intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo căn bản: Những nhân tố tiềm ẩn của thành công lớn (phần 3)

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

98
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm trạng của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến xúc cảm của những người xung quanh. Do đó, hãy cười lên và cả thế giới sẽ cười với bạn. Phần tiếp theo trong nghiên cứu của Daniel Goleman, Richard Boyatzis và Annie McKee đăng trên tạp chí Havard Business Review.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo căn bản: Những nhân tố tiềm ẩn của thành công lớn (phần 3)

  1. Lãnh đạo căn bản: Những nhân tố tiềm ẩn của thành công lớn (phần 3) Tâm trạng của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến xúc cảm của những người xung quanh. Do đó, hãy cười lên và cả thế giới sẽ cười với bạn. Phần tiếp theo trong nghiên cứu của Daniel Goleman, Richard Boyatzis và Annie McKee đăng trên tạp chí Havard Business Review. Khoa học tâm lý Hướng chủ đạo trong các nghiên cứu trên bộ não con người chứng minh là, dù tốt dù xấu thì tâm trạng của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến xúc cảm của những người xung quanh. Lí do của hiện tượng này nằm ở cái tính mở của hệ thống vỏ não, trung tâm xúc cảm của chúng ta. Một hệ thống đóng tự vận hành, trong khi một hệ thống mở lại phụ thuộc những nguồn bên ngoài để quản lý bản thân hệ thống mở của chính mình. Nói cách khác, chúng ta phụ thuộc vào những mối quan hệ với người khác để quyết định tâm trạng của mình. Hệ thống mở được tự nhiên chọn lọc vì nó cho phép con người xoa dịu nỗi đau của người khác - giống như
  2. việc bà mẹ dỗ dành đứa con nhỏ đang khóc. Ngày nay thiết kế mở có cùng mục đích giống như mục đích của nó từ ngàn năm trước. Nghiên cứu tập trung vào những điều quan tâm đã chỉ ra, sự hiện diện dễ chịu của một người nào đó không chỉ giảm huyết áp của bệnh nhân mà còn hạ thấp sự tiết ra các axit béo gây tắc động mạch. Một nghiên cứu khác cho thấy trong 3 hay nhiều hơn các trường hợp stress nặng trong vòng một năm (ví dụ, do gặp phải các vấn đề rắc rối tài chính, bị đuổi việc, hoặc ly dị) có khả năng tử vong ở những người đàn ông trung niên sống tách biệt xã hội cao gấp 3 lần những người có các mối quan hệ thân thiết. Các nhà khoa học miêu tả hệ thống mở giống như “quy luật biên giữa người và người”; một người phát đi các tín hiệu, các tín hiệu này có thể thay đổi mức độ hormone, những chức năng của hệ động mạch, nhịp thở khi ngủ, thậm chí cả những chức năng của hệ miễn dịch, bên trong cơ thể của một người khác. Điều này lý giải tại sao những cặp đôi có thể gây nên những sóng oxytocin trong não của người kia, tạo nên cảm giác dễ chịu và yêu thương. Nhưng xét trên tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội, sinh lý học của con người hoà lẫn với nhau. Thiết kế của hệ thống mở có thể giúp những người khác thay đổi sinh lý và do đó tình cảm của chúng ta. Mặc dù, hệ thống mở là một phần quan trọng trong cuộc sống, nhưng chúng ta thường xuyên không để ý đến quá trình này. Những nhà khoa
  3. học đã nắm được sự điều chỉnh cảm xúc trong phòng thí nghiệm bằng cách đo sinh lý học - như nhịp tim - của hai người cùng nói chuyện với nhau. Khi cuộc nói chuyện bắt đầu, cơ thể họ chuyển động ở những nhịp khác nhau. Nhưng chỉ sau 15 phút, những chỉ số sinh lý học của 2 người giống nhau một cách đáng chú ý. Những nhà nghiên cứu đã chứng kiến nhiều lần cách thức mà cảm xúc lan truyền từ người này sang người khác một cách không thể cưỡng lại được. Quay trở lại thời điểm năm 1981, nhà sinh lý học Howard Friedman và Ronal Riggio nhận thấy thậm chí những biểu hiện không lời cũng có thể ảnh hưởng đến những người khác. Ví dụ, khi 3 người lạ ngồi quay mặt vào nhau im lặng khoảng một hay hai phút, cảm xúc truyền đi từ mỗi người đến 2 người kia mặc dù không ai nói một lời nào. Hiện tượng này cũng diễn ra ở các văn phòng, phòng họp, hay cửa hàng; các thành viên trong nhóm không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Năm 2000, Caroline Bartel trường Đại học New York và Richard Saavedra trường Đại học Michigan nhận thấy khi quan sát 70 nhóm làm việc chung ở các ngành khác nhau, lúc cuộc họp kết thúc những người tham gia cùng có chung một tâm trạng, hoặc tốt hoặc xấu, chỉ sau hai giờ. Một nghiên cứu khác khi hỏi các nhóm y tá và thư kí về tình trạng kiểm soát cảm xúc của họ trong tuần, những nhà khoa học nhận thấy tâm trạng của những người trong nhóm giống nhau, mặc dù họ gần như không tham gia vào các cuộc cãi cọ chung của cả nhóm. Như
  4. vậy, nhóm cũng giống như các cá nhân, cùng chia sẻ những cảm xúc, từ cảm giác ghen tị, lo lắng hay đau buồn. (Một cách tình cờ, tâm trạng vui vẻ sẽ lan truyền nhanh nhất, vì khi đó người ta sẽ sử dụng những câu bông đùa. Tham khảo thêm ở phần “Hãy cười lên và cả thế giới sẽ cười với bạn). Hãy cười lên và cả thế giới sẽ cười với bạn Bạn có nhớ câu thành ngữ cổ đó không? Câu thành ngữ này đã phản ánh gần đúng thực tế. Như chúng ta đã biết, sự lan truyền của cảm xúc là hiện tượng thần kinh thực tế, nhưng không phải tất cả các loại cảm xúc đều lan truyền theo cách giống nhau. Một nghiên cứu năm 1999 của Sigal Barsade Khoa quản trị trường Đại học Yale đã chỉ ra, trong các nhóm làm việc, sự vui vẻ và nồng ấm lan truyền rất nhanh, trong khi đó sự giận dữ thì lan chậm hơn, cảm giác thất vọng lan chậm nhất. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi biết rằng nụ cười là cảm xúc dễ lan truyền nhất. Khi nghe thấy một tiếng cười, ta cũng không thể cười hoặc ít nhất là mỉm cười theo. Đó là vì hệ thống mở của bộ não chúng ta được thiết kế để lan truyền những tiếng cười, làm chúng ta phản ứng lại tương ứng. Các nhà khoa học đã lý thuyết hoá rằng những nụ cười đã được thiết lập trong não chúng ta từ trước, bởi vì nụ cười để củng cố tình bằng hữu và sự liên kết, do đó giúp chúng ta tồn tại. Ẩn ý quan trọng cho nhà lãnh đạo ở đây là chỉ ra nhiệm vụ cơ bản trong
  5. điều khiển tâm trạng của mình và của những người khác: Tính hài hước thiết lập nên môi trường lạc quan. Nhưng cũng giống như cảm xúc của nhà lãnh đạo nói chung, tính hài hước cũng phải phù hợp với văn hoá và tình hình thực tiễn của doanh nghiệp. Những tiếng cười, những nụ cười sẽ hiệu quả và lan truyền khi chúng xuất phát từ đáy lòng. Tâm trạng của người đứng đầu có xu hướng lan truyền nhanh nhất vì mọi người đều nhìn vào ông chủ. Họ nhận những tín hiệu cảm xúc từ ông chủ. Thậm chí khi ông chủ ít khi được nhân viên nhìn thấy, ví dụ như CEO đó làm việc trong phòng riêng ở tầng trên cùng - thì thái độ của ông ta cũng thể hiện trực tiếp trong những báo cáo của ông ta, và hiệu ứng domino lan truyền khắp công ty. Hãy gọi CEO là một bác sĩ Nếu tâm trạng của người lãnh đạo quan trọng đến như vậy, vậy phải chăng anh ta nên tập để có một tâm trạng vui vẻ? Vâng, nhưng câu trả lời đầy đủ phức tạp hơn thế rất nhiều. Tâm trạng của người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả khi đó là tâm trạng lạc quan. Nhưng tâm trạng đó cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh anh ta. Chúng tôi gọi hiện tượng đó là “tiếng vọng” (Tham khảo thêm tại mục “Để hạnh phúc, hãy cẩn thận) Để được hạnh phúc, hãy cẩn thận
  6. Tâm trạng vui vẻ giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng thật vô nghĩa khi một người lãnh đạo lúc nào cũng vui vẻ cười nói như một anh chàng ngốc trong lúc doanh số bán hàng sụt giảm hoặc việc kinh doanh của công ty đi xuống. Những nhà quản lý hiệu quả nhất thể hiện tâm trạng và hành vi phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, với tâm lý lạc quan vừa đủ. Họ biết tôn trọng cách cảm nhận của người khác - thậm chí nếu người khác cau có hoặc chán nản - nhưng họ cũng làm gương cho người khác là phải tiến lên phía trước với niềm hi vọng và tính hài hước. Chúng tôi gọi cách hành động này là “tiếng vọng” ảnh hưởng đến ý định và mục tiêu của bốn thành tố cấu thành trí tuệ thông minh xúc cảm. Tự nhận thức bản thân, có lẽ đây là phần quan trọng nhất của trí tuệ thông minh xúc cảm. Tự nhận thức bản thân là khả năng có thể đọc được những cảm xúc của chính bạn. Điều này cho phép con người nhận thức được những điểm mạnh hay giới hạn của họ, giúp họ cảm thấy tự tin về những giá trị của bản thân. Những nhà lãnh đạo áp dụng sự tự nhận thức bản thân để xác định tâm trạng mình một cách chính xác, và họ cảm nhận trực quan được họ ảnh hưởng
  7. đến người khác như thế nào. Tự quản lý bản thân, là khả năng áp dụng những phương thức đáng tin cậy và linh hoạt để kiểm soát cảm xúc và hành động của bạn với sự thành thực và thẳng thắn. Những nhà lãnh đạo thành công không để tâm trạng thỉnh thoảng buồn bực của họ kiểm soát cả ngày, họ quản lý bản thân để tâm trạng buồn bực đó không ảnh hưởng đến công việc hoặc giải thích nguyên nhân cho mọi người với một thái độ thích đáng, bởi vậy họ nhận thức được vì sao họ có tâm trạng này và sự buồn bực này có thể kéo dài trong bao lâu. Nhận thức xã hội, bao gồm những khả năng cốt yếu để đồng cảm với mọi người và nhận thức về tổ chức bằng trực giác. Nhà quản lý biết cách nhận thức xã hội sẽ cảm nhận cảm xúc của người khác tốt hơn, và cho người khác thấy mình quan tâm đến họ như thế nào. Hơn nữa, những nhà lãnh đạo thành công thường xuyên hiểu biết sâu sắc về ngôn từ và hành động của họ khiến người khác cảm thấy thế nào, và họ đủ nhạy cảm để thay đổi những tác động tiêu cực. Quản lý các mối quan hệ, là thành tố cuối cùng của trí tuệ thông minh xúc cảm, bao gồm khả năng để giao tiếp rõ
  8. ràng và thuyết phục, hoà giải xung đột, và xây dựng nên các mối quan hệ mật thiết. Những nhà lãnh đạo thành công sử dụng các kĩ năng của họ để lan truyền sự nhiệt tình và hoà giải sự bất hoà, thường qua những sự hài hước và cao thượng của mình. Một nhà quản lý hiệu quả và biết áp dụng “phương pháp tiếng vọng” rất hiếm hoi. Hầu hết mọi người đều phải chịu đựng những nhà lãnh đạo khó chịu, người mà tâm trạng độc hại và những thái độ làm nản lòng người khác của họ làm hỏng các mối quan hệ, sau đó phải đợi đến người lãnh đạo nhiều triển vọng và thực tế sau đến để sửa chữa. Hãy xét đến những sự kiện diễn ra gần đây tại một chi nhánh thử nghiệm của BBC, gã khổng lồ của ngành truyền thông Anh quốc. Mặc dù các thành viên, nhà báo và biên tập viên đã cố hết sức, giám đốc vẫn quyết định đóng cửa chi nhánh này. Việc đóng cửa chi nhánh bản thân nó vốn chẳng tốt đẹp gì, nhưng thảm họa là tâm trạng và thái độ của người lãnh đạo lây lan khắp đội ngũ nhân viên đã gây ra sự bế tắc không thể ngờ tới. Mọi người, từ người đã đưa ra quyết định đó đến những người hứng chịu hậu quả, đều phát điên lên.
  9. Tâm trạng cáu kỉnh của người lãnh đạo tạo nên một bầu không khí căng thẳng đến nỗi ông ta phải gọi an ninh đến đưa mình ra khỏi phòng họp. Ngày hôm sau, một nhà quản lý khác đến thăm đội ngũ nhân viên đó. Thái độ và hành động của ông ta rất ôn hoà và thể hiện sự kính trọng. Ông ta nói về tầm quan trọng của báo chí với những biến động của xã hội và mời mọi người trở về vị trí ban đầu của mình. Ông ra nhắc nhở mọi người rằng chẳng ai làm ngành báo chí mà giàu cả - lương của ngành này luôn chỉ ở mức cận biên, và sự ổn định của công việc phụ thuộc vào những làn sóng kinh tế lớn. Ông ta nhớ lại khoảng thời gian ông làm nghề này, khi ông ta mất việc và ông ta đã đấu tranh như thế nào để kiếm một vị trí mới - nhưng ông cũng thay đổi sự tận tâm của mình với công việc mình đã chọn. Cuối cùng, ông hi vọng họ sẽ làm tốt phần việc của họ. Và phản ứng của đám đông phẫn nộ ngày hôm qua là gì? Khi người lãnh đạo biết phương pháp “tiếng vọng” này kết thúc bài nói, tất cả đều trở nên vui vẻ. Daniel Goleman - Richard Boyatzis - Annie McKee Havard Business Review
  10. Ngọc Trâm (dịch)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2