intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:285

42
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là bước đầu xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu; làm rõ mối quan hệ giữa báo chí và TCCNNN; khảo sát, phân tích thực trạng báo chí ở ĐBSCL truyền thông về vấn đề TCCNNN Việt Nam hiện nay, đánh giá thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế của báo chí ĐBSCL truyền thông về vấn đề này. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về TCCNNN của báo chí ĐBSCL trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ MINH TẤN BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ MINH TẤN BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngành : Báo chí học Mã số : 9 32 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Người hướng dẫn 1 Người hướng dẫn 2 PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ có tiêu đề: “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận án Lê Minh Tấn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang và PGS.TS Nguyễn Thành Lợi đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận án Lê Minh Tấn
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa CNH,HĐH 10 Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp THĐT 11 Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Cần Thơ THTPCT 12 Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh THTV 2 Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL 3 Giáo sư GS 6 Nhà xuất bản Nxb 4 Nông nghiệp NN 5 Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn NN-ND-NT 8 Phát thanh - Truyền hình PTTH 7 Phó giáo sư PGS 9 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp TCCNNN 13 Tiến sĩ TS 14 Xã hội Chủ nghĩa XHCN
  6. iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1: Tổng hợp tin, bài có liên quan đến NN, TCCNNN ....................................73 Biểu đồ 2: Tổng hợp tin, bài có liên quan đến NN, TCCNNN ....................................75 Biểu đồ 3: Tổng hợp tin, bài có liên quan đến NN, TCCNNN ....................................76 Biểu đồ 4: Tổng hợp tin, bài có liên quan đến NN, TCCNNN ....................................77 Biểu đồ 5: Số lượng tin, bài truyền thông về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN trong 54 tháng .......................................................................................................79 Biểu đồ 6: Số lượng tin, bài truyền thông về những mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo chủ trương TCCNNN ...............................................................81 Biểu đồ 7: Số lượng tin, bài truyền thông về các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo .......................84 Biểu đồ 8: Số lượng tin, bài truyền thông về quy hoạch sản xuất ................................85 Biểu đồ 9: Số lượng tin, bài truyền thông về những mô hình Liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng nông nghiệp.................................................................87 Biểu đồ 10: Số lượng tin, bài phản biện những chủ trương-chính sách trong thực hiện TCCNNN ........................................................................................89 Biểu đồ 11: Hình thức truyền thông nào của báo chí ĐBĐCL ....................................91 Biểu đồ 12: Quý vị thường tiếp cận thông tin TCCNNN qua dạng chương trình nào? ........................................................................................................94 Biểu đồ 13: Báo chí ĐBSCL truyền thông về “Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp?”.........................105 Biểu đồ 14: Báo chí ĐBSCL truyền thông về “Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất, giảm chi phí sản xuất” ................107 Biểu đồ 15: Phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................................................................................110 Biểu đồ 16: Nội dung truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL còn có những hạn chế gì?...................................................................................................117 Biểu đồ 17: Quý vị tiếp cận những nội dung liên quanđến TCCNNN nào trên báo chí ĐBSCL nhiều nhất? .........................................................................122
  7. v Biểu đồ 18: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCLvề phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN .......................123 Biểu đồ 19: Nguyên nhân do đâu? ...........................................................................124 Biểu đồ 20: Thời điểm, thời lượng đăng tải, phát sóngnội dung TCCNNN trên báo chí ĐBSCL còn những hạn chế, bởi: ......................................................125 Biểu đồ 21: Dung lượng, thời lượng của các chương trìnhtruyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL như thế nào? ..........................................................125 Biểu đồ 22: Quý vị đã tương tác với báo chí ĐBSCLvà nhận được ..........................126 Biểu đồ 23: Thời điểm, thời lượng đăng tải, phát sóng nội dung TCCNNN trên báo chí ĐBSCL còn những hạn chế, bởi nguyên nhân ..................................126 Biểu đồ 24: Nguyên nhân của những hạn chế đối với công tác truyền thông TCCNNN trên báo chí ĐBSCL là do nguyên nhân ................................127 Biểu đồ 25: Những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL? ............................................................130 Biểu đồ 26: Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN? ............................................................................................135 Biểu đồ 27: Các nhà quản lý và cơ quan báo chí cần tạo cơ chế như thế nào để các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN? ...............136 Biểu đồ 28: Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN? ............................................................................................137 Biểu đồ 29: Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?...............................................................................142 Biểu đồ 30: Loại hình báo chí nào quý vị thường tiếp cận?.......................................143 Biểu đồ 31: Thời gian quý vị tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin?.........................144 Biểu đồ 32: Các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?........................................................................148 Biểu đồ 33: Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?...............................................................................149 Biểu đồ 34 : Quý vị tiếp cận những nội dung liên quan đến TCCNNN nào trên báo chí ĐBSCL nhiều nhất? .........................................................................150
  8. vi Biểu đồ 35: Nội dung truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL còn có những hạn chế gì? ............................................................................................151 Biểu đồ 36: Hình thức thể hiện của các chương trình truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL như thế nào? ................................................................152 Biểu đồ 37: Thời điểm, thời lượng đăng tải, phát sóng nội dung TCCNNN trên báo chí ĐBSCL còn những hạn chế, bởi: ......................................................153 Biểu đồ 38: Thời điểm quý vị thường tiếp cận báo chí? ............................................154 Biểu đồ 39: Thời gian công chúng ĐBSCL tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin? ...155 Biểu đồ 40: Công chúng ĐBSCL thường tiếp cận thông tin TCCNNN qua dạng chương trình nào? ..................................................................................156 Biểu đồ 41: Các nhà quản lý và cơ quan báo chí cần tạo cơ chế như thế nào để các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN? ...............157 Biểu đồ 42: Nội dung truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL còn có những hạn chế gì?...................................................................................................159 Biểu đồ 43: Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN? ............................................................................................160 Biểu đồ 44: Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông ..........................162 Biểu đồ 45: Các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?........................................................................163 Sơ đồ 1: Mô hình cơ chế tác động của báo chí trong truyền thông TCCNNN .............53
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI ....................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ......... 39 1.1. Những khái niệm cơ bản.................................................................................. 39 1.2. Vai trò và cơ chế tác động của báo chí truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp......................................................................................................... 51 1.3. Nội dung và yêu cầu báo chí truyền thông về vấn đề TCCNNN ....................... 54 1.4. Mối quan hệ giữa báo chí và vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................... 57 Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP .................................................................................................... 68 2.1. Giới thiệu những tờ báo khảo sát thuộc 3 tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long ........................................................................................................... 68 2.2. Số lượng và tần suất tin, bài về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên các báo thuộc diện khảo sát...................................................................................... 71 2.3. Nội dung truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................... 78 2.4. Hình thức truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................... 90 Chương 3: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ................................ 103
  10. viii 3.1. Những thành công và nguyên nhân của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp ......................................... 103 3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp ........................................ 114 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............................................................................................. 132 4.1. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ............................................. 132 4.2. Các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về TCCNNN của báo chí ĐBSCL ................................................................................................. 134 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 168 PHỤ LỤC............................................................................................................. 182
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Không đầy một năm sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết bài “Gửi nông gia Việt Nam” đăng trên báo “Tấc đất” (nay là báo Nông Nghiệp) ngày 11/4/1946 khẳng định vai trò, tầm quan trọng của ngành nông nghiệp (NN) ở nước ta: “Việt Nam ta là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào NN một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh”. Quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn lên hàng đầu, xem đây vừa là cơ sở vừa là lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Qua 35 năm đổi mới, NN Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất to lớn, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngành NN đóng góp 18,38% GDP cả nước. Nông thôn là thị trường rộng lớn với dân số chiếm 67,64% tổng dân số cả nước. Ngành NN đã góp phần quan trọng thực hiện xóa đói giảm nghèo, đưa nước ta từ chỗ thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với 7 mặt hàng chủ lực như: xuất khẩu tiêu dùng đứng thứ nhất thế giới, cà phê và hạt điều đứng thứ hai; gạo, cao su và thủy sản đứng thứ ba và chè đứng thứ năm. Nền NN nước ta tự hào có 12 loại cây trồng, vật nuôi có năng suất thuộc vào loại nước có năng suất sinh học cao nhất thế giới là hạt điều, tiêu, cà phê, nho, dừa, cao su, gạo, chè, đay, thuốc lá, cá tra và bò sữa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật, NN nước ta phát triển chưa xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có, đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu
  12. 2 kém. Kinh tế nông thôn nhìn chung vẫn mang nặng tính thuần nông, quy mô sản xuất nhỏ. Sản xuất NN lấy kinh tế hộ làm động lực, nhưng quy mô kinh tế hộ đa số là nhỏ, riêng lẻ. Nông dân sản xuất nhiều nông sản nhưng lại phân tán, manh mún, không gắn kết giữa vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, vì vậy thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa rớt giá, lúc thì trồng ồ ạt, khi ùn ùn phá bỏ. Mặt khác, ngành NN còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: nguồn tài nguyên, nhất là nguồn nước ngọt, nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt, tình trạng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, phèn hóa cục bộ, mưa lũ, hạn hán…ngày càng gia tăng, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Trong khi xu hướng phát triển của NN thế giới ngày càng hiện đại, đòi hỏi về chất lượng nông sản khắt khe hơn, mẫu mã đẹp, đa dạng, an toàn sức khỏe, thân thiện với môi trường và chi phí sản xuất thấp. Những yếu kém trên đã cản trở việc phát huy tiềm năng to lớn của sản xuất NN và năng lực sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Đã đến lúc phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) theo mô hình tăng trưởng mới. Ngày 10/6/2013, Chính phủ có Quyết định 899/QĐ-TTg chính thức phê duyệt Đề án TCCNNN theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mặc dù chỉ hơn 8 năm thực hiện chủ trương TCCNNN nhưng kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi: thực hiện cơ cấu lại trong các lĩnh vực, cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng hiệu quả hơn, chuyển tăng trưởng dựa vào tăng số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng làm mục tiêu phấn đấu; tăng những ngành hàng, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi. Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản đã tăng từ 22,48% năm 2012 lên 24,95% năm 2017; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 2,69% năm 2012 lên 3,79% năm 2017. Tỷ trọng giá trị gia tăng thủy sản tăng từ 18,8% lên 20,5%, lâm nghiệp tăng từ 3,8 lên 4,5%. Các nông sản lớn, chủ lực vẫn tiếp
  13. 3 tục khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bảo đảm đứng vững khi hội nhập quốc tế nên sản lượng tiếp tục tăng với chất lượng ngày càng được cải thiện. Những kết quả đó đã khẳng định chủ trương TCCNNN của Đảng, Nhà nước là rất đúng và cấp thiết hơn bao giờ. Là vùng trọng điểm sản xuất NN của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang tập trung thực hiện chủ trương TCCNNN. Báo chí khu vực ĐBSCL xem việc tuyên truyền “TCCNNN” là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Thời gian qua, báo chí khu vực ĐBSCL đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc cổ vũ, phản ánh những mặt tích cực cũng như những tồn tại, bất cập, những yêu cầu đặt ra trong quá trình TCCNNN. Tuy nhiên, do đề án “TCCNNN” mới được báo chí khu vực ĐBSCL đẩy mạnh truyền thông từ tháng 6.2013 nên chưa tiến hành một cuộc điều tra, nghiên cứu xã hội học nào để tìm hiểu, đánh giá về công tác truyền thông hơn 8 năm qua đã tác động như thế nào đến các cơ quan quản lý nhà nước, nông dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác. Công chúng đang yêu cầu gì từ công tác truyền thông “TCCNNN”. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng truyền thông nói chung, truyền thông vấn đề “TCCNNN” nói riêng đòi hỏi cần tiến hành những cuộc khảo sát chi tiết về chất lượng, hiệu quả của truyền thông cũng như nhu cầu, nguyện vọng của công chúng về nội dung truyền thông này. Do đó việc tác giả chọn đề tài “Báo chí Đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay” làm luận án Tiến sĩ báo chí học là rất bức thiết, vì việc nghiên cứu này cũng phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng truyền thông của báo chí khu vực ĐBSCL và chủ trương của Đảng, Nhà nước về “TCCNNN”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Bước đầu xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu; làm rõ mối quan hệ giữa báo chí và
  14. 4 TCCNNN; khảo sát, phân tích thực trạng báo chí ở ĐBSCL truyền thông về vấn đề TCCNNN Việt Nam hiện nay, đánh giá thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế của báo chí ĐBSCL truyền thông về vấn đề này. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về TCCNNN của báo chí ĐBSCL trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả của luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: - Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn, luận án sẽ xây dựng khung lý thuyết báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNNN; - Khảo sát, phân tích thực trạng báo chí ở ĐBSCL truyền thông về vấn đề TCCNNN Việt Nam hiện nay; - Đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong truyền thông về “TCCNNN” của báo chí khu vực ĐBSCL; - Đưa ra những quan điểm và kiến nghị, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “TCCNNN” của báo chí ở ĐBSCL trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Báo chí ĐBSCL truyền thông về vấn đề TCCNNN Việt Nam hiện nay. - Đối tượng khảo sát: Là các sản phẩm báo chí liên quan đến NN, TCCNNN; các nhà lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí, các nhà báo, công chúng. - Thời gian khảo sát: từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2017
  15. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát những hoạt động truyền thông của các loại hình báo chí khu vực ĐBSCL về TCCNNN thông qua tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí của các cơ quan báo chí. Còn các sản phẩm truyền thông khác của các cơ quan báo chí ĐBSCL, luận án chỉ nhắc đến mà không khảo sát những hoạt động này. Việc chọn các cơ quan báo chí để khảo sát dựa vào vị trí địa lý đặc trưng của ĐBSCL: khu vực Bắc sông Hậu, khu vực Nam sông Hậu và khu vực miền biển và có đông đồng bào Khmer. Mỗi khu vực đều có 04 loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình). Gồm có 6 cơ quan báo chí với 12 loại hình báo chí, đó là: + Bắc sông Hậu: Báo Đồng Tháp, Đồng Tháp online (báo in và báo điện tử), Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Tháp (THĐT) (báo nói và truyền hình). Địa phương đi đầu trong thực hiện TCCNNN với nhiều mô hình và cách làm đột phá được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các bộ, ngành đánh giá cao. + Nam sông Hậu: Báo Cần Thơ và Cần Thơ Online (báo in và báo điện tử), Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Cần Thơ (THTPCT) (báo nói và truyền hình). Cần Thơ là thủ phủ của vùng ĐBSCL nên nhiều mô hình TCCNNN được triển khai tại đây. Và địa phương này thường diễn ra các hội nghị, hội thảo phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về TCCNNN. + Miền biển: Báo Trà Vinh và Trà Vinh Online (báo in và báo điện tử), Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh (THTV) (báo nói và truyền hình). Tỉnh này có đặc trưng của ĐBSCL đó là kinh tế biển và có đông đồng bào Khmer. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở quán triệt các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các kỳ Đại hội gần đây; các
  16. 6 chủ trương, văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến đề án TCCNNN; khung lý thuyết về báo chí và truyền thông; khung lý thuyết về xã hội học; khung lý thuyết về truyền thông chính sách; khung lý thuyết về truyền thông phát triển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được tiến hành đối với các công trình khoa học lý luận về báo chí của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố. Phương pháp này được sử dụng với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lý thuyết về báo chí và công tác truyền thông TCCNNN. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các chủ trương, chính sách liên quan đến đề án TCCNNN, các kết quả nghiên cứu khoa học của đồng nghiệp đã được công bố, số liệu thống kê, tư liệu trong và ngoài ngành báo chí, các dữ liệu liên quan đến đề tài, những bài viết, bài nghiên cứu chuyên ngành về lĩnh vực NN, báo chí được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác phẩm khoa học, tạp chí, báo cáo khoa học. + Phương pháp phân tích nội dung: dùng để đánh giá chất lượng, các yếu tố nội hàm, thông điệp của sản phẩm truyền thông về TCCNNN và để trả lời cho các câu hỏi được đặt ra trong luận án là nội dung truyền thông có phong phú, đa dạng, đúng chủ trương không? nội dung đó được truyền thông với thời lượng, liều lượng, tần suất, hình thức ra sao?... Từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các nội dung truyền thông về TCCNNN trên các loại hình báo chí ở ĐBSCL. Trong số tin, bài liên quan đến TCCNNN, tác giả tiếp tục phân loại và thống kê số lượng tin, bài về những nội dung cụ thể, gồm: chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN; những mô hình sản xuất NN mới theo chủ trương TCCNNN, các
  17. 7 giải pháp kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN theo chủ trương TCCNNN; Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng nông sản; Những mô hình liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng TCCNNN; Phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN. Khảo sát về thời lượng, tần suất xuất hiện của các sản phẩm báo chí liên quan đến TCCNNN để đánh giá những ưu điểm, hạn chế và độ phù hợp với từng đối tượng công chúng của từng loại hình báo chí, cơ quan báo chí. + Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện với các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu hoặc quan tâm đến đề tài, lĩnh vực đang nghiên cứu; nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà chuyên môn, lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, công chúng để có thêm thông tin chuyên sâu với nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau, làm cơ sở để đánh giá chất lượng truyền thông về TCCNNN của báo chí ĐBSCL. Cụ thể đã phỏng vấn: GS.TS Tạ Ngọc Tấn, nguyên phó chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương; GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Kinh tế Nhà nước; TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển NN - Nông thôn; TS. Nguyễn Thành Tài, nguyên phó giám đốc sở NN và PTNT Đồng Tháp...và một số lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo. + Phương pháp tọa đàm, thảo luận nhóm thực hiện nhằm thu thập ý kiến tranh luận, phản biện, chính kiến của những người trong cuộc, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, tiếp nhận nội dung của các sản phẩm báo chí liên quan đến truyền thông về TCCNNN. Đối tượng được mời tham gia tọa đàm là nhà quản lý, lãnh đạo ngành NN, lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo ở tỉnh Đồng Tháp. Đây là những chủ thể, khách thể quyết định đến chất lượng nội dung của các sản phẩm báo chí truyền thông về TCCNNN.
  18. 8 + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket): dùng đo lường sự tiếp nhận của công chúng đối với các sản phẩm báo chí liên quan đến TCCNNN, qua đó đánh giá được chất lượng của các sản phẩm báo chí. Các đối tượng chính phát phiếu thu thập thông tin là: Nông dân, các thành viên hợp tác xã, doanh nghiệp. Đây là những đối tượng trực tiếp thực hiện chuỗi ngành hàng theo đề án TCCNNN. Trong 3 tỉnh đặc trưng của ĐBSCL được chọn khảo sát, mỗi tỉnh nghiên cứu sinh phát 150 phiếu thu thập thông tin (nông dân, cán bộ viên chức, giám đốc, thành viên hợp tác xã, đã và đang tham gia chuỗi ngành hàng trong TCCNNN, và doanh nghiệp (doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi ngành hàng trong đề án TCCNNN). Ngoài ra, để tìm hiểu về quy trình sản xuất cũng như hoạt động tác nghiệp báo chí trong truyền thông TCCNNN, tác giả cũng đã phát 50 phiếu/tỉnh khảo sát phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên đang công tác tại tại các cơ quan báo chí ở 3 tỉnh. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Báo chí đóng vai trò như thế nào trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện đề án TCCNNN? - Nội dung và hình thức truyền thông của báo chí ĐBSCL có ý nghĩa như thế nào đối với TCCNNN? - Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với công tác truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về báo chí ĐBSCL truyền thông TCCNNN. - Báo chí đóng vai trò quan trọng trong truyền thông TCCNNN.
  19. 9 - Nội dung và hình thức truyền thông về TCCNNN của báo chí ĐBSCL góp phần vào thành công của TCCNNN. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình khoa học đầu tiên tổng kết một cách hệ thống, rút ra các luận điểm, các kết luận có tính lý luận về báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNNN. Luận án góp phần làm phong phú thêm tri thức về báo chí, vấn đề tổ chức sản xuất của các cơ quan báo chí ĐBSCL về truyền thông TCCNNN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách; những người đang trực tiếp hoạt động, tham gia vào lĩnh vực báo chí; là tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo, cán bộ làm báo chí và tất cả những ai quan tâm đến đề tài. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương.
  20. 10 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI 1. Lý luận và thực tiễn về báo chí - truyền thông 1.1. Của nước ngoài Sách “Media economics: theory and practice” của các tác giả Alison Alexader, James Owers, RodneyA.Carveth, C.Ann Hollifield, Albert N.Greco (2003). Sách này phân tích sâu về các nguyên tắc cơ bản của kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh và áp dụng chúng vào ngành công nghiệp truyền thông hiện đại, với góc nhìn sâu sắc vào quá trình tái tạo xu hướng hiện đại trong nền kinh tế truyền thông. Ở chương 1, tác giả đã đưa ra phương pháp luận xem xét kinh tế truyền thông là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, từ đó các tác giả phân tích làm rõ khái niệm về kinh tế truyền thông, những qui định về kinh tế và truyền thông, các kỹ thuật phân tích kinh tế và kinh doanh…Trong chương 2, các tác giả đi sâu vào phân tích các hoạt động kinh doanh hiện đại trên các phương tiện truyền thông: báo in, tạp chí, truyền hình, truyền hình cáp, phim, quảng cáo phát thanh, âm nhạc, và báo điện tử [105]. Sách “Báo chí truyền hình”, của các tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L. Xvich, A.la. Iurốpxki, nhà xuất bản Thông tấn in năm 2004. Sách này đề phân tích sâu về kỹ năng của Người dẫn chương trình tin tức, đây là những tri thức quý báu khi tác giả chỉ dùng 5 trang để diễn đạt được những đặc tính quý báu của người dẫn chương trình, như: gương mặt ăn hình, sự hiểu biết và lòng cảm thông của người dẫn chương trình, ngữ điệu truyền cảm [101]. Sách “Báo chí truyền hình” của G.v Cudơnhetxốp, .Ala. Lurốpxki, X.l.Xvích, Đào Tấn Anh (Biên dịch) (2005), Nxb Thông Tấn. Sách này đã hệ thống hóa về lĩnh vực báo chí truyền hình và đề cập đến tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình. Trong tập 2, gồm 5 chương, tập trung trình bày các thể loại báo chí truyền hình; các nghiệp vụ nhà báo trong truyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1