intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1), 45 phút (HTV9) năm 2014 và 2015)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:341

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về đàm thoại truyền hình và khảo sát, phân tích thực trạng tính chính luận trong các chương trình đàm thoại truyền hình đã chọn, đề tài nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đàm thoại chính luận truyền hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1), 45 phút (HTV9) năm 2014 và 2015)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN NGA HUYỀN TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát các chƣơng trình Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1), 45 phút (HTV9) trong năm 2014 và 2015) LUẬN ÁN TIẾN SỸ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN NGA HUYỀN TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát các chƣơng trình Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1), 45 phút (HTV9) trong năm 2014 và 2015) Ngành: Báo chí học Mã số: 9 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chƣa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày….. tháng ..… năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Nga Huyền
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Báo chí học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận án tốt nghiệp để bảo vệ cấp Học viện. Để có đƣợc kết quả này, trƣớc hết, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới hai ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi là PGS,TS. Đinh Thị Thúy Hằng và PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa đã hƣớng dẫn, định hƣớng cho tôi về đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu và hoàn thiện luận án! Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học tham gia hội đồng chuyên đề, hội đồng cơ sở, phản biện kín, hội đồng cấp Học viện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận án! Trân trọng cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, cung cấp cho tôi hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn đáng quý! Những kiến thức này đã và sẽ giúp ích cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, công tác hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Trân trọng cảm ơn thầy cô Viện Báo chí, Ban Quản lý Đào tạo đã tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền! Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, ngƣời thân, bạn bè đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày ..... tháng ...... năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Nga Huyền
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 TỔNG QUAN .............................................................................................................14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................................................................39 1.1. Cơ sở lý luận của tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam .......................................................................................... 39 1.2. Cơ sở thực tiễn của tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam............................................................................... 58 1.3. Các tiêu chí đánh giá tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình................................................................................................... 75 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH THUỘC DIỆN KHẢO SÁT ..........86 2.1. Biểu hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu thành của các chƣơng trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát............................ 86 2.2. Nhận xét về thực trạng tính chính luận trong các chƣơng trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát ....................................................... 134 Chƣơng 3. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH .......................................................................................139 3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay ..................................................... 139 3.2. Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lƣợng tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ................................................ 155 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................173 1. Kết luận ................................................................................................. 173 2. Khuyến nghị .......................................................................................... 176 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .........................................................................................................178 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................180 PHỤ LỤC ..................................................................................................................189
  6. CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ: 1. Chat show: Là thuật ngữ tiếng Anh, chỉ một chƣơng trình phát thanh/truyền hình có nội dung chính là cuộc nói chuyện, trao đổi (có thể về một chủ đề hoặc hơn) của ít nhất hai ngƣời, trong đó có ngƣời dẫn chƣơng trình và khách mời. 2. Ê-kíp: Nhóm ngƣời cùng thực hiện một nhiệm vụ, công việc với nhau (từ gốc tiếng Pháp: équipe). 3. Online: Trực tuyến (chỉ việc đang kết nối trực tiếp với mạng Internet hoặc đang liên kết trong mạng cục bộ). 4. Talk show: (giống Chat show) 5. Video clip: Chƣơng trình phát thanh/truyền hình có nội dung chính là cuộc nói chuyện, trao đổi (có thể về một chủ đề hoặc hơn) của ít nhất hai ngƣời, trong đó có ngƣời dẫn chƣơng trình và khách mời. 6. Xê-ri: Chuỗi, loạt (từ gốc tiếng Anh: series). CHỮ VIẾT TẮT: 1. 45p: 45 phút 2. ĐTCS: Đối thoại Chính sách 3. Đài THVN: Đài Truyền hình Việt Nam 4. KM: Khách mời 5. NDCT: Ngƣời dẫn chƣơng trình. 6. PSLK: Phóng sự linh kiện 7. SK&BL: Sự kiện và Bình luận
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.1.1. Các sự kiện, vấn đề nổi bật năm 2014, 2015………………….85 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1.5.1 Kết cấu chƣơng trình 45 phút ............................................................121 Sơ đồ 2.1.5.2. Kết cấu chƣơng trình ĐTCS.............................................................123 Sơ đồ 2.1.5.3. Kết cấu chƣơng trình SK&BL .........................................................123 Sơ đồ 2.1.5.4. Kết cấu chƣơng trình 23 giờ .............................................................124 DANH MỤC HÌNH ẢNH Ảnh 2.1.6.1. Giao diện chƣơng trình 45 phút ..........................................................127 Ảnh 2.1.6.2. Giao diện chƣơng trình SK&BL có kết nối cầu truyền hình ...........128 Ảnh 2.1.6.3. Giao diện chƣơng trình ĐTCS nhìn từ trên cao và nhìn chính diện129 Ảnh 2.1.6.4. ĐTCS ghi hình tại cảng Hải Phòng ....................................................129 Ảnh 2.1.6.5. ĐTCS ghi hình tại cảng cá Bình Định ...............................................129 Ảnh 2.1.6.6. Khách mời chƣơng trình Ghế không tựa lần lƣợt đổi chỗ với ngƣời dẫn chƣơng trình để ngồi lên hai chiếc ghế, đại diện cho các giai đoạn thăng trầm của sự nghiệp, cuộc sống. ..........................................................................................130 Ảnh 2.1.6.7. Chƣơng trình Ghế đỏ đƣợc ghi hình tại các địa điểm khác nhau. ...131 Ảnh 2.1.6.8. Hai bối cảnh cố định của chƣơng trình Chuyện đêm muộn. ...........131 Ảnh 2.1.6.9. Bối cảnh quán bar của chƣơng trình 23 giờ.......................................131 Ảnh 2.1.6.10. Giao diện chƣơng trình SK&BL, góc máy ghi hình ......................132 ngƣời dẫn chƣơng trình trƣớc đây (trái) và hiện nay (phải). ..................................132 Ảnh 2.1.6.11. Giao diện chƣơng trình SK&BL, góc máy ghi hình khách mời trƣớc đây (trái) và hiện nay (phải). .....................................................................................132
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền hình là phƣơng tiện truyền thông ra đời ở các quốc gia có nền kỹ thuật phát triển ở châu Âu, châu Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ XX. Mặc dù xuất hiện muộn hơn vài trăm năm so với báo in và sau phát thanh vài chục năm, nhƣng truyền hình đã nhanh chóng khẳng định đƣợc chỗ đứng vững chắc của mình trong hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Nhờ thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là về công nghệ thông tin, ngành truyền hình có những bƣớc tiến vƣợt bậc về nhiều mặt, trở thành phƣơng tiện truyền thông và giải trí có mặt ở tất cả các quốc gia, lãnh thổ và hầu khắp các gia đình. Ngay cả khi báo mạng điện tử - một loại hình báo chí ƣu việt xuất hiện cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin trong thế kỷ XXI mà đỉnh cao là mạng Internet, thì truyền hình vẫn đang tỏ ra là một loại hình truyền thông có sức cạnh tranh rất đáng nể. Để có đƣợc khả năng này, trƣớc hết là do truyền hình đƣợc sở hữu sức mạnh vô cùng to lớn, đó là khả năng tác động đến công chúng bằng hình ảnh động và âm thanh, vốn là những yếu tố rất thu hút sự chú ý thông qua thị giác và thính giác của công chúng. Nếu nhƣ thông tin trên báo in đƣợc chuyển tải đến độc giả thông qua con chữ, ảnh - tức là chỉ có thể tác động duy nhất vào thị giác, còn thông tin qua phát thanh đƣợc gửi đến thính giả bằng âm thanh, (lời nói, tiếng động, âm nhạc) - tức là chỉ có thể tác động qua thính giác, thì với truyền hình, mọi thứ diễn ra sống động nhƣ khán giả đƣợc trực tiếp chứng kiến sự thật bằng cả tai nghe, mắt nhìn. Chính vì thế, dù là loại hình báo chí sinh sau, nhƣng truyền hình vẫn là lựa chọn hàng đầu của đa số công chúng ở mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, truyền hình luôn giữ vai trò là một loại hình truyền thông đại chúng hấp dẫn. Không chỉ ở thành thị mà ngay cả ở
  9. 2 các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa hiện nay, chiếc ti-vi đã thành một vật dụng rất phổ biến. Tỷ lệ sở hữu ít nhất một chiếc ti-vi tại các hộ gia đình ở Việt Nam là 83% [102, truy cập ngày 07/6/2016, 22:13]. Thậm chí ở thành thị, việc mỗi một thành viên trong gia đình có một ti-vi trong phòng riêng đã không còn là điều xa xỉ. Ngƣời ta có thể thấy phƣơng tiện nghe - nhìn này ở trong các cửa hàng, quán xá... Điều này cho thấy rõ tầm quan trọng và mức độ phổ biến của truyền hình trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam hiện nay. Trong hệ thống phân chia các thể loại báo chí tại Việt Nam hiện nay, nhóm các thể loại báo chí chính luận (hay còn gọi là nhóm báo chí chính luận, nhóm chính luận báo chí…) là nhóm nhận đƣợc nhiều sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, lý luận báo chí về mặt phân loại. Đặc trƣng của nhóm này là năng lực thông tin lý lẽ, tức là việc sử dụng khả năng lập luận, phân tích, đánh giá để đƣa ra quan điểm (của một cá nhân hoặc tổ chức) về một thông tin, vấn đề, sự kiện, hiện tƣợng nào đó mà báo chí phản ánh. Trong nhóm các thể loại báo chí chính luận, những thể loại cơ bản có thể kể đến là: bình luận, chuyên luận, xã luận, đàm luận, phiếm luận… [56]. Trên sóng truyền hình tại Việt Nam hiện nay, không khó để khán giả có thể nghe thấy những lời giới thiệu về một chƣơng trình truyền hình thuộc nhóm các thể loại báo chí chính luận, nhƣ: “chương trình talkshow chính luận với mục tiêu chú trọng vào những chính sách, dự án và kế hoạch phát triển trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá” [98, truy cập ngày 09/10/2014, 11:12], hay “lên sóng vào 08h00 Chủ nhật hàng tuần, 90 phút để hiểu là một điểm hẹn chính luận hấp dẫn với khán giả truyền hình trong hơn 2 tháng qua. Thông qua các chuyên mục trong chương trình, khán giả được hiểu thêm về một chính sách đem lại lợi ích cho cuộc sống, khám phá góc nhìn biếm họa về những điều còn chưa đẹp trong đời sống và cùng tìm hiểu về những dự án góp phần mang tới một tương lai tươi đẹp hơn cho đất nước.” [94, truy cập ngày 30/5/2017, 18:20] v.v.
  10. 3 Trong số nhiều hình thức thể hiện của chƣơng trình chính luận trên truyền hình, không khó để nhận thấy hình thức đàm thoại vẫn chiếm giữ những vị trí quan trọng trên các kênh thời sự - chính luận, ví dụ nhƣ các chƣơng trình đã và đang phát sóng: Đối thoại chính sách (VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1), Toàn cảnh thế giới (VTV1), Những góc nhìn (Truyền hình Nhân Dân), Nhận diện sự thật (Truyền hình Quốc phòng), Câu chuyện hôm nay (Truyền hình Quốc hội), Góc nhìn HTV (Truyền hình TP.HCM - HTV), Hà Nội - Những góc nhìn (Truyền hình Hà Nội - HaTV) v.v. Ở những kênh truyền hình hàng đầu thế giới, có thể kể tên các chƣơng trình đã và đang rất nổi tiếng nhƣ: Larry King Live và Larry King Specials (những chƣơng trình góp phần làm nên danh tiếng của kênh CNN do nhà báo huyền thoại Larry King phụ trách), Amanpour (chƣơng trình chuyên về các vấn đề thời sự quốc tế, do nữ nhà báo nổi tiếng Amanpour phụ trách và dẫn trên kênh CNN), Hardtalk (chƣơng trình phỏng vấn các vấn đề thời sự của đài BBC) v.v. Tất cả đều là những đàm thoại, do các nhà báo, ngƣời dẫn chƣơng trình kỳ cựu, kinh nghiệm phụ trách. Mức độ phủ sóng và ảnh hƣởng của những chƣơng trình này mang tầm quốc tế, không chỉ thu hút sự chú ý của dƣ luận mà còn của các chính khách, những nhân vật quan trọng bởi khách mời tham gia chƣơng trình không chỉ dừng lại ở những chuyên gia, ngƣời nổi tiếng, mà còn là nguyên thủ các quốc gia. Nhƣ vậy, dù là ở Việt Nam hay trên thế giới, bên cạnh những hình thức khác, thì hình thức đàm thoại của chƣơng trình chính luận trên truyền hình vẫn luôn có một vị trí ổn định và thậm chí đƣợc nhiều kênh, đài truyền hình chú trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích về đàm thoại trên truyền hình là một nghiên cứu cần thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần phân tích thêm rằng về mặt khái niệm, thuật ngữ cũng nhƣ cách hiểu trong thực tế thì chƣơng trình chính luận có hình thức đàm thoại cũng hoàn toàn có thể đƣợc hiểu thành chƣơng trình đàm thoại
  11. 4 mang tính chính luận. Vì vậy, yếu tố “đàm thoại” ở đây thuộc về mặt hình thức và “chính luận” ở đây là thuộc về tính chất, nội dung của chƣơng trình truyền hình. Do vậy, trong luận án này, tác giả nhìn nhận từ góc độ: nghiên cứu “tính chính luận” trong các chƣơng trình đàm thoại truyền hình. Theo đó, tác giả kỳ vọng sẽ rút ra đƣợc kết luận về biểu hiện của tính chính luận trong từng loại đàm thoại trên truyền hình, từ đó quay ngƣợc trở lại để đánh giá những yếu tố tác động đến tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình. Việc này đặt ra đòi hỏi cần phải hệ thống hoá các chƣơng trình đàm thoại truyền hình cũng nhƣ phân tích đƣợc mức độ của tính chính luận trong từng loại. Nếu làm rõ đƣợc những cơ sở lý luận và thực tiễn về tính chính luận trong các chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sinh cho rằng có thể tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm đề ra những giải pháp phù hợp, có tính khả thi cho việc nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình đàm thoại chính luận truyền hình. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài này cũng có thể góp phần bổ sung những vấn đề lý luận báo chí truyền hình. Cụ thể hơn, việc tổ chức các chƣơng trình đàm thoại đảm bảo tính chính luận là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và phối hợp nhuần nhuyễn của nhóm thực hiện chƣơng trình. Trong nhóm này, mỗi thành viên với chức danh và nhiệm vụ cụ thể cần có những phẩm chất, kinh nghiệm, kỹ năng riêng, đặc biệt là ngƣời dẫn chƣơng trình. Ngoài ra, một đàm thoại truyền hình mang tính chính luận còn đòi hỏi phải có những vị khách mời phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu cụ thể của mỗi chƣơng trình. Trong luận án này, nghiên cứu sinh khảo sát ba chƣơng trình đàm thoại chính luận, hai chƣơng trình đàm thoại chân dung và hai chƣơng trình đàm thoại giải trí của Việt Nam trong hai năm 2014 và 2015. Cụ thể, ba chƣơng trình đàm thoại chính luận là: Đối thoại Chính sách, Sự kiện và Bình luận trên
  12. 5 kênh VTV1, và 45 phút trên kênh HTV9; hai chƣơng trình đàm thoại giải trí là: Chuyện đêm muộn (VTV3), 23 giờ (VTV2); và hai chƣơng trình đàm thoại chân dung là Ghế đỏ (YanTV), Ghế không tựa (VTV6). VTV1, VTV2, VTV3 và VTV6 là những kênh truyền hình quyen thuộc với khán giả cả nƣớc của Đài truyền hình Việt Nam, còn kênh HTV9 thuộc Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và kênh YanTV (phát trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam) là kênh truyền hình xã hội hoá. Do đó, việc lựa chọn các chƣơng trình trên những kênh này để khảo sát là có tính đại diện cao. Hơn nữa, do mật độ xuất hiện các chƣơng trình đàm thoại ở các kênh này khá lớn và công tác tổ chức đàm thoại tại các kênh này cũng rất tiêu biểu nên có thể thông qua việc khảo sát để rút ra đƣợc những kết luận khoa học. Việc lựa chọn số lƣợng chƣơng trình đàm thoại chính luận để khảo sát nhiều hơn so với hai loại chƣơng trình đàm thoại còn lại là do nghiên cứu sinh chọn đàm thoại chính luận sẽ là đối tƣợng khảo sát chính, còn đàm thoại chân dung, đàm thoại giải trí sẽ là đối tƣợng khảo sát mang tính tham chiếu. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh mong muốn khảo sát tham chiếu thêm hai chƣơng trình đàm thoại nổi tiếng của thế giới là Amanpour của đài truyền hình Mỹ CNN và Hardtalk của kênh truyền hình Anh BBC cũng trong khoảng thời gian trên. Cả hai đều là những chƣơng trình đàm thoại về các vấn đề thời sự trong nƣớc và quốc tế. Trong đó, Amanpour do nhà báo nữ Christiane Amanpour đảm nhiệm, còn Hardtalk so nhà báo Stephen Sackur phụ trách. Việc lựa chọn hai chƣơng trình này để khảo sát sẽ mang ý nghĩa so sánh, đối chiếu với các chƣơng trình đàm thoại chính luận đƣợc khảo sát trong nƣớc. Ngoài ra, còn có một lý do khác khiến tác giả quyết định chọn đề tài này là do bản thân nghiên cứu sinh đã có nhiều năm trực tiếp làm công việc biên tập, tổ chức sản xuất, dẫn chƣơng trình đàm thoại. Qua thực tế, tác giả nhận thấy để tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt
  13. 6 Nam đƣợc nhận diện rõ nét hơn, thì còn nhiều vấn đề cần phải đƣợc làm sáng tỏ về phƣơng diện lý luận. Chính vì vậy, tác giả tin tƣởng rằng với những kinh nghiệm đúc kết đƣợc, lại đƣợc sự chỉ bảo, giúp đỡ của các nhà khoa học, tác giả sẽ thực hiện thành công đề tài nghiên cứu này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về đàm thoại truyền hình và khảo sát, phân tích thực trạng tính chính luận trong các chƣơng trình đàm thoại truyền hình đã chọn, đề tài nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các chƣơng trình đàm thoại chính luận truyền hình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, cần làm rõ đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phân tích tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình; Thứ hai, cần nhận diện đƣợc biểu hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu thành của chƣơng trình đàm thoại truyền hình tại Việt Nam; Thứ ba, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các thành viên tham gia đàm thoại chính luận truyền hình, đặc biệt là ngƣời dẫn chƣơng trình và khách mời; Thứ tƣ, xác định các tiêu chí đối với tính chính luận trong đàm thoại truyền hình tại Việt Nam; Thứ năm, nêu ra một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lƣợng tính chính luận trong đàm thoại truyền hình tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tính chính luận của chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
  14. 7 - Phạm vi nghiên cứu Trong các kênh thuộc diện khảo sát của luận án này, VTV1 là kênh thông tin - thời sự - chính luận tổng hợp của đài quốc gia, phủ sóng khắp cả nƣớc. Trên VTV1 có một chƣơng trình ra mắt từ tháng 6/2011 với tên gọi Đối thoại chính sách - một chƣơng trình toạ đàm chính luận phát sóng vào 22 giờ 45 tối thứ Tƣ hằng tuần, thu hút đƣợc sự chú ý của công luận với những chủ đề thảo luận nóng bỏng. Đó là lý do để nghiên cứu sinh chọn chƣơng trình này trên VTV1 để khảo sát. Bên cạnh Đối thoại chính sách, một chƣơng trình khác trên kênh VTV1 đƣợc chọn để khảo sát là Sự kiện và Bình luận - một chƣơng trình ra đời từ những năm 2000 và đƣợc phát sóng trực tiếp lúc 9 giờ 30 sáng thứ 7 hằng tuần. Với những nội dung đề cập đến những sự kiện nóng hổi trong tuần, đây cũng là một chƣơng trình rất đƣợc chú ý trên sóng VTV1. Kênh truyền hình thứ hai đƣợc lựa chọn để khảo sát trong luận án này là HTV9 - kênh thông tin chính trị, kinh tế, xã hội của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Trên kênh này, nghiên cứu sinh chọn chƣơng trình 45 phút (đƣợc phát sóng lúc 20 giờ 40 tối thứ Tƣ hằng tuần) cho khảo sát của mình. 45 phút là chƣơng trình chính luận với mục tiêu chú trọng vào những chính sách, dự án và kế hoạch phát triển trong các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Chƣơng trình là một diễn đàn để ngƣời dẫn chƣơng trình và các khách mời trò chuyện, trao đổi về những chủ đề nổi bật đang đƣợc xã hội quan tâm. Chƣơng trình do HTV phối hợp thực hiện cùng FBNC - kênh truyền hình kinh tế tài chính chuyên biệt đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Điều đặc biệt là chƣơng trình do nhà báo - TS. Trần Ngọc Châu dẫn dắt. Ông là ngƣời đã nhận bằng tiến sĩ khoa học Báo chí - Truyền thông đại chúng tại đại học Washington, Hoa Kỳ (2005); bằng thạc sĩ truyền thông tại đại học Trinity College, Scotland (từ xa, 1995); bằng thạc sĩ Triết học Tây
  15. 8 phƣơng và văn chƣơng Anh, Trƣờng Đại học Văn khoa, Viện Đại học Sài Gòn (1974). Nhà báo Trần Ngọc Châu từng là Tổng biên tập kênh FBNC. Song song với VTV1 và HTV, tác giả lựa chọn thêm các chƣơng trình đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí để khảo sát trên các kênh VTV2, VTV3, VTV6 (Đài THVN) và YanTV (Truyền hình cáp Việt Nam). Trong đó, hai đàm thoại giải trí là: Chuyện Đêm muộn, có thời lƣợng 30 phút, là chƣơng trình đàm thoại giải trí trên kênh VTV3 phát sóng vào 23h30 các ngày thứ Hai, Tƣ và Sáu hàng tuần, và phát lại cùng giờ các tối thứ Ba, Năm và Bảy, và 23 giờ có thời lƣợng 45 phút đƣợc phát sóng vào tối thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV2. Hai chƣơng trình đàm thoại chân dung là: Ghế đỏ (kênh YanTV), phát sóng vào 22 giờ 30 phút thứ Hai hằng tuần, với thời lƣợng 15 phút và Ghế không tựa (VTV6) phát sóng tối thứ Tƣ hằng tuần. Phần giới thiệu chi tiết về các chƣơng trình sẽ đƣợc đề cập trong chƣơng 2 của luận án này. Ngoài các chƣơng trình đƣợc khảo sát trong nƣớc, luận án này sẽ khảo sát tham chiếu hai chƣơng trình đàm thoại chính luận của truyền hình nƣớc ngoài. Trong đó, CNN (Cable News Network) là kênh truyền hình Mỹ có mặt ở hơn 200 quốc gia trên thế giới với số lƣợng công chúng lên tới gần 2 tỷ ngƣời. Mạng lƣới tin tức của CNN trải rộng khắp thế giới và hoạt động 24/7 với tất cả những công nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại nhất. Ở kênh CNN, tác giả khảo sát chƣơng trình Amanpour - một trong những chƣơng trình nổi bật của CNN, do nữ nhà báo kỳ cựu Christiane Amanpour phụ trách. Nội dung của chƣơng trình làm về những vấn đề, sự kiện chính trị quốc tế nổi bật nhất. Khách mời của chƣơng trình thƣờng là những chính trị gia, thậm chí là nguyên thủ quốc gia, hoặc những ngƣời có địa vị cao nhƣ: Nguyên Tổng thƣ ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon, Cựu ngoại trƣởng Mỹ Hillary Clinton, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Cố lãnh đạo Libya Gaddafi, Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cƣờng… Chƣơng trình có thời
  16. 9 lƣợng 30 phút, đƣợc phát sóng vào lúc 9 giờ tối trên Truyền hình Cáp Việt Nam, từ thứ 3 đến thứ 7 hằng tuần dƣới một dạng thức linh hoạt. Trong năm số mỗi tuần thƣờng sẽ có một đến hai số là đàm thoại chính về một chủ đề. Chƣơng trình đàm thoại chính luận nƣớc ngoài thứ hai tác giả lựa chọn để khảo sát là Hardtalk trên kênh BBC (British Broadcasting Channel) của Anh. Chƣơng trình này lựa chọn những chủ đề nhạy cảm, những câu hỏi khó, và chọn khách mời là những cá tính nổi bật. Nhà báo Stephen Sackur làm việc cho BBC với tƣ cách nhà báo nƣớc ngoài đã đƣợc 15 năm và mang lại cho kênh truyền hình này rất nhiều thành tích. Hardtalk có thời lƣợng 25 đến 30 phút, đƣợc phát sóng từ thứ 2 đến thứ 5 trên hệ thống BBC World Service mà Truyền hình cáp Việt Nam chuyển tải. Thời gian khảo sát đƣợc chọn là hai năm 2014 và 2015. Đây cũng là khoảng thời gian nghiên cứu sinh chính thức bắt tay vào việc thực hiện đề tài này nên việc thu thập các cứ liệu nghiên cứu có thuận lợi. Mặc dù tính đến thời điểm này, hai chƣơng trình đàm thoại chính luận, một chƣơng trình đàm thoại chân dung và một chƣơng trình đàm thoại giải trí trong nƣớc thuộc diện khảo sát đã dừng phát sóng, nhƣng những vấn đề đang đặt ra về tính chính luận trong các chƣơng trình này vẫn còn giữ nguyên tính thời sự và đòi hỏi những giải pháp cấp thiết. 5. Giả thuyết nghiên cứu của luận án - Một là, đàm thoại truyền hình là một chƣơng trình có tính chính luận. - Hai là, trong thực tế không phải chƣơng trình đàm thoại truyền hình nào cũng thể hiện tính chính luận do chất lƣợng các chƣơng trình không đồng đều và do mục đích của từng dạng đàm thoại truyền hình. - Ba là, để nâng cao tính chính luận, sự hấp dẫn của tính chính luận trong đàm thoại truyền hình, cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: kịch bản, khách mời, ngƣời dẫn chƣơng trình... của đàm thoại truyền hình. 6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
  17. 10 - Cơ sở lý luận Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo chí - truyền thông; các quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về báo chí - truyền thông nói chung, các vấn đề liên quan đến báo chí chính luận và quy trình tổ chức sản xuất đàm thoại truyền hình; các công trình khoa học đã đƣợc công bố về Lý thuyết báo chí và truyền thông; Lý thuyết về báo chí chính luận. - Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn vận hành sản xuất các chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở một số kênh truyền hình ở Việt Nam hiện nay với những ƣu điểm và hạn chế thể hiện qua các số liệu thống kê, kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu do chính tác giả thực hiện và thu thập từ những kết quả nghiên cứu có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng phần mềm xử lý thông tin định lƣợng SPSS. Các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính sử dụng trong luận án nhƣ sau: - Phương pháp định lượng: + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mục đích thu thập các nhận xét, đánh giá của ngƣời xem truyền hình về 3 chƣơng trình đàm thoại chính luận truyền hình trong diện khảo sát, cũng nhƣ những tác động của các chƣơng trình này đối với công chúng. Dung lƣợng mẫu là 400, lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu điển hình. Phân bố mẫu theo nơi cƣ trú là: Hà Nội: 200, thành phố Hồ Chí Minh: 200. Theo giới tính: Nam: 190 Nữ: 210. + Phương pháp phân tích nội dung truyền thông: Sản phẩm phân tích bao gồm toàn bộ các chƣơng trình đàm thoại chính luận trong diện khảo sát đƣợc phát sóng trong hai năm 2014 và 2015 và lựa
  18. 11 chọn ngẫu nhiên mỗi tháng 1 đến 2 số của mỗi chƣơng trình đàm thoại giải trí và chân dung cũng trong khoảng thời gian này, sao cho trung bình mỗi năm khảo sát 12 số. Theo đó, tổng số chƣơng trình đàm thoại chính luận là: 225, trong đó Sự kiện & Bình luận: 84, Đối thoại Chính sách: 77, 45 phút: 64 (số lƣợng ít nhất do chƣơng trình dừng phát sóng từ tháng 10 năm 2015). Tổng số chƣơng trình đàm thoại giải trí là: 48, trong đó Chuyện đêm muộn: 24, 23 giờ: 24. Tổng số chƣơng trình đàm thoại chân dung là: 48, cụ thể là Ghế đỏ: 24, Ghế không tựa: 24. 3 đàm thoại chính luận, 2 đàm thoại giải trí, 2 đàm Phạm vi nghiên cứu thoại chân dung Tính chính luận của các chƣơng trình đàm thoại Mẫu nghiên cứu thuộc diện khảo sát, từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2015 Nội dung toàn chƣơng trình, biểu hiện của tính chính Đơn vị nghiên cứu luận qua các yếu tố cấu thành chƣơng trình Thống kê số lƣợng và so sánh số lƣợng những biểu Phân tích định hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu lƣợng thành chƣơng trình trên 7 đàm thoại diện khảo sát trong 2 năm. - Phương pháp định tính: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc sử dụng để khảo sát các văn bản, các chỉ thị, nghị quyết và các tài liệu nghiên cứu nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề tài cũng nhƣ hệ thống hoá một số khái niệm, thuật ngữ quan trọng của đề tài. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng với mục đích nghiên cứu nhận thức, thực trạng sản xuất chƣơng trình đàm thoại chính luận tại các cơ quan báo chí truyền hình. Cụ
  19. 12 thể, nghiên cứu sinh đã tiến hành phỏng vấn sâu 25 trƣờng hợp thuộc các nhóm sau: Nhóm 1 (9 trƣờng hợp): Những ngƣời trực tiếp thực hiện, sản xuất các chƣơng trình trong diện khảo sát, bao gồm 3 ngƣời dẫn chƣơng trình, 2 biên tập viên, 2 đạo diễn, 2 quay phim. Nhóm 2 (7 trƣờng hợp): Những ngƣời làm công tác quản lý cơ quan báo chí truyền hình từ cấp Phó Giám đốc Đài trở lên. Nhóm 3 (9 trƣờng hợp): Những ngƣời là chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, báo chí. Để đảm bảo tính khách quan và nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu, các cá nhân tham gia phỏng vấn sâu đƣợc để ở tình trạng khuyết danh khi trình bày kết quả trong luận án. - Phương pháp quan sát, phân tích: Đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ thực trạng quá trình tổ chức sản xuất các đàm thoại; qua đó chỉ rõ các đặc điểm, ƣu điểm và hạn chế của hoạt động này, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi cao nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đàm thoại chính luận truyền hình trong diện khảo sát nói riêng và các đàm thoại chính luận truyền hình ở nƣớc ta nói chung. Tất cả các phƣơng pháp đƣợc vận dụng bổ trợ lẫn nhau để mang lại kết quả có ý nghĩa với luận án. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận Luận án là một trong số ít công trình khoa học nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề liên quan đến tính chính luận trong chƣơng trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam; đồng thời hệ thống khái niệm về báo chí chính luận, đàm thoại chính luận, và các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu; làm rõ “tính chính luận” về phƣơng diện các yếu tố cấu thành nên chƣơng trình
  20. 13 đàm thoại, bao gồm đề tài, câu hỏi, ngƣời dẫn chƣơng trình, khách mời v.v. đồng thời, nêu lên tác động của truyền hình chính luận nói riêng đối với xã hội. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên; cung cấp cơ sở ban đầu về lý luận và thực tiễn khi cơ quan báo chí muốn xây dựng, nâng cao hiệu quả của các chƣơng trình đàm thoại chính luận truyền hình. Đồng thời, đây cũng là nguồn tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, giảng viên về báo chí trong việc cung cấp những lý thuyết liên quan đến đàm thoại truyền hình, các yếu tố về nội dung, hình thức, và thành viên đàm thoại. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên hệ thống một cách tổng quát, chuyên sâu, cập nhật về tính chính luận trong đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Tổng quan, Kết luận & Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chƣơng, 7 tiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0