Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Luận án tập trung nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh về pháp quyền được thể hiện trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập), trong các văn bản pháp luật do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, công bố và thực tiễn chỉ đạo của Người trong thực hiện tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC DŨNG TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2018
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC DŨNG TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM NGỌC ANH 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Nguyễn Đắc Dũng
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 28 Chƣơng 2: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỂN HỒ CHÍ MINH 32 2.1. Khái niệm 32 2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh 43 Chƣơng 3: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH 66 3.1. Về vai trò của pháp luật 66 3.2. Về phương thức thực hiện pháp quyền 83 3.3. Về điều kiện thực hiện pháp quyền 93 Chƣơng 4: NHỮNG GIÁ TRỊ THAM CHIẾU TRONG TƢ TƢỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 110 4.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước 110 4.2. Pháp luật phải thể hiện ý nguyện của nhân dân 116 4.3. Chủ quyền nhân dân đối với các vấn đề quan trọng của quốc gia 120 4.4. Các quyền hiến định của công dân 125 4.5. Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt 128 KẾT LUẬN 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội DCCH: Dân chủ Cộng hòa NNPQ: Nhà nước pháp quyền XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra những anh hùng giải phóng dân tộc, những nhà tư tưởng lớn, những danh nhân văn hóa của dân tộc; trong đó có Hồ Chí Minh, người vừa để lại sự nghiệp vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, vừa được nhân loại biết đến rộng rãi, ca ngợi và khâm phục. Với dân tộc Việt Nam Người là lãnh tụ vĩ đại, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động [23]. Tổ chức UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa [144]. Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc; đồng thời là người tổ chức, lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam thực hiện thắng lợi con đường đó; con đường Người chỉ ra đã định hướng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong quá khứ, đến hiện tại và tương lai. Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, tính đúng đắn trong tư tưởng của Người đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận. Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX đã cho thấy khi nào chúng ta xa rời hoặc không quán triệt đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh thì khi đó chúng ta vấp váp và sai lầm [93]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh: “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [27, tr.88]. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc cho đến cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó, có tư tưởng pháp quyền, Người đã đặt nền móng và định hướng xây dựng pháp quyền Việt Nam. Trên
- 2 lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà kiến trúc sư lỗi lạc trong thiết kế; đồng thời, Người còn là nhà tổ chức, lãnh đạo nhân dân, là người trực tiếp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Người luôn hướng tới một nền hành chính phục vụ nhân dân, hết sức chăm lo cho đời sống nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với một tư duy hiện đại và tiến bộ, Hồ Chí Minh xác định quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật là quan trọng nhất, trong đó, đề cao vai trò của Hiến pháp. Hệ thống pháp luật được đề cao trong toàn xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng, toàn xã hội phải tuân thủ pháp luật, Nhà nước xây dựng và thực thi pháp luật nhưng chính Nhà nước phải tuân thủ pháp luật. Hệ thống pháp luật phải thể hiện ý chí của nhân dân, bản chất của hệ thống pháp luật thể hiện tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền con người và hướng tới các giá trị nhân văn. Pháp luật phải có hiệu lực mạnh mẽ, thể hiện sự nghiêm minh và tất cả mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Hồ Chí Minh cho rằng pháp luật phải đi vào cuộc sống, trở thành nề nếp, thói quen, lối ứng xử tự nhiên của con người, tạo nên ý thức pháp luật cao trong toàn xã hội. Trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, còn có sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức, pháp luật phải hướng tới lẽ phải, hợp đạo lý làm người. Đó là một pháp quyền văn minh và tiến bộ. Một pháp quyền nhân nghĩa, hướng tới con người và vì con người, đặt con người ở vị trí trung tâm. Do những nguyên nhân khác nhau về chủ quan và khách quan, nhận thức và thực tiễn, bối cảnh trong nước và quốc tế, trong một thời gian dài, chúng ta không hoặc ít đề cập đến vấn đề pháp quyền, do đó vấn đề pháp quyền về phương diện lý luận thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ và chưa có sự thống nhất; về phương diện thực tiễn thiếu tính nhất quán và hiệu quả. Từ năm 1986 đến nay, với những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới trên các mặt của đời sống xã hội, dân tộc Việt Nam chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Trên lĩnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ),
- 3 bên cạnh thành tựu, còn có hạn chế về nhận thức và thực tiễn. Về nhận thức: bản chất, đặc trưng, cơ chế vận hành của NNPQ XHCN chưa được xác định rõ, đầy đủ; các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền; vai trò tối thượng của Hiến pháp, vai trò, tiêu chuẩn của pháp luật, hệ thống pháp luật của NNPQ XHCN chưa được nhận thức, quy định đầy đủ. Về thực tiễn thực hiện pháp luật, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm; việc xây dựng NNPQ XHCN chưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản thượng tôn pháp luật; chăm lo quyền lợi chính đáng của nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; việc kiểm soát quyền lực, nhất là trong bộ máy nhà nước chưa được chế định rõ ràng, còn thiếu nhất quán; cơ chế bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế chưa đầy đủ; công tác lập pháp còn nhiều bất cập; tổ chức của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp còn có những hạn chế; tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Chính phủ còn bất cập; cải cách tư pháp còn có những vướng mắc, thiếu đồng bộ [28]. Trước yêu cầu phát triển toàn diện đất nước, trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam vấn đề pháp quyền lại được đặt ra. Hiếp pháp năm 2013, tại Điều 2, khoản 1 quy định: Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Vấn đề pháp quyền được đặt ra cần nghiên cứu và triển khai thực hiện. Sau hơn 30 năm đổi mới và hơn 20 năm xây dựng NNPQ XHCN, cả về lý luận và thực tiễn, Việt Nam thu được những thành tựu nhất định, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, lý giải. Việt Nam đã có đầy đủ hơn các cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng pháp quyền XHCN. Việc trở lại nghiên cứu và tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với những lý do trên, tác giả chọn: “Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
- 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích, lý giải một cách toàn diện tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh; đồng thời nêu những giá trị tham chiếu của tư tưởng đó đối với việc xây dựng, hoàn thiện pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. - Phân tích nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. - Khẳng định giá trị tham chiếu của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp quyền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh về pháp quyền được thể hiện trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập), trong các văn bản pháp luật do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, công bố và thực tiễn chỉ đạo của Người trong thực hiện tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam. - Về thời gian: Luận án khảo cứu toàn bộ tư tưởng và thực tiễn của Hồ Chí Minh về xây dựng pháp quyền ở Việt Nam, nhất là từ 1945 đến 1969, đó là thời kỳ Hồ Chí Minh hiện thực hóa, bổ sung, phát triển tư tưởng pháp quyền. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng các phương pháp sau: lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, văn bản học, khảo cứu thực tế.
- 5 5. Những đóng góp mới của Luận án - Phân tích nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. - Đưa ra các giá trị tham chiếu của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học - Phân tích làm rõ nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. - Chỉ rõ sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam của Hồ Chí Minh trong tư tưởng pháp quyền. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án rút ra những giá trị tham chiếu để Đảng, Nhà nước vận dụng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. - Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy, học tập trong nhóm ngành khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn. 7. Kết cấu của luận án Luận án ngoài mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, với 12 tiết.
- 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Vấn đề pháp quyền, NNPQ, NNPQ XHCN là vấn đề mới ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, phải đầu thế kỷ XX, các nhà tư tưởng và các nhà hoạt động chính trị Việt Nam mới đề cập đến vấn đề Nhà nước dân chủ, vấn đề lập hiến...; về mặt thực tiễn, phải đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, những tư tưởng pháp quyền mới được hiện thực hóa ở Việt Nam. Những vấn đề trên được đề cập nhiều từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được xây dựng và ban hành. Tại Điều 2, Hiến pháp năm 2013 ghi: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [106, tr.9]. Từ khi đổi mới đất nước, số lượng công trình nghiên cứu về pháp quyền, NNPQ, NNPQ XHCN ở Việt Nam ngày càng nhiều. Qua nội dung các công trình, tác giả của luận án tổng quan một số công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án của mình thành các vấn đề: 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Những công trình nghiên cứu tƣ tƣởng pháp quyền * Về sách chuyên khảo Josef Thesing nêu ra các dữ kiện chủ yếu thể hiện tầm quan trọng của pháp quyền: Phát triển kinh tế, xã hội có mối quan hệ tương hỗ với pháp luật; mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ và pháp quyền; ở bất kỳ đâu pháp quyền hình thành trên cơ sở một trật tự chính trị, thì ở nơi đó nó cũng dạy cho người dân biết phải giải quyết xung đột về giá trị hay lợi ích theo quy định của pháp luật chứ không phải bạo lực. Tác giả đánh giá cao vai trò của pháp quyền trên nhiều phương diện, nhưng đặc biệt chú ý đến giá trị nhân văn của pháp quyền [125].
- 7 Roman Herzog khẳng định khái niệm pháp quyền rất rộng, có rất nhiều nghĩa khác nhau, nhưng theo tác giả đều thống nhất bản thân pháp quyền đã là thiện và công bằng, sự không thống nhất là ở chỗ cái gì làm ra thiện và công bằng. Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng, khái niệm pháp quyền nghĩa là một Nhà nước không xâm hại tới cá nhân và thực chất tồn tại để đem lại lợi ích cho công dân của mình [125]. Tác giả đề cập tới mục đích của pháp quyền và để đạt được mục đích đó cần thông qua yếu tố Nhà nước. Gerhard Robbers đưa ra quan điểm pháp luật là tập hợp các quy định, tạo ra những cấu trúc để con người cùng tồn tại hòa bình và tự do. Trong mối quan hệ giữa đạo đức và Nhà nước, pháp quyền có vai trò tạo ra cơ cấu pháp lý để cho cá nhân hành động theo nguyên tắc đạo đức và đích cuối cùng là tạo sự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, để đạt được khoan dung, tự do, bình đẳng cho mọi người [125]. Tác giả đề cập mối quan hệ giữa pháp quyền và đạo đức, trong đó nhấn mạnh đến tính tương hỗ của mối quan hệ này. Waldemanr Beson và Gorthard Jasper cho rằng sự vượt trội của pháp quyền so với cai trị của cảnh sát và quyền lực chuyên chế trong việc đảm bảo quyền tự do của con người và sự tham gia vào đời sống chính trị của công dân; đồng thời cũng chỉ ra những nguy cơ của pháp quyền, đặc biệt nguy cơ “thủ tục trị” [125]. Các tác giả đã đề cập và nhấn mạnh đến giá trị của pháp quyền, nhưng không tuyệt đối hóa, thừa nhận hạn chế của pháp quyền. Thể hiện một cách tiếp cận biện chứng và rất có giá trị. Lý Ba đưa ra quan điểm luật thành văn cần có năm đặc tính: Phải dựa trên luật tự nhiên hay luật đạo đức; phải giản dị để con người hiểu là gì và tuân theo như thế nào; phải không bị thay thế liên tục; phải ngăn ngừa sự áp bức, ngăn ngừa sự lạm quyền của Nhà nước; phải hợp lý, nghĩa là việc tố tụng giống nhau phải xử lý giống nhau. Tác giả đưa ra hai nguyên tắc trong pháp quyền: Luật là tối thượng và quyền lập pháp phải có giới hạn [95]. Tác giả đã đề cập đến các đặc trưng và nguyên tắc phổ biến của pháp quyền.
- 8 Lý Ba cho rằng quan điểm pháp quyền ngày nay khác hoàn toàn với quan niệm pháp trị của Trung Hoa thời kỳ cổ đại. Pháp quyền mang ba ý nghĩa: Pháp luật là công cụ điều chỉnh quyền lực của Chính phủ; sự bình đẳng trước pháp luật; thẩm quyền tài phán phải tuân theo thủ tục tố tụng đã được ấn định trước [95]. Ba ý nghĩa trên đồng thời là ba nguyên tắc, ba yêu cầu của pháp quyền. Nhà chính trị nổi tiếng của nước Mỹ, James Madison trong Những Luận cương về Liên bang cho rằng Chính phủ là sự phản ánh rõ ràng nhất bản tính của con người, mà theo ông con người không phải là thần thánh, do đó Nhà nước cũng không phải là thần thánh, nhưng con người cần Nhà nước. Vấn đề là làm sao để Nhà nước thực sự phục vụ con người. Ông khẳng định khó khăn lớn nhất là làm thế nào để chính phủ tự mình kiểm soát lấy mình, theo ông phân quyền để kiểm soát lẫn nhau và giữ gìn sự cân bằng là giải pháp chắc chắn [95]. J.Madison nhấn mạnh đến phân quyền và cân bằng quyền lực trong pháp quyền. Theo Alexander Hamilton để pháp quyền đảm bảo các quyền con người, mấu chốt không phải ở việc liệt kê một danh sách các dân quyền, một việc luôn không thể làm đầy đủ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mà phải là ban hành Hiến pháp để hạn chế quyền lực của Chính phủ [95]. Đây là một quan điểm có giá trị và rất đáng lưu ý của A.Hamilton trong hoạt động lập hiến và thực thi pháp quyền. John Jay nêu luận điểm khi thành lập Chính phủ, nhân dân phải nhượng lại một số quyền tự nhiên của mình cho Chính phủ; đổi lại quyền lợi của nhân dân được đảm bảo nhiều hơn [95]. J.Jay nêu vấn đề mối quan hệ giữa Chính phủ và nhân dân là mối quan hệ giữa nhượng quyền và nhận nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền phải có nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền. Ngô Thị Mỹ Dung và các cộng sự phân tích những điều kiện kinh tế, xã hội, những tiền đề lý luận ảnh hưởng đến tư tưởng triết học pháp quyền Đức,
- 9 phân tích nội dung tư tưởng triết học pháp quyền ở một số nhà tư tưởng điển hình: Christian Thomasius, Christian Wolff, Immanuel Kant, Johann Gottlieb Fichte, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Karl Marx, Friedrich Engels, Gustav Radbruch và Arthur Kaufmann. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với việc xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay: Đề cao con người, nhấn mạnh các quyền tự nhiên của con người; luật tự nhiên là cơ sở, tiêu chí đánh giá hiệu lực của luật ban hành; gắn xây dựng NNPQ XHCN với phát triển kinh tế, xã hội; pháp luật phải phản ánh đầy đủ và đúng đắn quyền, lợi ích của toàn thể nhân dân; pháp quyền phải có sự bình đẳng, an toàn pháp lý, phổ biến, tiện dụng, ổn định [14]. Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn đã hệ thống các vấn đề liên quan đến xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, trong đó các nội dung đáng chú ý và có giá trị tham khảo: khái niệm và các đặc trưng; những yếu tố chi phối; phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam [108]. Các tác giả mới gián tiếp đề cập đến tư tưởng pháp quyền qua việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của Nhà nước pháp quyền. Lưu Tiến Dũng đề cập tư tưởng pháp quyền từ góc độ tính độc lập của tư pháp, một nhánh quyền lực nhà nước, trong đó tác giả tập trung chỉ ra những tồn tại trong vấn đề về độc lập xét xử ở Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay, những vấn đề đó có giá trị đối với việc xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay [13]. Các tác giả Nguyễn Bá Dương, Trần Hậu Thành và Lê Thị Hoài Thanh đã đề cập đến các nội dung cơ bản của tư tưởng pháp quyền hiện đại: nhân dân chủ thể của quyền lực; các quyền con người phải được tôn trọng, đảm bảo; vai trò của pháp luật; phân quyền và giám sát quyền lực nhà nước; ưu tiên pháp luật quốc tế trong quan hệ đối ngoại [22]. Các tác giả Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa đề cập đến tư tưởng pháp quyền dưới góc độ lập hiến, trong đó tập trung vào nội dung của Hiến
- 10 pháp; phân tích quá trình vận động của tư tưởng lập hiến Việt Nam trong lịch sử. Trong đó nội dung có giá trị là các tác giả đã phân tích sự cọ sát, đấu tranh giữa các khuynh hướng lập hiến ở Việt Nam; sự vượt trội, thắng thế của tư tưởng lập hiến cách mạng do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo [119]. Bùi Xuân Đức đặt ra một vấn đề lớn, có ý nghĩa cần thiết, cấp bách ở Việt Nam hiện nay là phải dứt khoát thay đổi tư duy pháp lý, không phải nguyên tắc pháp chế XHCN đổi mới mà là nguyên tắc pháp quyền [1]. * Bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành Nguyễn Đăng Dung đã lý giải tính hai mặt của Nhà nước, một mặt thể hiện sự phát triển của con người, bảo vệ, đem lại quyền lợi và sức mạnh cho con người. Mặt khác, Nhà nước lại có xu hướng tùy tiện, xâm phạm đến quyền lợi cá nhân. Biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn xu hướng tùy tiện của Nhà nước là dùng pháp luật kiểm soát Nhà nước, kết hợp với đạo đức công vụ [16]. Như vậy, pháp quyền được tác giả nhìn nhận dưới góc độ các nguyên tắc để hạn chế mặt trái của Nhà nước. Võ Khánh Vinh nhấn mạnh phải triệt để thực hiện tư tưởng pháp quyền: Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật quy định; công dân được làm những gì pháp luật không cấm [151]. Đây là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng pháp quyền nhân loại, Việt Nam hiện nay cần nghiên cứu và vận dụng. Nguyễn Sỹ Dũng phân tích các đặc trưng của pháp quyền dưới góc nhìn giá trị thể hiện sự tiến bộ, văn minh mà các Nhà nước cần hướng tới. Tác giả tiếp cập pháp quyền từ góc độ văn hóa [21]. Các tác giả Lê Văn Cảm, Nguyễn Cảnh Hợp tiếp cận tư tưởng pháp quyền dưới góc độ tổ chức nhà nước và chỉ ra hạn chế lớn trong việc tổ chức, thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, từ hạn chế đó dẫn đến nhiều hậu quả. Những hạn chế và hậu quả của việc tổ chức, thực hiện và
- 11 kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ là những gợi mở cho việc tìm giải pháp xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam [8]. Các tác giả Nguyễn Minh Đoan [33], Phạm Thị Ngọc Trầm [131], Lương Đình Hải [37] và Vũ Văn Viên [150] đề cập đến mối quan hệ giữa xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như: xây dựng xã hội dân sự, dân chủ. Các tác giả đã nhìn xã hội như một chỉnh thể gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại, do đó khi nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể cần đặt trong sự tác động qua lại với lĩnh vực khác. Trong một số công trình của Hoàng Thị Hạnh đặt ra vấn đề xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam phải đặt trong bối cảnh lịch sử dân tộc và thời đại. Nhưng tác giả giới hạn và tập trung trong phạm vi kinh tế, chưa có điều kiện mở rộng sang các lĩnh vực khác [38, 39]. Thái Vĩnh Thắng đề cập vấn đề pháp quyền ở Việt Nam từ nhu cầu bảo hiến. Trong đó, vấn đề cần kíp hiện nay là lựa chọn mô hình cơ quan bảo hiến phù hợp với Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả, mô hình Tòa án Hiến pháp là phù hợp nhất ở Việt Nam. Khác với nhiều nhà nghiên cứu khác chỉ nêu ra nhu cầu bảo hiến và đề xuất cần có mô hình bảo hiến, nhưng không xác định mô hình cụ thể, tác giả xác định mô hình cụ thể [117]. Tống Đức Thảo trong các công trình của mình đưa ra các lập luận chính trị căn bản của chủ nghĩa lập hiến Việt Nam, đó chính là những cơ sở để Việt Nam xây dựng hoàn thiện NNPQ XHCN. Tác giả cho rằng, Việt Nam có thể tiếp thu mô hình bảo hiến của Cộng hòa Pháp là Hội đồng bảo hiến, một quan niệm về mô hình bảo hiến cụ thể có thể vận dụng ở Việt Nam [123, 124]. Mai Thị Thanh chỉ ra những đặc thù trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Những đặc thù này được tác giả xem xét dưới hai góc độ: vừa là những khó khăn, đồng thời cũng chính là những nguyên nhân của bất cập
- 12 trong thực trạng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay [118]. Cùng đề cập đến tính đặc thù, các đặc trưng trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam có thể kể đến Phạm Văn Đức [35], Lê Công Định [30], Nguyễn Như Phát [96], Nguyễn Đình Tường [140]. Các tác giả một mặt chỉ ra tính đặc thù, đồng thời cũng cho rằng xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam mang những đặc điểm chung toàn nhân loại. Các tác giả Hoàng Văn Tú [134], Nguyễn Đăng Dung [17], Hà Thị Mai Hiên, Nguyễn Thị Việt Hường [44], Nguyễn Văn Luật [64], Ngọ Văn Nhân [93], Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị [96-98] nghiên cứu pháp quyền từ góc độ lập hiến ở Việt Nam. Trong đó các tác giả tập trung chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để quá trình lập hiến Việt Nam đảm bảo pháp quyền. Các hạn chế gồm: nhận thức; kỹ thuật lập hiến; nội dung lập hiến. Các hạn chế đó là những gợi ý có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong nghiên cứu và vận dụng tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Hoàng Thị Kim Quế đề cập pháp quyền trong quan hệ với đạo đức, nhấn mạnh vai trò của đạo đức công quyền đối với pháp quyền. Theo tác giả đạo đức nói chung và đạo đức công quyền phải tham gia và hiện diện trong tất cả các hoạt động lập hiến, lập pháp, hành pháp và xét xử mới đảm bảo công bằng, công lý, dân chủ [102]. Các tác giả Lê Hồng Sơn [113], Trần Thành [122] tiếp cận pháp quyền dưới góc độ mô hình tổ chức nhà nước, cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước; mối quan hệ giữa thiết chế nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội khác, trong đó có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tác giả đề cập đến một vấn đề lớn và mang tính thời sự lâu dài trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp thỏa đáng. Bùi Huy Tùng đưa ra hai phương thức đảm bảo tính hợp pháp, hợp hiến và thống nhất của hệ thống pháp luật, phương thức mang tính phòng ngừa và
- 13 phương thức mang tính ngăn chặn. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, cả hai phương thức trên vẫn còn nhiều hạn chế [139]. Tác giả đề cập đến pháp quyền dưới góc độ tính hợp pháp, hợp hiến và thống nhất của hệ thống pháp luật, một vấn đề đang đặt ra hiện nay ở Việt Nam. Hoàng Văn Nghĩa trong bài Sửa đổi Hiến pháp: Tiếp cận từ sự phát triển lý luận về quyền con người của Đảng ta [90], tác giả đã phân tích quyền công dân luôn hẹp hơn quyền tự nhiên của con người. Quyền tự nhiên của con người là hiện tồn, bất kể chế định luật pháp quốc tế hay quốc gia có thừa nhận hay không. Tuy nhiên, quyền tự nhiên ấy chỉ thực sự được hiện thực hóa, tức là được tôn trọng, bảo vệ và thực thi trên nền tảng của chế định pháp luật. Hiện nay, xây dựng pháp quyền ở Việt Nam cần chú ý: xác định cá nhân là chủ thể tối cao của quyền con người; chế định về quyền con người không chỉ dừng lại ở ghi nhận và đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của công dân (con người với tính cách là công dân trong Nhà nước, công dân là con người theo nghĩa hẹp); mà quan trọng hơn đó là khơi dậy và phát triển tiềm năng để hiện thực hóa các quyền và tự do cơ bản của cá nhân tồn tại với tính cách là con người nói chung (con người theo nghĩa đầy đủ, vốn có, con người tự nhiên, con người trước khi có Nhà nước), con người mang tính phổ quát của nhân loại và mang tính loài. Tác giả cũng chỉ ra các bước thụt lùi của việc ghi nhận quyền con người và quyền công dân trong các Hiến pháp Việt Nam về mặt hình thức: Hiến pháp năm 1946 quy định ở Chương 2; Hiến pháp năm 1959 quy định ở Chương 3; Hiến pháp 1980 quy định ở Chương 4; Hiến pháp 1992 quy định ở Chương 5. Chưa tính đến sự thụt lùi về nội dung và bản chất của quyền; quyền con người bị quy về quyền công dân và bị giới hạn trong Hiến pháp và pháp luật. Bước thụt lùi này đã được khắc phục từng phần trong Hiến pháp năm 2013. Các tác giả Đinh Xuân Lý [66], Hoàng Công [11] chỉ ra trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiến bộ trong tư duy pháp quyền Việt Nam, hội
- 14 nhập với tư tưởng pháp quyền nhân loại. Nhấn mạnh đến pháp quyền từ góc độ quyền con người, ghi nhận sự tiến bộ trong Hiến pháp hiện hành hiến định quyền con người phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người. * Về luận án Đào Ngọc Tuấn đưa ra nhận định có giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ ở Việt Nam cần kết hợp tính phổ biến toàn nhân loại và tính đặc thù của Việt Nam [135]. Tác giả đề cập vấn đề khi xây dựng pháp quyền Việt Nam cần chú ý và chỉ ra những đặc thù riêng kết hợp với những giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại. Vấn đề Việt hóa các điều ước và thông lệ quốc tế có một ý nghĩa to lớn với Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nguyễn Đình Hảo phân tích những nhược điểm trong hoạt động lập quy của Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam từ 1992 đến nay, qua đó cho thấy những biểu hiện thiếu, yếu tư tưởng pháp quyền trong hoạt động lập quy của Chính phủ. Từ thực trạng đó, đặt ra giảm quyền và tăng năng lực lập quy của Chính phủ [41]. Phạm Thế Lực phân tích những mâu thuẫn trong vấn đề tập trung và phân chia quyền lực trong tổ chức, thực thi quyền lực ở Việt Nam. Các giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn trên có nhiều, giải pháp mang tính bao trùm và chi phối là đảm bảo nguyên tắc pháp quyền [65]. Nguyễn Mậu Tuân phân tích một cách có hệ thống và cụ thể các hạn chế trong hoạt động bảo hiến ở Việt Nam, tạo nên cơ sở thuyết phục khi đưa ra kết luận về nhu cầu bảo hiến ở Việt Nam [137]. Vấn đề đặt ra tiếp theo là cần phải xây dựng cơ chế và xác định mô hình cụ thể cho hoạt động bảo hiến tại Việt Nam. Cao Anh Đô đề cập đến một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của NNPQ XHCN Việt Nam, đó là nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện
- 15 các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tác giả phân tích các hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc trên, trong điều kiện đặc thù của Việt Nam là có Đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền [31]. Vấn đề chưa đưa ra cơ chế cụ thể, khả thi về phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàng Thị Hạnh khẳng định một trong những điều kiện đảm bảo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế thành công là phải xây dựng NNPQ XHCN. Như vậy, tác giả đã đi từ tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến tính tất yếu của NNPQ ở Việt Nam, đó là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, biểu hiện mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội. Dưới góc độ triết học, tác giả đã xem thực hiện pháp quyền như một đòi hỏi của thực tiễn đất nước; đến lượt mình pháp quyền trở thành điều kiện đảm bảo cho thực hiện được mục tiêu kinh tế, tạo dựng nền tảng vật chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, một mục tiêu của thời kỳ quá độ lên CNXH tại Việt Nam [40]. Tóm lại, những công trình đề cập trực tiếp đến tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam rất ít, chủ yếu đề cập gián tiếp qua NNPQ. Các công trình của học giả nước ngoài được dịch ở Việt Nam tập trung vào đặc điểm, nội dung và các yêu cầu của pháp quyền. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập: tính tất yếu xây dựng NNPQ ở Việt Nam; các đặc trưng của NNPQ ở Việt Nam; xây dựng NNPQ trong quan hệ với kinh tế, đạo đức, dân chủ, với xã hội dân sự; tổng kết thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, đề xuất giải pháp. Các nghiên cứu tập trung vào phương diện thực tiễn, phương diện lý luận chưa được quan tâm đúng mức. Các kết quả đạt được trong các công trình trên, một mặt được tác giả luận án kế thừa, mặt khác những vấn đề chưa được đề cập, còn hạn chế là những gợi ý cho tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21
27 p | 312 | 53
-
Luận án Tiến sĩ: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay
237 p | 133 | 23
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm A/H5N1 Clade 7 phân lập ở Việt Nam
156 p | 182 | 21
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
188 p | 105 | 19
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
166 p | 98 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam
0 p | 158 | 15
-
Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
176 p | 99 | 15
-
Luận án Tiến sĩ: Không gian văn hóa Huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh
169 p | 100 | 14
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay
222 p | 69 | 14
-
Luận án Tiến sĩ: Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông
228 p | 52 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay
210 p | 101 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
161 p | 107 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đầu tư trực tuyến nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế tại vùng Đồng bằng sông Hồng
183 p | 50 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến động và giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường vùng nuôi tôm tập trung tại Quảng Ninh
194 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Cơ học: Đánh giá và mô phỏng các hệ số đàn hồi đa tinh thể hỗn độn
143 p | 52 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Nhi khoa: Phát hiện người lành mang gen đột biến CYP21A2 và chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng bẩm sinh thể thiếu enzym 21-hydroxylase
119 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn