Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ góc nhìn âm nhạc học, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm rõ các vấn đề liên quan đến các nhạc khí kèn đồng thuộc biên chế dàn nhạc giao hưởng trong âm nhạc cổ điển phương Tây và nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc khí kèn đồng này tại TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ HOÀNG NGỌC LONG KÈN ĐỒNG TRONG HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VÀ GIAO HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ HOÀNG NGỌC LONG KÈN ĐỒNG TRONG HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VÀ GIAO HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Âm nhạc học Mã số ngành: 62 21 02 01 Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.NSƯT. NGUYỄN MINH CẦM TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, không có sự trùng lặp và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Hoàng Ngọc Long
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 3 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 8 4. Giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................... 9 4.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 9 4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 4.3. Nguồn tư liệu.............................................................................................. 11 5. Kết quả đóng góp của luận án ........................................................................... 11 6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án .............................................................. 12 CHƯƠNG 1: KÈN ĐỒNG VÀ THỂ LOẠI HÒA TẤU THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG .................................................................................................................... 13 1.1 Các khái niệm .............................................................................................. 13 1.1.1. Kèn đồng và nguyên lý hoạt động của các nhạc khí kèn đồng ........... 13 1.1.2. Hòa tấu thính phòng - giao hưởng ....................................................... 17 1.2. Đặc điểm các nhạc khí kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng và giao hưởng trên thế giới .................................................................................... 23 1.2.1. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng TK.XVIII ....................................................................................................................... 23 1.2.2. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng TK.XIX 30 1.2.3. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng TK.XX . 36 1.3. Khái quát sự hình thành và phát triển thể loại hòa tấu thính phòng - giao hưởng ở Việt Nam............................................................................................. 40 1.3.1. Thính phòng - giao hưởng trong âm nhạc Việt Nam trước năm 1954 40 1.3.2. Thính phòng - giao hưởng trong âm nhạc Việt Nam sau 1954 ........... 48 1.3.3. Kèn đồng giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh ........................................ 50 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................ 53
- CHƯƠNG 2: KÈN ĐỒNG TRONG BIỂU DIỄN, SÁNG TÁC VÀ ĐÀO TẠO THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.................................. 54 2.1. Nhạc khí kèn đồng với nghệ thuật biểu diễn tại TP. Hồ Chí Minh ............ 54 2.1.1. Kèn đồng trong các sinh hoạt, biểu diễn âm nhạc không chuyên ....... 54 2.1.2. Kèn đồng trong biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp ............................. 55 2.2. Nhạc khí kèn đồng trong sáng tác của các nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh ....... 61 2.2.1. Các tác giả, tác phẩm ........................................................................... 61 2.2.2. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc sỹ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh ............................................................... 66 2.3. Nhạc khí kèn đồng trong công tác đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh .............. 89 2.3.1. Các cơ sở đào tạo ................................................................................ 89 2.3.2. Chương trình đào tạo .......................................................................... 92 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................ 95 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ THUẬT BIỂU DIỄN NHẠC KHÍ KÈN ĐỒNG TRONG HÒA TẤU THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................ 96 3.1. Trong đào tạo ............................................................................................. 96 3.1.1. Giáo trình giảng dạy ............................................................................ 96 3.1.2. Phương pháp giảng dạy ..................................................................... 104 3.2. Vận dụng các kỹ thuật mở rộng của kèn đồng trên thế giới .................... 131 3.2.1. Các kỹ thuật xử lý phím, âm .............................................................. 132 3.2.2. Các kỹ thuật xử lý lưỡi, búp .............................................................. 139 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................... 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 152
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 01 HVANQGVN Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 02 HVAN Huế Học viện Âm nhạc Huế 03 NVTP.HCM Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh 04 ĐHVHNTQĐ Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội 05 NHGHNVK Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch 06 NXB Nhà xuất bản 07 PGS Phó giáo sư 08 TS Tiến sĩ 09 ThS Thạc sĩ 10 NSND Nghệ sĩ nhân dân 11 NGƯT Nghệ sĩ ưu tú 12 HSSV Học sinh sinh viên 13 PL Phụ lục 14 TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh 15 TK. (TK.XX) Thế kỷ (Thế kỷ XX)
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng về tất cả các mặt kinh tế, văn hóa; tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tinh hoa văn hóa thế giới. Trong lĩnh vực âm nhạc, bên cạnh những giá trị của văn hóa âm nhạc truyền thống luôn được chú trọng bảo tồn và phát huy, thì âm nhạc cổ điển (giao hưởng - thính phòng) cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, ngày càng thể hiện vai trò của mình trong đời sống tinh thần của một bộ phận người dân trong xã hội. Trên bước đường phát triển của âm nhạc thính phòng - giao hưởng ở Việt Nam, các nhạc khí kèn đồng đã giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao kỹ năng diễn tấu, khả năng cảm nhận, biểu hiện cảm xúc của mỗi nhạc công kèn đồng sẽ quyết định đến chất lượng nghệ thuật của cả dàn nhạc. Hiện nay, chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở nước ta thường có xu hướng nghiêng về các kỹ năng dành cho độc tấu; các kỹ năng hòa tấu dàn nhạc ít được quan tâm. Vào những năm 90 TK.XX về mặt âm nhạc, nước ta đã diễn ra nhiều dự án hợp tác biểu diễn các chương trình âm nhạc giao hưởng với sự tham gia của các nhạc trưởng nổi tiếng thế giới như Fukumura, Meter Colin, Oliver, v.v. Trong các chương trình hợp tác biểu diễn, các nhà chỉ huy đã chỉ ra một trong những hạn chế của các nghệ sỹ, nhạc công dàn nhạc giao hưởng của chúng ta là kỹ năng hòa tấu dàn nhạc trong đó có các nhạc công kèn đồng. Như vậy, kỹ thuật diễn tấu, tư duy âm nhạc của mỗi nhạc công chưa phải là sự đảm bảo trọn vẹn đối với việc thể hiện âm nhạc hòa tấu thính phòng - giao hưởng. Thực tế trong biểu diễn hòa tấu thính phòng - giao hưởng đặt ra cho các nhạc công, nghệ sỹ và các cơ sở đào tạo những vấn đề tồn đọng, đòi hỏi phải có sự thay đổi từ trong nhận thức đến hành động cụ thể, thiết thực, để có thể đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó một cách bài bản ngay từ trong quá trình rèn luyện của mỗi cá nhân, cũng như trong nội dung, chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo. Âm nhạc thính phòng - giao hưởng trên thế giới đã có một chặng đường
- 2 dài hình thành, phát triển và biến đổi phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Trong âm nhạc hòa tấu thính phòng - giao hưởng, các nhạc cụ kèn đồng có vai trò đặc biệt, là một bộ phận không thể thiếu của dàn nhạc giao hưởng. Một tác phẩm hòa tấu âm nhạc không thể đạt được hiệu quả cao về chất lượng nếu một trong các nhạc công kèn đồng không đảm bảo được vai trò của mình về mặt xử lý kỹ thuật cũng như trong thể hiện âm nhạc. Trong giai đoạn hiện nay, trào lưu âm nhạc đương đại đang đóng vai trò chủ đạo trong âm nhạc thế giới. Trong âm nhạc đương đại tại các nước có nền âm nhạc tiên tiến, các nhạc sỹ thường có khuynh hướng sáng tác các tác phẩm thiên về xử lý tiết tấu và màu sắc âm thanh mà các đặc điểm này được tạo nên bởi chính các nghệ sỹ - nhạc công. Họ cũng chính là người sáng tạo thứ hai sau nhà soạn nhạc. Âm nhạc hòa tấu thính phòng - giao hưởng của TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua đạt nhiều thành tựu trong đó không thể phủ nhận vai trò của kèn đồng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa kỹ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng của kèn đồng, cần thiết phải có các giải pháp hoàn thiện một số vấn đề như âm chuẩn, tiết tấu, kỹ thuật solo, kỹ năng nghe, nhìn, v.v. cũng như bổ sung các kỹ thuật mới cho kèn đồng. Hòa tấu thính phòng - giao hưởng nói chung, hòa tấu thính phòng các nhạc khí kèn đồng nói riêng còn liên quan tới đội ngũ nhạc sỹ, những người sáng tạo nên tác phẩm. Để có thể xây dựng nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi bản thân từng nghệ sỹ - nhạc công; từng nhạc sỹ sáng tác cũng như mỗi cơ sở đào tạo cần nhìn lại những mặt mạnh, yếu của mình, không ngừng tiếp cận với những tư duy, kỹ thuật biểu diễn, sáng tác mới trên thế giới, nhằm đáp ứng được nhu cầu, xu thế phát triển của âm nhạc thời đại. Đây chính là một nhịp cầu hữu hiệu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay của đất nước, và đây cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài “Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh” cho luận án của mình.
- 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về kỹ thuật diễn tấu kèn đồng giao hưởng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập đến. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Các nghiên cứu bằng tiếng Việt (1) Sách “Các nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng” (1983) của Hồng Đăng (Nhà xuất bản Văn Hóa, xuất bản lần thứ hai). Tác giả đã giới thiệu các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng về các mặt âm vực của từng nhạc khí. Trong đó tác giả đã phân chia tính chất từng âm vực cho mỗi nhạc cụ, màu sắc âm thanh của từng âm vực, âm vực nào thường sử dụng khi hòa tấu dàn nhạc. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về các kỹ thuật diễn tấu của từng nhạc cụ (kỹ thuật diễn tấu khi độc tấu và khi hòa tấu). Chương IV (từ trang 119 đến trang 150), tác giả trình bày về các nhạc khí bộ đồng gồm 5 nhạc cụ: horn, trumpet, cornet, trombone và tuba. (2) Sách “Âm nhạc mới Việt Nam – Tiến trình và thành tựu” (2000) của nhóm tác giả Tú Ngọc, NXB Viện Âm nhạc, Hà Nội. (3) Sách “Âm nhạc Thính phòng Giao hưởng Việt Nam - Sự hình thành và phát triển” (2001) của Nguyễn Thị Nhung, Viện Âm nhạc xuất bản. (4) Luận án tiến sĩ của PGS.TS Nguyễn Phúc Linh “Một số đặc điểm về phương pháp biểu hiện của kèn gỗ giao hưởng trong các tác phẩm Việt Nam” (1997), HVANQGVN. (5) Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Tuân “Nhạc giao hưởng Việt Nam một tiến trình lịch sử” (2006), HVANQGVN. Luận án đề cập đến sự ra đời của các dàn nhạc: Dàn quân nhạc, Ban nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, Dàn nhạc đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương, Dàn nhạc Xưởng phim truyện Việt Nam, Dàn nhạc của đoàn Ca múa Tổng cục chính trị, nhất là việc thành lập Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, đánh dấu bước quan trọng trong sự phát triển nền âm nhạc thính phòng - giao hưởng Việt Nam.
- 4 (6) Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thạch “Đào tạo âm nhạc thế kỷ 20 cho kèn Clarinet” (2007), HVANQGVN. Luận án nghiên cứu những đặc điểm của âm nhạc đương đại TK.XX, về cấu trúc và tính năng kèn clarinet TK.XX, một số vấn đề về diễn tấu kèn clarinet TK.XX. Trình bày những phương pháp tiếp cận âm nhạc đương đại TK.XX đối với kèn clarinet trên thế giới và việc đào tạo nghệ sỹ clarinet tại HVANQGVN (7) Luận án tiến sĩ của Ngô Hoàng Linh “Sự hình thành và phát triển âm nhạc giao hưởng Việt Nam và một số vấn đề về nghệ thuật biểu diễn dàn nhạc giao hưởng” (2008), HVANQGVN. Trong chương II, luận án nêu các vấn đề đào tạo, sáng tác và biểu diễn của âm nhạc giao hưởng Việt Nam trong giai đoạn từ 1956 cho tới nay. Giới thiệu sự ra đời và quá trình phát triển của các dàn nhạc giao hưởng ở Việt Nam: Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia; Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện Hà Nội; Dàn nhạc Nhà hát nhạc vũ kịch; Dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng – Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh (8) Luận án tiến sĩ của PGS.TS Phạm Ngọc Doanh “Nghệ thuật biểu diễn kèn dăm kép tại Việt Nam” (2011), HVANQGVN. Luận án trình bày khái quát về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển các bộ môn dăm kép trên thế giới và quá trình du nhập, hình thành phát triển các chuyên ngành này tại Việt Nam. (9) Luận án tiến sĩ của PGS.TS Ngô Phương Đông “Đào tạo âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam” (2011), HVANQGVN. (10) Luận văn của ThS. Đoàn Ngọc Nam “Đào tạo kèn Cor trong Quân nhạc” (1998), HVANQGVN. Luận văn đi sâu phân tích về vai trò của kèn horn (cor) trong Quân nhạc cùng các vấn đề thuộc kỹ thuật diễn tấu và giảng dạy kèn horn.
- 5 (11) Luận văn thạc sĩ của Trần Quang Yển “Nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành Trompette bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế” (2012), Học viện Âm nhạc Huế. Luận văn đi sâu vào lĩnh vực nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành trumpet bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế. Các công trình nghiên cứu đã công bố bằng tiếng Việt đề cập đến các vấn đề như: vị trí, vai trò, chức năng của các nhạc cụ kèn đồng trong dàn nhạc giao hưởng; về kỹ thuật phối khí cho các nhạc cụ đồng trong hòa tấu dàn nhạc; lịch sử du nhập và quá trình phát triển các bộ môn kèn hơi tại Việt Nam; các kỹ thuật cơ bản cũng như trong hòa tấu của các nhạc cụ và quá trình phát triển của âm nhạc thính phòng - giao hưởng của Việt Nam. Nghiên cứu về kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh chưa được đề cập đến trong các công trình này. Các nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài (1) “Духовые инструменты в истории музыкальной культуры” (Nhạc cụ kèn hơi trong lịch sử nghệ thuật âm nhạc) (1973) của S. Levin. Công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các nhạc cụ kèn hơi trên thế giới qua nhiều giai đoạn lịch sử, vai trò của nó trong lịch sử phát triển âm nhạc thế giới từ thời tiền sử tới TK.XVIII. Tác giả khái quát lại quá trình chuyển biến của nghệ thuật nhạc cụ kèn trong các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sỹ từ TK.XVII: Monteverdi, Luyli. Các nhạc sỹ đầu TK.XVIII như Vivaldi, Bach, Handel cho đến sự phát triển của nghệ thuật kèn trong âm nhạc của các nhạc sỹ nửa sau TK.XVIII như Gluck, Haydn, Mozart. Chương hai trình bày về kèn hơi trong âm nhạc của các nhạc sỹ Weber, Schubert, Berlioz. Chương ba là chương có nội dung chính về sự hoàn thiện cấu trúc cũng như kỹ thuật của các nhạc cụ kèn đồng trong dàn nhạc ở TK.XIX, còn được gọi là kỷ nguyên của kèn horn và trumpet (ra đời horn và trumpet bán cung).
- 6 (2) Sách “Brass in the Operas of Berlioz” (Kèn đồng trong opera của Berlioz) của Benjamin Perl (1984). Tác giả viết về cách phối khí các nhạc cụ kèn đồng trong các vở opera của Berlioz. Thời kỳ của Berlioz, kèn đồng là bộ nhạc cụ có sự phát triển vượt trội nhất so với thời kỳ trước, tạo dựng được một vị trí quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, ngang hàng với bộ gỗ hay bộ dây (kèn đồng rũ bỏ vai trò cũ của mình trong dàn nhạc cổ điển, chẳng hạn như những đoạn nhạc hiệu, những nốt ngân dài, để trở thành một vai trò chủ chốt trong những đoạn tutti dàn nhạc). Nội lực dồi dào cùng âm lượng lớn của kèn đồng gây ấn tượng mạnh, và nó đồng thời thúc đẩy các bộ khác mở rộng âm lượng ra để có thể cân bằng được với bộ đồng. Công trình này có thể đánh giá là một nghiên cứu có giá trị rất cao trong khoa học sư phạm kèn hơi. Nội dung nêu một cách chi tiết có thể nói bao hàm từ vấn đề nhỏ nhất đến lớn nhất các kỹ thuật cơ bản diễn tấu và trong nghệ thuật biểu hiện âm nhạc của từng bộ môn kèn đồng. (3) “Grand Traité d’Instrumentation et d’Orchestration Modernes” (Đại luận về Phối khí Giao hưởng hiện đại) của Hector Berlioz (1997 - Site Hector Berlioz). Công trình to lớn này của H. Berlioz được xuất bản lần đầu vào khoảng năm 1844 và được chỉnh sửa, tái bản một năm sau đó. Nó trở thành một trong những cột mốc quan trọng trong lịch sử phối khí giao hưởng, để lại những giá trị và ảnh hưởng cho đến ngày nay. Tác phẩm này viết về kỹ năng phối khí ở thời đại của Berlioz, kèm theo đó là những lời bình luận của bản thân Berlioz về việc phối khí dàn nhạc. Ông tìm hiểu, nghiên cứu và cố gắng miêu tả về khả năng thể hiện tính biểu cảm và diễn đạt âm nhạc của từng nhạc cụ trong dàn nhạc. Công trình được minh họa bởi một số lượng lớn trích đoạn âm nhạc của các nhạc sỹ khác nhau. (4) Sách “Секреты вдоха и выдоха” (Bí mật của lấy hơi và nhả hơi) (2011) của V.D. Ivanov. Trong công trình này tác giả trình bày tầm quan trọng của nghệ thuật hơi trong sự phát triển kỹ thuật diễn tấu của các nhạc cụ kèn gỗ cũng như đồng, các mối liên hệ giữa những bài tập kỹ thuật hơi với kỹ thuật diễn tấu của người sử dụng các nhạc cụ kèn hơi cũng như trong sư phạm giảng dạy. Đồng thời tác giả còn liệt kê tất cả các giáo trình giảng dạy cho từng loại kèn từ các giáo trình
- 7 gam cho đến giáo trình bài tập, các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng khác nhau, từ các trường phái tiền Cổ điển cho tới Lãng mạn dành cho từng loại nhạc cụ kèn. Các nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt (5) Sách “Những vấn đề của nghệ thuật phối dàn nhạc” (1972) của Ma-Rin Gô-Lê-Mi-Nốp, tài liệu tiếng Nga do Tô Hải dịch, NXB Văn Hóa, gồm 2 tập. Trong phần “Âm lượng các bộ, trang 28 (tập 1) tác giả đã trình bày về sự phối hợp của bộ đồng với các bộ khác. Tập 1 (trang 37), phần “Hòa âm của bộ đồng” trình bày cách phối khí cho các nhạc khí bộ đồng, sau đó là cách phối bộ đồng với các bộ khác trong dàn nhạc giao hưởng; Chương III (từ trang 192 đến trang 212): “Bộ đồng”, trình bày về các kỹ thuật phối khí cho bộ đồng và các bộ khác trong dàn nhạc giao hưởng. Tập 2, sách trình bày về sự pha trộn các bộ trong dàn nhạc, pedal trong dàn nhạc, những vấn đề của dàn nhạc trong các tác phẩm đối vị, phối dàn nhạc trong quan hệ với cấu trúc toàn bộ tác phẩm âm nhạc. (6) Sách “Phương pháp luận giảng dạy nhạc cụ kèn hơi” (1976) của Dikov, tài liệu tiếng Nga do Cửu Vĩ dịch. Trong sách này tác giả trình bày rất kỹ lưỡng, khoa học các phương pháp giảng dạy từng bộ môn kèn gỗ và kèn đồng. Hướng dẫn chi tiết tất cả các kỹ thuật cơ bản của kèn hơi như kỹ thuật lấy hơi, nhả hơi, nén hơi, các kỹ thuật đánh lưỡi, kỹ thuật legato, kỹ thuật ngón, kỹ thuật nhảy quãng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển âm nhạc Cổ điển trên thế giới cũng như nghệ thuật diễn tấu của các nhạc khí giao hưởng nói chung và kèn đồng nói riêng. Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống tổng thể các vấn đề liên quan đến kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính
- 8 phòng - giao hưởng ở Việt Nam nói chung cũng như tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Những vấn đề được đề cập trong luận án này không trùng lặp với các công trình đã công bố. Chúng tôi khẳng định tính độc lập và mới mẻ của công trình. Công trình mang tính định hướng chuyên ngành biểu diễn các nhạc khí kèn đồng trong thính phòng - giao hưởng, góp phần bổ sung lý luận, thực tiễn sáng tác, biểu diễn thính phòng - giao hưởng và đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh cũng như ở Việt Nam. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Từ góc nhìn âm nhạc học, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm rõ các vấn đề liên quan đến các nhạc khí kèn đồng thuộc biên chế dàn nhạc giao hưởng trong âm nhạc cổ điển phương Tây và nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc khí kèn đồng này tại TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu là các nhạc khí kèn đồng thuộc biên chế dàn nhạc giao hưởng của âm nhạc Cổ điển phương Tây trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh được thể hiện qua các lĩnh vực biểu diễn, sáng tác (các tác phẩm) và đào tạo. Phạm vi nghiên cứu là: (1). Kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí kèn đồng trumpet, horn, trombone và tuba trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng đã được công diễn tại TP. Hồ Chí Minh (biểu diễn) bởi các đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp tại thành phố là Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh; Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh và các Đoàn Quân nhạc (2). Kỹ thuật diễn tấu viết cho các nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc sỹ tại TP. Hồ Chí Minh (sáng tác) và (3). Chương trình đào tạo chuyên nghiệp các nhạc khí kèn đồng tại TP. Hồ Chí Minh (đào tạo) gồm Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tại TP. Hồ Chí Minh. Các đơn vị biểu diễn chính nghiên cứu trong luận án là Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh; Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị đào tạo chính trong luận án là Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Nghiên
- 9 cứu kỹ thuật diễn tấu viết cho các nhạc khí kèn đồng trong âm nhạc hòa tấu thính phòng - giao hưởng có sự tham gia diễn tấu nhạc khí kèn đồng của các nhạc sỹ tại TP. Hồ Chí Minh, luận án chỉ phân tích, nghiên cứu một số tác phẩm của các tác giả tiêu biểu. Trong công trình này, giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1975 đến nay, luận án tập trung nghiên cứu về kèn đồng trong hình thức trình diễn hòa tấu. Luận án không nghiên cứu trong thể loại tác phẩm sáng tác cho hòa tấu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có đề cập đến các kỹ thuật diễn tấu nhạc khí kèn đồng trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc sỹ trên thế giới để so sánh với các kỹ thuật được vận dụng trong biểu diễn, sáng tác và đào tạo kèn đồng trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: a. Lịch sử văn hóa âm nhạc dân tộc tác động đến nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại Việt Nam. b. Nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng nói chung, các nhạc khí kèn đồng nói riêng, với tư cách một tiểu cấu trúc, là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ, với những đặc điểm riêng gắn liền với nghệ thuật biểu diễn, sáng tác khí nhạc. c. Quá trình tiếp xúc, tiếp thu có chọn lọc các kỹ thuật sáng tác, biểu diễn âm nhạc từ các nền âm nhạc tiên tiến nước ngoài đã làm thay đổi các phương thức sáng tác, biểu diễn của bộ kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng. d. Nội dung, chương trình đào tạo có vai trò và ảnh hưởng đến kỹ thuật biểu diễn, khả năng tiếp thu, truyền đạt nội dung tư tưởng, nghệ thuật trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng.
- 10 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chúng tôi vận dụng trong luận án bao gồm phương pháp lịch sử; các phương pháp nghiên cứu âm nhạc học và phương pháp phỏng vấn. Phương pháp lịch sử chúng tôi vận dụng để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các nhạc khí kèn đồng tham gia trong dàn nhạc giao hưởng, tổng hợp các tư liệu để xác định những đặc trưng của kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng. Phương pháp nghiên cứu âm nhạc học chúng tôi vận dụng để nghiên cứu, phân tích tổng hợp, so sánh về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí kèn đồng thông qua các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng thế giới, so sánh với kỹ thuật diễn tấu các nhạc khí kèn đồng trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc sỹ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp phỏng vấn chúng tôi vận dụng để tìm hiểu quá trình phát triển các bộ môn kèn đồng giao hưởng tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cũng như ý nghĩa của việc vận dụng các kỹ thuật mở rộng kèn đồng vào đào tạo và biểu diễn. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kiến thức của chuyên ngành âm nhạc như lịch sử âm nhạc, hòa âm, tính năng nhạc khí, kỹ thuật diễn tấu nhạc khí để có thể làm rõ hơn tới sự hình thành, phát triển của các nhạc khí kèn đồng và vai trò của các nhạc khí kèn đồng trong sự hình thành và phát triển nghệ thuật giao hưởng - thính phòng trên thế giới cũng như ở TP. Hồ Chí Minh. Từ các văn bản tổng phổ của các nhạc sỹ Việt Nam viết cho kèn đồng hòa tấu thính phòng - giao hưởng, chúng tôi nghiên cứu các kỹ thuật diễn tấu viết cho kèn đồng; đồng thời giới thiệu các kỹ thuật diễn tấu mới (Kỹ thuật mở rộng) của các nhạc sỹ đương đại trên thế giới. Nghiên cứu về kỹ thuật diễn tấu viết cho kèn đồng trong các tác phẩm âm nhạc đương đại trên thế giới, chúng tôi đề xuất bổ sung một số nội dung trong chương trình đào tạo hiện nay tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cũng như các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp khác tại thành phố.
- 11 4.3. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu là các tác phẩm thính phòng, giao hưởng có sự tham gia của các nhạc khí kèn đồng của các tác giả thế giới và tác giả Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Các tác phẩm này đã được công diễn hoặc đã được xuất bản, sử dụng trong chương trình giảng dạy tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cũng như tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chính quy khác tại TP. Hồ Chí Minh. Nguồn tư liệu bao gồm các tư liệu về lịch sử âm nhạc Việt Nam; lịch sử âm nhạc thế giới; các kỹ thuật biểu diễn nhạc khí kèn đồng; các giai đoạn phát triển nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng có sự tham gia của các nhạc khí kèn đồng; các sách chuyên khảo; các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn các nhạc khí kèn đồng. Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi trực tiếp với những chuyên gia, các nhà chỉ huy dàn nhạc, nghệ sỹ biểu diễn kèn đồng; Chúng tôi có đủ nguồn tư liệu để thực hiện luận án. 5. Kết quả đóng góp của luận án Về phương diện khoa học Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về kỹ thuật diễn tấu các nhạc khí kèn đồng trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng dưới góc nhìn âm nhạc học. Luận án khảo sát, tổng hợp các yếu tố kỹ thuật trong nghệ thuật diễn tấu các nhạc khí kèn đồng trong âm nhạc cổ điển phương Tây, từ đó phác họa quá trình tiếp cận, vận dụng các yếu tố ấy trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh. Luận án định dạng và nhận biết những kỹ thuật diễn tấu mới (Kỹ thuật mở rộng) của các nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn kèn đồng trong âm nhạc phương Tây. Những yếu tố này đã và đang chi phối nghệ thuật sáng tác, xây dựng các tác phẩm cho kèn đồng của các nhà soạn nhạc Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
- 12 Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần định hướng chuyên ngành biểu diễn, sáng tác, đào tạo cũng như nghiên cứu âm nhạc ở Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề trong đào tạo nhạc khí kèn đồng cũng như những đặc điểm trong diễn tấu của chúng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh. Về thực tiễn Chúng tôi hy vọng, kết quả của nghiên cứu này nếu được quan tâm, ít nhiều sẽ tạo ra những tác động tích cực trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc khí kèn đồng tại TP. Hồ Chí Minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật giao hưởng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng, nghệ thuật giao hưởng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng Việt Nam nói chung. Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để giảng dạy bộ môn biểu diễn kèn đồng, thậm chí cho bộ môn sáng tác âm nhạc tại nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong thành phố cũng như cả nước, cho các công trình liên quan. 6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án Phần chính văn, ngoài mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận án được chia làm ba chương: Chương 1: Kèn đồng và thể loại hòa tấu thính phòng - giao hưởng (40 trang). Chương 2: Kèn đồng trong biểu diễn, sáng tác và đào tạo thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh (40 trang). Chương 3: Các giải pháp nâng cao kỹ thuật biểu diễn nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh (49 trang)
- 13 CHƯƠNG 1 KÈN ĐỒNG VÀ THỂ LOẠI HÒA TẤU THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG 1.1 Các khái niệm 1.1.1. Kèn đồng và nguyên lý hoạt động của các nhạc khí kèn đồng Kèn đồng Theo các nhà nghiên cứu lý luận âm nhạc trên thế giới, các nhạc cụ kèn hơi (trong đó có các nhạc khí kèn đồng) là một trong những loại nhạc cụ cổ nhất của loài người. Con người thời kỳ nguyên thủy đã sử dụng xương, sừng, vỏ ốc làm những dụng cụ phát ra âm thanh. Các nhạc cụ cổ xưa này có thể đã được sử dụng trong quá trình đi săn, trong các nghi lễ tôn giáo hoặc trong các trận chiến thời Trung cổ. Bằng chứng cho những nhận định này chúng ta có thể tìm thấy trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các di vật còn được trưng bày tại các nhà bảo tàng trên thế giới. Thời kỳ Trung cổ, kèn đồng là nhạc cụ không thể thiếu được trong các hoạt động đi săn và trong dàn nhạc của quân đội. Kèn đồng được du nhập vào âm nhạc nhà thờ như một hình thức để tăng cường cho các bè vocalis. Ở thời kỳ hình thành âm nhạc nhiều bè, đã có sự xuất hiện của các bè kèn đồng trong dàn nhạc. Năm 1288, tại Vienne đã có sự xuất hiện của một phân phổ kèn trumpet do Nicolai Bruderschaft thu thập được. Một trong những loại hình nghệ thuật kèn đồng còn tồn tại tới ngày nay, đó là nhạc fanfare (chủ yếu dùng các loại trumpet và trombone) và trải qua nhiều thế kỷ, đã dần hình thành nên loại hình hòa tấu thính phòng cho dàn kèn đồng. Các nhạc khí kèn đồng thường thấy là trumpet tự nhiên (natural), ngoài ra còn có tiền thân của kèn tuba cổ với đường kính rất lớn, xuất xứ từ Rome. TK.XIV, người ta thấy xuất hiện nhiều kèn horn (cor) đi săn, một dạng kèn tự nhiên. TK.XV xuất hiện thêm một nhạc cụ đồng mới là trombone. TK.XVII, trên cơ sở của trumpet tự nhiên, Hampel và Werner - các nhà chế tác nhạc cụ ở Drezda đã tạo thêm ống “lên dây” cho kèn trumpet. Để các loại kèn có thể diễn tấu được những điệu thức khác nhau,
- 14 các nhà chế tác nhạc cụ châu Âu đã sản xuất inventionshorn và inventionstrumpet (horn và trumpet sáng chế). Kèn đồng nói chung bao gồm nhiều loại nhạc cụ khác nhau tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng được sử dụng trong các dàn nhạc khác nhau như Dàn nhạc kèn quân đội; Dàn nhạc fanfar; Dàn kèn diễu hành; Dàn nhạc giao hưởng; các dàn nhạc phục vụ trong nhà thờ. Biên chế các nhạc khí kèn đồng trong các dàn nhạc được bố trí khác nhau. Trong dàn nhạc giao hưởng gồm có trumpet, horn, tenor trombone, bass trombone và tuba. Trong Concert band (dàn nhạc kèn) thì bộ đồng trong dàn này lớn hơn bộ đồng trong dàn nhạc giao hưởng, gồm có trumpet hoặc cornet, horn, frugelhorn, tenor (alto) horn, tenor trombone, bass trombone, euphonium, Wagner tuba và tuba. Biên chế thông thường trong dàn kèn đồng gồm 1 soprano cornet, 10 cornet, 1 flugelhorn, 3 tenor (alto) horn, 2 bariton horn, 2 tenor trombone, 1 bass trombone, 2 euphonium, 2 tuba Eb, 2 tuba Bb. Trong ban nhạc Jazz gồm 4 trumpet, 4 trombone. Có thể liệt kê rất nhiều loại nhạc cụ kèn đồng nói chung trên thế giới, nhưng trong giới hạn luận án, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu các nhạc cụ kèn đồng có trong dàn nhạc giao hưởng là: horn, trumpet, trombone và tuba. Cũng như các nhạc khí khác trong dàn nhạc giao hưởng (các nhạc cụ thuộc bộ dây, bộ kèn gỗ và các nhạc cụ gõ giao hưởng); ngoài vai trò đảm nhận phần hòa thanh, tham gia các phần âm nhạc tutti, các nhạc cụ kèn đồng còn tham gia diễn tấu các đoạn solo (độc tấu) trong các tác phẩm hòa tấu dàn nhạc. Trong từng thời kỳ âm nhạc khác nhau (Tiền Cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn, Hiện đại, Đương đại…), vai trò nhiệm vụ trong việc xử lý, thể hiện âm nhạc của các nhạc cụ kèn đồng cũng khác nhau theo nội dung âm nhạc của từng tác phẩm và yêu cầu về phong cách âm nhạc của từng tác giả. Âm thanh của các nhạc cụ bộ đồng tương đối đồng nhất hơn so với bộ gỗ. Trong bộ đồng, sự khác biệt giữa các âm vực không lớn và không “lộ liễu” như các âm vực của các nhạc khí thuộc bộ kèn gỗ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật Piano Jazz chuyên nghiệp Việt Nam
174 p | 120 | 24
-
Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
189 p | 71 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại Việt Nam
188 p | 120 | 15
-
Luận án Tiễn sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam
167 p | 105 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 44 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Sử dụng đàn phím điện tử trong dạy học âm nhạc bậc trung học cơ sở ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
333 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam
179 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 25 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Ca khúc nghệ thuật Việt Nam
201 p | 45 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở
217 p | 30 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Lý Huế cho học sinh trung cấp âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế
255 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc Hát văn hầu ở Hà Nội
161 p | 57 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh
127 p | 74 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 32 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
31 p | 64 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
174 p | 27 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam
156 p | 42 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
24 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn