Luận án: Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
lượt xem 25
download
Xây dựng hậu phương đảm bảo nguồn lực về kinh tế có vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh cách mạng. Lênin khẳng định, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, "nhân tố kinh tế vẫn là quyết định, đó là một chân lý" [44, tr. 55]. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xuất phát từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Lênin, từ kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án: Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
- Luận án: Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
- Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng hậu phương đảm bảo nguồn lực về kinh tế có vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh cách mạng. Lênin khẳng định, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, "nhân tố kinh tế vẫn là quyết định, đó là một chân lý" [44, tr. 55]. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xuất phát từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Lênin, từ kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng căn cứ địa thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta đã chủ động xây dựng căn cứ địa, hậu phương của kháng chiến, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế kháng chiến, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Với tầm nhìn chiến lược, căn cứ vào những yếu tố chủ quan, khách quan: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người,... của vùng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm lựa chọn và quyết định xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh thành hậu phương lớn mạnh của cuộc kháng chiến. Quán triệt chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Liên khu IV đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân ba tỉnh từng bước xây dựng kinh tế vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh vững mạnh. Công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, trong đó nổi bật lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng tự do Liên khu IV là cần thiết, góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, khoa học của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và chủ tr ương
- xây dựng nền kinh tế kháng chiến của Trung ương Đảng; làm sáng rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu đối với công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở địa bàn Thanh - Nghệ - Tĩnh; lý giải rõ hơn một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Qua đó, thấy được vai trò và sự đóng góp to lớn của Đảng bộ Liên khu IV và của quân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến. Qua nghiên cứu có thể rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Vì lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề "Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là một chủ đề lớn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên các góc độ khác nhau. Trước hết, các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, các công trình tổng kết lịch sử chiến tranh như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (sơ thảo) (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981; Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập I, II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996,... đã trình bày một cách khái quát, toàn diện quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa. Trên cơ sở trình bày khách quan, khoa học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, các công trình trên đã rút ra ý nghĩa, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến; trong đó phân tích sâu sắc bài học về xây dựng hậu phương. Trong bức tranh tổng thể đó, xây dựng kinh tế vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh được đề cập ở một vài khía cạnh mang tính chất minh họa kết quả.
- Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế của Viện Kinh tế học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Nxb Khoa học, Hà Nội, 1966; 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990; Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập I của Đặng Phong, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000... đã phản ánh khá sinh động nền kinh tế Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đi sâu phân tích những đặc điểm, mục đích, thành tựu của nền kinh tế kháng chiến; các nguyên tắc kinh tế, chính sách kinh tế, bộ máy kinh tế kháng chiến, từng ngành kinh tế; trong đó điểm vài nét về xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Liên khu IV. Đặc biệt, một số công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công đã xuất bản thành sách như: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Liên khu IV (1945-1954) của Viện Lịch sử Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp 1946-1954, của PGS.TS Ngô Đăng Tri, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng các vùng tự do lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Luận án tiến sĩ, bảo vệ năm 1993, tại Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của PTS Đào Trọng Cảng và các công trình lịch sử Đảng bộ các địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã dựng lại bức tranh tổng thể về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở Liên khu IV hoặc phản ánh trực tiếp công cuộc xây dựng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh nhưng dừng lại ở mức khái quát toàn diện mọi mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và nêu ra ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của công cuộc xây dựng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh một cách chung nhất. Cho đến nay, chưa có một công trình lịch sử nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV đối với công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh thời kỳ này, từ đó rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực xây dựng kinh tế.
- Tuy nhiên, những công trình lịch sử trên đây là nguồn kiến thức hết sức quý giá, là nguồn tư liệu phong phú và là cơ sở quan trọng để học viên kế thừa giúp cho việc xây dựng bản thảo luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn a) Mục đích của luận văn Làm rõ quá trình Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế. b) Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ vai trò, vị trí chiến lược của Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến và những điều kiện để xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh trở thành hậu phương vững chắc về kinh tế của cuộc kháng chiến. - Làm rõ quá trình Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế trong cuộc kháng chiến. - Đánh giá những thành tựu, nêu rõ những đóng góp về mặt kinh tế của Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến, rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế của Đảng bộ Liên khu IV trong 9 năm kháng chiến. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV trên mặt trận xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Nội dung nghiên cứu: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV đối với công cuộc xây dựng kinh tế ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh. - Thời gian: trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Không gian: ở địa bàn vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu a) Cơ sở lý luận Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta về vai trò của kinh tế, vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng. b) Nguồn tư liệu - Các văn kiện của Bộ Chính trị, Trung ương; bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các văn kiện, báo cáo của Liên khu ủy IV, của Đảng bộ ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được xác định là nguồn tài liệu chính, chủ yếu. - Một số công trình khoa học, luận án, luận văn có liên quan đến đề tài là tài liệu tham khảo. c) Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu, ngoài ra là các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm làm nổi bật quá trình xây dựng kinh tế của nhân dân vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1945-1954. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa quá trình Trung ương Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến và Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Rút ra một số kinh nghiệm về vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến. - Là tài liệu tham khảo, góp phần nghiên cứu sâu hơn lịch sử toàn Đảng và lịch sử Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo khôi phục kinh tế và bước đầu xây dựng kinh tế kháng chiến
- ở vùng tự do Liên khu (1945-1950) 1.1. điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng tự do Liên khu IV khi bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vùng tự do Liên khu IV gồm ba tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với tổng diện tích là 33.573 km, chạy dài trên 400 km theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp với các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La; phía Nam là tỉnh Quảng Bình; phía Đông là biển; phía Tây giáp với các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và Thà Khẹt (nay là Khăm Muội) của nước Lào. Với vị trí đó, Thanh - Nghệ - Tĩnh có một vị trí chiến lược về nhiều mặt đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta và của nhân dân các bộ tộc Lào. Từ Thanh - Nghệ - Tĩnh ta có thể cơ động lên Tây Bắc, ra Liên khu III, tiến vào chi viện trực tiếp cho chiến trường Bình - Trị - Thiên và sang chiến trường Lào. Từ đây ta cũng có điều kiện hậu thuẫn cho quân ta trên chiến trường Liên khu V và cả chiến trường Nam Bộ. Thanh - Nghệ - Tĩnh có địa hình hết sức phong phú, đa dạng: Rừng núi, trung du và đồng bằng ven biển, trong đó rừng núi, trung du là dạng địa hình phổ biến; đồng bằng và ven biển là vùng quan trọng, rộng ở phía Bắc, hẹp ở phía Nam. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh có diện tích 62.000 ha, được bồi đắp bởi nhiều con sông như sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, trong đó Thanh Hóa chiếm 1/2 diện tích. Mặc dù điều kiện thiên nhiên có nhiều khó khăn do khí hậu khắc nghiệt nhưng đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh vẫn là nơi tập trung nhân tài, vật lực, đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng và là vùng lúa quan trọng thứ ba ở nước ta sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Vùng biển Thanh - Nghệ - Tĩnh rất giàu hải sản. Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, trung bình cứ 20 km lại có một cửa sông, cửa lạch. Ngoài khơi có nhiều đảo nhỏ như đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê, Hòn Mắt, Hòn Chim... Nguồn hải sản phong phú, cửa sông, cửa lạch cùng với nhiều đảo lớn nhỏ đã trở thành thế mạnh của vùng để phát triển nghề cá. Nước biển ở Thanh - Nghệ - Tĩnh có độ mặn thích hợp cho sản xuất muối. Với đặc điểm đó, biển Thanh - Nghệ - Tĩnh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tạo nguồn thực phẩm thiết yếu (muối, cá, nước mắm) cho quân dân toàn Liên khu và quân dân cả nước trong cuộc kháng chiến. Mạng lưới sông ngòi ở Thanh - Nghệ - Tĩnh rất dày đặc. ở Thanh Hóa có hệ thống sông Mã với các phụ lưu như sông Chu, sông Lèn, sông Bưởi, sông Luồng... ở Nghệ An, Hà Tĩnh có hệ thống sông Cả với dòng chính là sông Lam, sông La. Đa số các sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra, Thanh - Nghệ - Tĩnh còn có hệ thống các kênh đào như kênh Than, kênh Sắt, kênh Đa Cái... Các kênh đào đã nối các con sông với nhau tạo thành mạng lưới đường thủy quan trọng có vai trò lớn trong tưới tiêu, vận chuyển phục vụ sản xuất và chiến đấu. Thuyền nhỏ và vừa có thể đi lại được trên mạng lưới đường thủy này để chuyên chở lương thực, hàng hóa, vũ khí từ Ninh Bình tới Bắc Quảng Bình, từ biển Thanh Hóa lên Bắc Lào và ngược lại. Thanh - Nghệ - Tĩnh còn là địa bàn có các tuyến đường sắt, đường bộ quan trọng chạy qua như quốc lộ 1, đường sắt xuyên Việt, đường 15, đường 41, đường Vinh - Xiêng Khoảng (đường số 7), đường Vinh - Thà Khẹt (đường số 8), đường Thanh Hóa - Sầm Nưa. Hệ thống giao thông đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh - Nghệ - Tĩnh trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nhân lực giữa các địa phương trong vùng tự do, giữa các vùng trong Liên khu, giữa Liên khu với Liên khu III, Liên khu V và với cả nước, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ đắc lực tiền tuyến. Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Thanh - Nghệ - Tĩnh là nơi rất phù hợp cho rừng nhiệt đới phát triển với nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, sến, táu, vàng tâm và nhiều loại lâm thổ sản quý hiếm khác. Ngoài ra, đây cũng là nơi có nhiều động vật quý
- như voi, hổ, linh trưởng, gà Lam Lôi... Nguồn lâm thổ sản phong phú, dồi dào là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu của vùng trong cuộc kháng chiến. Thanh - Nghệ - Tĩnh là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản. Các mỏ vàng, kim loại phân bố khắp ba tỉnh: Crômít ở Cổ Định (Thanh Hóa), Thiếc - Quỳ Hợp (Nghệ An); sắt, titan, sa khoáng (Hà Tĩnh). Ngoài ra, còn nhiều khoáng sản khác như Ăngtimoan, đồng, chì, Mănggan, êmêhít và nguồn đá vôi, đá hoa, đá xây dựng, đặc biệt là nguồn đá rubi quý hiếm với trữ lượng lớn ở Quỳ Châu (Nghệ An). Tiềm năng khoáng sản trong lòng đất đã giúp cho Thanh - Nghệ - Tĩnh phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, đặc biệt là phát triển công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh những thuận lợi trên, Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng gặp muôn vàn khó khăn, nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, mưa bão thường xuyên đã gây trở ngại không nhỏ cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên nêu trên, ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng, có nhiều thuận lợi để xây dựng thành vùng căn cứ địa, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến. Về mặt kinh tế, trước khi bước vào cuộc kháng chiến, kinh tế vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh hết sức khó khăn. Dưới thời Pháp thuộc, Thanh - Nghệ - Tĩnh là vùng đất nghèo nàn, lạc hậu: Nông nghiệp xơ xác, tiêu điều; công nghiệp hầu như không có gì, đa số dân cư sống bằng nghề nông. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, hầu hết ruộng đất của nông dân bị thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến cướp đoạt. Thiếu ruộng đất để canh tác cộng thêm chế độ thuế khóa nặng nề đã làm cho đời sống nông dân vô cùng cực khổ. Xuất phát từ mục đích xâm lược, thực dân Pháp chỉ chú trọng xây dựng một số ngành công nghiệp và một số nhà máy có liên quan đến việc khai thác, vơ vét tài nguyên
- khoáng sản để đem về chính quốc, như: nhà máy xẻ gỗ, nhà máy diêm, nhà máy xe lửa Trường Thi và một số nhà máy khác tại Vinh để phục vụ các hoạt động khai thác, vơ vét của chúng. Dưới ách phát xít Pháp - Nhật, đời sống nhân dân ở Thanh - Nghệ - Tĩnh hết sức cực khổ, nạn đói khủng khiếp cuối 1944 và năm 1945 đã cướp đi sinh mạng hàng vạn người. Riêng Nghệ An trong 3 tháng cuối 1944 đầu 1945 đã có 42.630 người chết, trong đó có 2.250 gia đình không còn người sống sót. Hà Tĩnh có tới 50.000 người chết. Về xã hội, Thanh - Nghệ - Tĩnh là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng; trong đó dân tộc Kinh chiếm 90%. Mỗi dân tộc có trình độ và bản sắc văn hóa riêng nhưng họ đều cần cù lao động, yêu nước nồng nàn, đoàn kết và anh dũng, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Thanh - Nghệ - Tĩnh là nơi có mật độ dân số đông đúc. Năm 1947, cả ba tỉnh có hơn 2,5 triệu người, trong đó Thanh Hóa 1,2 triệu, Nghệ An trên 80 vạn, Hà Tĩnh 50 vạn. So với dân số cả nước, dân số Thanh - Nghệ - Tĩnh bằng 1/10. Đây là điều kiện thuận lợi về nhân lực cho Thanh - Nghệ - Tĩnh đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế và tham gia kháng chiến. Cũng như bao vùng quê khác, Thanh - Nghệ - Tĩnh là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm. Truyền thống đó được hình thành từ sớm và không ngừng được vun đắp qua các thời kỳ lịch sử. Lịch sử còn lưu mãi hình ảnh các vị anh hùng dân tộc, các nhà văn hóa kiệt xuất, các danh tướng lỗi lạc như: Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Lê Hoàn, Phan Huy Chú, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh nối tiếp nhau vùng lên cùng nhân dân cả nước đánh đuổi thực dân Pháp. Điển hình là phong trào Cần vương của các sĩ phu phong kiến yêu nước cuối thế kỷ XIX; phong trào canh tân đất nước đầu thế kỷ XX. Nơi đây
- cũng là quê hương của những sĩ phu yêu nước nổi tiếng như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu... Trong thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, lớp lớp thanh niên Thanh - Nghệ - Tĩnh đã không sợ hy sinh dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng đầy chông gai như đồng chí Lê Hữu Lập, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Vương Thúc Oánh, Lưu Quốc Long, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú... Tiêu biểu nhất trong đội ngũ những nhà cách mạng đó là Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh được khẳng định rõ trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Liên khu IV (7- 1949): Sẵn có phong trào Tân Việt, Thanh niên cách mạng đồng chí hội nên Đảng bộ Liên khu IV có cơ sở nhiều nơi ngay khi mới thành lập Đảng, nên từ Xô viết Nghệ An cho đến toàn quốc khởi nghĩa ở các tỉnh, nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh phong trào không lúc nào bị dập tắt với sự hoạt động của người cộng sản. Trong hoàn cảnh bí mật gian khổ, luôn luôn bị đàn áp kìm hãm trong nhà lao đế quốc, người đảng viên cộng sản ở Liên khu IV đã rèn đúc được một ý chí kiên quyết, bền bỉ và trung thực [3, tr. 1]. Sau Cách mạng Tháng Tám, hệ thống tổ chức đảng, chính quyền ở Thanh - Nghệ - Tĩnh từng bước được khôi phục, củng cố và kiện toàn. Ngày 31-8-1945, Xứ ủy Trung Bộ được lập lại do đồng chí Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Trung ương Đảng làm Bí thư. Tháng 10-1945, Chiến khu IV được thành lập gồm 6 tỉnh: Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình - Trị - Thiên.
- Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy, ủy ban hành chính Trung Bộ, hệ thống tổ chức Đảng từ Tỉnh ủy đến chi bộ; bộ máy chính quyền các cấp; các tổ chức quần chúng... ở Thanh - Nghệ - Tĩnh từng bước được kiện toàn. Đảng bộ của ba tỉnh đã tập trung khôi phục lại các huyện ủy, củng cố các chi bộ ở khắp các vùng nông thôn, thành thị; tiến hành sinh hoạt đảng thường xuyên để quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; khắc phục nhận thức, tư tưởng sai trái trong cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Thanh - Nghệ - Tĩnh ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Cuối 1946, đội ngũ đảng viên Đảng bộ Thanh Hóa là 300 đồng chí, Đảng bộ Nghệ An có 2.786 đảng viên và 160 chi bộ. Hầu hết cán bộ, đảng viên ở các địa phương đều hăng hái hoạt động, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu; tổ chức đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính quyền và phong trào cách mạng của nhân dân. Hệ thống chính quyền ở ba tỉnh cũng được củng cố và đi vào hoạt động nề nếp. ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời các tỉnh được thành lập sau ngày Tổng khởi nghĩa đều được đổi thành ủy ban nhân dân rồi sau đó đổi thành ủy ban hành chính. Cán bộ trong hệ thống chính quyền được lựa chọn là những người yêu nước, tiến bộ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Sau ngày Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội (6-1-1946), ba tỉnh tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và thành lập ủy ban hành chính chính thức. Các tổ chức quần chúng như Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc... được củng cố và không ngừng mở rộng. Các Đảng bộ ba tỉnh đặc biệt chú ý lãnh đạo xây dựng các đơn vị vũ trang tập trung và lực lượng dân quân du kích, dân quân tự vệ ở thôn xã. ở Hà Tĩnh có chi đội bộ đội tập trung Phan Đình Phùng; ở Nghệ An có chi đội Đội Cung; Thanh Hóa có chi đội Đinh Công Tráng. Mỗi chi đội có từ 1.000 đến 1.500 chiến sĩ; vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu hăng hái và là những đơn vị cơ động, nòng cốt bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và cuộc sống của nhân dân ba tỉnh. Cuối 1946, các chi đội này được xây dựng thành các Trung đoàn 103 của Hà Tĩnh, Trung đoàn 57 của Nghệ An và Trung đoàn 77 của Thanh Hóa, trở thành ba trong những đơn vị chủ lực đầu tiên của quân đội ta. Các trung đội, đại đội dân quân tự vệ không thoát ly sản xuất được xây dựng ở hầu khắp
- các khu phố, thị xã, xã, xí nghiệp... Các trung đội, đại đội dân quân thường trực, thoát ly sản xuất hoặc bán thoát ly sản xuất được thành lập ở tất cả các huyện của ba tỉnh. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng nêu trên, Thanh - Nghệ - Tĩnh hoàn toàn có đủ điều kiện và thích hợp để xây dựng trở thành hậu phương lớn của cuộc kháng chiến. Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức sáng suốt trong nhận thức, đánh giá và đề ra chủ trương xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh thành hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến. Quán triệt tinh thần đó và trên cơ sở xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của địa phương, Đảng bộ Liên khu IV và nhân dân ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh vững tin bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà lịch sử giao phó, trong đó xây dựng kinh tế vùng tự do phục vụ kháng chiến là nhiệm vụ trung tâm, cơ bản và nổi bật nhất. 1.2. Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo khôi phục và bước đầu xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do (1945 - 1950) 1.2.1. Chủ trương, đường lối xây dựng kinh tế trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời - mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: kỷ nguyên đấu tranh bảo vệ và xây dựng nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn: thù trong, giặc ngoài, nền kinh tế kiệt quệ, dân trí thấp, tàn dư xã hội cũ nặng nề. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh nổ súng gây hấn ở Nam Bộ, đe dọa vận mệnh dân tộc ta.
- Nhận rõ những khó khăn to lớn của đất nước, trước sự sống còn của dân tộc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức sáng suốt, từng bước vạch ra đường lối kháng chiến kiến quốc đúng đắn. Trong đó, vấn đề xây dựng nền kinh tế kháng chiến luôn được coi trọng. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó xác định nhiệm vụ số một là cứu đói. Để giải quyết nạn đói, ổn định đời sống nhân dân, Đảng nêu rõ biện pháp trước mắt là "lạc quyên", biện pháp lâu dài là "tăng gia sản xuất", khôi phục kinh tế và thực hành tiết kiệm. Trong thư gửi đồng bào nông dân, Người chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là "cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam". Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng ngày 25-11-1945 xác định nhiệm vụ cần kíp của toàn Đảng, toàn dân là "phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân" [32, tr. 27]. Về kinh tế, tài chính, Đảng nhấn mạnh: công việc cứu đói cũng cần như công việc đánh giặc, nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết là cứu đói; phải tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khuyến khích giới công thương kinh doanh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nêu cao khẩu hiệu "tấc đất, tấc vàng", "nhường cơm sẻ áo", ban hành ngay các sắc lệnh để cải thiện đời sống nhân dân. Tháng 11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện "Công việc khẩn cấp bây giờ" nêu những phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến tất yếu sẽ nổ ra và vạch rõ ta sẽ tiến hành kháng chiến lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc; nhiệm vụ cơ bản lúc này là "tổ chức du kích khắp nơi, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất khắp nơi"; nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết về kinh tế lúc này là "tăng gia sản xuất (muối, gạo), mua bán, thủ công nghệ (vải, giấy...), vận tải" [32, tr. 140].
- Ngày 12-12-1946 Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Chỉ thị vạch rõ: mục đích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là giữ vững nền độc lập của dân tộc và thống nhất của Tổ quốc. Tính chất của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Kháng chiến về kinh tế là "tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc, hết sức sản xuất võ khí" [32, tr. 152]. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn dân tộc Việt Nam. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh đường lối kháng chiến cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đường lối kháng chiến của Đảng sau đó được giải thích và phát triển đầy đủ trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh. Tác phẩm phân tích, giải thích một cách sâu sắc đường lối kháng chiến của Đảng ta trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. Về đường lối xây dựng kinh tế kháng chiến, Tổng Bí thư Trường Chinh nêu rõ: để đảm bảo những điều kiện cho kháng chiến lâu dài, kháng chiến về mặt kinh tế rất quan trọng. Một mặt phá hoại kinh tế địch, không cho địch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; mặt khác xây dựng kinh tế ta theo hướng vừa kháng chiến vừa kiến quốc và tự cung, tự cấp. Tổng Bí thư nhấn mạnh: chính sách kinh tế trong kháng chiến là nâng cao sức sản xuất, đáp ứng nhu cầu thời chiến "ăn no, mặc ấm, đánh khá¢e", bước đầu xây dựng kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, coi trọng nông nghiệp và thủ công nghiệp, chú ý công nghiệp quốc phòng, tăng thu, giảm chi, thực hành tiết kiệm, giảm nhẹ dần sự đóng góp của nhân dân, củng cố tiền tệ, giữ vững giá hàng, có khuyến khích, có thưởng, có phạt. Tháng 4-1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương. Hội nghị đã cụ thể hóa đường lối kháng chiến trong tình hình trước mắt và kịp thời rút kinh nghiệm trong những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc. Hội nghị nêu rõ:
- Chiến tranh sẽ quyết liệt hơn và có thể kéo dài, ta phải bồi bổ thực lực để một ngày kia phản công; xây dựng nền kinh tế kháng chiến phải đi đôi với phá hoại kinh tế địch. "Phá kinh tế địch bằng cách tẩy chay và quân sự phá hoại; kinh tế trong lúc kháng chiến phải thích hợp với điều kiện chiến tranh. Chỉ sản xuất những thứ cần dùng cho mặt trận và đời sống nhân dân. Sự sản xuất ấy phải có Chính phủ điều khiển" [3 , tr. 181]. Về các ngành kinh tế, chú trọng nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại rồi mới đến kỹ nghệ. Trong kỹ nghệ, tập trung vào kỹ nghệ sản xuất vũ khí và khai thác. Thi hành đúng việc kiểm soát ngoại thương: Không để cho tư nhân độc quyền tích trữ, bóc lột; đồng thời vẫn khuyến khích được tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh và tham gia sản xuất, tiếp tế. Chú ý xây dựng ba hình thức kinh tế chính: kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã, kinh tế nhà nước; trong đó kinh tế tư nhân là cơ bản. Khẩu hiệu cần nêu cao là: tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc, nhân dân tiếp tế cho bộ đội tác chiến, bộ đội giúp đỡ nhân dân làm ăn... hết sức thực hành chính sách tiết kiệm. Như vậy, ngay từ sớm, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ đường lối kháng chiến; sáng suốt, kịp thời đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trước mắt cho cách mạng. Cùng với quá trình ấy, Đảng đã từng bước hoàn chỉnh đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Kháng chiến về kinh tế là một bộ phận trong đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng. Đường lối cơ bản về xây dựng nền kinh tế kháng chiến tiếp tục được Đảng bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hóa trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến. Đường lối đó là kim chỉ nam cho Đảng bộ Liên khu vận dụng, triển khai, chỉ đạo các tỉnh vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh xây dựng kinh tế kháng chiến ở địa phương, góp phần xây dựng hậu phương vững mạnh, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
- 1.2.2. Lãnh đạo khôi phục kinh tế, giải quyết nạn đói và bước đầu xây dựng kinh tế kháng chiến (1945-1950) Cuối tháng 8-1945, Xứ ủy Trung Bộ được tổ chức lại. Tháng 10-1945, Chiến khu IV được thành lập, trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Bộ, các Đảng bộ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và các đoàn thể quần chúng. Cùng với củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, Đảng bộ các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện các biện pháp cứu đói. Thông qua hệ thống chính quyền và các đoàn thể, các cấp ủy ba tỉnh đã phát động phong trào toàn dân đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện khẩu hiệu "nhường cơm sẻ áo", "hũ gạo tiết kiệm", "ngày đồng tâm". Phong trào cứu đói của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đã diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ. Phát huy truyền thống "t ương thân tương ái" của dân tộc, với tinh thần "lá lành đùm lá rách", nhân dân ba tỉnh đã quyên góp được hàng ngàn tấn gạo để cứu giúp đồng bào bị đói. Riêng Thanh Hóa đã quyên góp được 1.076 tấn. Ngoài việc cứu trợ tại chỗ, ba tỉnh còn dành được một số lượng lớn gạo để cứu giúp nhân dân các tỉnh ở Bắc Bộ bị đói do trận lụt cuối 1946 (Thanh Hóa giúp các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình hàng trăm tấn. Nghệ An, Hà Tĩnh giúp đồng bào Bắc Bộ 477 tấn). Cùng với việc phát động phong trào đoàn kết tương trợ để ổn định đời sống nhân dân, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh còn tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Chính phủ như tuyên bố xóa bỏ các thứ thuế bất hợp lý do chế độ cũ để lại; miễn giảm thuế điền thổ đối với những vùng bị thiên tai, mất mùa; hoãn nợ, giảm tô, giảm tức cho dân nghèo; chia lại ruộng đất công cho nông dân cả nam và nữ. Chính quyền cho nông dân chuộc lại ruộng đất cầm cố trước Cách mạng Tháng Tám. Thực hiện ngày làm việc 8 giờ và chế độ bảo hiểm đối với công nhân. Kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống mới; tổ chức các trại tế bần để tập trung những người không nơi nương tựa... đến sống và làm ăn.
- Để xây dựng kinh tế, Đảng bộ, chính quyền ba tỉnh phát động phong trào làm thủy lợi, khai hoang, phục hóa, đẩy mạnh sản xuất. Nhân dân ba tỉnh khẩn trương nạo vét, tu sửa nhiều công trình thủy lợi. Hệ thống sông Chu ở Thanh Hóa được nạo vét, đảm bảo tưới tiêu cho 45.000 ha đất canh tác. ở Nghệ An, nhiều công trình thủy lợi nhanh chóng được sửa chữa để phục vụ sản xuất như đập nước Xuân Dương (Diễn Châu), đê ngăn mặn ở La Vân (Nghi Lộc), đê ngăn cát ở Quỳnh Lưu, hệ thống nông giang ở Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành... Các tỉnh đều thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, Hội nông gia tương tế và ngân hàng tín dụng cho nông dân vay vốn. Một số nơi còn thành lập tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp. Riêng Nghệ An, đến tháng 6-1946 đã xây dựng được 41 hợp tác xã nông nghiệp; Hà Tĩnh có 18 hợp tác xã nông nghiệp, 1 hợp tác xã tiêu thụ và 7 trại kinh tế với quy mô hàng trăm lao động. Với khẩu hiệu "tấc đất, tấc vàng", "tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa", nhiều vùng đất hoang hóa được khai phá đưa vào canh tác. Những nơi trước đây là đồn bốt địch cũng được san bằng, phá gỡ rào, tường để trồng ngô, khoai, sắn. Nhằm khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện miễn thuế từ 3 đến 5 năm cho diện tích mới khai khẩn. Phong trào thâm canh, tăng vụ, trồng cây màu ngắn ngày được khuyến khích. Nhờ đó, diện tích canh tác của ba tỉnh tăng cao hơn hẳn so với trước Cách mạng Tháng Tám. Tính đến cuối 1946, Hà Tĩnh đã tăng thêm 242 mẫu ruộng các loại. ở Nghệ An, đến tháng 6-1946, nhân dân đã khai hoang được hơn 700 mẫu. Để đảm bảo cho việc vận chuyển, giao lưu giữa các địa phương, Đảng bộ ba tỉnh còn tập trung chỉ đạo nhân dân sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường bộ từ tỉnh xuống huyện, xã; tu sửa, khai thông các bến phà, đường sông. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề rừng được khôi phục. Các nghề thủ công như đan lát, làm miến, làm giấy, dệt vải, làm mật, ép dầu, làm đồ gỗ, các nghề đúc đồng, sành sứ... được khuyến khích phát triển.
- Giải quyết khó khăn chung về tài chính, ngân sách của đất nước, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của địa phương, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã tổ chức nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động "tuần lễ vàng", "quỹ độc lập", "quỹ đảm phụ quốc phòng". Nhân dân Thanh Hóa đã đóng góp vào quỹ độc lập 528 lạng vàng, 84 kg bạc. Nhân dân Nghệ An đóng góp 23,62 kg vàng, hơn 16 tấn đồng, hàng trăm kg bạc, 161.111 đồng tiền mặt. Nhân dân Hà Tĩnh đóng góp 8 kg vàng, 53 kg bạc và một số kim cương, ngọc quý [75, tr. 79]. Quán triệt, vận dụng đúng đắn chủ trương của Trung ương Đảng và do có sự chỉ đạo kịp thời với những biện pháp tích cực, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã nhanh chóng đẩy lùi nạn đói, ổn định đời sống, từng bước khôi phục sản xuất, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Nạn đói bị đẩy lùi đã củng cố được niềm tin của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với Đảng và Chính phủ, tạo động lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần hăng hái tham gia kháng chiến, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng kinh tế trong những năm tiếp theo. Cuộc chiến tranh ngày càng đến gần, để tiện cho việc chỉ đạo các địa phương kháng chiến, tháng 11-1946, Trung ương Đảng quyết định chia Trung bộ thành hai khu: Khu IV và khu V. Khu ủy khu IV được thành lập do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Bí thư. Trước những hành động xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp, khả năng hòa bình không còn nữa, để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền dân tộc, ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng quyết định phát động nhân dân cả nước đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy khu IV, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã ra sức thực
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động từ năm 1997 đến năm 2012
192 p | 85 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam: Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015
232 p | 48 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954
199 p | 99 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
152 p | 47 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay
30 p | 57 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Đạo hàm của Lie của dòng và liên thông
108 p | 66 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Thủy văn học: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhận dạng lũ lớn trên lưu vực sông Hồng góp phần nâng cao hiệu quả điều hành hệ thống liên hồ chứa
184 p | 44 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015
188 p | 34 | 8
-
Dự thảo tóm tắt Luận Án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước bộ phù du (ephemeroptera), bộ cánh úp (plecoptera) và bộ cánh lông (trichoptera) ở vườn quốc gia Hoàng liên, tỉnh Lào Cai
27 p | 130 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Đạo hàm Lie của dòng và liên thông
108 p | 47 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954
0 p | 99 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động từ năm 1997 đến năm 2012
35 p | 64 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Đạo hàm của Lie của dòng và liên thông
28 p | 78 | 3
-
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái chủ đạo theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái
26 p | 75 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Biểu hiện Ki-67, VEGF và CD73 liên quan bệnh học và tiên lượng ung thư biểu mô tuyến nước bọt
184 p | 5 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Phân tích hệ thanh phẳng có liên kết nửa cứng, vết nứt và có độ cứng, khối lượng phân bố ngẫu nhiên
14 p | 29 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn