intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản - Phần 3

Chia sẻ: Lê Phước Cửu Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

182
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội, nhưng ông vẫn không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không đều và ông chính là người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải và vấn đề những cơn khủng hoảng thừa, tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài chính, v.v.… Đối với những nhà kinh tế cổ điển cùng thời thì quan điểm này của ông bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản - Phần 3

  1. Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Harry M. Cleaver, Jr. Dịch Viên: Nhân Thụy Malthus với vấn đề "tình trạng thừa thải quá mức" hay "cơn khủng hoảng" Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội, nhưng ông vẫn  không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không đều và ông chính  là người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải  và vấn đề những cơn khủng hoảng thừa, tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài  chính, v.v.… Đối với những nhà kinh tế cổ điển cùng thời thì quan điểm này của ông bị xem như  một quan điểm lập dị. Như chúng ta đã biết qua với Adam Smith, tầm nhìn của các nhà kinh tế cổ điển chỉ trong phạm  vi là thị trường và cơ cấu định giá của nó hoạt động nhằm mang đến sự phân bổ những nguồn tài  nguyên và hàng hoá cho xã hội một cách trơn tru dễ dàng. Có thể đây là tình trạng sụp đổ tạm  thời hoặc giả chỉ đối với ngành mậu dịch, ví dụ như các nhà sản xuất các sản phẩm may mặc có  thể ước lượng nhu cầu về mặt hàng của họ quá mức và do đó tạm thời "cung cấp quá mức" cho  thị trường, nhưng trong trường hợp như vậy người ta sẽ tin rằng mức cung gia tăng liên quan đến  mức cầu sẽ làm mức giá giảm xuống và cũng sớm làm cho cung liên kết trở lại với cầu. Hoặc giả,  giai đoạn tích luỹ quá nhanh có thể gia tăng mức lương trên mức bình thường, nhưng theo như  Smith và Malthus, mức lương gia tăng như thế sớm muộn cũng dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn  cung lao động, và từ đó lại đẩy mức lương giảm lại. Jean­Baptiste Say (1767­1832) là người thể hiện rõ tầm nhìn cổ điển này, ông cho rằng thị trường  có thể loại bỏ tình trạng khủng hoảng, ông là một nhà kinh tế học người Pháp và rất ngưỡng mộ  Adam Smith. Say đưa ra nhiều lập luận về vấn đề này trong chương XV, quyển I của tác phẩm  Trait d'economie politique của ông:
  2. "Chú ý rằng một sản phẩm sau khi làm ra sớm muộn cũng được tung ra thị trường mà trong đó đã  đầy các sản phẩm khác. Khi nhà sản xuất đó hoàn tất sản phẩm của mình, ông ta chỉ quan tâm  đến việc làm sao để bán sản phẩm ra ngoài ngay lập tức để cho nó không bị mất giá nếu bị tồn  kho. Ông ta cũng không ít quan tâm đến việc dùng số tiền mà ông ta có để sản xuất ra nó; bởi vì   giá trị của đồng tiền cũng sẽ bị giảm. Nhưng cách duy nhất để tiêu thụ số tiền đó là mua món  hàng khác. Do vậy chỉ trong trường hợp tạo ra một sản phẩm sẽ lập tức mở ra một lối thoát cho  những sản phẩm khác." Những phát biểu như thế đã phổ biến đến tầm nhìn của thị trường và dẫn đến mọi người thườg  xuyên tham khảo cái gọi là "Quy luật Say", nghĩa là "mức cung sẽ tự tạo ra mức cầu cho riêng nó"  (supply creates its own demand) điều này như một chân lý hiển nhiên về hành vi của nền kinh tế  thị trường nói chung ­­ nếu không phải nằm trong trường đặt biệt. Mặt khác, Malthus xem xét đến  thực tiễn vấn đề tư bản chủ nghĩa trong thời của ông ta và thấy được những vấn đề đang nổi cộm  lên mà sau này những nhà kinh tế gọi là "chu kỳ kinh doanh" hay bằng một cái tên ít lạc quan hơn  "những cơn khủng hoảng". Ông thấy rằng những chu kỳ hay cơn khủng hoảng như thế không có  giới hạn trong một thị trường đặc biệt nào cả, cũng như Smith, ông tin rằng nếu chúng xãy ra  thường xuyên thì chính những người như công nhân, thương buôn, ngân hàng, v.v.... sẽ phải gánh  hậu quả. Ông lập luận rằng dù có phải như vậy hay không thì con người phải nhận thức được sự  tồn tại về những gì đang tái diễn trở lại, những gì mà ông gọi là "khủng hoảng thừa phổ biến" và  định nghĩa của nó như sau: "Khủng hoảng thừa được xem là phổ biến bắt nguồn từ nguồn cung thừa thải quá mức hay do  mức cầu giảm đi, một lượng hàng hoá đáng kể bị giảm giá trị xuống thấp hơn cả chi phí cơ bản  được bỏ ra để sản xuất ra nó" Quan điểm của Malthus về "khủng hoảng thừa" gây nên một cuộc tranh luận giữa ông và những  người bạn của ông cũng như với nhà kinh tế David Ricardo ­ đồng nghiệp của ông. Như chúng ta  thấy rằng đây không chỉ là vấn đề duy nhất mà ông và Ricardo không có cùng một quan điểm. David Ricardo
  3. Trong khi Thomas Malthus giảng dạy tại tại một ngôi trường do một công ty lớn nhất thời đó lập  ra, thì David Ricardo (1772­1823) là con của một doanh nhân và chính ông cũng là một doanh  nhân giàu có và chơi cổ phiếu. Trong số những nhà kinh tế ít quan tâm đến lịch sử tư duy kinh tế,  Ricardo được xem như một nhà kinh tế "cổ điển" quan trọng xếp thứ hai sau Adam Smith. Sở dĩ  ông có danh tiếng như thế một phần bắt nguồn từ những quan điểm có giá trị của ông về những  vấn đề quan trọng, nhưng nguyên nhân chính là bắt nguồn từ cách mà ông đưa ra những lý lẽ của  mình dưới hình thức những mô hình kinh tế về mặt lý thuyết. Không giống như những bài viết của  Smith hay thậnm chí của Malthus, những bài viết của Ricardo được thể hiện tương đối xúc tích  ngắn gọn mà không có nhiều minh hoạ bằng những chi tiết lịch sử hay nói lạc hướng sang những  vấn đề thứ yếu khác. Trong cuốn Tài sản quốc gia của mình, Smith có nói lướt qua khía cạnh lịch  sử con người, thì trong cuốn Những Quy Luật Về Kinh Tế Chính Trị Và Hệ Thống Thuế, Ricardo  chỉ tập trung vào vấn đề của mình. Căn cứ vào sự yêu chuộng các mô hình mang tính chính xác  của các nhà kinh tế cùng thời, ta dễ dàng thấy được nguồn gốc những gì mà ông ta thường bị ảnh  hưởng. Tuy nhiên ngoài những vấn đề về phương pháp luận, thì những điểm nổi bật các tác phẩm của  Ricardo chính là nó đã chuyển từ quan điểm của Smith tập trung vào việc làm ra tài sản bằng  phương pháp đầu tư và tích luỹ nay chuyển sang một hướng khác là tập trung vào việc phân phối  những gì được sản xuất ra. Ricardo đã nêu rõ điều này ngay trong phần mở đầu của quyển  Những Quy Luật: Để xác định những quy tắc nào sẽ chi phối đến việc phân phối này phải dựa vào vấn đề chính   trong kinh tế chính trị: khi khoa học ngày càng phát triển cùng với những bài viết của Turgot,  Stuart, Smith, Say, Sismondi, và những người khác, thì họ chỉ cung cấp được một lượng thông tin  ít ỏi liên quan đến những vấn đề tự nhiên thường ngày như tô thuế, lợi nhuận, và tiền lương." Nói cách khác, vấn đề mà Ricardo quan tâm đến là làm sao xác định được sự tiến triển tương đối  của tô thuế, lợi nhuận, và tiền lương qua nhiều năm. Như chúng ta thấy, Smith đã nói rằng tiền  lương có khuynh hướng thay đổi bất thường theo mức sống và lợi nhuận có khuynh hướng giảm  và tăng chậm vì nền kinh tế đã phát triển hoàn chỉnh, nhưng ông đã không đưa ra một lý thuyết 
  4. hợp lý nào về những khuynh hướng như thế. Mặc khác, đối với vấn đề những giới hạn khả năng  sản xuất nông nghiệp theo sự phát triển của dân số mà ông đang quan tâm, Malthus đã đưa ra  một lý thuyết về khuynh hướng chuyển biến của tô thuế ­ Ricardo cũng chấp nhận thuyết này,  ông cho rằng do ngành trồng trọt chuyển từ những mảnh đất màu mở sang những mảnh đất ít  màu mở hơn cho nên tỉ số sinh lời giữa chúng sẽ trở nên chênh lệch nhau và do đó tô thuế giữa  chúng cũng sẽ khác nhau. Trong chương 2 quyển Những Quy Luật, Ricardo có nói: "Sở dĩ như vậy là do số lượng đất đai bị hạn chế, độ màu mở thì không đồng đều và cũng do  trong quá trình phát triển của dân số, những loại đất xấu hay nằm ở những vị trí bất lợi đều được  sử dụng cho mục đích trồng trọt, mà khi sử dụng những loại đất như thế thì bao giờ cũng phải trả  thuế cả. Trong quá trình phát triển của xã hội, khi loại đất thứ cấp được đưa vào sử dụng cho mục  đích trồng trọt, thì tô thuế lập tức bắt đầu tính với loại đất có độ phì nhiêu nhất, và số lượng tô  thuế bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào sự khác biệt ở độ màu mở giữa hai loại đất này." Cũng tương tự vậy, Ricardo cho rằng nếu vẫn đầu tư thêm vốn và nhân công cho những mảnh  đất đang sử dụng, dù cho lợi nhuận có giảm thì tô thuế vẫn phát sinh nhiều: "Trước khi đất loại 2, 3, 4, hay 5 hay đất xấu bạc màu được sử dụng trong nông nghiệp thì vốn có  thể đầu tư một cách hữu hiệu vào những loại đất như thế những loại đất đã được sử dụng vào  mục đích trồng trọt, điều này vẫn thường xãy ra và thực chất nó rất phổ biến. Có lẽ người ta sẽ  nhận thấy rằng bằng cách tăng gấp đôi số vốn vào đất loại 1, mặc dù sản lượng không tăng gấp  đôi, thì nó cũng không tăng đến 100 góc tạ (ở Anh; bằng 12,70 kg), nhưng cũng tăng khoảng 85  góc tạ, và sản lượng này vượt xa sản lượng mà đất loại 3 mang lại khi được đầu tư cùng một số  vốn như vậy. Trong trường hợp như thế, số vốn tốt hơn nên đầu tư vào những loại đất mà mình đã  sử dụng và số tô thuế phát sinh sẽ bằng nhau; bởi vì số tô thuế chính là hiệu số giữa sản lượng  đạt được với số lượng tương ứng về vốn và nguồn lao động." Do sự tích luỹ tư bản cùng với sự phát triển ồ ạt của dân số đã khiến cho ngành trồng trọt liên tục  chuyển từ những mảnh đất tốt hơn sang những mảnh đất nghèo nàn hơn, hay do chi phí đầu tư 
  5. vào số lượng đất giới hạn ngày càng tăng, thì hậu quả tất yếu là làm giảm lợi nhuận và làm tô  thuế liên tục gia tăng, và do đo một phần sản lượng của quốc gia sẽ vào tay của tầng lớp địa chủ. Nhưng Ricardo đồng tình với quan điểm của Malthus là tiền lương ở mức vừa đủ sống cố định hay  không (hoặc giả tăng chậm do yêu cầu tái sản xuất của tầng lớp lao động gia tăng) là do sự phát  triển của dân số. Nói cách khác, nếu tiền lương tăng so với "mức giá tự nhiên" của sức lao động  (tức là so với mức vừa đủ sống) thì cuộc sống người công nhân sẽ khá hơn, số lượng công nhân  sẽ tăng và tiền lượng lại sẽ giảm. Tương tự thế, nếu lương giảm dưới mức bình thường, thì số  lượng công nhân sẽ giảm và lương lại sẽ tăng. Đây cũng là vấn đề mà Ricardo quan tâm (trong  chương 2 quyển Những Quy Luật của ông): Đó là khi giá lao động thị trường vượt qua mức giá bình thường của nó, điều kiện làm việc tốt và  vui vẻ, người lao động có quyền đòi hỏi nhiều hơn về những nhu cầu thiết yếu cho họ và tận  hưởng cuộc sống, và do đó họ có thể nuôi cả một gia đình đông đúc khoẻ mạnh. Tuy nhiên với  những điều kiện động viên như thế ­ lương tăng cao cho số người tăng lên ­ thì số lượng công  nhân tăng lên, lương lại giảm xuống mức cơ bản, và thật vậy từ sự phản tác dụng đôi khi làm nó  giảm đi. Khi giá lao động thị trường giảm xuống so với mức cơ bản, điều kiện làm việc thì kém: do đó cái  nghèo đã tước đi những thứ tiện nghi thiết yếu đã trở thành quá quen của họ. Và nảy sinh ra tình  trạng sau đó, sự thiếu thốn của họ làm giảm đi số nhân công, hay nói cách khác nhu cầu về lao  động tăng lên, giá lao động thị trường lại tăng so với mức giá cơ bản, và người lao động sẽ có  được những tiện nghi vừa phải mà mức lương cơ bản mang đến." Lưu ý: do đó Ricardo đồng tình quan điểm với Malthus khi công kích Luật Tế Bần của Anh và kêu  gọi huỷ bỏ nó hoàn toàn và tạo một thị trường lao động tự do. Do đó nếu tô thuế tăng và lương giữ nguyên không đổi, thì lợi nhuận sẽ bị mức tô thuế tăng và  mức lương giữ nguyên đó (hoặc tăng) chèn ép và sẽ giảm đi. Bởi vì lợi nhuận là phương tiện dùng  cho đầu tư nên với khuynh hướng giảm lợi nhuận như thế sẽ thật sự làm cho tình trạng sản xuất  càng trở nên trì trệ.
  6. Như Ricardo kết luận trong chương 6 về vấn đề lợi nhuận: "Khuynh hướng tự nhiên của lợi nhuận là giảm xuống do quá trình phát triển của dân số và tài  sản, phần lượng thực phẩm tăng thêm chỉ có thể đạt được do sự hy sinh ngày càng nhiều của  tầng lớp lao động. […] tỉ lệ lợi nhuận thấp như thế sẽ kìm hãm sự tích luỹ và hầu như là kìm hãm  sản lượng chung của cả nước, sau khi trả lương, thì sẽ là tài sản của chủ đất và của những người  thu thuế thập phân và những loại thuế khác." Do vậy, những lý thuyết về lương, lợi nhuận, và tô thuế của Ricardo làm cho viễn cảnh tương lai  của tư bản chủ nghĩa thậm chí còn ảm đạm hơn những gì mà Malthus nói. Không chỉ người  nghèo không thể giàu có mà cả những nhà tư bản cũng thế. Chỉ có địa chủ là hưởng lợi và với sự  phát triển của lợi nhuận như vậy thì chỉ làm cho họ trắng tay do lợi nhuận giảm cũng làm cho đầu  tư giảm theo và sản xuất đình trệ. Vấn đề "khủng hoảng thừa" Ricardo đã đồng tình với Quy Luật Say, và dùng nó như một lập  luận chống lại ý kiến cho rằng khủng hoảng được tạo ra trong quá trình tích luỹ thông, mà Keynes  gọi là "tổng mức cầu không thoả", tức là tổng mức cầu cho các loại hàng hoá không được thoả  mãn đầy đủ dẫn đến sự cung ứng những loại hàng này cho thị trường. Ông ta cũng không sai khi  nhận ra một vài thị trường có thể bị khủng hoảng thừa ­trong thời của ông ta nó là vấn đề thường  bị tái diễn ­ nhưng khủng hoảng đó không trở thành cuộc khủng hoảng phổ biến rộng khắp. Trong quyển Những Quy Luật, chương 21 về "Những Hậu Quả Của Tích Luỹ Lợi Nhuận Và Lợi  Tức", ông có đề cập đến vấn đề này: Chúng ta dùng chính sản xuất hay dịch vụ để mua sản xuất; tiền chỉ là một phương tiện trao đổi  trung gian hữu hiệu mà thôi. Khi một sản phẩm nào đó được làm ra quá nhiều thì thị trường của  sản phẩm đó sẽ bị khủng hoảng thừa, để không phải hoàn lại số vốn đã bỏ ra cho sản phẩm đó;  nhưng đây không phải là trường hợp chung cho tất cả các loại hàng hoá; mức cầu của bắp ngô  giới hạn với số người ăn, mức cầu của giày dép và áo khoát giới hạn với số người mặc; thế nhưng  cả
  7. cộng đồng hoặc một phần có thể muốn tiêu thụ ngô cũng như nón và giày dép nhiều hơn. Một số  người có thể tiêu thụ nhiều rượu hơn nếu họ có khả năng mua nó. Còn những người đã tiêu thụ đủ  rượu rồi thì lại muốn mua hoặc nâng cấp chất lượng đồ đạc trong nhà. Những người khác thì  muốn trang trí lại khu vườn hay xây nhà của họ to thêm. Ước muốn làm được những điều như thế  đã khắc sâu vào mỗi con người chúng ta; để thực hiện chẳng cần gì ngoài phương tiện, để có  được phương tiện chẳng cần gì ngoài gia tăng sản xuất. Nếu tôi có thức ăn và những thứ cần thiết  tuỳ nghi sử dụng, thì tôi không phải chờ đợi để có được chúng như những người công nhân ­  những người mà đã đem đến cho tôi quyền được sở hữu những gì hữu dụng đối với tôi và những  gì tôi muốn" (đây là vấn đề tôi quan tâm) Việc bác bỏ khả năng khủng hoảng thừa là phổ biến lại bị Malthus bác bỏ bằng những lập luận  riêng của mình, khi nhìn lại, đã biến ông trở thành những người khởi đầu cho dòng lập luận thiên  về lý thuyết, những lập luận liên quan đến tầm quan trọng của vấn đề tích luỹ tổng mức cầu thoả  đáng, những lập luận này hoạt động xuyên suốt từ thời của ông với những bài phê bình chủ nghĩa  tư bản của Marx và John Hobson cho đến thời đại với những bài viết của những vị cứu tinh như  John Maynard Keynes. Trong phần III chuơng I tập I quyển Những Quy Luật Kinh Tế Chính Trị, ông nói lên sự phản bác  của mình như sau: "Một số tác giả tài năng nghĩ rằng mặc dù một loại hàng hoá nào đó dễ dàng bị khủng hoảng  thừa, nhưng không phải tất cả các mặt hàng đều như vậy; bởi vì theo như quan điểm của họ về  vấn đề này thì hàng hoá luôn được trao đổi bằng hàng hoá, một nửa này sẽ cung cấp cho thị  trường dành cho nửa còn lại, và do đó sản xuất chỉ thoả mản cho một nguồn nhu cầu duy nhất,  một sản phẩm có mức cung quá thừa chứng tỏ rằng mức cung cho một số sản phẩm khác lai  thiếu hụt, và đối với trường hợp mức cung chung thì không xãy ra như vậy.[…] Tuy nhiên, học  thuyết này trong khi nó được áp dụng nhiều nhưng đối với tôi nó hoàn toàn vô căn cứ, và hoàn  toàn trái với những nguyên tắc về luật cung và cầu." Trong phần đó ông đặt ra một vấn đề liệu có khả năng gia tăng nguồn tiền tiết kiệm và đầu tư  (tích luỹ) đối với sự phát triển có bị giới hạn gì hay không. Và câu trả lời của ông là vẫn có một số 
  8. giới hạn nào đó, những giới hạn này có là do khi nguồn tiền tiết kiệm gia tăng cùng với chi phí  giảm vì nhu cầu giảm. Ông chỉ ra rằng trong quyển Những Quy Luật của mình Ricardo đã thừa nhận nếu lương tăng ,số  lợi nhuận giảm dần, và những nhà tư bản thì tìm kiếm cho mình những khoản khác bù vào đó về  cơ bản là giảm bớt chi tiêu nhằm có được thặng dư để đầu tư, thì việc giảm nhu cầu tiêu thụ của  họ gắn liền với sự tích luỹ và gia tăng mức cung , cả ba vấn đề này có thể là nguyên nhân dẫn  đến "những cơn tổng khủng hoảng thừa". Tuy nhiên, Ricardo lại xác nhận rằng "những gì được  nói trên không phải là một nguyên tắc chung", tức là cơn khủng hoảng chung là không thể xãy ra.  Ngược lại Malthus nói là do "một nước có thể gia tăng lượng tiền nhằm duy trì nguồn lao động  nhanh hơn là gia tăng dân số" cho nên trường hợp đặc biệt của Ricardo chẳng phải là đặc biệt gì  và có thể tái diễn đều đặn. Đối với vấn đề này, Malthus cũng đưa thêm vào một số lập luận khác: giả sử năng xuất tăng và  hàng hoá giảm giá chẳng phải làm cho nhu cầu hàng hoá tăng lên mà là tăng nhu cầu để có thời  gian rảnh rổi ("sự biếng nhác"). Ông nói khuynh hướng thích có thời gian nhàn rổi như thế (và  chúng ta biết rằng ông nghĩ là người công nhân ghét phải làm việc) nghĩa là cung sẽ vượt cầu và  "một cơn khủng hoảng chung" sẽ xãy ra. Sau cùng Malthus lập luận: thật sai lầm khi cho rằng ­như Ricardo cho là như thế ­­ việc chi tiêu  số tiền tiết kiệm dành cho tích luỹ sẽ tạo ra nhu cầu gia tăng sản luợng khi được đầu tư. Lấy nông  dân và nhà sản xuất làm ví dụ, ông nói là số tiền tiết kiệm của họ gia tăng thì nhu cầu của mỗi  người về hàng hoá của người còn lại sẽ giảm và sẽ tạo nên cơn khủng hoảng chung. Dĩ nhiên  trong lập luận này Malthus lại không phân biệt được "mặt hàng sản xuất" và "mặt hàng tiêu dùng"  và do đó không thể đánh giá đúng mức cầu cho "mặt hàng sản xuất" ­­ một sai lầm thông thường  trong lịch sử những thuyết "tiêu thụ dưới mức" của trong cơn khủng hoảng. Bàn về vấn đề Luật Hạn Chế Nhập Khẩu Ngô vào Anh Quốc Một luận điểm không thống nhất giữa Malthus và Ricardo về một vấn đề khác ­ một vấn đề gây  nhiều tranh cải trong xã hội ­ chính là Luật hạn chế nhập khẩu ngô ­ mà theo luật này cũng hạn 
  9. chế nhập khẩu cả lúa mì ­ có nên bị giảm bớt hay loại bỏ hay không. Hiện tại, những việc có liên  quan đến tranh cải này nên được làm sáng tỏ dựa vào những vấn đề xung đột trong Tổ Chức  Thuơng Mại Thế Giới (WTO) cũng như những nổ lực của tổ chức này nhằm tiến đến giảm bớt  hàng rào mậu dịch. Ngay sau những cuộc chiến tranh của Napoleon, những người bạn thuộc nghị viện của tầng lớp  địa chủ đã giới thiệu luật này vào năm 1815 nhằm giử cho mức giá ngũ cốc ở mức cao, những loại  ngũ cốc này chiếm nhiều ưu thế trong thời gian xãy ra chiến tranh do mậu dịch bị chiến tranh làm  cho đình trệ. Giá ngũ cốc duy trì ở mức cao liên tục như thế gây hại cho cả người công nhân ­  những người phải trả tiền mua bánh mì, và cả nhà sản xuất ­ những người phải trả đủ lương cho  công nhân mua bánh mì, và gây tôn hại đến những ai có khả năng xuất khẩu nhưng lại bị giới hạn  bởi những nước không thể bán lúa mì sang nước Anh. Sau khi thông qua sửa đổi năm 1832 với sự tán đồng của tầng lớp tiểu tư sản và thương buôn và  buộc nghị viên phải quan tâm chú ý đến họ, họ bắt đầu lập ra tổ chức nhằm kêu gọi bãi bỏ đạo  luật đó. Một tổ chức chống đạo luật đó được thành lập vào năm 1836 và vào năm 1839 trở thành  Hội Liên Hiệp Chống Luật Hạn Chế Nhập Ngô. Chiến dịch này hoạt động cho đến năm 1846 vì  khi đó xãy ra nạn đói lớn ở Ái Nhĩ Lan, và chính phủ đã huỷ bỏ đạo luật này. Nạn đói này xãy ra  thường không phải do thiếu lương thực mà do người công nhân không có đủ tiền để mua. Không  đủ tiền mua lương thực do hai nguyên nhân: đầu tiên nguyên nhân trực tiếp của cái nghèo là mùa  màng thu lợi chính của Ái Nhĩ Lan thất bát do sâu bệnh, thứ hai ­ mang tính lịch sử, là do đế quốc  Anh xâm chiếm Ái Nhĩ Lan, chiếm hết đất của họ chỉ chừa lại một phần đất nhỏ để họ trồng trọt  mà thôi. Xin lưu ý rằng, trang "Web Victoria" không nói sâu về nạn đói mà chỉ tập trung vào Anh,  đầu tiên họ phớt lờ đến nạn đói này, sau đó lại cung cấp một phần cứu trợ ít ỏi và sau đó gửi quân  sang kiểm soát vùng thuộc địa này. Kết quả từ những chính sách của đế quốc Anh là cái chết  hàng loạt của những người dân thuộc địa: dân số Ái Nhĩ Lan từ 8,2 triệu người giảm xuống còn  6,5 triệu trong vòng mười năm. Dù sao đi nửa, như trang web này có nói đến, việc huỷ bỏ bộ luật  này cũng chẳng giúp gì cho người Ái Nhĩ Lan trong cơn khủng khiếp này bởi vì thậm chí khi giá  thực phẩm hạ xuống thấp nhưng họ cũng vẫn không đủ tiền mua.
  10. Chính những sự kích động chống đối lại bộ luật gây nên cuộc tranh cãi giữa Malthus và Ricardo.  Cả hai người họ sớm đi vào cuộc tranh luận, đầu tiên là Malthus với bài luận Luật Hạn Chế Nhập   Ngô năm 1814 và một bài khác Một Số Lý Do Cho Quan Điểm Về Chính Sách Hạn Chế Nhập   Khẩu Ngô Từ Nước Ngoài  năm 1815 và cùng năm đó Ricardo đưa ra bài phản luận:  Luận Về   Những ảnh Hưởng Mức Giá Thấp Của Ngô Đến Lợi Nhuận Vốn. Trong khi bài luận đầu vào 1814 của Malthus cố gắng thể hiện và đánh giá cả những lý lẽ trái  ngược nhau, thì bài thứ hai rõ ràng nghiêng về ủng hộ cho bộ luật này. Mặc dù ông nhận ra  những ưu thế thông thường mà mậu dịch tự do mang đến bao gồm cả cách mà khi nhập khẩu lúa  mì tăng thì làm cho giá ngũ cốc cũng như bánh mì giảm, nhưng Malthus cũng cho rằng những  trường hợp đặc biệt như vậy đã làm cho thuế xuất nhập khẩu tăng cao. Những trường hợp đặc  biệt mà ông đưa ra đều là những rủi ro đối với những quốc gia khác đặc biệt là Pháp với sản  lượng ngũ cốc khổng lồ, những quốc gia này cố gắng xuất khẩu ngũ cốc ra nước ngoài nhưng  xuất khẩu sang Anh thì có thể bị cắt giảm. Hay nói cách khác, ông cho rằng, người Anh phải lãnh  chịu hậu quả khi theo đường lối tự do mậu dịch trong khi những nước khác thì không. Khi đưa ra  trường hợp thế này, ông cũng nêu trường hợp cắt giảm nhập khẩu ngũ cốc vào Anh trước đó, tức  là trong suốt thời gian nổ ra chiến tranh thời Napoleon, và cho thấy những hậu quả từ việc tăng  giảm giá cũng như trữ lượng ngũ cốc một cách đột ngột và mạnh mẽ. Để phản luận lại Malthus, Ricardo bàn về vấn đề tô thuế ­­ nhưng nhìn chung cũng đồng ý với  Malthus về vấn đề này ­ và tiếp tục tranh luận rằng mức giá thực phẩm và tô thuế phải nộp cho  địa chủ quá cao khi đó chỉ làm lợi cho họ và gây tổn hại cho những người khác: "lợi ích của tầng  lớp địa chủ luôn đối lập với lợi ích của những tầng lớp khác trong xã hội. Ông ta chẳng bao giờ có  được một cái nhìn bao quát, bởi vì khi đó thực phẩm khan hiếm và đắt đỏ trong khi mọi người  khác lại có thể mua được thực phẩm với giá rẻ." Những gì Ricardo lưu tâm trong vấn đề mức giá cao của thực phẩm là chính nó ban đầu được hỗ  trợ bởi sự thiếu vắng số ngũ cốc nhập khẩu suốt những năm chiến tranh, và sau đó lại được Luật  Hạn Chế Nhập Khẩu Ngô hậu thuẫn và gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận vốn: "chúng ta có thể  dễ dành chứng minh được rằng trong mỗi xã hội mà khi tài sản cũng như dân số của nó tăng 
  11. trưởng độc lập với những tác động do mức lương nhiều hay ít gây ra, thì lợi nhuận chung phải  giảm trừ khi nông nghiệp được cải tiến, và có thể nhập khẩu ngô với giá rẻ hơn." Do vậy, tốt hơn  hết là giữ nguyên mọi thứ nhưng giá ngũ cốc phải rẽ hơn thông qua tự do nhập khẩu bởi vì nó sẽ  giúp làm giảm mức lương và tăng lọi nhuận. Nhưng Malthus cho rằng không phải mọi thứ đều được giữ nguyên không đổi, mà ngược lại còn  gây ra mối nguy hại cho việc nhập khẩu ngũ cốc vào Anh và do đó nền kinh tế Anh có nguy cơ bị  tác động tiêu cực mạnh mẽ. Về mặt này, Ricardo đáp lại rằng: thứ nhất, một khi lượng ngũ cốc  xuất khẩu sang Anh đạt được trữ lượng lớn trở thành một việc bình thường rồi thì không có nước  nào có thể cắt giảm được trữ lượng xuất đó nữa trừ khi mùa màng thất bái hay có bạo loạn xãy ra  (ông có trích dẫn ví dụ về hậu quả của việc Bonaparte cắt giảm lượng xuất ngũ cốc của Nga);thứ  hai, cũng giống như thời đó nước Anh vẫn có thể có được số ngũ cốc từ những quốc gia khác (như  Mỹ đã nhận ra điều này khi nó phong toả không cho bán ngũ cốc sang Afghanistan trong suốt  thời kỳ mà Afghanishtan còn chịu sự ảnh hưởng của Xô­Viết) đặc biệt là khi Anh thi hành chính  sách tự do mở rộng thị trường thì những nhà sản xuất từ các nuớc kéo nhau phát triển sản xuất  với một mục đích duy nhất là xuất khẩu qua Anh; thứ ba, sự giảm sút trong sản xuất nông nghiệp  của Anh do giá ngũ cốc rẽ có thể được làm lắng dịu lại bằng chính sách mậu dịch ngày càng tự  do hơn và dù cho có rút vốn ra khỏi ngành nông nghiệp và đầu tư vào sản xuất các mặt hàng có  giá trị và dù cho chi tiêu của địa chủ có giảm đi do tô thuế giảm thì cũng có thể lấy mức chi tiêu  gia tăng từ lợi nhuận và lương để bù vào. Như đã được đề cập ở trên, mặc dù Ricardo và những người chống đối lại luật hạn chế nhập ngô  nhìn chung được sự ủng hộ của những học giả trong những cuộc tranh luận, nhưng quyền hạn  của tầng lớp địa chủ chính là để duy trì bộ luật hạn chế nhập ngô, thay thế cho những bộ luật  khác trong vòng 30 năm.  Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2