khăn giấy làm dày phần trong của 2 lõi giấy. ........................................................... 58 Hình 2.30. Giấy nhám mô phỏng hai môi trường ....................................................................... 58 Hình 2.31. Mặt cắt ngang của mô hình sợi quang ....................................................................... 58 Hình 2.32. Hai bán trụ hoàn chỉnh ghép được thành một hình trụ mô phỏng sợi quang. ........... 59 Hình 2.33. Mô phỏng tia sáng truyền trong sợi quang. ............................................................... 59 Hình 2.34. Biểu diễn lăng kính .................................................................................................... 60 Hình 2.35. Tia sáng đơn sắc truyền qua lăng kính ...................................................................... 60 Hình 2.36. Dây mô phỏng tia sáng truyền qua lăng kính. ........................................................... 62 Hình 2.37. Mũi tên chỉ chiều truyền ánh sáng được thêm vào mô hình. .................................... 63 Hình 2.38. Mô hình tia sáng đơn sắc truyền qua lăng kính hoàn chỉnh ...................................... 63 Hình 2.39. Chùm sáng song song qua 2 thấu kính đặt trong không khí...................................... 66 Hình 2.40. Que gỗ được cắt thành các phần để mô phỏng kí hiệu thấu kính .............................. 67 Hình 2.41. Mô phỏng kí hiệu TKHT ........................................................................................... 68 Hình 2.42. Đoạn dây sẽ dùng để mô phỏng trục chính của TKHT ............................................. 68 Hình 2.43. Hình trục chính và các yếu tố của TKHT lên giấy .................................................... 68 Hình 2.44. Hình 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT ........................................................................... 68 Hình 2.45. Mô phỏng 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT .................................................................. 69 Hình 2.46. Bảng mô hình 3 tia sáng đặc biệt truyền qua TKHT hoàn chỉnh .............................. 70 Hình 2.47. Mô phỏng kí hiệu TKPK ........................................................................................... 70 Hình 2.48. Đoạn dây sẽ dùng để mô phỏng trục chính của TKPK ............................................. 70 Hình 2.49. Hình 3 tia sáng đặc biệt qua TKPK ........................................................................... 71 Hình 2.50. Đoạn dây mô phỏng đường kéo dài của tia sáng qua tiêu điểm ảnh chính ............... 71 Hình 2.51. Đoạn dây mô phỏng đường kéo dài của tia sáng qua tiêu điểm vật chính ................ 71 Hình 2.52. Hoàn thành mô phỏng 3 tia sáng đặc biệt truyền qua TKPK .................................... 72 Hình 2.53. Bảng mô hình 3 tia sáng đặc biệt truyền qua TKPK hoàn chỉnh .............................. 72 Hình 2.54. Hai thấu kính mẫu thật .............................................................................................. 73 Hình 2.55. Các trường hợp tạo ảnh bởi TKHT ........................................................................... 75 Hình 2.56. Lắp đặt máng trượt cho mô hình. .............................................................................. 76 Hình 2.57. Mô phỏng kí hiệu TKHT ........................................................................................... 76 Hình 2.58. Mô phỏng tia sáng song song trục chính ................................................................... 76 Hình 2.59. Que tre mô phỏng tia sáng qua quang tâm được gắn vào mô hình. .......................... 76 Hình 2.60. Các mũi tên chỉ hướng truyền ánh sáng được gắn vào que tre mô phỏng tia sáng ... 77 Hình 2.61. Hình vẽ sự tạo ảnh của vật thật bởi TKPK ................................................................ 78 Hình 2.62. Lắp đặt máng trượt cho mô hình. .............................................................................. 79 Hình 2.63. Mô phỏng kí hiệu TKPK ........................................................................................... 79 Hình 2.64. Thanh gỗ mô phỏng TKPK được gắn lên máng trượt. .............................................. 80 Hình 2.65. Que gỗ mô phỏng vật thật đặt trước TKPK............................................................... 80
  8. Hình 2.66. Mô phỏng tia sáng song song trục chính của TKPK ................................................. 80 Hình 2.67. Que tre mô phỏng tia sáng qua quang tâm được gắn vào mô hình TKPK. ............... 81 Hình 2.68. Các mũi tên chỉ hướng truyền ánh sáng được gắn vào que tre mô phỏng tia sáng của mô hình TKPK............................................................................................................................. 81 Hình 2.69. Một số video có lời bình theo sách nói ...................................................................... 85 Hình 2.70. Trang blog cơ sở học liệu .......................................................................................... 86 Hình 3.1. Học sinh khiếm thị sử dụng mô hình “Khúc xạ ánh sáng” ......................................... 88
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Học sinh khiếm thị HSKT Giáo dục hòa nhập GDHN Trung học phổ thông THPT Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ĐHSPTPHCM Giáo viên GV Thấu kính hội tụ TKHT Thấu kính phân kỳ TKPK Nhà xuất bản NXB
  10. LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm cùng kỹ năng làm việc khoa học. Từ đó, em có thể có kiến thức và tinh thần để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi đến Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Nga, khoa Vật Lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh lời tri ân sâu sắc vì đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Những lời chỉ dạy, góp ý, sửa đổi của thầy là những lời quý báu giúp em trưởng thành hơn và có thêm kinh nghiệm nhiều hơn trên con đường học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức và rèn luyện nhân cách của mình. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Dương Anh Quang, quý Ban Giám Hiệu trường trung học phổ thông Nguyễn An Ninh, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, cùng tập thể các học sinh lớp 11A16 nói chung và hai em học sinh khiếm thị trong lớp nói riêng đã tạo điều kiện cũng như tích cực tham gia thực nghiệm đề tài nghiên cứu này. Và em xin được cảm ơn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Hảo, khoa Vật Lí, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Thạc sĩ Hoàng Thị Nga, khoa Giáo Dục Đặc Biệt, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã có những thẩm định chuyên môn trong lĩnh vực Quang học cũng như về Phương pháp giảng dạy học sinh khiếm thị, từ đó đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn dạy học của đề tài. Cùng với đó là bạn bè, người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ em hết mình trong quá trình hoàn thành khóa luận, em xin hết lòng biết ơn và mong là sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ từ quý vị trong tương lai. Tác giả Tạ Hoàng Anh Khoa
  11. XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ MỘT SỐ KIẾN THỨC QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11 (CƠ BẢN) GVHD: Nguyễn Thanh Nga1. SVTH: Tạ Hoàng Anh Khoa2 1. Khoa Vật lí, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 2. Lí 4A, Khoa Vật lí, Đại học Sư phạm Tp.HCM. A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Theo kết quả điều tra của WHO, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng hơn 50 triệu người mù và 135 triệu người khiếm thị. Số người mù gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là học sinh. Cứ 5 giây lại có một người mù và cứ một phút lại có một học sinh bị mù. Theo con số thống kê, năm 2011, Việt Nam có số lượng người mù và khiếm thị chiếm khoảng 12% dân số. Nguyên nhân gây khuyết tật thị giác của học sinh: bẩm sinh chiếm 72,38%, do bệnh chiếm 24,34 %, do tai nạn chiếm 3,93 %, trong khi sinh: 2,28%. Tỉ lệ HSKT được đi học trên cả nước đạt 7% [9]. Con người cảm nhận thế giới qua các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Sự đóng góp của năm giác quan trọng việc nhận thức của con người là khác nhau, phụ thuộc vào số lượng tế bào thụ cảm mà mỗi giác quan có được và các liên kết với não qua noron thần kinh. Thị giác là giác quan chiếm số lượng tế bào thần kinh nhiều nhất trên não, chiếm đến 65% trong khi nếu so với tế bào thần kinh thính giác thì chỉ có 2% [17] . Có thể nói 95% thông tin chúng ta thu nhận được từ thế giới bên ngoài là qua thị giác [19]. Vì không thể nhìn thấy hay khả năng nhìn bị hạn chế nên người khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn ở rất nhiều mặt của cuộc sống như sinh hoạt, lao động, học tập, vui chơi giải trí,…Trong phạm vi của bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập tới việc học tập, tiếp thu kiến thức của các học sinh khuyết tật thị giác ở trình độ phổ thông. Trong các môn học ở trường phổ thông, ngoài những kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản thì các hình vẽ, biểu đồ trực quan, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh, đặc biệt là trong các môn tự nhiên như Toán, Vật Lí, Hóa Học,.... đặc biệt là chương Quang hình học trong chương trình vật lí 11 THPT. Để học tốt chương này, học sinh cần có kiến thức cơ bản về hình học phẳng và ứng dụng chúng thành thạo trong việc giải quyết các vấn đề được đưa ra trong việc xác định đường đi tia sáng và tạo ảnh 1
  12. qua các quang cụ, việc mà ngay cả với các học sinh bình thường cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa các công thức Quang hình học lại phức tạp và tốn nhiều diện tích viết được bằng chữ Braille nên các HSKT đang học chương Quang hình học Vật lí 11 thường không có nhiều điều kiện để học và tìm hiểu sâu kiến thức Quang hình học. Các em thường được thầy cô giảm tải những kiến thức liên quan đến hình học hay phải chấp nhận kết quả mà các bạn sáng mắt được thí nghiệm và làm bài tập kiểm chứng. Điều này dẫn tới việc các kiến thức Quang hình học không được các em tiếp thu trọn vẹn và ghi nhớ sâu sắc. Nhận thấy những thiếu sót và khuyết điểm trong những tài liệu hỗ trợ dạy học hòa nhập đang được sử dụng để dạy học chương Quang hình học Vật lí 11 THPT cho HSKT, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ MỘT SỐ KIẾN THỨC QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11 (CƠ BẢN)” Đề tài sẽ xây dựng một cơ sở học liệu phù hợp và tích cực hơn cho HSKT học Quang hình học, nhằm tăng khả năng tiếp thu và giảm bớt những khó khăn, giúp các em nắm rõ kiến thức môn học; đồng thời rút ra những kiến thức bổ ích cho chính bản thân mình, phát triển tư duy, trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vì không thể nhìn thấy hay khả năng nhìn bị hạn chế nên người khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn ở rất nhiều mặt của cuộc sống như sinh hoạt, lao động, học tập, vui chơi giải trí,… nhất là việc học tập, tiếp thu kiến thức của các học sinh khuyết tật thị giác ở trình độ phổ thông. Bảng chữ cái riêng cho người khiếm thị: chữ Braille, được Louis Braille phát minh năm 1821. Mỗi chữ Braille được tạo thành từ 6 điểm, các điểm này được sắp xếp trong khung hình chữ nhật gồm 2 cột và 3 dòng.Tập hợp các điểm nổi/chìm trong 6 vị trí sẽ tạo ra một bộ 64 kiểu. Ngoài ra còn có những chương trình máy tính, điện thoại, thiết bị thông minh tích hợp tính năng trợ giúp giọng nói giúp người khiếm thị có thể nghe được toàn bộ tài liệu mà họ muốn đọc. Những phương pháp học tập cũng như giảng dạy Vật lí dành riêng cho người khiếm thị đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới [17]. Năm 1997, Parry và nhóm nghiên cứu của mình đã nhận thấy âm thanh là chưa đủ trong việc dạy và học vật lí của HSKT, mà cần phải có thêm 2
  13. nhiều tác động vào các giác quan khác.Với ý tưởng đó, mô hình nổi ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong việc thể hiện các biểu đồ cũng như hình vẽ, công thức cho HSKT có thể cảm nhận bằng xúc giác [20]. Một chương trình máy tính mang tên “Tiền mô phỏng vật lí” (re- simulation) chuyển các mô phỏng chuyển động cơ học thành kích thích xúc giác được phát minh dựa trên thành quả là chương trình mô phỏng chuyển động “Moving Man Simulation” của một nhóm nghiên cứu phương pháp dạy học vật lí từ đại học Colorado, Hoa Kì [21]. Trong việc giảng dạy phần Quang học, việc dùng tia laser để kích thích xúc giác trên ngón tay để hướng dẫn học tập kiến thức về định luật truyền thẳng, định luật phản xạ, khúc xạ ánh sáng đã được sử dụng để hỗ trợ dạy học cho HSKT [22]. Việc ứng dụng các bảng từ và nam châm dẻo để tạo nên hình nổi giúp học sinh cảm nhận được đường truyền tia sáng trong các thí nghiệm quang học cũng đã được thử nghiệm và cho kết quả khả quan [15][8]. Để khắc phục các khó khăn khi dạy học cho người khiếm thị nhiều ngôi trường chuyên biệt dành cho HSKT đã được xây dựng trên thế giới. Tại Việt Nam cũng đã có những ngôi trường như vậy điển hình là trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003 chữ Braille quốc tế đã được Việt hóa và vào năm 2009 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã được trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu chuyển toàn bộ sang chữ Braille tiếng Việt và các mô hình nổi, áp dụng trên toàn quốc cùng với phần mền Quicktac giúp vẽ chữ nổi trên giấy cứng. Tất cả đều giúp các HSKT có thêm nhiều điều kiện để tiếp nhận đa dạng kiến thức hơn trong học tập. Cũng nhằm việc hỗ trợ việc hình thành các khái niệm hình học cho học sinh kiếm thị, khoa Giáo dục đặc biệt trường ĐHSPTPHCM đã tiến hành thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cho HSKT các cấp học khác nhau như: “Thiết kế mô hình gấp giấy hỗ trợ dạy học hình học cho học sinh lớp 4” gồm 2 phần chính với 27 mẫu gấp giấy và các lưu ý về phương pháp khi áp dụng các mẫu gấp giấy vào giảng dạy hình học cho HSKT [13]. Tuy nhiên, đề tài trên vẫn chỉ dừng lại ở học sinh tiểu học mà không thể áp dụng vào các cấp học cao hơn cũng như trong các môn khác ngoài toán học. Đề tài “Xây dựng tài liệu giải thích khái niệm hình học nổi cho học sinh lớp 7” cũng đã được nghiên cứu triển khai bởi khoa Giáo dục đặc biệt nhằm giúp cho HSKT hiểu các khái niệm hình học lớp 7. Tài liệu được xây dựng gắn liền với sách giáo khoa chữ nỗi đang dùng song, ở mỗi khái niệm sẽ có thêm lời giải thích, chứng minh, minh họa. Sự khác biệt lớn nhất tạo điều kiện cho học sinh hơn cả là sự sắp xếp phần lời, hình minh họa đi 3
  14. kèm dưới mỗi khái niệm giúp khắc phục nhược điểm của sách giáo khoa Toán phần hình học lớp 7 [10]. Đề tài có giá trị thực tiễn rất cao và được nhiều chuyên gia đánh giá tốt cho việc học hình học của HSKT lớp 7, sản phẩm của đề tài đã gợi ý cho chúng tôi về việc sẽ giải thích, chứng minh, minh họa các khái niệm Quang hình học như thế nào cho HSKT 11 do Quang hình học ứng dụng rất nhiều kiến thức, khái niệm của hình học phẳng mà đề tài trên đã xây dựng giúp cho HSKT nắm bắt khái niệm một cách chính xác từ lớp dưới. Với cấp , cũng có một đề tài mang tên “Nghiên cứu chế tạo bộ dụng cụ hỗ trợ giúp học sinh khiếm thị lớp 11 học hình học không gian” đã thực hiện việc tạo ra các mô hình rỗng, đặc, mô phỏng các vật thể hình học không gian, nhằm giúp học sinh hình dung được các khối hình học không gian và hiểu được các khái niệm trong hình học không gian [11]. Đây là một nguồn tham khảo tốt cho việc thực hiện việc xây dựng các mô hình hỗ trợ dạy học Quang hình học trong đề tài này. Tuy nhiên những nghiên cứu đã thực hiện và những phương pháp đang được áp dụng vào việc dạy và học chương Quang hình học vật lí 11 THPT ở Việt Nam lại gặp khá nhiều khuyết điểm như việc vẽ hình biểu diễn tia sáng bằng mô hình nổi hay chữ Braille tốn rất nhiều thời gian, GV thực dạy không tự thực hiện được. Đồng thời việc xem xét hình vẽ tia sáng bằng chữ nổi lại rất khó khăn và không thể linh hoạt thay đổi khi cần thiết; các công thức Quang hình học khi chuyển qua chữ Braille rất khó nhớ và dễ gây nhầm lẫn. Và hơn hết, việc học chương này cũng được đánh giá là không cần thiết cho sự nhìn của các HSKT nên tâm lí học cho đủ của chính các GV và cả học sinh đã gây ra trở ngại vô cùng to lớn cho việc học tập. Chính vì vậy mà việc học Quang hình học - Vật lí 11 đối với HSKT trở nên khó khăn và rắc rối khi có quá nhiều điều đóng vai trò quan trọng mà học sinh lại không thể tiếp nhận một cách trọn vẹn, trực quan như học sinh bình thường. Điều này là một thiệt thòi lớn khi Quang hình học là một kiến thức không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên của mỗi con người. 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở học liệu hỗ trợ tổ chức dạy học hòa nhập cho HSKT một số kiến thức Quang hình học trong môn Vật lí lớp 11 cơ bản nhằm tăng hiệu quả học tập, thể hiện qua việc thông hiểu kiến thức về các hiện tượng Quang hình học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được cơ sở học liệu phù hợp cho HSKT nội dung kiến thức Quang hình học thì sẽ giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, tăng hiệu quả dạy học. 4
  15. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy hòa nhập và hoạt động học hòa nhập của HSKT lớp 11 tham gia GDHN tại trường THPT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung một số kiến thức Quang hình học - Vật lí 11 (cơ bản): Khúc xạ ánh sáng, Hiện tượng phản xạ toàn phần, Lăng kính, Thấu kính mỏng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ 1: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Nghiên cứu lý luận về cơ sở tâm lý học của HSKT học hòa nhập ở cấp THPT, hoạt động dạy học cho HSKT học hòa nhập và cơ sở học liệu hỗ trợ dạy học hòa nhập cho HSKT. - Nhiệm vụ 2: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài: o Phương tiện dạy học hòa nhập kiến thức Quang hình học – Vật lí 11; o Khảo sát khó khăn của HSKT trong việc học kiến thức Quang hình học Vật lí 11; o Điều tra, khảo sát thực trạng phương pháp đang được áp dụng trong việc giảng dạy Quang hình học vật lí 11 cho HSKT học hòa nhập; o Khảo sát việc sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong việc giảng dạy hòa nhập kiến thức Quang hình học vật lí 11. - Nhiệm vụ 3: Xây dựng nội dung gồm: o Tìm hiểu mục tiêu dạy học kiến thức Quang hình học Vật lí 11 ban cơ bản; o Phân tích nội dung kiến thức Quang hình học môn Vật lí 11 cơ bản; o Xây dựng bộ mô hình mô phỏng đường truyền tia sáng gồm 2 phiên bản: bản to dùng trong tập thể và bản nhỏ dùng cá nhân; o Thực hiện viết lời bình, thiết kế video và lồng tiếng cho các video mô tả sự truyền ánh sáng qua các môi trường, quang cụ. o Xây dựng bảng khảo sát để lấy đánh giá về chất lượng và tính ứng dụng của bộ cơ sở học liệu. 5
  16. - Nhiệm vụ 4: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT có HSKT học hòa nhập trên địa bàn. Thu thập ý kiến đánh giá từ chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục HSKT. Nhận ý kiến đánh giá mức hiệu quả của cơ sở học liệu, nêu khuyến nghị. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu tài liệu về mục tiêu giảng dạy kiến thức Quang hình trong chương trình Vật lí 11, đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT và đặc điểm tâm lý của HSKT, phương tiện giảng dạy Vật lí cho HSKT bậc THPT, phương pháp dạy học hòa nhập cho HSKT. 7.2. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn - Điều tra, khảo sát về những khó khăn gặp phải và những mong muốn của HSKT khi học kiến thức Quang hình học, những phương pháp và phương tiện dạy học mà các thầy cơ đang sử dụng để dạy học hòa nhập cho học sinh ở trường phổ thông. - Lấy ý kiến chuyên gia: Nhờ giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt thẩm định chất lượng cơ sở học liệu, mô hình, sách nói, đã thực hiện. Nhờ giảng viên khoa Vật lí kiểm tra tính trung thực và đáng tin cậy của tài liệu được đưa vào cơ sở học liệu. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tiến hành cho GV dạy thực nghiệm ở trường phổ thông với những học liệu đã thực hiện và thu nhận kết quả đánh giá của họ trước và sau khi sử dụng học liệu. - Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm từ đó rút ra kết luận của đề tài. - Phương tiện: phiếu khảo sát, phiếu đánh giá, dụng cụ ghi chép, ghi hình. 8. Đóng góp của đề tài - Trình bày có hệ thống lý luận về khái niệm người khiếm thị, dạy học hòa nhập. - Xây dựng bộ cơ sở học liệu hỗ trợ và làm tài liệu tham khảo trong dạy học kiến thức Quang hình học cho GV ở trường phổng thông có HSKT học hòa nhập, sinh viên khoa giáo dục đặc biệt và HSKT đang học hòa nhập tại trường THPT. 6
  17. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ 1.1. Cơ sở tâm lý học của học sinh khiếm thị học hòa nhập 1.1.1. Khái niệm Người khiếm thị Người khiếm thị là người có bệnh lý, tật khúc xạ hay khiếm khuyết của mắt gây giảm thị lực, có thị lực dưới 3/10 sau khi đã điều trị bệnh lý mắt và chỉnh kính. Một người cũng bị coi là khiếm thị nếu có thị lực từ 3/10 trở lên nhưng có thị trường nhỏ hơn 10 độ. Thuật ngữ “khiếm thị” (visual impairment) được dùng để chỉ chung cho người “mù” và người “nhìn kém”. [7] Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO (1992)  Một người được xác định là mù nếu có thị giác ở một trong số các tình trạng sau: o Hoàn toàn không nhìn thấy gì; o Có thị lực từ 3/60, 0.5/10 hoặc 20/400 trở xuống ở mắt tốt sau khi được chỉnh trị; o Có thị trường bằng hoặc nhỏ hơn 100.  Người nhìn kém là người bị tổn thương chức năng thị giác ngay cả khi được chỉnh trị và có thị lực bên mắt tốt hơn nằm trong vùng từ cảm nhận ánh sáng tới nhỏ hơn 3/10 hoặc có thị trường nhỏ hơn 200 từ một điểm nhìn cố định nhưng người này đang sử dụng hoặc có thể sử dụng thị giác để thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động nào đó. Bảng 1.1. Phân loại Người khiếm thị Định nghĩa của WHO Thị lực sau khi điều trị ở mắt tốt hơn Tiêu chuẩn Trong công việc 10/10 đến 3/10 Bình thường Bình thường 1/10 đến 3/10 Khiếm thị Nhìn kém
  18. Theo thống kê của trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, số lượng HSKT đang học hòa nhập tại các cấp học trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.2. Thống kê số lượng HSKT học hòa nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2017 – 2018. Tổng Cấp học Địa bàn Tên trường cộng Nhật Tảo Tiểu học Quận 10 13 Trần Quang Cơ Quận 1 Hoàng Văn Thụ Quận 10 Sương Nguyệt Anh Quận 3 Hai Bà Trưng Quận 6 Hoàng Lê Kha Quận 8 Tùng Thiện Vương Trung học cơ sở 37 Quận 11 Nguyễn Văn Phú Quận 12 Trần Hưng Đạo Quận 10 Giáo dục thường xuyên Quận Tân Giáo dục thường xuyên Bình Nguyễn An Ninh Quận 10 THPT GDTX 25 Quận 5 GDTX Chu Văn An Đại học Sư Phạm TP.HCM Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Cao đẳng, đại học 14 Đại học Quốc tế Đại học RMIT Cao đẳng Sư phạm trung ương Tổng cộng hiện đang có 89 học sinh, sinh viên khiếm thị đang được học hòa nhập tại tất cả các cấp học cũng như các chương trình học phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn 8
  19. thành phố Hồ Chí Minh. Riêng trong cấp học THPT mà đề tài hướng đến thì có tổng cộng 25 HSKT chia cho 3 cơ sở đào tạo. 1.1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thị Khi bị khiếm thị, hậu quả lớn nhất không chỉ là cơ quan thị giác bị phá hủy mà còn phá hủy cả hệ thống, mạng lưới hệ thống giữa các cơ quan cảm giác đã được xác lập suốt quá trình phát triển lịch sử loài người. Sự phá hủy mối quan hệ phức tạp, lâu bền, cố hữu này làm tổn thương tới tất cả các cơ quan cảm giác của con người; thể hiện trước hết ở việc phá vỡ thế cân bằng trong phạm vi nhận thức cảm tính, lý tính và các hoạt động thực tiễn. Hậu quả của bệnh lí mắt không tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tâm lý vì cơ quan thị giác là nguồn gốc khởi đầu mọi hiểu biết. Mặc dù tật mù có gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của con người nhưng sự phát triển nói chung của bộ máy cảm giác còn lại vẫn tuân theo quy luật phổ biến như ở mọi người bình thường khác. Sự thay đổi trong hoạt động nhận thức cảm tính ở người mù là sự xây dựng lại, tái tạo nên một cấu trúc mới bên trong mối quan hệ giữa các bộ máy thụ cảm. Cơ quan tiếp xúc đụng chạm da, cảm giác cơ giác vận động và thính giác tạo nên hạt nhân của hệ thụ cảm đối với người mù. Mối liên kết mới này không làm thay đổi bản chất, cấu trúc, ý nghĩa của cơ quan cảm thụ mà chỉ làm cho con người có khả năng phản ánh đúng đắn các sự vật hiện tượng xung quanh. 1.1.2.1. Cảm giác Khi đã là HSKT, thị giác tổn thương nghiêm trọng và theo quy luật bù trừ của các giác quan, kênh tiếp nhận thông tin chủ yếu cũng sẽ bị thay đổi. Thính giác và xúc giác trở thành 2 giác quan quan trọng, nhất là xúc giác. Thính giác Cảm giác thính giác xuất hiện trong não là do kết quả tác động của sóng âm thanh lên hệ thụ cảm âm thanh. Nhờ tai nghe, con người phản ánh các phẩm chất khác nhau của âm thanh như độ vang, độ cao, nhịp độ, trường độ và định hướng nguồn gốc âm thanh trong không gian [6]. Có một thời gian người ta cho rằng khi bị hỏng mắt thì thính giác sẽ giữ vai trò số một trong quá trình nhận thức, thuộc nhóm cảm giác bậc cao (thị giác và thính giác), được thiết lập không chỉ mang tính sinh lý học tự nhiên mà còn qua tiến trình phát triển lịch sử xã hội. Những 9
  20. bộ máy cảm giác bậc thấp (các cơ quan cảm giác còn lại) chỉ có mối liên hệ sinh học tự nhiên thuần túy. Tuy nhiên các học giả về học thuyết phân tích cảm giác đều chứng minh: Mọi cảm giác của con người đều là sản phẩm của lịch sử nhân loại. Mỗi loại cảm giác đều phản ánh thuộc tính bản chất của thế giới vật chất. Nếu chỉ tìm hiểu sự vậy thông qua nghe giảng bằng từ ngữ thì hiểu biết của HSKT dễ sai lệch, ngô nhận, học vẹt, sáo rỗng, giả tạo. Tuy nhiên, nhờ có tai mà bộ máy phát âm mới hoạt động để hình thành và phát triển ngôn ngữ, nhờ vậy tư duy mới phát triển. Trong nhận thức cảm tính, xét về mặt phản ánh thuộc tính không gian, mới quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, thính giác chỉ đứng sau thị giác, cơ giác và cảm giác tiếp xúc trực tiếp. Thính giác đóng vai trò rất vĩ đại trong quá trình trực tiếp hoặc gián tiếp nhận thức thế giới, trong định hướng di chuyển và tiếp cận với cộng đồng xã hội.Tất nhiên, độ nhạy cảm thính giác được thay đổi cách tích cực khi thị giác bị tổn thương trầm trọng. Nhưng sự xuất hiện các mặt tích cực của thính giác là do nó đã phải tham gia tích cực vào hoạt động trong hoàn cảnh điều kiện sống thay đổi chứ không phải do mất thị giác. Như vậy, tai của người khiếm thị được phát triển nhìn chung bình thường nếu trong điều kiện tai được sử dụng tích cực vào các hoạt động phối hợp cùng các bộ máy thụ cảm khác. Điều này cho phép người khiếm thị hay người mù hay nhìn kém vẫn hoàn toàn có thể đạt kết quả khả quan trong hoạt động trí tuệ và thực tế cuộc sống [6]. Do được luyện tập trong quá trình nhận thức và định hướng di chuyển nên thính giác của học sinh trung học rất tinh tế. Học sinh trung học có khả năng phân tích tinh vi những tiếng động, đặc biệt là những âm thanh tổng hợp. Sư phát triển của nhận thức và trí nhớ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cảm giác bằng thính giác. Học sinh đã có trí nhớ về những thông tin thính giác từ những giai đoạn trước đó, cùng với sự phát triền của khả năng tư duy, phán đoán, phân tích, tổng hợp đã giúp học sinh trung học đạt đến trình độ có thể phân biệt các âm thanh nghe được một cách chính xác, nhanh nhạy nhất. Khả năng nhạy cảm với các loại âm thanh của HSKT thể hiện rõ rệt nhất ở những âm thanh giọng nói và tiếng người.Các học sinh hoàn toàn có thể nhận biết chính xác trạng thái tâm lí, đặc điểm tư chất, thái độ cũng như vùng miền người đối thoại.HSKT hoàn toàn có thể tách âm thanh cần xác định ra khỏi nhiều âm thanh khác nhau.Vì thế, sách nói là một trong những phương tiện dạy học hiểu quả đối với việc dạy và học cho HSKT học hòa nhập. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2