Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay
lượt xem 19
download
Luận án phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội; chỉ ra thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội; đề xuất một số quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ HẠNH VAI TRß CñA HÖ THèNG CHÝNH TRÞ CÊP TØNH TRONG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH X· HéI ë S¥N LA HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ HẠNH VAI TRß CñA HÖ THèNG CHÝNH TRÞ CÊP TØNH TRONG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH X· HéI ë S¥N LA HIÖN NAY Ngành: Chính trị học Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PhùngThị Huệ HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Cao Thị Hạnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 7 1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội ......................................................................... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ...................................................... 22 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết .................................................................................................. 26 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ........................................................................................ 31 2.1. Một số vấn đề lý luận về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp tỉnh ................................................................................................. 31 2.2. Một số vấn đề lý luận về chính sách xã hội và thực hiện chính sách xã hội ................................................................................................ 41 2.3. Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ......................................................................................................... 47 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH Ở SƠN LA TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY ........... 68 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La ......................................................................................... 68 3.2. Thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La ....................................................................... 78 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH Ở SƠN LA TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .............. 118
- 4.1. Quan điểm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La ..................................................... 118 4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La ..................................................... 128 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đầu tư phát triển của ngân sách địa phương giai đoạn 2011 - 2015 .... 71 Bảng 3.2. Kết quả thực hiện giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 ...... 101 Bảng 3.3. Kết quả thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015.................. 102 Bảng 3.4. Kết quả thực hiện giáo dục - đào tạo giai đoạn 2011 - 2015........ 103 Bảng 3.5. Kết quả thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015 ................................................................................... 105
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [32, tr.79]; và chính sách xã hội góp phần “không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội” [32, tr.79]. Hiệu quả của việc giải quyết các vấn đề xã hội không những tạo nên sự ổn định, phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội, mà nó còn tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng cầm quyền, góp phần sự phồn vinh của đất nước. Nhận thức được ý nghĩa đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi chính sách xã hội như là những công cụ nhằm khai thác, động viên mọi tiềm năng của từng cá nhân cũng như của cả cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống chính trị Việt Nam là một chỉnh thể các tổ chức gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống; nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức thành bốn cấp: trung ương - tỉnh - huyện - xã. Trong việc thực hiện chính sách xã hội, hệ thống chính trị mỗi cấp có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng theo quy định của pháp luật. Trong đó, hệ thống chính trị cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách xã hội, là cấp quán triệt, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở Trung ương thành các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương; trực tiếp chỉ đạo, xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức thực hiện, ban hành quy chế phối hợp, huy động mọi nguồn lực trong 1
- thực hiện chính sách xã hội; tuyên truyền, phổ biến, động viên nhân dân tham gia thực hiện chính sách xã hội; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách xã hội; kịp thời kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước có những điều chỉnh, bổ sung chính sách mang lại hiệu quả cao hơn. Sơn La là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với sự cố gắng của Đảng bộ tỉnh, chính quyền cấp tỉnh và nhân dân các dân tộc, từ một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, Sơn La đang có những bước phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho việc thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới. Kết quả thực hiện chính sách xã hội của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện trong thực tiễn: công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai sâu rộng và có hiệu quả; giảm được áp lực thiếu việc làm, số người lao động có việc làm mới tăng nhanh qua các năm; đời sống các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng được cải thiện và nâng lên đáng kể; công tác giáo dục - đào tạo tiếp tục được đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo, đạt được những tiến bộ quan trọng; công tác chăm lo người khuyết tật, trẻ mồ côi luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh; sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, của cả cộng đồng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai, đề án còn chưa kịp thời và chất lượng còn hạn chế; cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành chưa nhịp nhàng đã ảnh hưởng đến việc triển khai và thực thi chính sách; những quy định, thủ tục đề ra trong quá trình tổ chức thực thi chính sách thường không ổn định; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho việc thực thi chính sách, như thủ tục thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án, thủ tục cấp phát, chi tiêu tài chính; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tới những đối tượng liên quan còn chưa kịp thời và đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách xã hội chưa đáp ứng đòi hỏi về chất lượng; nguồn lực cho triển khai và thực hiện chính 2
- sách xã hội còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách xã hội chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới; việc xử lý khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện còn chậm, nhiều trường hợp chưa bảo đảm sự công bằng, nghiêm minh đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thực hiện chính sách xã hội. Những hạn chế trên đã phản ánh sự bất cập của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La thời gian qua. Đây là yêu cầu mới đặt ra đối với Tỉnh ủy, chính quyền cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La thời gian tới. Với những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay” làm luận án tiến sĩ Chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án xác định bốn nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình liên quan đến luận án; Hai là, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội; Ba là, chỉ ra thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội; Bốn là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay”. 3
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Nghiên cứu vai trò của Tỉnh ủy, chính quyền cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội. + Tìm hiểu kết quả quá tình thực hiện chính sách xã hội trên năm lĩnh vực như: (1) giải quyết việc làm, (2) xóa đói giảm nghèo, (3) giáo dục - đào tạo, (4) y tế, (5) ưu đãi người có công với cách mạng và trợ giúp xã hội. - Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Phạm vi thời gian: tổng hợp, sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, qua hai nhiệm kỳ của Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XIII (2010 - 2015) và khóa XIV (2015 - 2020). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội; ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học về những nội dung có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích, thống kê, so sánh, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, hệ thống, quy nạp được sử dụng kết hợp để triển khai thực hiện luận án. Trong đó, các phương pháp: phân tích, so sánh, lịch sử, hệ thống được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án. Cụ thể như sau: Phương pháp phân tích là phương pháp chủ đạo, được sử dụng trong tất cả các nội dung nghiên cứu của luận án; trên cơ sở khai thác thông tin từ các tư liệu (nghị quyết của Đảng và Nhà nước, số liệu thống kê, báo cáo của các cơ quan ban ngành, Tỉnh ủy Sơn La…), xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án, qua đó xác định được nội dung nghiên cứu. 4
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu so sánh được sử dụng làm sáng tỏ những yêu cầu nghiên cứu của luận án liên quan đến việc đối chiếu, đánh giá các quan điểm nhận thức và các tỉnh thành khác của Việt Nam về thực hiện chính sách xã hội; chỉ ra thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La. Phương pháp hệ thống được sử dụng nhằm phát hiện mối liên hệ giữa bối cảnh với các yêu cầu nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội; bảo đảm tính tổng thể và khoa học của các giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội. 5. Đóng góp mới của luận án Với tư cách là một công trình nghiên cứu từ góc độ chính trị học về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La, luận án có ba điểm mới sau: Một là, khái quát lý luận về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội. Hai là, chỉ ra thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La. Ba là, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cấp tỉnh; chính sách xã hội, thực hiện chính sách xã hội và vai trò hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, xác định những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp gợi mở cho các cơ quan quản lý có điều chỉnh phù hợp để thực hiện chính sách xã hội hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án ở mức độ nhất định có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan. 5
- 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm có 4 chương (11 tiết). Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Một số vấn đề lý luận về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội; Chương 3: Thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội và những vấn đề đặt ra hiện nay; Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội. 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị Việt Nam Có thể nói các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm; từ đó cho chúng ta một cái nhìn toàn diện, đa chiều về quá trình xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam. Khi bàn về hệ thống chính trị, cuốn Tập bài giảng Chính trị học (Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012) đã nêu định nghĩa về hệ thống chính trị; cấu trúc của hệ thống chính trị được chia thành: tiểu hệ thống thể chế, tiểu hệ thống quan hệ, tiểu hệ thống cơ chế vận hành, tiểu hệ thống các nguyên tắc hoạt động; các thể chế chính trị; các nguyên tắc và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và các quan hệ chính trị. Trong cuốn sách Chính trị học những vấn đề cơ bản (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014), tác giả Võ Khánh Vinh, Đỗ Minh Hợp (đồng chủ biên) đã trình bày những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị: chính trị trong hệ thống xã hội, cơ cấu và chức năng của hệ thống chính trị, phân loại các hệ thống chính trị. Cuốn sách Hệ thống chính trị của Anh, Pháp, Mỹ - mô hình tổ chức và hoạt động (Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007), tác giả Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) đã làm rõ những vấn đề: hệ thống chính trị được hợp thành từ ba tiểu hệ thống chính là đảng phái chính trị, nhà nước và các nhóm áp lực (nhóm lợi ích của xã hội công dân). Nếu coi hệ thống chính trị như một vòng tròn bao quát những tập hợp con cấu thành nên bản thân nó thì điểm trung tâm của vòng tròn này là nhà nước. Một điểm chung dễ nhận thấy giữa Anh, Pháp, Mỹ là cả ba nước đều cùng áp dụng học thuyết “tam quyền phân lập” trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước này lại có sự vận dụng học thuyết đó theo những 7
- phương thức khác nhau và ít nhiều chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử cũng như đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước. Trong mỗi quốc gia đó, các đảng phái chính trị có vai trò chi phối hoạt động của nhà nước. Các đảng phái chính trị thường thể hiện sức mạnh thông qua nhiều phương thức khác nhau và tích cực tham gia vào công việc của nhà nước thông qua sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. Không chỉ dừng ở việc trình bày ở dạng so sánh những đặc trưng của hệ thống chính trị ba nước Anh, Pháp, Mỹ, mà thông qua việc tìm hiểu và phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống chính trị của mỗi nước, các tác giả cuốn sách còn hướng đến việc tìm ra những giá trị phổ quát và ý nghĩa của chúng đối với việc vận dụng vào đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam. Trong cuốn sách chuyên khảo Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước trên thế giới (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008), tác giả Tô Huy Rứa đã phân tích hệ thống chính trị cơ bản, có tính chất đại diện, điển hình trên thế giới; trong đó có mô hình hệ thống chính trị tại các nước bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng dân chủ tự do như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Malaysia; mô hình hệ thống chính trị tại các nước chịu ảnh hưởng bởi của tư tưởng xã hội dân chủ ở Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch,…) và đại diện các nước chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin (Nga, Trung Quốc). Đồng thời, tác giả đánh giá chung về các mô hình hệ thống chính trị có tính chất đại diện điển hình cho các hệ tư tưởng chính trị, nêu rõ tính phổ biến, tính đặc thù của các mô hình ấy; trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị về việc tham khảo kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở một số nước trên thế giới trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị nước ta. Khi nêu quan điểm về hệ thống chính trị Việt Nam, cuốn Giáo trình Chính trị học (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006) chỉ ra hệ thống chính trị Việt Nam với ba nhóm quyền lực có tính độc lập tương đối: quyền lực nhà nước với chủ thể là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lực chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể; cuối cùng là các tổ chức xã hội, đoàn thể thành lập và hoạt động theo môi trường pháp lý hiện hành, tập hợp xung quanh cơ quan đại diện là Mặt trận Tổ quốc; đồng thời, nêu những định hướng bảo đảm sự tác động của các chủ thể chính trị đến thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 8
- Khi bàn về hệ thống chính trị Việt Nam, cuốn Tập bài giảng Chính trị học, (Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012) làm rõ những đặc điểm, cấu trúc, khái quát thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị nước ta và những định hướng lớn có tính chất giải pháp về đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam. Đổi mới hệ thống chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược to lớn; nhằm tổng kết công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình đổi mới hệ thống chính trị của nước ta từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả như: Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) do tác giả Nguyễn Đức Bình (Chủ biên); Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) của tác giả Nguyễn Duy Quý; Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020, (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2008) của tác giả Trần Đình Hoan; Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 - 2011) (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) của tác giả Phạm Ngọc Trâm; Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014) của tác giả Lê Quốc Lý. Các tác giả đã chỉ ra ở Việt Nam, hệ thống chính trị đã sớm được hình thành và hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của đất nước, với tính cách là hệ thống chính trị cách mạng, các tổ chức trong hệ thống chính trị như: Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội luôn được nâng cao chất lượng hoạt động hoạt động của hệ thống chính trị nước ta thời kỳ đổi mới. Các tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay; đánh giá hiện trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ thống chính trị nước ta hơn 30 năm qua; nêu ra các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị; đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Theo đó, đổi mới hệ thống chính trị không nhằm mục tiêu tạo ra một hệ thống chính trị mới hay thay đổi bản chất của hệ thống chính trị hiện nay, mà thực hiện đổi mới theo hướng hoàn thiện để khắc phục các bất cập, yếu kém, tạo nên sự phù hợp của hệ thống chính trị với các yêu cầu của kinh tế thị trường định 9
- hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới hệ thống chính trị để củng cố và tăng cường mở rộng nền tảng xã hội của hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự đồng thuận xã hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển. Đổi mới hệ thống chính trị luôn phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, trong đó, đổi mới, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị,… Báo cáo đề tài khoa học cấp Nhà nước Vấn đề xây dựng nền chính trị và hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ quá độ (ý hiệu ý.00101)) (1995); Hệ thống chính trị Việt Nam - quá trình xây dựng và đánh giá thực trạng (ý hiệu KX.05.03) (1995); Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (ý hiệu ý.005003) (1996); Hệ thống chính trị Việt Nam của tác giả Nguyễn Hữu Khiển (1998); đây là những công trình nghiên cứu công phu, có giá trị khoa học cao của tập thể các tác giả về hệ thống chính trị Việt Nam. Các công trình trên đã nghiên cứu về lịch sử hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt là hệ thống chính trị cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của tiến trình đó; phân tích những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; xác định mục tiêu, quan điểm và định hướng xây dựng hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam; nghiên cứu và làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản cầm quyền; thực trạng của bộ máy nhà nước; thực trạng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân; đưa ra những thuyết minh dự kiến đổi mới mô hình hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị cách mạng, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng đặt ra. Bên cạnh đó, có một số lượng lớn công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng như: 75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2005), (Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005); Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) do tác giả Đỗ Hoài Nam (chủ biên); Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) 10
- của tác giả Nguyễn Văn Huyên (chủ biên); Quan điểm của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị (Lý luận chính trị, 3/2014) của tác giả Nguyễn Văn Huyên; Về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, (Tạp chí Triết học, số 2, 2010) của tác giả Nguyễn Ngọc Hà; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân (Lý luận chính trị, 5/2016) của tác giả Hoàng Chí Bảo. Các công trình trên đã trình bày những nét khái quát về hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay; những vấn đề lý luận chung về đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Sự cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hoạt động cơ bản, là trụ cột của cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, là điều kiện đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Hệ thống thể chế đảng lãnh đạo và cầm quyền đã được Đảng ta quan tâm xây dựng ngay từ khi nắm chính quyền và từng bước được bổ sung để đáp ứng nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn cách mạng. Từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành đến nay, nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng cũng có sự thay đổi. Đảng và các tổ chức đảng ngày càng quy định đúng hơn và tôn trọng vai trò của các cơ quan nhà nước, xác định rõ hơn nội dung, phạm vi lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, từ Trung ương xuống cơ sở. Nhóm các công trình bàn về Nhà nước phải kể đến như: Nhà nước cách mạng Việt Nam (19)5 - 2010), (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) do tác giả Lê Minh Quân (chủ biên); Hình thức Nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) của tác giả Mai Thị Thanh; Bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015) của tác giả Nguyễn Minh Đoan; .ây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Văn kiện Đại hội .II của Đảng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016) do tác giả Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Dũng (đồng chủ biên); Vị trí, vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Giáo dục lý luận, 11/2010) của tác giả 11
- Nguyễn Thế Thuấn. Các công trình trên đều khẳng định: trong hệ thống chính trị ở nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động đời sống xã hội. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị được quy định bởi chức năng và nhiệm vụ của nó trong hệ thống chính trị, trong đời sống xã hội. Các công trình phân tích sâu sắc thực trạng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong mối quan hệ với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội; trên cơ sở đó nêu vấn đề đặt ra và những giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhóm các công trình bàn về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội phải kể đến như: Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) do tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thiết chế chính trị có chức năng phản biện xã hội (Lý luận chính trị, 9/2012) của tác giả Hồ Tấn Sáng; Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay (Giáo dục lý luận, số 10/2012) của tác giả Nguyễn Văn Phương; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia xây dựng dựng Đảng và Nhà nước hiện nay (Lịch sử Đảng, 3/2017) của tác giả Lê Mậu Nhiệm. Các công trình trên đều nhận định chung: trước yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp từ Trung ương đến cơ sở đã không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới cả nội dung và phương thức hoạt động. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đóng góp quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đã đề cập phản biện xã hội - một trong những cách thức, công cụ để nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các quyết sách chính trị ở Việt Nam hiện nay. 12
- Như vậy, các công trình, đề tài nghiên cứu, bài viết đã làm rõ bản chất, đặc trưng, phương thức tổ chức, hoạt động; quá trình hình thành và phát triển; thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong quá trình đổi mới; phân tích về vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về chính sách công và chính sách xã hội Thứ nhất, một số cnn tình n hinn cứu êề chính sách xã hội nớcc n àii Khi nghiên cứu về quy trình trong hoạt động thiết kế và thực hiện chính sách công, cuốn sách Chính sách công của Hoa ýỳ giai đoạn 1935 - 2001 (Nhà xuất bản Thống kê, 2001), tác giả Lê Vinh Danh đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như: chính sách công và chính quyền - tổ chức chính quyền hợp chủng quốc Hoa Kỳ; quy trình thiết kế chính sách công; chính sách công Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2000; quy trình thiết kế chính sách trong thực tế. Cuốn sách đã khái quát nội dung với 3 phần: Chính sách công và chính quyền, tiến trình lập và thực hiện chính sách, thiết kế chính sách công trong thực tế. Ngày nay, rất nhiều chính sách và cách thiết kế chính sách được xây dựng ở cấp chính quyền trung ương từ những năm thập niên 20, 30. Lề lối quản trị hay thiết kế chính sách công có thể xem là cố định nói trên gần như là nền tảng chính trong hệ thống hành chính Hoa Kỳ, bởi nó phản ánh việc phục vụ các quyền lợi cơ bản và không thay đổi của nước Mỹ mà chính quyền, đơn vị đại diện của đất nước có trách nhiệm phải làm. Với những mục tiêu tương đồng về lợi ích quốc gia, lề lối thiết kế và quản trị mang tính cơ bản này có thể là kinh nghiệm tốt cho các nước đang phát triển xem xét. Cuốn sách Về mô hình “chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ ..I” của khu vực Mỹ La tinh hiện nay (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2012), tác giả Nguyễn An Ninh giới thiệu về sức hấp dẫn của chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ cải cách, đổi mới ở Cuba - thực hiện chính sách xã hội công bằng và bảo đảm an sinh cho nhân dân ngay cả khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Cuba là một xã hội lành mạnh, hầu như không có tệ nạn ma túy, nạn thất nghiệp ở mức độ thấp; gần như toàn bộ người già, cô đơn được đưa vào các nhà dưỡng lão; trẻ em tàn tật, khuyết tật 13
- được đưa vào các trường đặc biệt. Cuba quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục, đào tạo nhân lực và dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho toàn dân. Cuốn sách Hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu của Đinh Công Tuấn, (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013) tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống an sinh xã hội EU giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời giới thiệu về một số mô hình an sinh sinh xã hội điển hình của EU: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Đức, Anh, Thụy Điển. Bên cạnh đó, tác giả còn dự báo triển vọng an sinh xã hội ở EU và bài học kinh nghiệm chính sách cho Việt Nam. Để tăng cường hiểu biết về văn hóa, xã hội, đặc biệt an sinh xã hội của các nước trong cộng đồng ASEAN, cuốn sách Giải quyết an sinh xã hội của Thái Lan, Malaixia, Philippin và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015), tác giả Nguyễn Duy Dũng trình bày các nhân tố tác động đến an sinh xã hội của Thái Lan, Malaysia, Philippin. Thực trạng an sinh xã hội của Thái Lan, Malaysia, Philippin từ những năm 1990 đến nay. Kinh nghiệm giải quyết an sinh xã hội của Thái Lan, Malaysia, Philippin là bài học tham khảo hữu ích cho Việt Nam. Bên cạnh các công trình trên, còn một số bài viết như: Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện chính sách xã hội ở một số quốc gia - ýinh nghiệm đối với Việt Nam, của Phạm Đức Kiên (2010), Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ Thụy Điển - kinh nghiệm tham chiếu đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, của Hoàng Xuân Huy (2016) đã giới thiệu mô hình thực hiện chính sách xã hội của Nhật Bản, Thụy Điển với nhiều loại hình phúc lợi xã hội; tạo cho mọi người có môi trường thuận lợi để được tham gia đóng góp cho xã hội, cũng như được hưởng một phần thành quả do sự tăng trưởng đem lại. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò chính sách xã hội trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, một trong những nhân tố quan trọng góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một quốc gia. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau nên chính sách xã hội 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
180 p | 89 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy khu vực Trung Bắc bộ
233 p | 27 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Chất lượng giáo dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
202 p | 13 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam
230 p | 14 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam
260 p | 25 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu áp dụng chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc
170 p | 22 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III- IV (M0)
48 p | 28 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy khu vực Trung Bắc bộ
27 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Hiệu quả của giáo dục sức khỏe trên tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng
156 p | 8 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của marketing xanh đến năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
30 p | 15 | 5
-
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler động mạch tử cung, động mạch não, động mạch rốn thai nhi và thử nghiệm nhịp tim thai không kích thích trong tiên lượng thai nhi ở thai phụ TSG
210 p | 35 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Chất lượng giáo dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
27 p | 16 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank
27 p | 47 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài Dành dành láng (Gardenia philastrei), Dành dành Angkor (Gardenia angkorensis) và Dành dành chi tử (Gardenia jasminoides) tại Việt Nam
27 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2
215 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam
27 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn