Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 1 - GV. Huỳnh Thế Du
lượt xem 3
download
Bài 1: Giới thiệu kinh tế học vi mô dành cho chính sách công. Bài này gồm có những nội dung chính sau: Bản chất và hành vi của con người, tháp nhu cầu Maslow, bàn tay vô hình (Invisible Hand), Kinh tế học là gì? Các giả định cơ bản của kinh tế học tân cổ điển, phương pháp nghiên cứu kinh tế,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 1 - GV. Huỳnh Thế Du
- Bài 1: Giới thiệu kinh tế học vi mô dành cho chính sách công Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công Học kỳ Thu 2015 Giảng viên: Huỳnh Thế Du
- Một số câu hỏi thảo luận Con người sống vì gì? Tại sao bạn đi làm? Tạo sao bạn đi học? Cuộc thi: Ai là người quan trọng nhất trên hành tinh này? Mục tiêu của mỗi người khi đi làm là gì?
- Bản chất và hành vi của con người? Duy lý Vì mình Bắc cầu Thích nhiều hơn ít 3
- Tháp nhu cầu Maslow Người Con Nguồn: Google Image 4
- Adam Smith “Chúng ta có được bữa ăn ngon chẳng phải vì sự trắc ẩn (lòng tốt) của anh hàng thịt, người nấu rượu hay gã làm bánh, mà nhờ họ quan tâm đến lợi ích của chính họ.” “Khi hướng lĩnh vực đó theo cách tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn nhất, anh ta chỉ có ý định thu lợi cho mình, và trong trường hợp này cũng như nhiều trường hợp khác, anh ta đang được dẫn dắt bởi bàn tay vô hình hướng đến một mục tiêu vốn không nằm trong dự định của anh ta.”
- Bàn tay vô hình (Invisible Hand) Bàn tay vô hình = Lợi ích cá nhân + cạnh tranh Trong gần như tuyệt đại đa số các trường hợp (nhất là trong điều kiện thông thường), mỗi người đều đặt câu hỏi tôi được gì mất gì khi làm một việc gì đó Ở những hoạt động không có các thất bại hay khiếm khuyết của thị trường, mỗi người theo đuổi mục đích/lợi ích cá nhân sẽ tối ưu lợi ích xã hội Bàn tay vô hình làm cho nguồn lực trong xã hội được phân bổ tối ưu trong hầu hết các trường hợp
- Câu chuyện tôm hùm Nguồn: Google Image
- Kinh tế học là gì? Kinh tế học là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu về hành vi con người. Kinh tế học nghiên cứu sự lựa chọn của các cá nhân, tổ chức và xã hội trong việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh, nhằm tối ưu hóa lợi ích của mình. Các cá nhân, tổ chức và xã hội (gọi chung là tác nhân kinh tế) có sở thích đối với việc phân bổ các nguồn lực. Sở thích này ổn định, ít nhất là trong khoảng thời gian nghiên cứu. Nguồn lực chịu các giới hạn như lượng của cải, điều kiện vật lý, thể chế,… Với các giới hạn về phân bổ, tác nhân kinh tế sẽ chọn sự phân bổ mà mình thích nhất. Thay đổi về phân bổ mà tác nhân kinh tế chọn là do thay đổi về nguồn lực sẵn có.
- Các giả định cơ bản của kinh tế học tân cổ điển 1. Vì mình hay vì lợi ích riêng 2. Sở thích hợp lý 3. Tối đa hóa độ thỏa dụng/lợi ích cá nhân 4. Thông tin là hoàn hảo/đầy đủ khi ra quyết định
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế Xây dựng lý thuyết/mô hình để giải thích và/hay đưa ra dự đoán về hành vi của tác nhân kinh tế. Kiểm định dự đoán về hành vi của tác nhân kinh tế này bằng số liệu thực tế với sự hỗ trợ của các kỹ thuật thống kê và kinh tế lượng.
- Lý thuyết và mô hình kinh tế Lý thuyết được sử dụng để giải thích hiện tượng quan sát được trên thực tế và/hay dự báo về những sự kiện sẽ xảy ra. Lý thuyết kinh tế được xây dựng trên cơ sở các giả định ban đầu, các quy luật kinh tế và các thao tác logic. Mô hình kinh tế là hình thức biểu hiện đơn giản hóa thực tiễn dựa trên một hay nhiều lý thuyết kinh tế dưới dạng ngôn ngữ có tính cấu trúc. Thông thường, ngôn ngữ có tính cấu trúc được sử dụng là toán học.
- Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các tác nhân kinh tế đơn lẻ: người tiêu dùng, doanh nghiệp và người lao động, cũng như thị trường mà những tác nhân này tham gia. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế và các biến số kinh tế tổng thể như tăng trưởng tổng sản lượng, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát.
- Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc Kinh tế học thực chứng trả lời câu hỏi về mô tả, lý giải, và dự báo các vấn đề kinh tế đã, đang, và sẽ xảy ra trên thực tế - vốn là kết quả của sự lựa chọn và tương tác của các tác nhân kinh tế. Kinh tế học chuẩn tắc trả lời câu hỏi phải như thế nào/phải đạt được cái gì bằng cách cân nhắc các giá trị đạo đức, xã hội, văn hóa. Hoạch định chính sách công có thể đòi hỏi các việc phân tích vấn đề về mặt thực chứng lẫn chuẩn tắc. Mặc dù kinh tế học vi mô thường không trả lời được câu hỏi chính sách nào là tốt nhất căn cứ theo giá trị chuẩn tắc, nhưng việc phân tích thực chứng vẫn làm sáng tỏ vấn đề và xác định rõ các lựa chọn/đánh đổi.
- Chính sách công là gì? Chính sách công là hành động (hay không hành động) của nhà nước đối với các vấn đề của quốc gia hay vùng lãnh thổ Vấn đề chính sách công xuất hiện khi xã hội không chấp nhận hiện trạng bất cập nào đó, và do vậy cần sự can thiệp (hay từ bỏ can thiệp) của nhà nước. Thực trạng bất cập? Cơ sở cho sự can thiệp của nhà nước? Khả năng thành công nếu can thiệp?
- Phân tích chính sách công là gì? Phân tích chính sách là một quy trình điều tra mang tính đa ngành được thiết kế nhằm đánh giá một cách phê phán, và truyền đạt thông tin giúp cho việc hiểu và cải thiện chính sách trong một bối cảnh nhất định. Định hướng theo vấn đề chính sách thực tiễn Đa ngành để thích hợp với bản chất phức hợp của vấn đề Thực chứng và/hoặc chuẩn tắc Được đặt trong một bối cảnh nhất định
- Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công Dùng các lý thuyết kinh tế học vi mô để làm khung phân tích chính sách công. Làm thế nào để tối ưu hóa các quyết định, đạt được các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực về thông tin, con người, và tài chính và ràng buộc về thể chế.
- Cấu trúc môn học Phần 1 – Nhập môn Phần 2 – Sự vận hành của thị trường Phần 3 – Lý thuyết về người tiêu dùng Phần 4 – Lý thuyết về nhà sản xuất Phần 5 – Thị trường cạnh tranh, hiệu quả và công bằng Phần 6 – Kinh tế học hành vi Phần 7 – Giới thiệu về thất bại thị trường và vai trò của nhà nước
- Đánh giá môn học Tham gia trên lớp: 5% Nghiên cứu tình huống: 10% Bài tập và kiểm tra nhanh: 20% Thi giữa kỳ: 30% Thi cuối kỳ: 35%
- Giờ văn phòng Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Huỳnh Thế Du 15:00 – 17:00 15:00 – 17:00 Đặng Văn Thanh 16:30 – 18:00 16:30 – 18:00 Phan Ngọc Yến Xuân 15:30-17:00 15:30-17:00 Học viên cũng có thể đăng ký gặp giảng viên vào các thời gian khác thuận tiện cho mình và giảng viên có thể sắp xếp thời gian.
- Câu hỏi và thảo luận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Chương 1: Kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
22 p | 259 | 27
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I (P2): Chương 6 - TS. Giang Thanh Long
29 p | 158 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học Vĩ mô - Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô: Phần 2
7 p | 133 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Th.S. Hoàng Văn Kình
33 p | 118 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 1 - TS. Giang Thanh Long
4 p | 122 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 2: Đo lường các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản (Năm 2022)
49 p | 17 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 10 - TS. Giang Thanh Long
13 p | 116 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1: Chương 3 - ThS. Hồ Thị Hoài Thương
22 p | 105 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 1: Khái quát kinh tế học vĩ mô
15 p | 45 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Nguyễn Thị Son
29 p | 93 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 1: Khái quát Kinh tế học vĩ mô (Năm 2022)
47 p | 7 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 1: Tổng quan về kinh tế học
40 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 2: Cung – cầu
76 p | 60 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 3: Độ co giãn
27 p | 16 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 6: Cấu trúc thị trường
50 p | 61 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 7: Thị trường các yếu tố sản xuất
24 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 8: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
19 p | 148 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 5: Lý thuyết hành vi nhà sản xuất
34 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn