Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo đảng địa phương với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
lượt xem 17
download
Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Báo đảng địa phương giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; đánh giá thực trạng nhiệm vụ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Báo đảng địa phương hiện nay; đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của Báo đảng địa phương với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo đảng địa phương với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN VIỆT ANH BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
- HÀ NỘI 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN VIỆT ANH BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Chuyên ngành: Báo chí học Mã số : 62 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hoàng Đình Cúc PGS.TS Nguyễn Đức Dũng
- HÀ NỘI 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Việt Anh
- MỤC LỤC Trang
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương BĐĐP : Báo đảng địa phương CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DLXH : Dư luận xã hội ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam GCCN : Giai cấp công nhân GTVHTT : Giá trị văn hóa truyền thống HNM : Hà Nội mới HNQT : Hội nhập quốc tế HTCT : Hệ thống chính trị KHCN : Khoa học công nghệ KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn KTTT : Kinh tế thị trường LLCT : Lý luận chính trị NXB : Nhà xuất bản PTTH : Phát thanh và truyền hình PV, BTV : Phóng viên, biên tập viên PVS : Phỏng vấn sâu QLNN : Quản lý nhà nước TTĐC : Truyền thông đại chúng VHTT : Văn hóa truyền thông VHTTĐC : Văn hóa truyền thông đại chúng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, những thành tựu của khoa học và công nghệ là tiền đề, điều kiện để báo chí phát triển mạnh mẽ, trở thành phương tiện thông tin thiết yếu, tác động to lớn vào đời sống xã hội. Ở nhiều quốc gia, điều kiện tiếp cận, khả năng hưởng thụ báo chí của người dân được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của xã hội. Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của Bộ Thông tin Truyền thông, tính đến tháng 12/2015, cả nước có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Về phát thanh truyền hình, cả nước hiện có 67 đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có hai đài quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài PTTH cấp tỉnh. Đài Tiếng nói Việt Nam đã phủ sóng 99% diện tích lãnh thổ và phủ sóng qua vệ tinh đến nhiều nước trên thế giới. Đài Truyền hình Việt Nam phủ sóng đến hơn 90% số hộ gia đình ở trong nước và phủ sóng qua vệ tinh đến nhiều khu vực ở ngoài nước. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, khẳng định và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực phản động, cơ hội chính trị, chống "Diễn biến hòa bình"; phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác..., góp phần tích cực vào các thành tựu chung của đất nước.
- 2 Một trong những định hướng phát triển và hội nhập quốc tế của các nước là khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hàn Quốc vào những năm 50 của thế kỷ XX còn thua kém miền Nam nước ta, nhưng từ khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc được khởi động vào những năm đầu 1980 với nhận thức rằng hệ giá trị văn hóa chỉ có ý nghĩa thực sự khi kết hợp các yếu tố: củng cố, quảng bá truyền thống văn hóa nổi trội nhân văn mang tính căn bản; khai thác lợi thế địa chính trị và địa lý văn hóa, dùng mũi nhọn kinh tế để hỗ trợ văn hóa...tích cực giao lưu, hội nhập, cạnh tranh, sàng lọc, nâng cao vị thế văn hóa dân tộc nên Hàn Quốc có sự phát triển vượt bậc và trở thành "con rồng" ở châu Á. Nhật Bản là nước có nền văn hóa phát triển nhanh chóng, ngày càng đa dạng, đặc biệt sau cách mạng Duy Tân Minh Trị (1868) đến nay đã thường xuyên phát huy những giá trị truyền thống và tiếp thu những thành quả tiến bộ của văn hóa nước ngoài để làm nên "kỳ tích Nhật Bản". Ở nước ta, văn hóa truyền thống là một trong những nhân tố quan trọng góp phần giữ vững ổn định xã hội, khẳng định bản sắc dân tộc trước cơn lốc toàn cầu hóa bởi: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua nhiều thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và các thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" [14, tr.23]. Ngày nay, thế giới không còn xem văn hóa như một thứ trang sức mà văn hóa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, trong đó, những giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) cái tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc đóng vai trò là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa ghi dấu ấn của mình trong hoạt động sáng tạo của con người và các quá trình sản xuất trong một xã hội nhất định. Văn hóa biểu
- 3 hiện thông qua những hệ giá trị, chuẩn mực. Hệ giá trị và những chuẩn mực hướng dẫn hành vi, cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, cộng đồng xã hội và chính bản thân con người trong hoạt động sinh tồn, phát triển. Trước yêu cầu cấp bách ở nước ta hiện nay là "hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học..khẩn trương đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" (CNH, HĐH và HNQT) [53, tr.50]. Điều đó đòi hỏi GTVHTT phải được nghiên cứu một cách thấu đáo, công phu, nghiêm túc, có trách nhiệm. Báo đảng địa phương (BĐĐP) là bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống báo chí Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của đảng bộ, chính quyền và nhân dân, là cầu nối thông tin giữa Đảng, chính quyền với nhân dân địa phương, là diễn đàn của người dân. BĐĐP là phương tiện quan trọng nhất để lãnh đạo, chỉ đạo công tác của đảng bộ, chính quyền địa phương và hướng dẫn dư luận. BĐĐP có ưu thế so với báo chí ở Trung ương trong việc nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, địa lý, các phong tục, tập quán của nhân dân địa phương. BĐĐP có khả năng chuyển tải thông tin phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của người dân địa phương, tác động mạnh mẽ và có hiệu quả vào tư tưởng, tình cảm của người dân, cổ vũ, động viên kịp thời các gương điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Đất nước ta đã từng bước chuyển từ nền kinh tế quản lý tập trung, quan liêu,
- 4 bao cấp sang kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đã và đang đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với hệ thống báo chí cả nước, BĐĐP đã tham gia tích cực vào tuyên truyền, phổ biến những quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật đổi mới của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại…Trên lĩnh vực văn hóa, nhất là sau khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII "Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và gần đây là Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" được ban hành, BĐĐP đã có những đóng góp chung, quan trọng vào việc thông tin, tuyên truyền đường lối, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam, tuyên truyền nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương, đấu tranh chống sự suy thoái về văn hóa làm biến dạng tài sản văn hóa của dân tộc. Nhiều BĐĐP đã có chương trình hành động cụ thể, bám sát tình hình xây dựng và phát triển văn hóa của địa phương, mở rộng nội dung về giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá, cổ vũ, khẳng định những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa địa phương; qua đó, góp phần xây dựng đời sống tinh thần, tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng dân cư, trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị của địa phương, giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương nói riêng, của đất nước nói chung. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy: bên cạnh những thành tựu đạt được, BĐĐP cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém trong thông tin, tuyên
- 5 truyền, quảng bá, giữ gìn và phát huy những GTVHTT. Một số báo chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ và toàn diện về vai trò, vị trí của GTVHTT trong đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng. Nhiều bài viết trên BĐĐP còn hời hợt, hình thức, thiếu tính hấp dẫn, thuyết phục, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của công chúng; thậm chí, một số bài còn phản ánh không đúng với mục đích, yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống và văn hóa dân tộc; chưa coi trọng biểu dương, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, những nhân tố tích cực trong học tập, lao động sản xuất, chiến đấu; xây dựng khối đại đoàn kết tại địa phương. Hiện tượng đưa những thông tin giật gân, vi phạm thuần phong mỹ tục, xem nhẹ quá trình thẩm định nguồn tin, thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân, đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền địa phương. Tính chuyên nghiệp, tính chiến đấu của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trên mặt trận bảo vệ, giữ gìn và phát huy những GTVHTT, góp phần thực hiện chức năng nhiệm vụ của BĐĐP còn nhiều hạn chế… Đây là những rào cản ảnh hưởng đến sức hấp dẫn và hiệu quả tác động của tờ báo đối với công chúng, làm giảm vai trò định hướng của BĐĐP trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương… Để nâng cao chất lượng giữ gìn và phát huy những GTVHTT của BĐĐP, góp phần bồi đắp nền tảng tinh thần, động lực và mục tiêu cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đóng góp cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa thời kỳ CNH, HĐH và HNQT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tác giả luận án lựa chọn đề tài "Báo đảng địa phương với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống" để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- 6 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT; đánh giá thực trạng nhiệm vụ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của BĐĐP hiện nay; đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của BĐĐP với việc giữ gìn, phát huy GTVHTT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau: Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về báo đảng địa phương,bao gồm xây dựng các khái niệm cơ bản về BĐĐP, về văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống…vai trò, nội dung giữ gìn và phát huy những GTVHTT của BĐĐP. Khảo sát và phân tích thực trạng giữ gìn và phát huy những GTVHTT của BĐĐP thời gian qua về nội dung thông tin, hình thức thông tin và sự phản hồi của công chúng. Qua đó đánh giá những thành công, hạn chế của BĐĐP khi thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những GTVHTT. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của BĐĐP thời kỳ CNH, HĐH và HNQT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và những kiến nghị cụ thể đối với các BĐĐP trong diện khảo sát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề báo đảng địa phương giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. 3.2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- 7 Hiện cả nước có 63 BĐĐP ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, tác giả luận án tập trung khảo sát BĐĐP (báo in) tại một số tỉnh phía Bắc trong 03 năm, từ 2010 2012 bao gồm: + Báo Thái Nguyên + Báo Hà Nội mới + Báo Bắc Ninh + Báo Hải Phòng Sự lựa chọn của tác giả về phạm vi và thời gian khảo sát trên bởi các lý do sau: Thứ nhất, 03 năm 20102012 là thời điểm chuẩn bị cho Đại hội XI và triển khai nghị quyết Đại hội XI của Đảng, hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới. Cũng trong giai đoạn này, nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Hà Nội, Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; nhiều tài liệu, tư liệu về bản sắc văn hóa dân tộc, về vai trò, nhiệm vụ của báo chí giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống; nhiều bài viết về bảo tồn, giữ gìn, phát huy những GTVHTT trên BĐĐP được khảo sát…để NCS có thể tham khảo, sử dụng cho đề tài nghiên cứu của mình. Mặt khác, đây cũng là thời gian nghiên cứu viết luận án của nghiên cứu sinh. Thứ hai, bốn tỉnh, thành phố trên đại diện cho bốn khu vực: Báo Hà Nội mới là tờ báo của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến; báo Bắc Ninh đại diện cho địa phương mang những đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ; Báo Hải Phòng đại diện cho địa phương mang những đặc trưng văn
- 8 hóa biển, ven biển và báo Thái Nguyên, đại diện cho địa phương có những đặc trưng văn hóa trung du, miền núi. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, trong đó mỗi vùng, miền, địa phương có những đặc điểm văn hóa riêng. Lựa chọn khảo sát đại diện BĐĐP của các vùng, miền khác nhau giúp tác giả có sự so sánh, đánh giá một cách khách quan những điểm tương đồng và khác biệt trong thực thi những nhiệm vụ chung. Những BĐĐP trên đều có bề dày phát triển, có số lượng phát hành lớn trong hệ thống BĐĐP khu vực phía bắc và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với độc giả địa phương. Ở những địa phương này, nhiều GTVHTT được giữ gìn và lưu truyền tương đối nguyên vẹn, có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội cũng như trong xây dựng văn hóa, con người. Với những GTVHTT phong phú, báo đảng các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên có nguồn thông tin, tư liệu dồi dào để tác nghiệp, qua đó phát hiện và chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Thứ ba, BĐĐP hoạt động theo Luật Báo chí, trong đó Nhà nước thống nhất quản lý (về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, thể thức…) và Quyết định 338QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan báo chí của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. GTVHTT của dân tộc là cái chung phổ biến. Giữ gìn và phát huy những GTVHTT là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng, trong đó không thể không nói đến vị thế của BĐĐP. Các BĐĐP đều có một số điểm chung cơ bản như trên nên việc khoanh vùng đối tượng khảo sát không làm giảm tính
- 9 khái quát của luận án. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên những cơ sở lý luận sau đây: Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về bản chất, vài trò, chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động của báo chí cách mạng; về bản chất, chức năng, quy luật vận động và phát triển của văn hóa, về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay trước yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Lý thuyết báo chí truyền thông về bản chất hoạt động của báo chí truyền thông, cơ chế tác động, các chức năng xã hội của báo chí truyền thông; vai trò xã hội của nhà báo. Các lý thuyết nghiên cứu văn hóa truyền thông: nghiên cứu văn hóa; lý thuyết xã hội học (hệ thống cấu trúc chức năng; lý thuyết tâm lý học...nhằm phân tích, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nội dung, hình thức thông tin...của BĐĐP, cơ sở khoa học để khảo sát thực trạng BĐĐP giữ gìn, phát huy những GTVHTT thời gian qua. Lý thuyết Truyền thông phát triển hay Truyền thông vì sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững bao hàm phát triển kinh tế phải gắn với giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá và bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Truyền thông phát triển có vai trò, trách nhiệm xã hội quan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ của nhân dân để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, giữ gìn, giáo dục truyền thống và kích thích sự sáng tạo giá trị văn hóa mới. Lý luận văn hóa Việt Nam: lịch sử hình thành và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam để tìm hiểu các đặc trưng cơ bản thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, cơ sở để phân tích vai trò của BĐĐP giữ gìn phát huy GTVHTT trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- 10 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử như phương pháp logic và lịch sử, cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả...các quan điểm: khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thực tiễn, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội… Các phương pháp tiếp cận của báo chí học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học... Phương pháp tiếp cận xã hội học tiếp cận hệ thống cấu trúc, chức năng của văn hóa nhằm tạo nên sự ổn định của hệ thống trong quá trình vận động và phát triển. Vận dung nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của BĐĐP. Phương pháp tiếp cận tâm lý học để tìm hiểu hoạt động sáng tạo của nhà báo và tâm lý tiếp nhận của công chúng với các yếu tố: nhu cầu, động cơ, mục đích, nội dung, phương phức, phương tiện tiếp nhận...Nắm vững và thấu hiểu yếu tố tâm lý học của công chúng, BĐĐP mới có thể sáng tạo những tác phẩm báo chí về GTVHTT thỏa mãn như cầu của công chúng. Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, văn kiện, nghị quyết, pháp luật có liên quan của Đảng và Nhà nước, các giáo trình, sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho BĐĐP thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, về giữ gìn và phát huy những GTVHTT. Qua nghiên cứu các văn kiện, tài liệu trên, tác giả vận dụng những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu, góp phần làm cho luận án sâu sắc hơn, đồng thời là cơ sở khoa học để nhận định, đánh giá các kết quả nghiên cứu, khảo
- 11 sát nhằm tìm ra những giải pháp, kết luận khoa học cho đề tài nghiên cứu, từ đó khẳng định những đóng góp mới của luận án. Phương pháp phân tích nội dung: dùng để phân tích nội dung các tác phẩm báo chí được đăng tải trên BĐĐP liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án; những câu trả lời thu được qua trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu. Kết quả phân tích nội dung giúp tác giả khái quát được những ưu điểm, hạn chế và đề ra những kiến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm thu nhận các ý kiến nhận xét, đánh giá của công chúng BĐĐP và cán bộ, phóng viên, các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí. Nghiên cứu sinh đã tiến hành trưng cầu ý kiến với hai loại đối tượng sau: Một là, công chúng báo đảng ở các địa phương tại 04 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng (với 400 phiếu, mỗi tỉnh, thành phố 100 phiếu), theo phương pháp chọn mẫu điển hình. Các nội dung trưng cầu ý kiến của công chúng liên quan đến hình thức tiếp cận BĐĐP, tần suất tiếp cận, mức độ quan tâm, thái độ và hành vi sau tiếp cận thông tin về GTVHTT… trên BĐĐP Hai là, cán bộ, phóng viên, các nhà lãnh đạo, quản lý, của những báo trong diện khảo sát nhằm thu thập ý kiến về thực trạng, những ưu, nhược điểm về nội dung thông tin, hình thức thể hiện của BĐĐP về vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (với tổng số 200 phiếu) Trong phương pháp này, tác giả sử dụng phần mềm xử lý thông tin định lượng SPSS nên kết quả thu được là đáng tin cậy. Phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia được thực hiện để thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá chuyên sâu của các nhà khoa học
- 12 chuyên ngành (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm làm sâu sắc thêm lý luận và thực tiễn của đề tài. Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, ban tuyên giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học về những vấn đề liên quan để thu thập thông tin định tính, cơ bản, có hệ thống và chiều sâu nhằm đánh giá ưu điểm, nhược điểm, xác định giải pháp, nâng cao chất lượng thông tin giữ gìn phát huy GTVHTT của BĐĐP. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về BĐĐP giữ gìn, phát huy những GTVHTT. Trong luận án, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những GTVHTT của BĐĐP được nhìn nhận, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, nhiều góc độ khác nhau, qua đó làm rõ thực trạng, bao gồm những thành công, hạn chế của BĐĐP trong hoạt động giữ gìn, phát huy những GTVHTT. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT thời kỳ CNH, HĐH và HNQT. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định sức mạnh, hiệu quả của hệ thống BĐĐP trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vị thế của BĐĐP trong bảo vệ, gìn giữ, phát huy những GTVHTT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án xây dựng khung lý thuyết về vấn đề BĐĐP giữ gìn và phát huy GTVHTT, làm cơ sở khoa học cho khảo sát thực trạng BĐĐP giữ gìn, phát huy GTVHTT, góp phần định hướng hoạt động của BĐĐP trong giữ gìn, phát huy GTVHTT giai đoạn hiện nay. Lý luận về BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT đảm bảo
- 13 tính khoa học và độ tin cậy cao bởi sự nghiên cứu nghiêm túc, có trách nhiệm về thực trạng nội dung thông tin, hình thức thể hiện và sự đánh giá khách quan của công chúng BĐĐP. Luận án có đóng góp, bổ sung nhất định vào việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong điều kiện mới, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và HNQT. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nội dung nghiên của luận án là tư liệu tham khảo cho công tác lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo của chính quyền, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành với BĐĐP; đặc biệt là các BĐĐP được khảo sát để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp nhằm giữ gìn, phát huy những GTVHTT. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của đội ngũ phóng viên, biên tập viên (PV, BTV) báo đảng địa phương, những người đang trực tiếp sáng tạo các tác phẩm báo chí về đề tài văn hóa truyền thống. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BĐĐP về giữ gìn, phát huy những GTVHTT, xây dựng hệ thống BĐĐP ở nước ta ngày càng phát triển vững mạnh, hiện đại. Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy đối với sinh viên các chuyên ngành báo chí, cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và
- 14 sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mạng xã hội, hệ thống BĐĐP vẫn đang phát huy những ưu thế và khẳng định vai trò của mình trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, xây dựng văn hóa, con người ở địa phương, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Giả thuyết thứ hai: Phản ánh sự nghiệp đổi mới về văn hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hệ thống BĐĐP ở nước ta đã có những đóng góp quan trọng vào xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ, chính quyền phương lãnh đạo, chỉ đạo tốt, có hiệu quả BĐĐP nhằm đem lại những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa, giữ gìn và phát huy những GTVHTT tương xứng với những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị... Giả thuyết thứ ba: Xây dựng và phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy những GTVHTT trong điều kiện CNH, HĐH, phát triển KTTT và HNQT, báo đảng địa phương đã và đang bộc lộ những thiếu sót, nhược điểm, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách hệ thống, đề xuất những giải pháp có tính khả thi để báo đảng địa phương nâng cao chất lượng giữ gìn và phát huy những GTVHTT, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. 8. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Tổng quan nghiên cứu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phụ lục, những nội dung chính của luận án được bố trí trong 3 chương, 12 tiết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu thế 3 phát triển của Báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
223 p | 184 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
319 p | 48 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề tổ chức xây dựng Đảng
264 p | 55 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay - Tiếp cận từ quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh
18 p | 104 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945
228 p | 65 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí: Phản biện xã hội trên báo điện tử
28 p | 107 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng phát triển thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay (Khảo sát chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Lao Động cuối tuần, báo An ninh thế giới cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014)
221 p | 120 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam
333 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố
166 p | 108 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
215 p | 74 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
201 p | 47 | 10
-
Luận án tiến sĩ Báo chí học: Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
257 p | 121 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
28 p | 70 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí: Thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam trên báo điện tử từ góc nhìn văn hóa Việt
284 p | 45 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945
28 p | 54 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
27 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam
28 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
27 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn