Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Đào tạo giọng Soprano Việt Nam CLC
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ quá trình lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật và sư phạm TN gắn với giọng Soprano tại Việt Nam. Nghiên cứu, những đặc điểm của giọng Soprano Việt Nam, những thành công, hạn chế trong công tác đào tạo, biểu diễn, hội nhập quốc tế. Xác định rõ vai trò quan trọng của giọng Soprano trong lĩnh vực nghệ thuật TN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Đào tạo giọng Soprano Việt Nam CLC
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Thị Tân Nhàn
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................... I MỤC LỤC............................................................................................................................................... II DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................................... VII BẢNG CHÚ THÍCH ÂM VỰC CÁC LOẠI GIỌNG HÁT TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC OCTAVES CỦA ĐÀN PIANO................................................................................................................................................. VIII DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN.................................................................................. IX MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................................................ 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................... 3 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................................................... 9 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 10 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 10 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 10 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN............................................................................................................. 11 8. BỐ CỤC LUẬN ÁN.............................................................................................................................. 11 NỘI DUNG............................................................................................................................................ 13 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO GIỌNG SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO .............................................................................................................................................................. 13 1.1. VÀI NÉT VỀ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO............................................................................... 13 1.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.................................................................................................................... 13 Bảng 1: So sánh đào tạo đại trà và đào tạo chất lượng cao đối với giọng Colorature Soprano CLC.............................................................................................................................................. 17 1.2. KHÁI LƯỢC VỀ GIỌNG SOPRANO............................................................................................ 19 1.2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỌNG SOPRANO ...................................................................................... 19 1.2.1.1. Âm khu ........................................................................................................................... 19 1.2.1.2. Âm sắc của giọng Soprano ............................................................................................. 20 1.2.1.3. Âm vực............................................................................................................................ 22 1.2.2. CÁC LOẠI GIỌNG SOPRANO ........................................................................................................ 22 1.2.2.1. Dramatic Soprano............................................................................................................ 22 1.2.2.2. Lirico Soprano................................................................................................................. 23 1.2.2.3. Nữ cao trữ tình kịch tính (Spinto Soprano)...................................................................... 24 1.2.2.4. Nữ cao màu sắc (Colorature Soprano)............................................................................ 24 1.3.1. VỀ ĐÀO TẠO THANH NHẠC TRÊN THẾ GIỚI...................................................................................... 28 1.3.1.1. Một số nhà sư phạm thanh nhạc tiêu biểu thế giới có liên quan tới đào tạo giọng Soprano ..................................................................................................................................................... 29 1.3.1.2. Một số mô hình đào tạo âm nhạc trên thế giới ............................................................... 31 1.3.2. LỊCH SỬ ĐÀO TẠO THANH NHẠC TẠI VIỆT NAM............................................................................... 37 1.3.2.1. Một số nhà sư phạm thanh nhạc tiêu biểu của Việt Nam ............................................... 38 1.3.2.2. Mô hình đạo tạo thanh nhạc Việt Nam............................................................................ 42 1.3.2.3. Một số nghệ sĩ giọng Soprano Việt Nam tiêu biểu........................................................... 44 1.3.2.4. Những thành quả của công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. ..............49 1.4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIỌNG SOPRANO VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO .........................52 1.4.1. NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN .......................................................................................................... 52 1.4.2. ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN. ................................................................................................................. 54 1.4.2.2. Năng lực nghiên cứu nội dung và lựa chọn tác phẩm..................................................... 56 1.4.1.3. Năng lực hiểu biết ngoại ngữ chuyên ngành .................................................................. 56 1.4.3. VỀ CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH................................................................................................... 58 1.4.4. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC....................................................................................................... 60 1.4.4.1. Phương pháp dạy của giảng viên.................................................................................... 60
- iii 1.4.4.2. Phương pháp học của sinh viên...................................................................................... 61 1.4.5. CƠ SỞ VẬT CHẤT...................................................................................................................... 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................................. 63 CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT THANH NHẠC TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG................................................. 64 COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HỌC VIỆN ÂM................................................ 64 NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM.............................................................................................................. 64 2.1. NHỮNG YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN CÁC KỸ THUẬT CỦA GIỌNG COLORRATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO......................................................................................................... 65 2.1.1. HƠI THỞ ................................................................................................................................. 65 Ví dụ 1 [, tr.265]............................................................................................................................ 66 Ví dụ 2 [, tr.252]............................................................................................................................ 67 Ví dụ 4 [, tr.249]............................................................................................................................ 67 Ví dụ 5 [, tr.259]............................................................................................................................ 68 Ví dụ 6 [, tr.260]............................................................................................................................ 68 2.1.2. KHẨU HÌNH .............................................................................................................................. 68 Ví dụ 7 [, tr.260]............................................................................................................................ 70 Ví dụ 8 [, tr. 161]........................................................................................................................... 70 Ví dụ 9 [, tr.260]............................................................................................................................ 71 2.1.3. VỊ TRÍ ÂM THANH CỘNG MINH ...................................................................................................... 72 Ví dụ 10: [, tr.97]........................................................................................................................... 74 Ví dụ 11 [, tr. 161]......................................................................................................................... 74 Ví dụ 12 [, tr. 161]........................................................................................................................ 74 Ví dụ 13: Trích đoạn Lucia di Lammermoor của Donizetti [ô nhịp 1- 8] ....................................... 75 2.2. MỘT SỐ KỸ THUẬT HÁT CHO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO..................................... 76 2.2.1. Kỹ thuật hát cantilena........................................................................................................ 77 Ví dụ 14 [, tr.252].......................................................................................................................... 77 Ví dụ 15 [, tr.249].......................................................................................................................... 78 Ví dụ 16: [, tr.256]......................................................................................................................... 78 Ví dụ 17: [, tr.256]......................................................................................................................... 78 Ví dụ 18. Trích Vocalise 6, [Phụ lục 11, tr.146]............................................................................. 79 Ví dụ 19: Trích Vocalise 6, [Phụ lục 11, tr. 147]............................................................................ 79 2.2.2. Kỹ thuật hát staccato ........................................................................................................ 81 Ví dụ 22 [, tr.265].......................................................................................................................... 82 Ví dụ 23 [, tr.265].......................................................................................................................... 82 Ví dụ 24: Non posso disperar của Dcluca (từ ô nhịp 4 - 9) .......................................................... 83 Ví dụ 25: Trích aria “Danza, danza, faciulla gentile” của Durante, (ô nhịp 54 - 61). ...................... 84 Ví dụ 26 [, tr. 67]........................................................................................................................... 84 Ví dụ 27 [, tr. 161]......................................................................................................................... 84 Ví dụ 28: Trích Aria der Maria của G. Donizetti. (ô nhịp 55 - 57).................................................. 85 Ví dụ 29 [, tr. 256]......................................................................................................................... 85 Ví dụ 30: [, tr. 161]........................................................................................................................ 85 Ví dụ 31: [, tr. 267]........................................................................................................................ 86 Ví dụ 32: [, tr. 267]........................................................................................................................ 86 Ví dụ 33: Trích aria der Dinorah của G. Meyerbeer (ô nhịp 38 - 42)............................................. 87 Ví dụ 34: Trích Aria Volta la terrea fronte alle stelle “Un ballo in maschera” của G. Verdi (ô nhịp 24 - 28)......................................................................................................................................... 87 Ví dụ 35: Aria “Der Holle Rache” trích opera “Cây sáo thần” của Mozart (ô nhịp 25 - 30). ...........88 2.2.3. Kỹ thuật hát passage ........................................................................................................ 88 Ví dụ 36 [, tr.264].......................................................................................................................... 89 Ví dụ 37 [, tr.264].......................................................................................................................... 89 Ví dụ 38 [, tr.264].......................................................................................................................... 90 Ví dụ 39 [, tr.264].......................................................................................................................... 90 Ví dụ 40: Trích Aria Ah! non credea mirarti trích “La sonnambula” của V. Bellini (ô nhịp 73-76) ...91 Ví dụ 41: Trích “Rezitativ und Cavatine” trong Linda di Chamounix của G. Donizetti (ô nhịp 97 - 100).............................................................................................................................................. 92
- iv 2.2.4. Kỹ thuật hát trillo ................................................................................................................ 92 Ví dụ 42 [, tr.220].......................................................................................................................... 93 Ví dụ 43 [, tr.160].......................................................................................................................... 93 Ví dụ 44: [PL 9, tr.7] ..................................................................................................................... 93 Ví dụ 45: Trích Rigoletta “Gualtier Malde...” - “Caro nom che il mio cor” của Verdi [PL12, tr. 160]. ..................................................................................................................................................... 94 Ví dụ 46 : Aria Les filles de Cadix của A. De Musset và L. Delibes (từ ô nhịp 94 - 98). ................95 Ví dụ 47: Trích Rigoletta “Gualtier Malde...” - “Caro nom che il mio cor” của Verdi [PL12, tr. 163]. ..................................................................................................................................................... 96 Ví dụ 48: Trích Lucia di lammermoor “Regnava nel silenzio” - “Quando rapito in estasi” của Donnizetti [PL12, tr. 209]. ............................................................................................................ 97 2.2.5. Hát sắc thái to nhỏ ............................................................................................................. 97 Ví dụ 49: [, tr.253]......................................................................................................................... 98 Ví dụ 50 [, tr.253].......................................................................................................................... 98 Ví dụ 51 [, tr. 264]......................................................................................................................... 99 Ví dụ 52: Trích Die Nachtigall của Alabieff [PL13, tr.362]........................................................... 100 Ví dụ 53: Trích Thema und Variatine của Heinrich Proch (Variatine III, ô nhịp 14 - 28) ..............101 Ví dụ 54: Trích Fruhlingsstimmen - Walzer của Johann Strauss ( từ ô nhịp 240- 246) ...............102 Bảng 2: So sánh một số kỹ thuật đặc trưng của giọng Colorature Soprano trong đào tạo đại trà và đào tạo CLC .......................................................................................................................... 104 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE.............................................. 107 SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆT NAM.............................................................................. 107 3.1. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO ......................................................................................................................... 108 3.1.1. Năng lực chuyên môn....................................................................................................... 108 3.1.2. Các năng lực bổ trợ........................................................................................................... 111 3.1.3. Năng lực sư phạm............................................................................................................ 113 Ví dụ 55: Trích Aria Ah! non credea mirarti trích “La sonnambula” của V. Bellini. ....................... 119 3.1.4. Năng lực nghiên cứu khoa học........................................................................................ 121 3.2. NHỮNG YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO ...................................................................................................................................... 122 3.2.1. Về năng lực chuyên môn.................................................................................................. 122 3.2.2. Về năng lực các môn bổ trợ............................................................................................. 122 3.2.3. Về năng lực xử lý tác phẩm và biểu diễn.......................................................................... 124 3.2.5. Yêu cầu về sức khỏe........................................................................................................ 130 3.3. CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO...........131 NHỮNG TÁC PHẨM ÂM NHẠC TIỀN CỔ ĐIỂN VÀ CỔ ĐIỂN............................................................................ 134 Ví dụ 56 : Trích Caro mio ben của G.Giordani (từ ô nhip 4 - 8).................................................. 136 Ví dụ 57: Trích aria “Danza, danza, faciulla gentile” của Durante, (ô nhịp 4 - 14). ...................... 137 Ví dụ 58. Trích Aria Ah! non credea mirarti trích “La sonnambula” của V. Bellini (ô nhịp 183- 192). ................................................................................................................................................... 139 Ví dụ 59: Trích aria Mein Herr Marquis (Con Dơi) của Johann Strauss (từ ô nhịp 75-87). .........140 NHỮNG TÁC PHẨM ÂM NHẠC LÃNG MẠN................................................................................................. 141 NHỮNG TÁC PHẨM VIỆT NAM............................................................................................................... 143 3.4. TIÊU CHÍ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO...........145 Khả năng diễn xuất: Trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC, SV được học nhiều thể loại khác nhau như chương trình chúng tôi đã đề xuất. Trong số đó, thể loại đòi hỏi phải có diễn diễn xuất đó là aria. Là những tác phẩm thể hiện nhân vật cụ thể trong các vở nhạc kịch, Người hát ngoài cần thể hiện giọng hát còn cần phải diễn được đúng tính cách của nhân vật. Chẳng hạn, hát aria “Der Holle Rache” (Nữ hoàng đêm tối) trích opera “Cây sáo thần” của Mozart người hát phải thể hiện được sự tức giận của nhân vật, không thể chỉ đơn thuần đứng và hát sao cho thật đúng kỹ thuật và giọng to khỏe... như vậy không thể đạt tiêu chí của SV Colorature CLC. ........147 Bảng 3: Bảng đánh giá năng lực học tập SV.............................................................................. 147 Kỹ thuật hát................................................................................................................................ 147 Độ chính xác.............................................................................................................................. 147
- v Kỹ năng xử lý sắc thái, biểu cảm................................................................................................ 147 Kỹ năng diễn xuất....................................................................................................................... 147 4................................................................................................................................................. 147 4................................................................................................................................................. 147 1................................................................................................................................................. 147 1................................................................................................................................................. 147 3.5. HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO.................................................................................................................................................... 148 3.5.1. NHỮNG MẶT THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ ....................................................... 149 3.5.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ............................................................................... 153 KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 167 CÁC SÁCH, BÀI BÁO, TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH ....................................................................................... 168 Tài liệu Tiếng Việt....................................................................................................................... 168 LUẬN ÁN, LUẬN VĂN ĐÃ CÔNG BỐ......................................................................................................... 173 MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC.................................................................................................................. 176 PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHO LUẬN ÁN1............................................ 176 PHỤ LỤC 2. ĐỀ CƯƠNG GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY GIỌNG COLORATURE SOPRANO1....................................... 176 PHỤ LỤC 3. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY1...................................................................................................... 176 PHỤ LỤC 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM1.................................................................................................. 176 PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU CỦA HỌC VIỆN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO TRONG LĨNH VỰC TN GIỌNG SOPRANO1........................................................................................................................................ 176 PHỤ LỤC 6: BẢNG ĐIỂM TỐT NGHIỆP THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH THANH NHẠC TỪ 2011 ĐẾN 20161...............176 PHỤ LỤC 7: BẢNG ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TN GIỌNG COLORATURA SOPRANO CLC1 . ...............176 PHỤ LỤC........................................................................................................................................... 177 PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHO LUẬN ÁN.............................................. 177 PHỤ LỤC 2. ĐỀ CƯƠNG GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY GIỌNG COLORATURE SOPRANO......................................... 178 ......................................................................................................................................................... 179 NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH........................................................................................................... 179 PHỤ LỤC 3. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY........................................................................................................ 181 MỤC ĐÍCH......................................................................................................................................... 186 THỜI GIAN......................................................................................................................................... 186 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM.................................................................................................................... 186 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................................................................................... 188 PHỤ LỤC 6: BẢNG ĐIỂM TỐT NGHIỆP THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH THANH NHẠC TỪ 2011 ĐẾN 2016.................192 PHỤ LỤC 7: BẢNG ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TN GIỌNG COLORATURA SOPRANO CLC ................... 197 PHỤ LỤC 8. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN...................................................................................... 200 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN CS Ca sĩ GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo CLC Chất lượng cao GS Giáo sư GV Giảng viên HV Học viên
- vi HVANQGVN Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam NS Nghệ sĩ NGND Nhà giáo nhân dân NSND Nghệ sĩ nhân dân NSUT Nghệ sĩ ưu tú NGUT Nhà giáo ưu tú PGS Phó giáo sư SV Sinh viên QĐ Quyết định TN Thanh nhạc TS Tiến sĩ VHTTDL Văn hóa, thể thao, du lịch
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 1: SO SÁNH ĐÀO TẠO ĐẠI TRÀ VÀ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI GIỌNG COLORATURE SOPRANO CLC......................................................................................................... 17 BẢNG 2: SO SÁNH MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA GIỌNG COLORATURE SOPRANO TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI TRÀ VÀ ĐÀO TẠO CLC ............................................................................. 104 BẢNG 3: BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC TẬP SV.................................................................... 147
- viii BẢNG CHÚ THÍCH ÂM VỰC CÁC LOẠI GIỌNG HÁT TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC OCTAVES CỦA ĐÀN PIANO
- ix DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Cantilena Liền âm, tuôn trào, liên tục Colorature Màu sắc Colorature Soprano Nữ cao màu sắc Crescendo Từ nhỏ đến to Diminuendo Từ to đến nhỏ Dramatic Soprano Nữ cao kịch tính Forte To Gruppetto Láy chùm Legato Liền âm, liền từ Lirico Soprano Nữ cao trữ tình Passage Lướt nhanh Piano Nhỏ Potamento Trượt vuốt Soprano Nữ cao Spinto Soprano Nữ cao trữ tình kịch tính Staccato Âm nảy Trillo Rung láy Tenor Nam cao Vocalise Luyện thanh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bộ môn đào tạo thanh nhạc (TN) chuyên nghiệp Việt Nam ra đời cùng với sự thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam năm 1956, đến nay đã phát triển thành Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN). Đây là một trong những trung tâm đào tạo âm nhạc lớn nhất cả nước bao gồm đào tạo một hệ thống các ngành biểu diễn âm nhạc trong đó có đào tạo thanh nhạc biểu diễn chuyên nghiệp và những ngành đào tạo lý luận, sáng tác, chỉ huy... Cũng như HVANQGVN, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh ra đời tháng 7 1976 (Tiền thân là Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn 1956) và Học viện Âm nhạc Huế (tiền thân là Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Huế 1962), Khoa thanh nhạc được thành lập cùng với sự ra đời trên. Cả hai cơ sở đào tạo âm nhạc, thanh nhạc lớn nhất Miền Nam, Miền Trung Việt Nam này với mô hình đào tạo có nhiều nét tương đồng với HVANQGVN. Cho đến nay, phần lớn nguồn giảng viên (GV) có trình độ cao được phân bổ về các cơ sở đào tạo âm nhạc, thanh nhạc này là do HVANQGVN cung cấp. Các mô hình đào tạo chuyên ngành nói chung, thanh nhạc nói riêng thống nhất theo mô hình của HVANQGVN. Nghiên cứu những thành quả trong công tác đào tạo hơn 60 năm qua chúng tôi thấy sự vượt trội cả về mặt chất lượng và số lượng những diễn viên, cán bộ giảng dạy là nữ. Riêng tại HVANQGVN số giảng viên thanh nhạc là 19 người, trong số đó có 14 người là nữ. Tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh số giảng viên thanh nhạc là 20, trong số đó có 15 giảng viên là nữ. Những giảng viên vừa giảng dạy tốt vừa biểu diễn tốt đa số cũng là nữ. Những Nghệ sĩ nhân dân (NSND) tiêu biểu được đào tạo tại Trường Âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội và nay là HVANQGVN chỉ tính những gương mặt nữ đã có: NSND Lê Dung, NSND Tường Vi, NSND Thanh Huyền, NSND Thanh Hoa, Nghệ sĩ ưu tú (NGUT) Diệu Thúy, NSUT
- 2 Thu Lan, PGS.TS.NSUT Ngọc Lan, NSUT Măng Thị Hội, NSUT Hà Thủy, NSUT Kim Phúc, NSUT Mỹ An, NSUT Mai Tuyết... Ngoài ra còn rất nhiều NSUT là nữ ở các trường Văn hóa Nghệ thuật, ở các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước. Trong số các giọng nữ đó, giọng Soprano, cụ thể là giọng Colorature Soprano chiếm tỷ lệ vượt trội, trong đội ngũ những ca sĩ thành danh đa số cũng là giọng Colorature Soprano. Ở Việt Nam việc đào tạo giọng Soprano đạt nhiều thành công và tích lũy kiến thức học thuật tốt hơn, thuận lợi hơn so với kiến thức đào tạo các loại giọng khác. Mặc dù có sự nổi trội về mặt số lượng, ưu thế ở màu sắc, âm vực và chất giọng, nhưng lượng sinh viên, ca sĩ đạt khả năng vượt trội trong học tập, biểu diễn còn ở mức hạn chế. Thực tế, để tiến hành đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao (CLC) thì sự đổi mới một cách đồng bộ từ cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, nội dung, trình độ giảng viên, tiêu chí đối với sinh viên, phương pháp dạy học... cần được rà soát theo lộ trình phù hợp với đào tạo chất lượng cao. Hiện nay, Khoa Thanh nhạc tại HVANQGVN đã đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản chung trong đào tạo, đa số sinh viên giọng Soprano nói chung và Colorature Soprano nói riêng sau khi tốt nghiệp đã làm tốt nhiệm vụ của mình, nhiều ca sĩ đã thành danh, nổi tiếng trong một dòng nhạc cụ thể mà họ lựa chọn, phần lớn họ là những nghệ sĩ, ca sĩ, giảng viên có uy tín. Mặc dù vậy, số lượng SV giọng Colorature Soprano để chọn lựa với tiêu chí đào tạo chất lượng cao lại đang ở mức độ hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Không nhiều nghệ sĩ, ca sĩ có đủ khả năng, trình độ để tham gia biểu diễn trong các chương trình ca nhạc mang tính chuyên nghiệp đỉnh cao, ít xuất hiện những gương mặt mới, đặc biệt rất hạn chế số lượng sinh viên, học viên có khả năng tham gia các chương trình ở quy mô quốc tế... Thấy rõ sự bất cập này, năm 2009 HVANQGVN hoàn thành đề tài “… Đa dạng hóa mô hình đào tạo âm nhạc đáp ứng với tình hình mới” đề tài do GS.NSND Trung Kiên làm chủ nhiệm. Năm 2011, HVANQGVN tiếp
- 3 tục hoàn thành đề tài cấp Bộ “Đào tạo tài năng âm nhạc đỉnh cao ở Việt Nam” do GS.TS.NGND Trần Thu Hà làm chủ nhiệm trong đó có nhánh nghiên cứu “Đào tạo tài năng đỉnh cao TN” do GS.NSND Nguyễn Trung Kiên là tác giả. Dựa trên Thông tư số 23/2014/TTBGDĐT Về đào tạo CLC trình độ đại học với mục đích: “Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” [, tr. 2]. Dựa vào Quyết định 1341/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ ngày 08/07/2016 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu cụ thể: “Phát hiện, đào tạo học sinh, SV có năng khiếu vượt trội để trở thành những nghệ sĩ tài năng trong biểu diễn, sáng tác, giảng dạy; tham gia biểu diễn, dự thi các chương trình, cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế”...[, tr. 1]. Như vậy, việc định hướng đào tạo TN chuyên nghiệp để phát triển và xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giới là việc làm cấp thiết hiện nay. Nối tiếp những hướng nghiên cứu đã nêu trên cùng mong muốn sớm có những giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành TN CLC nhằm góp phần phát huy tiềm năng của giọng Soprano nói chung, giọng Colorature Soprano Việt Nam nói riêng. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Đào tạo giọng Soprano Việt Nam CLC” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu Chúng tôi đã tìm hiểu một số công trình chuyên khảo là sách trong và ngoài nước, một số luận án, bài báo khoa học về chuyên ngành thanh nhạc. Là những công trình nghiên cứu về lịch sử chuyên ngành, sư phạm thanh nhạc; nghiên cứu chuyên khảo về đào tạo giọng Soprano... nhằm mục đích tìm ra những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó xây dựng hướng nghiên cứu của luận án. Dưới đây là một số công trình đáng chú ý.
- 4 Sách nước ngoài Nghiên cứu về lịch sử chuyên ngành và phương pháp sư phạm TN “Những vấn đề cơ bản của phương pháp thanh nhạc ” của L.B.Dimiriev (1963), Nxb Matxcơva. Cuốn sách giới thiệu lịch sử phát triển trường phái thanh nhạc Nga và nghệ thuật thanh nhạc Xô Viết; Hoạt động của cơ quan giọng hát trong ca hát; Một số vấn đề làm việc thực hành với học sinh... Đây là tài liệu quý, giới thiệu đầy đủ những vẫn đề về lý thuyết cũng như thực hành trong phương pháp sư phạm, giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc những vấn đề của TN cần quan tâm. Học hát (2003) của tác giả O.V.Dalexky, Nxb Matxc ơva. Cuốn sách nêu những vấn đề cơ bản cần chú ý khi học hát. Nghệ thuật hát và phươ ng pháp thanh nhạc của Enrico Caruso (2005) của tác giả Salvatore Fustrito Barnet Beler, Nxb Saint Peterburg... Cuốn sách nói về kinh nghiệm ca hát và những phương pháp sư phạm thanh nhạc của Caruso... On the Art of Singing (2011), tạm dịch “Nghệ thuật ca hát”. của tác giả Richard Miller, Nxb Đại học Oxford. Cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin cần thiết cho người học hát. Từ sinh lý học và âm thanh của tiếng hát đến việc xây dựng sự nghiệp. Cuốn sách chia làm bốn phần chính: Kỹ thuật TN, phong cách và giải thích, sự chuẩn bị chuyên nghiệp và phương pháp sư phạm TN. Những công trình kể trên đã nghiên cứu một cách sâu rộng nhiều vấn đề quan trọng trong đào tạo TN chuyên nghiệp dành cho tất cả các loại giọng hát. Đây là nguồn tư liệu lớn, là cơ sở giúp chúng tôi nghiên cứu những vấn đề về lịch sử chuyên ngành và phương pháp sư phạm thanh nhạc nói chung. Nghiên cứu chuyên khảo về đào tạo cho giọng Soprano bao gồm:
- 5 Kinh nghiệm dạy giọng Soprano trong tạp chí “Những vấn đề Sư phạm TN” (1967) của tác giả T.D.Smelkova, In.V.Xaveliev, Nxb Matxcơva. Những bài tập nhằm phát triển giọng nữ (1994) của tác giả Rojdextvenskaia, Nxb Matxcơva. Bao gồm những tác phẩm thanh nhạc dành rieeg trong đào tạo giọng nữ. Training Soprano Voices (2000), tạm dịch “Đào tạo giọng Soprano” của tác giả Richard Miller, Nxb Đại học Oxford. Cuốn sách cung cấp một hệ thống những vấn đề về đào tạo giọng Soprano bao gồm: các kỹ thuật quản lý hơi thở, rung, cân bằng cộng hưởng, phát âm, nhanh nhẹn giọng hát, đăng ký giọng hát thích hợp và điều khiển giọng hát. Cuốn sách đúc kết một chế độ phát triển thanh nhạc hàng ngày để hát lành mạnh và trình diễn nghệ thuật... Chúng tôi nhận thấy, một số nghiên cứu trên đã đề cập tương đối nhều về giọng Soprano nói chung, đã đưa ra những kinh nghiệm trong đào tạo loại giọng này. Tuy nhiên, công trình chuyên khảo về loại giọng Colorature Soprano, đặc biệt, nghiên cứu đào tạo chất lượng cao đối với loại giọng này thì tới thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thấy công trình nào đề cập. Sách trong nước Sách chuyên khảo thuộc lĩnh vực lịch sử chuyên ngành: “Nghệ thuật opera” (2004) của tác giả Nguyễn Trung Kiên, Nxb Viện Âm nhạc. Cuốn sách giới thiệu những điều cơ bản về opera; Những giai đoạn cơ bản của lịch sử nghệ thuật Opera; Nhà hát Opera... Đây là cuốn sách không lớn, nhưng đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về opera. “Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương tây” (2005) của tác giả Hồ Mộ La, Nxb Từ điển Bách Khoa. Cuốn sách giới thiệu quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật thanh nhạc từ thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng, Ti ền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn.
- 6 “Lược sử Opera và 50 vở Opera chọn lọc ” (2011) của tác giả Nguyễn Trung Kiên, Nxb Từ điển Bách Khoa. Cuốn sách giúp cho các giảng viên và sinh viên nắm được lược sử tác giả và tác phẩm những Opera nổi tiếng, bên cạnh đó cuốn sách giới thiệu 50 vở opera chọn lọc một cách tương đối chi tiết. Đây là tài liệu tham khảo hữu dụng trong học tập và đào tạo thanh nhạc. Có thể thấy, những cuốn sách này đã nêu bật lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây nói chung và nghệ thuật Opera nói riêng. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu về lĩnh vực này trong luận án. Sách nghiên cứu về sư phạm thanh nhạc Sách học thanh nhạc (1997), Nxb Trẻ của tác giả Mai Khanh. Cuốn sách trang bị kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực thanh nhạc như: Bộ máy phát âm, phương pháp sử dụng hơi thở, các kỹ thuật hát cơ bản cho tới cách phát âm nhả chữ... Giúp người học nắm được cách hát đúng và phương pháp sư phạm cần thiết khi dạy học. Phương pháp sư phạm TN (2001), Nxb Âm nhạc của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam đưa ra những nguyên tắc sư phạm TN, những vẫn đề cơ bản trong kỹ thuật, nghệ thuật ca hát. Cuốn sách trình bày một cách hệ thống các phương pháp học hát, bao gồm cả lý thuyết và thực hành với nhiều phần khác nhau, của nhiều trường phái TN khác nhau. Cuốn sách là cơ sở lý luận quan trọng đối với ngành sư phạm TN nói chung. Giáo trình đại học TN (2007), Bộ VHTTDL do tác giả Nguyễn Trung Kiên biên soạn gồm các trích đoạn Opera cho các giọng Soprano (nữ cao 122 tác phẩm), giọng Tenor (nam cao 112 tác phẩm), Bas Bariton (nam tr ầm trung 116 tác phẩm). Đây là giáo trình đầu tiên tại Việt Nam có sự phân chia tác phẩm nhằm phù hợp cho từng loại giọng hát khác nhau. Mỗi giai đoạn đào tạo đều có những mục đích, yêu cầu
- 7 rất cụ thể. Đây cũng là giáo trình đang hiện hành tại Khoa TN, HVANQGVN. Phương pháp dạy TN (2008) của tác giả Hồ Mộ La, Nxb Từ điển Bách Khoa. Cuốn sách trình bày những kiến giải khoa học về lĩnh vực TN và những kinh nghiệm sư phạm TN được tác giả đúc kết qua quá trình giảng dạy. “Những vấn đề sư phạm thanh nhạc” (2014) của tác giả Nguyễn Trung Kiên, Nxb Âm nhạc. Đây là một cuốn sách được kiến giải bằng lý luận và thực tế nhiều vấn đề về sư phạm thanh nhạc. Một số vấn đề lớn, phức tạp ở Việt Nam chưa đề cập như: Khái quát những kiến thức về âm thanh học, một số vấn đề của quá trình sư phạm thanh nhạc dưới ánh sáng học thuyết I.Palov. Nhiều vấn đề được trình bày trong 100 câu hỏi đáp… Đây là tài liệu quý trong sư phạm thanh nhạc thực hành. “Phương pháp giữ gìn tiếng hát” (2015) của tác giả Trần Ngọc Lan và Phạm Thị Bích Đào, Nxb khoa học và kỹ thuật. Cuốn sách trình bày từ cấu tạo giải phẫu đến chức năng của từng bộ phận cấu thành của quá trình tạo âm, cơ chế hình thành lời nói, các bệnh lý thường gặp và cách phòng tránh, điều trị. Cuốn sách là tài liệu hữu ích giúp người dạy và người học hiểu hơn về cách giữ gìn giọng hát. Luận án có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu như: Luận án “Quá trình hình thành và phát triển ca hát chuyên nghiệp Việt Nam” của tác giả Trương Ngọc Thắng (2008) đề cập đến quá trình hình thành và phát triển ca hát chuyên nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn trong lĩnh vực đào tạo, biểu diễn, các cuộc thi hát. Luận án tiến sĩ “Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Tố Mai. Luận án đã nghiên cứu phương thức xây dựng khúc mở màn và các tiết mục TN, làm rõ những đóng góp của Opera Châu Âu, Việt Nam và đề xuất hướng phát triển Opera Việt Nam.
- 8 Luận án tiến sĩ “Đào tạo ca sĩ hát Opera tại HVANQGVN” (2017) của tác giả Đỗ Quốc Hưng. Luận án đã nêu nguồn gốc, sự hình thành, phát triển của Opera, nêu mô hình đạo tạo opera trên thế giới, ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ca sĩ hát Opera tại HVANQGVN. Luận án tiến sĩ “Âm nhạc Mozart trong đào tạo TN chuyên nghiệp Việt Nam” (2017) của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga. Luận án đã nêu ảnh hưởng của nhạc sĩ Mozart đối với văn hóa thời đại, khái quát đặc điểm chung trong tác phẩm của Mozart, đưa ra một số giải pháp kỹ thuật sử dụng trong các tác phẩm của Mozart. Luận án “Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới” (2010) của tác giả Trần Thị Ngọc Lan. Là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về tìm hiểu cách xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống vào trong đào tạo thanh nhạc. Luận án “Phát âm tiếng Việt trong TN” của tác giả Võ Văn Lý (2011) phân tích sâu về phát âm tiếng Việt, cấu tạo của tiếng Việt, sự phát âm theo các phương ngữ, thổ ngữ, đưa ra tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, hệ thống âm chuẩn và phương pháp phát âm theo hệ thống âm chuẩn trong nghệ thuật ca hát, đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hát tiếng Việt trong việc đào tạo TN tại các trường sư phạm. Luận án “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo TN chuyên nghiệp trong giai đoạn mới” của tác giả Lê Thị Minh Xuân (2015) bước đầu tổng kết một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển nền sư phạm TN Châu Âu và tổng kết hệ thống những vấn đề công tác đào tạo TN chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung và chủ yếu là tại HVANQGVN nói riêng. Tác giả đã phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả đào tạo TN chuyên nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới.
- 9 Có thể thấy, những luận án trên đây đã đề cập tương đối rộng các khía cạnh trong đào tạo TN chuyên nghiệp nói chung. Nhiều đề tài nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ca sĩ hiện nay. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu khái quát về lịch sử thanh nhạc, những vấn đề cơ bản và những kinh nghiệm quý báu về sư phạm thanh nhạc. Các sách cũng đề cập tương đối nhiều về giọng Soprano nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực hành trong đào tạo giọng Colorature Soprano Việt Nam đặc biệt là đào tạo CLC thì các công trình trên chưa đề cập tới. Như vậy, khoảng trống kiến thức về lĩnh vực luận án nghiên cứu còn tương đối nhiều. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án, chúng tôi sẽ tập chung nghiên cứu các vấn đề sau: Về cơ sở lý luận, chúng tôi nghiên cứu chương trình đào tạo CLC nói chung nhằm đưa ra tiêu chí trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC; Nghiên cứu sâu loại giọng Colorature Soprano; Khái quát đôi nét về đào tạo TN trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là những phương pháp khoa học, tiên tiến về đào tạo giọng Soprano làm cơ sở đề xuất những kỹ thuật TN dành riêng cho đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. Chúng tôi cũng đề xuất những giải pháp có tính quyết định mang lại hiệu quả cao trong nhiệm vụ đào tạo loại giọng này theo tiêu chí CLC tại Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ quá trình lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật và sư phạm TN gắn với giọng Soprano tại Việt Nam. Nghiên cứu, những đặc điểm của giọng Soprano Việt Nam, những thành công, hạn chế trong công tác đào tạo, biểu diễn, hội nhập quốc tế. Xác định rõ vai trò quan trọng của giọng Soprano trong lĩnh vực nghệ thuật TN.
- 10 Nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình đào tạo CLC, phân tích những kỹ thuật đặc trưng ứng dụng trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. Đề xuất một số giải pháp trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ sinh viên và giảng viên, cơ sở vật chất trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC ở bậc Đại học tại HVANQGVN. 5. Phạm vi nghiên cứu Về giọng Soprano chúng tôi nghiên cứu sâu về loại giọng Colorature Soprano. Đây là giọng chiếm tỉ lệ vượt trội cả về số lượng và chất lượng so với các loại giọng Soprano khác tại Việt Nam nói chung, HVANQGVN nói riêng. Về địa điểm triển khai: Kể từ năm 1956 tới nay, phần lớn nguồn GV có trình độ cao được phân bổ về các cơ sở đào tạo âm nhạc, TN trên cả nước đều xuất phát từ HVANQGVN. Các mô hình đào tạo chuyên ngành nói chung, TN nói riêng thống nhất theo mô hình của HVANQGVN. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu chính của luận án là HVANQGVN. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, nghị luận. Chúng tôi tổng hợp, phân tích đồng thời so sánh những tài liệu, sách báo liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghị luận để giới thiệu, giải thích, phân tích xuyên suốt các vấn đề liên quan tới luận án. Phương pháp điều tra, khảo sát. Sử dụng phiếu điều tra, câu hỏi, khảo sát ý kiến của người học: Tiến hành tham vấn, phỏng vấn SV các
- 11 khóa chuyên ngành TN về hoạt động đào tạo giọng Colorature Soprano. Phỏng vấn các nghệ sĩ, ca sĩ về thực trạng công tác đào tạo, biểu diễn giọng Colorature Soprano. Phỏng vấn các GV trong cơ sở đào tạo về những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất cho hoạt động đào tạo giọng Colorature Soprano tại HVANQGVN. Phương pháp thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm, áp dụng các biện pháp được nghiên cứu vào giảng dạy để thấy được kết quả và tính khả thi của các biện pháp đưa ra. 7. Đóng góp mới của luận án Luận án đã xác định tiêu chí trong đào tạo chất lượng cao đối với đào tạo giọng Colorature Soprano. Xác định sự giống, khác nhau giữa hai mô hình đào tạo đại trà và chất lượng cao đối với ngành thanh nhạc nói chung, trong đào tạo giọng Colorature Soprano nói riêng. Luận án xác định rõ hướng phát triển của giọng Colorature Soprano Việt Nam. Nêu bật được những ưu điểm và hạn chế trong đào tạo giọng Colorature Soprano tại HVANQGVN. Bổ sung hệ thống bài tập nhằm phát triển kỹ thuật TN trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. Đề xuất các tác phẩm chọn lọc quốc tế và trong nước cho đào tạo những giọng Colorature Soprano CLC. Đề xuất một số giải pháp quan trọng trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC tại HVANQGVN. 8. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành ba chương. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo giọng Soprano chất lượng cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật Piano Jazz chuyên nghiệp Việt Nam
174 p | 120 | 24
-
Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
189 p | 71 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại Việt Nam
188 p | 119 | 15
-
Luận án Tiễn sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam
167 p | 105 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 38 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Sử dụng đàn phím điện tử trong dạy học âm nhạc bậc trung học cơ sở ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
333 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam
179 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam
237 p | 38 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở
217 p | 27 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Lý Huế cho học sinh trung cấp âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế
255 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc Hát văn hầu ở Hà Nội
161 p | 56 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh
127 p | 63 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 32 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
31 p | 64 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
174 p | 27 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam
156 p | 42 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
24 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn