Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 10
download
Luận án "Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay" nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng khung lý thuyết về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử; đưa ra thực trạng và giải pháp về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HOÀNG THU HẰNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HOÀNG THU HẰNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 9 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. Hà Huy Phượng HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học hoàn toàn độc lập của bản thân. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án được khai thác trung thực từ các kết quả khảo sát và chưa từng được công bố, công khai trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2023 Tác giả Hoàng Thu Hằng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 18 1. Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử và thông điệp truyền thông trên báo mạng điện tử .....................................................................................................18 2. Hướng nghiên cứu về quy trình sản xuất thông điệp ảnh báo chí ................23 3. Hướng nghiên cứu về phân tích thông điệp ảnh báo chí ..............................28 4. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và đề ra hướng nghiên cứu cho luận án......................................................................36 Chương 1: THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN.................................................................. 41 1.1. Hệ thống khái niệm....................................................................................41 1.2. Đặc trưng và vai trò của thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ...50 1.3. Các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ........62 1.4. Phân loại ảnh báo chí trên báo mạng điện tử theo các nhóm chủ đề.........76 1.5. Những tiêu chí đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ...79 1.6 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .....................................................83 Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 88 2.1 Tổng quan về các báo mạng điện tử khảo sát .............................................88 2.2 Khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay theo các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí .....................................91 2.3 Nghiên cứu trường hợp thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử về đại dịch COVID-19 ở Việt Nam năm 2021 ....................................................119 2.4 Đánh giá thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 134 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG ĐIỆP ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ........................ 142 3.1 Những vấn đề đặt ra đối với thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................142 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới ...................................................................156 3.3 Khuyến nghị..............................................................................................178 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 188 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 195 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 206 PHỤ LỤC ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
- DANH MỤC ẢNH Ảnh 2.1: Những người may mắn được cứu sống trong vụ cháy ở Bình Dương ngày 6/9/2022.................................................................................................................. 102 Ảnh 2.2: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình đời sống của người dân tại khu nhà trọ trên đường Nguyễn Thị Định ở Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) . 120 Ảnh 2.3: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax mũi 2 (đăng trên báo VNN sáng 26/3/2021). ………………………………………121 Ảnh 2.4: Loạt ảnh đăng trong Phóng sự ảnh “Đêm trắng ở “thành trì” cuối cùng chặn COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Đinh Đức Long đăng trên Dân trí ngày 22/7/2021. ........................................................................................ 123 Ảnh 2.5: Ảnh đăng trong phóng sự ảnh “"Cân não" giành sự sống cho 600 thai nhi có mẹ là F0 ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hải Long đăng trên báo DT ngày 13/8/2021…………………………………………………………....124 Ảnh 2.6 Thông điệp ảnh báo chí “Bộ đội trắng đêm băng đồng, bám biển tuyến biên giới Tây Nam” đăng trên báo Vietnamnet ngày 26/4/2021 .......................... 126 Ảnh 2.7: Bộ đội dùng xe đạp thồ tiếp tế thực phẩm cho người dân phường 2, .. 127 quận Bình Thạnh, ngày 2/9/2021. Ảnh: Quỳnh Trần/VnExpress ......................... 127 Ảnh 2.8: Tác phẩm tranh sơn dầu “Những đóa hướng dương” của tác giả Hà Châu (Quảng Nam) ........................................................................................................ 128 Ảnh 2.9: Hình ảnh các y, bác sỹ lan tỏa thông điệp cả nước chung tay quyết tâm chống dịch COVID-19. ................................................................................................. 129 Ảnh 2.10: Bức tranh đạt giải Nhất cuộc thi vẽ tranh cổ động với chủ đề Phòng chống dịch COVID-19. ................................................................................................. 129 Ảnh 2.11: Thông điệp ảnh báo chí trong bài viết “Dòng người chạy xe máy về quê trong mưa, Nghệ An dựng nhà bạt đón” đăng trên báo VNN ngày 6/10/2021....... 129 Ảnh 2.12: Loạt ảnh trong phóng sự ảnh “Những phận người lặng lẽ ra đi trong đại dịch COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh” đăng tải trên báo DT ngày 19/11/2021 ....................................................................................................................... 130 Ảnh 2.13: Thông điệp ảnh báo chí nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn thổi saxophone trước 10.000 bệnh nhân COVID-19 đăng trên Dân trí ngày 27/7/2021 ......................... 132
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu xây dựng ngẫu nhiên của Riff, et al (1993, 1998, 2001, 2005) .......................................................................................................................... 9 Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks ......................... 11 Bảng 3: Bảng kích cỡ mẫu của Krejcie và Morgan (1970). ................................11 Bảng 2.1 Thông tin về báo VNE (Nguồn: Similarweb)............................................ 88 Bảng 2.2: Thông tin về báo VNN (Nguồn: Similarweb) ..................................... 89 Bảng 2.3: Thông tin về báo DT (Nguồn: Similarweb) ........................................ 89 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Đối tượng phản ánh của thông điệp ảnh báo chí .................................. 91 Biểu đồ 2.2 Phân loại các nhóm chủ đề trong thông điệp ảnh báo chí .................. 92 Biểu đồ 2.3: Cách khai thác chi tiết trong ảnh báo chí ............................................. 94 Biểu đồ 2.4: Cách sử dụng bố cục ảnh báo chí ........................................................... 97 Biểu đồ 2.5: Kết quả sử dụng ánh sáng trong ảnh báo chí ....................................... 98 Biểu đồ 2.6: Về đường nét được sử dụng trong ảnh báo chí ................................. 100 Biểu đồ 2.7: Chất lượng kỹ thuật ảnh báo chí .......................................................... 101 Biểu đồ 2.8: Nội dung chú thích trong ảnh báo chí .......................................... 103 Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa nội dung thông điệp ảnh và nội dung văn bản . 105 Biểu đồ 2.10: Mục đích của thông điệp ảnh báo chí ..........................................106 Biểu đồ 2.11: Sự thể hiện khoảnh khắc quyết định trong bức ảnh ....................107 Biểu đồ 2.12: Góc máy thể hiện trong hình ảnh ................................................108 Biểu đồ 2.13: Thể loại ảnh báo chí được sử dụng.................................................... 112 Biểu đồ 2.14: Dung lượng hình ảnh ........................................................................... 114 Biểu đồ 2.15: Số lượng ảnh trong một tin, bài .................................................115 Biểu đồ 2.16: Cách trình bày ảnh .......................................................................116 Biểu đồ 2.17: Yếu tố tâm lý của thông điệp....................................................... 118
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ảnh báo chí ABC Báo mạng điện tử BMĐT Dân trí DT Thông điệp TĐ Vietnamnet VNN VnExpress VNE
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong các mô hình truyền thông của Lasswell (1948), C. Shannon & Weaver (1949), D.Berlo (1960), thông điệp luôn là một trong những yếu tố chính, quan trọng, không thể thiếu trong quá trình truyền thông. Nếu không có thông điệp, không thể hình thành nên quá trình truyền thông. Năm 1873, những bức ảnh báo chí đầu tiên xuất hiện trên thế giới cũng là thời điểm xuất hiện một cách thể hiện thông điệp truyền thông mới, đó là thông điệp ảnh báo chí, song song với các thông điệp bằng chữ viết, ký hiệu... Thông điệp ảnh báo chí đã cung cấp thông tin một cách minh bạch và xác thực, xác định sự thật và đại diện cho thực tế. Từ khi ra đời đến nay, thông điệp ảnh báo chí đã thể hiện vai trò to lớn của mình trong môi trường truyền thông. Thực tế, các nghiên cứu về ngành báo chí truyền thông tập trung phần lớn vào văn bản nhưng hình ảnh có tác dụng mạnh mẽ hơn văn bản vì “chúng dễ dàng đi qua biên giới ngôn ngữ và thương mại” [124, tr.71-89]. Theo Roland Barthes, hình ảnh thường tạo ra các cấp độ nghĩa khác nhau tương ứng với nghĩa biểu thị và nghĩa bao hàm [120]. Các bức ảnh có nghĩa biểu thị “như chúng vốn có”, nhưng chứa đựng sức mạnh nội hàm, có ý nghĩa biểu tượng cho hình ảnh đại diện được hiển thị. Ngoài ý nghĩa biểu thị, cần phải có những sự liên tưởng về văn hóa và lịch sử khi tìm hiểu ý nghĩa thực sự của các bức ảnh. Hơn thế nữa, hình ảnh có sự tác động lên cảm xúc, bổ sung thêm ý nghĩa biểu tượng để giải thích và thuyết phục về các chủ đề được đề cập. Điều đó khẳng định, thông điệp ảnh báo chí không chỉ ghi lại hiện thực khách quan mà còn đưa ra những đánh giá sâu sắc hơn về thế giới. 50 năm trước, bức ảnh “Em bé Napalm” (1972) của tác giả người Mỹ gốc Việt Nick Út cũng khiến cả thế giới phải suy ngẫm vì lột tả sự tàn khốc của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong số 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Năm 2015, hình ảnh thi thể một em bé Syria chết đuối dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cả thế giới bàng hoàng vì sự tàn khốc của cuộc khủng hoảng nhập cư. Trước đó, rất nhiều hình ảnh về những người Syria chạy trốn khỏi cuộc chiến ở quê nhà, tìm đường đến châu Âu tị nạn đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, bức hình ám ảnh về em bé Syria đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội để bày tỏ lòng thương cảm đối với cậu bé và tố cáo sự khốc liệt của cuộc nội chiến tại Syria. Hai ngày sau khi bức ảnh xuất hiện, Thủ tướng Anh
- 2 David Cameron đã thông báo nước Anh sẽ tiếp nhận thêm hàng nghìn người tị nạn Syria, mặc dù 2 ngày trước đó, ông vừa tuyên bố Anh không thể tiếp nhận thêm người tị nạn. Có thể khẳng định, thông điệp ảnh báo chí đã làm thay đổi cả thế giới, thay đổi quan điểm của dư luận. Nó chạm đến trái tim và khối óc của mỗi con người. Do đó, việc xác định các mã diễn ngôn của ảnh báo chí hay nói một cách chính xác hơn để hiểu rõ ý nghĩa của bức ảnh - thông điệp ảnh báo chí là một hướng nghiên cứu rất quan trọng. Tuy ra đời sau các loại hình báo chí khác nhưng báo mạng điện tử ở trên thế giới và ở Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, luôn là sự ưu tiên hàng đầu của phần lớn độc giả. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2020, tỷ lệ số lượng người đọc tin tức/tìm kiếm tin tức từ điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính chiếm 86%, từ phát thanh là 50%, từ báo in là 32% và từ các báo mạng điện tử 68%. Nghiên cứu cũng cho thấy, những người từ 18 - 64 tuổi đều thường xuyên đọc tin tức từ các thiết bị kỹ thuật số. Nhóm tuổi từ 18- 29 thường tìm kiếm tin tức trên các mạng xã hội, còn nhóm tuổi từ 30 - 65 trở lên đều chọn cách đọc tin tức từ các báo mạng điện tử. Do đó, trong quá trình truyền thông, báo mạng điện tử là một kênh truyền quan trọng, phổ biến, không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bộ não của con người cực kỳ trực quan, nó có thể xác định hình ảnh trong vòng 13 mili giây và 90% thông tin não bộ nhận được là hình ảnh. Các nghiên cứu cho thấy não người giải mã các yếu tố hình ảnh đồng thời, trong khi ngôn ngữ được giải mã theo cách tuyến tính, tuần tự cần nhiều thời gian hơn để xử lý. Tâm trí của con người phản ứng hoàn toàn khác với các kích thích thị giác. Hình ảnh được xử lý nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản. Lượng thông tin được truyền tải qua một bức ảnh tương đương với một cuộc trò chuyện kéo dài 10 phút. Điều này giải thích tại sao hiện nay truyền thông thị giác nói chung và truyền thông bằng hình ảnh nói riêng đang được đề cao trên báo mạng điện tử. Trên môi trường báo mạng điện tử hiện nay, thông điệp ảnh báo chí là yếu tố đầu tiên để thu hút độc giả đến với tờ báo, bài báo, họ có thể bỏ qua hoặc dừng lại, tiếp tục tìm hiểu các nội dung tin, bài. Thông điệp ảnh báo chí có khả năng thu hút và “giữ chân” người xem ở lại bài viết. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của báo chí kỹ thuật số. Tính siêu văn bản, tính tương tác, tính đa phương thức và tính
- 3 không đồng bộ đã trở thành những yếu tố định hình sâu sắc việc sản xuất nội thông điệp trên báo mạng điện tử, trong đó có thông điệp ảnh báo chí. Trong bối cảnh đó, việc thể hiện thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử không còn đơn thuần theo môtip “Tiêu đề - hình ảnh - văn bản”, mà có rất nhiều cách thể hiện thông điệp ảnh báo chí sáng tạo với việc trợ giúp của công nghệ khiến cho độc giả được trải nghiệm hữu hình khác biệt, thu hút, lôi cuốn và hấp dẫn. Đó là các dạng bài Story, Longform, E- Magazine, Lens,… Tiềm năng và sự đa dạng của các khả năng trong môi trường truyền thông mới đã định hình và định nghĩa lại hoạt động báo chí trên môi trường internet. Theo nhà tâm lý học người Mỹ Jerome Seymour Bruner, con người chỉ nhớ được 10% những gì nghe thấy, 30% những gì đọc được, 80% những gì nhìn thấy và thực hành. Theo nhà tâm lý học người Anh Tony Buzan, trí nhớ của con người là trí nhớ như chụp ảnh. Não con người thích hợp nhất trong việc ghi nhớ các thông tin có hình ảnh, màu sắc, những sự vật, sự việc liên quan mật thiết đến đời sống con người. Trong xã hội hiện đại, hình ảnh ngày càng xuất hiện nhiều với tần suất lớn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các biển hiệu quảng cáo, trên internet, mạng xã hội… Hình ảnh trực quan ngày càng được coi trọng. Vì vậy, để tìm hiểu cách thức của báo mạng điện tử ở Việt Nam trong việc truyền tải thông điệp ảnh báo chí hiện nay, những vấn đề đặt ra trong việc truyền tải thông điệp ảnh báo chí bắt kịp với xu thế hiện đại của truyền thông thế giới là một vấn đề đang được đặt ra mang tính cấp thiết. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu luận án nhằm luận giải về các yếu tố cấu thành thông điệp ảnh báo chí, xây dựng các tiêu chí đánh giá thông điệp ảnh báo chí; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để nhằm nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng khung lý thuyết về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử; đưa ra thực trạng và giải pháp về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
- 4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện một số nhiệm vụ như sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay; xây dựng cơ sở lý luận về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử. - Khảo sát thực trạng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích những vấn đề đặt ra đối với thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát các tác phẩm có chứa thông điệp ảnh báo chí trên 3 tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay gồm Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Dantri.com.vn. Luận án chọn khảo sát thông điệp ảnh báo chí trên 3 tờ báo mạng điện tử: VnExpress.net, Vietnamnet.vn, Dantri.com.vn, bởi vì, năm 2021, website Similar.com bảng xếp hạng các trang web được truy cập nhiều nhất Việt Nam trong mảng tin tức và truyền thông đại chúng là VnExpress.net, Vietnamnet.vn, Dantri.vn. Đây cũng là 3 tờ báo mạng điện tử có đầy đủ các tiêu chí chọn mẫu của luận án: là những tờ báo mạng điện tử chính thống, uy tín, được phổ biến rộng rãi, được đông đảo bạn đọc biết đến và đón nhận. Thông điệp ảnh báo chí trên 3 tờ báo mạng điện tử đảm bảo sự nhanh nhạy, thời sự, đa dạng, phong phú, hấp dẫn, phản ánh chân thực đời sống hằng ngày. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2021 - 12/2021. Lý do chọn thời gian nghiên cứu: Cùng với sự phát triển của các công nghệ số, báo mạng điện tử có những bước tiến mới trong phương thức truyền tải thông điệp, đặc biệt là thông điệp ảnh báo chí. Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2021 - 12/2021, một khoảng thời gian đủ dài, cập nhật với thời gian nghiên cứu luận án để có thể quan sát, nghiên cứu những phương thức truyền tải thông điệp ảnh báo chí mới nhất, cập nhật nhất của báo mạng điện tử.
- 5 Năm 2021 cũng là đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, có những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, theo dõi. Đối với các sự kiện quan trọng và các vấn đề được xã hội quan tâm, theo dõi, các báo mạng điện tử luôn quan tâm, đẩy mạnh truyền thông qua thông điệp ảnh báo chí. Vì vậy, luận án sẽ có điều kiện quan sát, nghiên cứu được thực trạng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử một cách đầy đủ nhất. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam trong thời gian khảo sát tập trung vào những chủ đề nội dung gì? Câu hỏi 2: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử đã phát huy đặc trưng và vai trò của ảnh báo chí như thế nào? Câu hỏi 3: Các yếu tố tạo hình, quy trình sản xuất và cách thức truyền tải thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử được áp dụng ra sao? Câu hỏi 4: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử trong trường hợp nghiên cứu điển hình đại dịch COVID-19 được thể hiện như thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, luận án đưa ra những giải thuyết nghiên cứu: Giả thuyết thứ nhất: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam trong thời gian khảo sát phản ánh toàn diện các lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội, nhưng chủ yếu tập trung vào tin tức sự kiện có tính thời sự, hơn là khắc hoạ chân dung, hoàn cảnh sống của con người và các chủ đề chuyên sâu, chuyên biệt. Giả thuyết thứ hai: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam thực hiện tốt vai trò thông tin, tuyên truyền tư tưởng, nhận thức cho công chúng, tuy nhiên, chưa phát huy hết thế mạnh của ảnh báo chí trên phương diện tính biểu tượng, tính thẩm mỹ. Giả thuyết thứ ba: Báo mạng điện tử ở Việt Nam đã áp dụng hiệu quả, tích cực các yêu cầu về tạo hình, tiêu chuẩn về sản xuất và triển khai nhiều cách thức truyền tải thông điệp ảnh báo chí ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Mặc dầu vậy, việc khai thác, sử dụng thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử vẫn còn có những bất cập về chất lượng nội dung và hình thức của tác phẩm. Giả thuyết thứ tư: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện ở Việt Nam trong đại dịch COVID-19 có ý nghĩa quan trọng, góp phần hiệu quả vào công tác
- 6 phòng, chống dịch. Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử trong thời gian này đã thể hiện rõ cả 4 phương diện: thông tin về đại dịch; tư tưởng của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch; tính thẩm mỹ trong những hình ảnh về vẻ đẹp của tình người trong dịch bệnh; tính biểu tượng về sự hy sinh, niềm hy vọng và niềm tin trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện được những vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án dựa trên những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về báo chí, báo mạng điện tử, ảnh báo chí. Trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp vô sản, C.Mác, Ăngghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan đến hoạt động báo chí, khẳng định tính Đảng, tính nhân dân của báo chí, khẳng định bản chất của báo chí cách mạng và vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Phát biểu tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trước khi đặt bút xuống trang giấy, người viết cần tự mình thật sáng tỏ, ta viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào” để làm tròn vai trò “cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng”. Đại hội XIII của Đảng xác định: Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị xã hội, thuần phong mỹ tục. Đây cũng là những yêu cầu đặt ra đối với thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử để đáp ứng những mục tiêu, kỳ vọng mà xã hội đặt ra đối với báo chí. 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến thông điệp ảnh báo chí, làm cơ sở để xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề luận án nghiên cứu. - Phương pháp phân tích nội dung Theo Holsti (1969), “Phân tích nội dung là một kỹ thuật để đưa ra suy luận bằng cách xác định một cách khách quan và có hệ thống các đặc điểm cụ thể của thông điệp” [130, tr.14]. Ban đầu, phân tích nội dung dùng để giải thích các văn
- 7 bản bằng lời nói, tuy nhiều, sau đó, nó được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu các tài liệu trực quan, trong đó có ảnh báo chí. Khi xem xét khả năng ứng dụng của phương pháp phân tích nội dung đối với các thông điệp trực quan, trong đó có ảnh báo chí, Bell lưu ý rằng, phân tích nội dung là một phương pháp quan sát và có hệ thống nhằm mục đích “kiểm tra các giả thuyết về các cách thức mà các phương tiện truyền thông đại diện cho con người, sự kiện, tình huống vấn đề” [114, tr.14]. Theo Deacon, phân tích nội dung các phương tiện trực quan là cách xác định các đặc điểm nổi bật trong khối lượng mẫu lớn để định lượng chúng và đưa ra các suy luận về cách thức của phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan đến hệ thống chính trị [122, tr.116]. Theo tác giả Mai Quỳnh Nam, phân tích thông điệp báo chí là một hướng nghiên cứu rất được coi trọng. Nó cho thấy các hiện tượng, các sự kiện xã hội và những tác động xã hội chi phối các hiện tượng xã hội diễn ra vào một giai đoạn nào đó [59]. Tính đặc thù của phương pháp phân tích thông điệp báo chí là việc nghiên cứu cho thấy ý nghĩa của thông điệp, tần số, diện tích của những nội dung trình bày ở dạng cố định hóa trong các văn bản, hình ảnh, âm thanh… ở các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp phân tích thông điệp báo chí là cần thể hiện quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh ra thông điệp. Việc nghiên cứu còn cho thấy, động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với các sự kiện xã hội được phản ánh trong báo chí để trình bày với công luận. Áp dụng từ các nghiên cứu về phương pháp phân tích nội dung, luận án đưa 4 bước phân tích nội dung thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử như sau: Một là, lựa chọn các bức ảnh để nghiên cứu. Ảnh được lựa chọn để phân tích phải phù hợp với câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, có tính đại diện. Hai là, xây dựng danh mục để mã hóa. Sau khi đã chọn các bức ảnh làm mẫu nghiên cứu, cần xây dựng danh mục những nội dung bức ảnh để thực hiện việc mã hóa. Mã hóa là việc gắn ký hiệu để mô tả bức ảnh. Đây là bước quan trọng nhất trong phân tích nội dung ảnh báo chí. Bởi hiệu quả của việc phân tích nội dung ảnh báo chí phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng cấu trúc danh mục các nội dung cần mã hóa. Các nội dung này cần được xác định một cách khách quan, phản ánh đúng nội dung thể hiện trong phần hình ảnh và chú thích ảnh (nếu có). Đây cũng là cơ sở
- 8 để khẳng định phương pháp phân tích nội dung định tính và định lượng không loại trừ lẫn nhau. Khi thực hiện nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu gợi lên những nội dung cần được mã hóa. Danh mục nội dung mã hóa cần được thử nghiệm trước trên một số bức ảnh mẫu để phát hiện các nội dung bị trùng trong danh mục và các nội dung có liên quan đến hình ảnh nhưng chưa được ghi nhận trong danh mục. Danh mục các nội dung mã hóa sẽ được điều chỉnh và thử lại cho đến khi đáp ứng yêu cầu mục đích nghiên cứu. Trong phương pháp phân tích này, các nội dung được mã hóa trong danh mục phải hoàn toàn rõ ràng đến mức, khi nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, sử dụng cùng danh mục các nội dung sẽ đưa ra cùng bộ nội dung mã hóa. Khi đạt được điều này, tác giả nghiên cứu đã đạt được khả năng nhân rộng. Nếu không, các nội dung mã hóa cần được điều chỉnh lại. Các kiểm định về độ tin cậy của các nội dung mã hóa cũng cần được thực hiện trong một quá trình nghiên cứu. Ba là, mã hóa toàn bộ nội dung được lựa chọn. Mỗi hình ảnh cần phải được kiểm tra về tất cả các nội dung có liên quan. Giai đoạn này tuy nhàm chán nhưng đòi hỏi sự tập trung cao độ của người nghiên cứu. Bởi nếu có sự bất cẩn, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc sai lệch kết quả nghiên cứu. Bốn là, phân tích kết quả đã được mã hóa. Các nội dung mã hóa của những bức ảnh trong mẫu nghiên cứu đã được mã hóa. Mỗi bức ảnh được thu thập thông tin về những nội dung có liên quan. Sau đó, người nghiên cứu phải thống kê thông tin, làm cơ sở ứng dụng vào phương pháp định lượng. Để thống kê được các nội dung mã hóa, cách đơn giản nhất là xác định tần suất xuất hiện của các nội dung đó. Giá trị này có thể được biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc tương đối (biểu thị bằng tỷ lệ % trên tổng số các bức ảnh). Việc xác định tần suất còn để so sánh tần suất của một nội dung tại các giá trị khác nhau. Ví dụ, tại 2 thời điểm khác nhau, một nội dung có tần suất xuất hiện thường xuyên được coi là quan trọng hơn so với các nội dung có tần suất xuất hiện ít hơn. Tuy nhiên, phương pháp phân tích nội dung này chỉ tập trung vào các nội dung có liên quan đến bức ảnh mà không đề cập được trực tiếp việc bức ảnh được chụp như thế nào, cảm xúc và suy nghĩ của người chụp ảnh, cảm xúc và suy nghĩ của của độc giả khi xem bức ảnh.
- 9 Dựa trên những chỉ báo cụ thể có thể đo lường được, tác giả tiến hành lập bảng mã định lượng và phân tích trên các bức ảnh đã được lựa chọn. Bảng mã thu thập thông tin gồm 30 câu hỏi, nghiên cứu hướng đến lượng hóa các chỉ báo về các yếu tố tạo hình, các yếu tố văn bản, các yếu tố trong quá trình sáng tạo, cách thức truyền tải, các yếu tố tâm lý của thông điệp ảnh báo chí; nhận diện tần suất xuất hiện của các biến số, tìm hiểu ý đồ của nhà truyền thông. Từ đó, rút ra nhận xét về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử. Số liệu được mã hóa và xử lý trên các tin, bài được đăng tải trên 3 tờ báo mạng điện tử, từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Về cách chọn các bức ảnh được nghiên cứu (mẫu): Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks). Đây là loại kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (SRS) phổ biến trong các nghiên cứu truyền thông, trong đó, mẫu cuối cùng đại diện cho tất cả bảy ngày trong tuần (Jones & Carter. 1959; Stempel III, 1952) để tính toán biến thiên tuần hoàn của nội dung tin tức (Riffe, Aust & Lacy, 1993). Mục đích của phương pháp này là tạo ra hiệu quả lấy mẫu tối đa trong khi kiểm soát các thành tố theo chu kỳ. Nếu nghiên cứu lấy quá ít đơn vị lấy mẫu, có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu không đáng tin cậy hoặc không hợp lệ. Nếu nghiên cứu lấy quá nhiều đơn vị mẫu có thể gây lãng phí tài nguyên mã hóa. Theo đó, việc xây dựng một tuần từ dân số một tháng sẽ liên quan đến việc chọn một Chủ nhật từ tất cả bốn Chủ nhật trong tháng đó, một thứ Hai từ tất cả bốn thứ Hai,v.v. cho đến mỗi ngày trong tuần được trình bày trong mẫu cuối cùng. Kỹ thuật này có thể được điều chỉnh (modified) kích thước của mẫu cuối cùng cũng như cả quần thể. Thể loại báo/Loại nội dung Bản chất mẫu tương ứng Một năm phát hành báo Hai tuần xây dựng từ dữ liệu 1 năm (Chọn ngẫu nhiên từ 2 thứ hằng ngày Hai, 2 thứ Ba, 2 thứ Tư…) Một năm báo phát hành Chọn ngẫu nhiên một vấn đề từ mỗi tháng trong năm hằng tuần Một năm tin tức truyền hình Chọn ngẫu nhiên 2 ngày từ các bản tin của mỗi tháng trong buổi tối năm Một năm tạp chí tin tức Chọn ngẫu nhiên một vấn đề từ mỗi tháng trong năm Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu xây dựng ngẫu nhiên của Riff, et al (1993, 1998, 2001, 2005)
- 10 Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu truyền thông đại chúng và các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khác có đối tượng là báo chí truyền thông, đặc biệt là các ấn phẩm phát hành theo ngày. Theo nghiên cứu của luận án, ở Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là với đối tượng báo mạng điện tử, sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks). Năm 2021, có tác giả Phạm Thị Thùy Linh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks) trong nghiên cứu luận án tiến sỹ báo chí học “Định kiến giới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”. Trên thực tế, báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới phát triển trong những năm gần đây, vì vậy, cơ sở dữ liệu chưa được lưu trữ đầy đủ, việc tiếp cận chúng từ nguồn dữ liệu quốc gia là không thể. Người nghiên cứu chỉ có thể tra cứu dữ liệu được lưu trữ trên sever của chính các trang báo mạng điện tử đó. Việc thu thập dữ liệu phải tiến hành thủ công nhờ các công cụ tìm kiếm theo ngày trên trang báo mạng điện tử. Hiện nay, các nghiên cứu về nội dung truyền thông ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo từ khóa và theo chủ đề. Phương pháp này rất hữu ích trong việc nghiên cứu một nội dung cụ thể như: Thông điệp về biến đổi khí hậu trên báo Đảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Thông điệp về tham nhũng… Nhưng đối với nội dung mang tính bao quát, trong đó chứa nhiều nội dung cụ thể thì phương pháp này thiếu tính thuyết phục, ví dụ như nghiên cứu về thông điệp ảnh báo chí. Việc chọn mẫu theo từ khóa và theo chủ đề sẽ không bao quát được hết dung lượng mẫu sẵn có cũng như không thể hiện được chính xác nội dung truyền thông cần khảo sát. Vì vậy, luận án áp dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên để thu thập mẫu nghiên cứu. Theo Bảng 1, với phạm vi khảo sát là 3 báo mạng điện tử VNN, VNE, DT, trong thời gian khảo sát là 1 năm (từ tháng 1/2021-12/2021), tác giả sẽ chọn ra đủ 2 tuần ngẫu nhiên trong một năm cho mỗi tờ báo, trong đó, mỗi tuần khảo sát từ thứ 2 đến thứ 6, mặc định không khảo sát thứ 7, chủ nhật. Tiến hành lựa chọn mẫu khảo sát với các tiêu chí chọn mẫu như trên theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên, thu được kết quả các ngày đăng tải tin, bài có chứa thông điệp ảnh báo chí khảo sát trên 3 báo điện tử VNE, VNN, DT trong năm 2021 như sau:
- 11 STT Năm 2021 Thứ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Ngày 26/7/2021 23/2/2021 7/7/2021 14/10/2021 1/1/2021 2/8/2021 11/6/2021 19/5/2021 30/12/2021 2/4/2021 Tuần tương ứng 30 - 31 8 - 23 27 - 20 41 - 52 1 - 13 Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks Trên cơ sở các đơn vị mẫu là các ngày đã được lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp constructed weeks, tác giả tiến hành sử dụng công cụ tìm kiếm theo ngày để liệt kê tất cả các tin bài đăng trên 3 báo theo thời gian trong Bảng 2. Theo thống kê, ước tính trung bình mỗi báo mạng điện tử trong 1 ngày đăng tải 300 tin, bài; 10 ngày sẽ có khoảng 3.000 tin, bài/báo. 3 báo sẽ có khoảng 9.000 tin, bài. Số lượng mẫu lựa chọn quá lớn. Vì vậy, luận án tiếp tục áp dụng phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (Simple random sampling) theo bảng kích cỡ mẫu của Krejcie và Morgan (1970): Bảng 3: Bảng kích cỡ mẫu của Krejcie và Morgan (1970).
- 12 Theo đó, nếu chọn theo mẫu ngẫu nhiên tỷ lệ thì n = 3000/341 = 9; như vậy, cứ cách 9 bài thì sẽ chọn 1 bài bất kỳ theo sự hiển thị của báo trong phần tìm kiếm. Tổng số tin, bài được lựa chọn khảo sát là 1.020 bài. Trong đó, VnE là 340 tin, bài, VNN là 340 tin, bài, DT là 340 tin, bài. Số lượng tin, bài để khảo sát, đảm bảo độ lớn của mẫu nghiên cứu. Tiếp theo, lập bảng mã thu thập thông tin về thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử đã được lựa chọn. Bảng mã bao gồm 30 câu hỏi, chia làm 6 phần nội dung: Thông tin chung, Các yếu tố tạo hình, Các yếu tố văn bản, Các yếu tố trong quá trình sáng tạo ảnh báo chí, Cách thức truyền tải thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử, Yếu tố tâm lý của thông điệp ảnh báo chí. (Xem Phụ lục 1). Việc xử lý dữ liệu được tiến hành chi tiết bằng phần mềm SPSS sẽ cho ra kết quả khách quan, đảm bảo tính khoa học. - Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học Một trong những hướng phân tích quan trọng của xã hội học truyền thông, báo chí học là nghiên cứu nội dung thông điệp báo chí truyền thông, bao gồm phân tích nội dung thực nghiệm (tập trung đo lường, lượng hóa các chỉ tiêu trong nội dung sản phẩm truyền thông) và phân tích nội dung tín hiệu học. Phương pháp phân tích tín hiệu học nhằm tìm ra những nội dung tiềm ẩn và ý nghĩa sâu xa nằm dưới hệ thống tín hiệu của bức thông điệp công khai mà nhà truyền thông phát ra. Cha đẻ của phương pháp này là nhà ngôn ngữ học Ferdinand De Sausure người Thụy Điển. Theo ông, tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm lý có hai mặt, bao gồm hình ảnh âm thanh và khái niệm. Ông gọi hai thành tố này là cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Cái biểu hiện là phần tồn tại vật lý của tín hiệu, còn cái được biểu hiện là khái niệm nằm trong đầu chúng ta [124, tr.119 -122]. Mỗi thể loại (bộ phim, vở kịch, một cuốn truyện…) đều có ngôn ngữ riêng của mình (hình ảnh, biểu tượng, ẩn dụ…) và đều có thể được giải mã căn cứ trên những đặc trưng của môi trường văn hóa mà nó xuất hiện. Việc phân tích một cách có hệ thống và đi vào chiều sâu có thể giúp chúng ta tìm ra những ý nghĩa thực thụ ẩn giấu đằng sau các sản phẩm văn hóa mà chính các nhà truyền thông không lường được và công chúng cũng thường khó mà nhìn ra. Ở đây, không nên quên một điểm
- 13 quan trọng là “cái biểu hiện” cũng như “cái được biểu hiện” đều là sản phẩm của một nền văn hóa cụ thể nào đó [72, tr.234]. Roland Barthes đã bổ sung cho lý thuyết của Ferdinand De Sausure trong việc phân tích các tín hiệu. Ông gọi mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là ý nghĩa trực chỉ. Sự phân biệt những cái biểu hiện còn do ý nghĩa biểu cảm. Theo ông, trong quá trình tri giác một tín hiệu hay một thông điệp, con người thường nhận ra ý nghĩa biểu cảm bằng trực giác và cảm tính, hơn là bằng lý trí. Điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chủ quan của chủ thể, loại kinh nghiệm này thiên về cảm xúc trước những giá trị văn hóa hơn là xuất phát từ kỹ năng suy lý của trí tuệ [72, tr.236]. Áp dụng phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học vào phân tích nội dung thông điệp ảnh báo chí sẽ giúp nhận diện và phân tích những cấp độ ý nghĩa của các tín hiệu nằm trong hình ảnh. Khi thảo luận và phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, lời nói hoặc chữ viết đi cùng hình ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc định vị (hay “bỏ neo”) ý nghĩa thông điệp hình ảnh muốn truyền tải. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi dùng phương pháp này và không nên cố tìm cách khám phá những cái gì không thực sự nằm trong thông điệp hay hình ảnh khảo sát. - Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện qua hình thức câu hỏi với các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí; các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực ảnh báo chí; phóng viên ảnh báo chí. (Xem phụ lục phỏng vấn sâu). Luận án lựa chọn phỏng vấn sâu 10 chuyên gia, trong đó, có 3 lãnh đạo cơ quan báo chí, 4 phóng viên ảnh/phụ trách bộ phận ảnh của 4 tờ báo mạng điện tử, 2 nhà nghiên cứu về ảnh báo chí, 1 giảng viên đào tạo ảnh báo chí. Qua phương pháp này, luận án sẽ thu thập được các thông tin trong thực tiễn tác nghiệp sáng tạo thông điệp ảnh báo chí, cách thức truyền tải thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử… - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study): Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên một cách dễ hiểu, luận án lựa chọn, đi sâu vào nghiên cứu thông điệp ảnh báo chí về vấn đề chuyên biệt, điển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu thế 3 phát triển của Báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
223 p | 184 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
319 p | 47 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề tổ chức xây dựng Đảng
264 p | 55 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay - Tiếp cận từ quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh
18 p | 104 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945
228 p | 65 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí: Phản biện xã hội trên báo điện tử
28 p | 107 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng phát triển thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay (Khảo sát chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Lao Động cuối tuần, báo An ninh thế giới cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014)
221 p | 118 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam
333 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố
166 p | 104 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
215 p | 74 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
201 p | 47 | 10
-
Luận án tiến sĩ Báo chí học: Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
257 p | 121 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
28 p | 70 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí: Thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam trên báo điện tử từ góc nhìn văn hóa Việt
284 p | 45 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945
28 p | 54 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
27 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam
28 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
27 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn