intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: Việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu để xây dựng khung lý luận về việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành thành phố trong quá trình công nghiệp hóa trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: Việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIM HUỆ VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIM HUỆ VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN QUANG THUẤN HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Lê Thị Kim Huệ
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 8 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan tới đề tài 8 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới đề tài 16 1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu đã đạt được liên quan tới đề tài và các vấn đề đặt ra 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 28 2.1. Khái niệm và đặc điểm việc làm của nữ thanh niên 28 2.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành 44 2.3. Phương thức tạo việc làm và tiêu chí đánh giá việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành 53 2.4. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương về giải quyết việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 65 Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 76 3.1. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội ảnh hưởng đến việc làm của nữ thanh niên 76 3.2. Thực trạng việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội 87 3.3. Đánh giá chung về việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội 111 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025-2030 118 4.1. Phương hướng phát triển việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội 118 4.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội 129 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC 154
  5. DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ luật Lao động CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, ĐTH : Công nghiệp hoá, đô thị hoá DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa FAO : Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ILO : Tổ chức Lao động quốc tế KCN : Khu công nghiệp KT - XH : Kinh tế - xã hội LĐTB&XH : Lao động, thương binh và xã hội LLLĐ : Lực lượng lao động NTN : Nữ thanh niên NTM : Nông thôn mới PTKT : Phát triển kinh tế THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNCS HCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh NTNNT : Nữ thanh niên nông thôn TTDVVL : Trung tâm dịch vụ việc làm UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng và phân bố phần trăm thanh niên đang làm việc 39 Bảng 2.2: Tỷ số việc làm trên dân số của thanh niên và tỷ số việc làm trên dân số của dân số từ 15 tuổi trở lên 40 Bảng 2.3: Cơ cấu tuổi của lao động có việc làm chia theo vị thế việc làm 40 Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 78 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005 - 2016 80 Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính tính đến 31/12/2016 của các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội 81 Bảng 3.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chia theo ngành nghề tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến 01/4/2016 82 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005 - 2016 85 Bảng 3.6: Dân số từ 15 tuổi trở lên và dân số trong độ tuổi thanh niên có việc làm ở các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2016 88 Bảng 3.7: Tỉ lệ biết đọc biết viết của thanh niên các huyện ngoại thành Hà Nội 89 Bảng 3.8: Trình độ học vấn phổ thông của nữ lao động các huyện ngoại thành Hà Nội 91 Bảng 3.9: Thực trạng đi học của nữ thanh niên nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội 91 Bảng 3.10: Trình độ học vấn cao nhất của nữ thanh niên nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội 93 Bảng 3.11: Cơ cấu trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nữ thanh niên ngoại thành Hà Nội năm 2016 94 Bảng 3.12: Số lao động trong các doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế và đơn vị hành chính tại thời điểm 31/12/2017 98 Bảng 3.13: Số lao động trong các cơ sở kinh doanh siêu nhỏ và hộ gia đình phân theo đơn vị hành chính 100
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phân bổ lực lượng lao động theo nhóm tuổi và thành thị/nông thôn, năm 2017 41 Biểu đồ 3.1: Mạng lưới các trường học trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội 83 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ đi học theo các vùng kinh tế xã hội 90 Biểu đồ 3.3: Lý do chủ yếu các nữ thanh niên nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội trong độ tuổi 16 tới 24 tuổi phải dừng việc học lên cao 92 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu việc làm ngành nông nghiệp phân theo mức độ tham gia của thành phố Hà Nội 95 Biểu đồ 3.5: Phân bố lao động nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội 95 Biểu đồ 3.6: Phân bổ lao động nông nghiệp trẻ ở các huyện ngoại thành Hà Nội 96 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu lao động nông nghiệp Hà Nội 2017 96 Biểu đồ 3.8: So sánh cơ cấu lao động nông nghiệp ở huyện Ba Vì và Hoài Đức 97 Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội 77
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của đời sống con người. Đối với quốc gia, việc làm có tác động đối với sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội... của mỗi nước, giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của quốc gia đó. Phát triển việc làm sẽ giải quyết vấn đề thu nhập của người dân, từ đó giúp ổn định cuộc sống, mà bên cạnh đó việc làm là một phần quan trọng của công cuộc phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội cũng như ổn định xã hội trong sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy, trong hầu hết các báo cáo tình hình phát triển KT-XH của các địa phương hay các nước, chỉ tiêu về việc làm đều được đề cập, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình phát triển về KT-XH của quốc gia đó. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với tổng lượng lao động làm việc trên địa bàn tăng cao theo mỗi năm. Đến nay, thành phố có diện tích là 3.324,3 km2, dân số là 7.742.200 người là điều kiện, tiềm năng vật chất to lớn để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, đô thị hoá (CNH, ĐTH) để xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại. Hà Nội hiện nay có 17 huyện ngoại thành với diện tích tự nhiên 2.841,8 km2, chiếm 85,5% và dân số 4,07 triệu người chiếm 60,79%. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ ĐTH nhanh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về kinh tế- xã hội, trong đó có vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động ở các huyện ngoại thành: Tỷ lệ thiếu việc làm những năm gần đây luôn ở mức cao từ 10,2% đến 12,1% [32, tr.6]. Trong khi đó, dân số phân theo giới tính ở các huyện ngoại thành tỷ lệ nữ cao hơn nam. Điều đó dẫn đến vấn đề việc làm của lao động nữ nói chung, của nữ thanh niên (NTN) ở các huyện ngoại thành là một nội dung cần nghiên cứu tìm hiểu. Từ khi thành phố Hà Nội mở rộng (2008) đến nay, ở các huyện đã có rất nhiều chương trình phát triển KT-XH và các phong trào hướng đến vấn đề việc làm của NTN và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước sức ép của
  9. 2 quá trình ĐTH nhanh và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... vấn đề việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành thủ đô đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập về số lượng thấp, chất lượng không ổn định, cơ cấu mất cân đối, nghề nghiệp chủ yếu là việc lam giản đơn, thu nhập thấp... Mặc dù có lợi thế là lực lượng thanh niên của thủ đô, tuy nhiên NTN ở các huyện ngoại thành phân tán trên địa bàn rộng, trình độ không đều, những vấn đề tập quán, văn hóa vùng miền còn nhiều khác biệt... Mặt khác, xuất phát từ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc thực thi vấn đề việc làm còn nhiều bất cập. Chất lượng đội ngũ thực hiện công tác phát triển việc làm không đồng đều, vai trò xung kích của tổ chức Đoàn các cấp với vấn đề việc làm của thanh niên còn mờ nhạt và các nội dung, phương thức tạo việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội còn nhiều hạn chế... Xuất phát từ yêu cầu đổi mới, để có cơ sở lý luận và những đánh giá toàn diện, tổng quát dựa trên những căn cứ khoa học khách quan vấn đề việc làm của NTN trong trong bối cảnh mới. Từ đó, soi chiếu vào vấn đề việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành. Coi đó là căn cứ để đề xuất các phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và phát triển việc làm của làm của NTN ở các huyện ngoại thành trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn của thủ đô văn minh hiện đại. Đó là lý do vấn đề "Việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội" được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu để xây dựng khung lý luận về việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành thành phố trong quá trình CNH, ĐTH trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, làm căn cứ để khảo sát thực tiễn thực trạng việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Luận án phân tích, đánh giá dựa vào các phương thức, điều kiện, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng... để làm rõ thực trạng việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội trên các mặt kết quả đạt được, khó khăn tồn tại và nguyên
  10. 3 nhân. Từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và phát triển việc làm về số lượng, chất lượng, cơ cấu, giới tính... phù hợp với đặc điểm và điều kiện của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, ĐTH. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Tổng hợp, hệ thống hoá, bổ sung để xây dựng khung lý luận về việc làm nói chung ở nước ta và NTN ở các huyện ngoại thành thủ đô nói riêng trong bối cảnh mới của quá trình phát triển đất nước - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước và một số thành phố lớn trong nước về phát triển việc làm của NTN ở các huyện/vùng ven đô. - Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2010 - 2018. - Đề xuất, phương hướng và một số giải pháp phù hợp nhằm phát triển việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội cả trước mắt và lâu dài đến năm 2025 - 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động được rất nhiều các ngành khoa học nghiên cứu như: Xã hội học; Tâm lý học; Khoa học giáo dục hay khoa học nghiên cứu về quyền con người; kinh tế học... Riêng trong ngành khoa học kinh tế cũng có nhiều chuyên ngành sâu như: Kinh tế lao động; Quản trị kinh doanh; Quản lý kinh tế; Kinh tế học phát triển; Quản trị nhân lực... Và ở mỗi chuyên ngành cũng có cách tiếp cận và xác định đối tượng nghiên cứu khác nhau. Từ mục đích và nhiệm vụ của luận án đặt ra, trên bình diện và hướng tiếp cận từ chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án xác định: Đối tượng nghiên cứu của luận án là một tập hợp những nhân tố cấu thành các nội dung liên quan tới việc làm và phát triển việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành thành phố với xuất phát điểm tiếp cận từ góc độ quan hệ sản xuất trong mối liên hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
  11. 4 Trong đó, lực lượng sản xuất nhấn mạnh các nguồn lực để tạo việc làm và giải quyết việc làm. Quan hệ sản xuất được đề cập đến với các phương thức, hình thức tổ chức và quan hệ lợi ích trong phát triển việc làm của nữ thanh niên trong điều kiện mới của quá trình phát triển. Kiến trúc thượng tầng nghiên cứu hướng vào vai trò của nhà nước, các tổ chức của hệ thống chính trị, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM) về vấn đề việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành trong bối cảnh phát triển mới của đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội. Khi trình bày luận án xin phép được sử dụng cụm từ "việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành" với hàm ý "việc làm của nữ thanh niên nông thôn" và "việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương- cấp tỉnh". 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu về việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành. Khi khảo sát, căn cứ vào số liệu, tư liệu về các nội dung liên quan đến việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội để chỉ ra những nét riêng thể hiện tính đặc thù. - Về không gian: Luận án nghiên cứu việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội (gồm 17 huyện, có phân chia tương đối thành 03 vùng có các điều kiện KT-XH và văn hóa khác nhau gồm: Các huyện phía Tây vùng Ba Vì, Sơn Tây cũ; các huyện phía Đông Nam và các huyện phía Bắc... để có những phân tích chuyên sâu gắn với thực tiễn các vùng). - Về thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017, một số tư liệu cập nhật đến 2018 và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 - 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và
  12. 5 chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố về việc làm và giải quyết việc làm của các nhà khoa học và các tổ chức trong và ngoài nước. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn việc làm và phát triển việc làm cho người lao động ở các huyện ngoại thành Hà Nội nói chung trong quá trình CNH, ĐTH. Đặc biệt, luận án đi sâu nghiên cứu những chính sách của nhà nước liên quan trực tiếp đến vấn đề việc làm của NTN như: kế hoạch đã triển khai thực hiện và định hướng giải quyết việc làm đến năm 2025 - 2030; quy hoạch phát triển NTM trong đó có chương trình giải quyết việc làm của các huyện ngoại thành thủ đô đến năm 2025 - 2030; các đề án về giải pháp tạo việc làm và giải quyết việc làm và những báo cáo có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án. Đồng thời luận án cũng bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS HCM lần thứ XI năm 2017 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS HCM thành phố Hà Nội lần thứ XV nhiệm kỳ 2017-2022 về vấn đề việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế chính trị như: Trừu tượng hoá khoa học, phân tích, tổng hợp, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê, khảo sát, tổng kết thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu. Các phương pháp sẽ được sử dụng linh hoạt, phù hợp trong các chương, các tiết của bản luận án, cụ thể: - Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, luận giải nhằm rút ra những kết luận mang tính tổng quát để đánh giá mức độ, phạm vi, nội dung, kết quả... của các công trình nghiên cứu đã được công bố. Từ đó, đặt trong bối cảnh mới về nội dung nghiên cứu nhằm tìm ra những khoảng trống về lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu để định hướng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. - Chương 2: Tập trung các phương pháp hướng vào hệ thống hoá những
  13. 6 vấn đề lý luận theo cách tiếp cận đặc thù của kinh tế chính trị là: Trừu tượng hoá khoa học gắn với mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hoàn thiện và kế thừa có bổ sung để hình thành khung lý thuyết về việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành. Từ đó làm căn cứ khoa học để khảo sát vấn đề việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội. - Chương 3: Kết hợp sử dụng linh hoạt phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích so sánh theo các tiết và tiểu tiết của chương để kiểm chứng các số liệu, tư liệu đã thu thập được từ thực tế việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành thủ đô. Đồng thời, khi trình bày kết quả khảo sát có sử dụng các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị theo nhiều dạng để minh hoạ cho các phân tích, đánh giá. - Chương 4: Từ việc chắt lọc kết quả nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn của 3 chương. Luận án hướng vào sử dụng phương pháp khái quát hoá để vừa dự báo và đề xuất những mục tiêu, phương hướng gắn với tình hình thực tế của thế giới, trong nước và của thủ đô Hà Nội. Từ đó suy luận thực chứng để đề xuất các giải pháp có tính khách quan, khoa học, khả thi cả trước mắt và lâu dài nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận - Hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu kế thừa có chọn lọc và bổ sung để xây dựng khung lý luận về việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành trong quá trình CNH, ĐTH, đặt trong điều kiện mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. 5.2. Về thực tiễn - Từ khung lý luận được xây dựng và hoàn thiện đó là cánh cửa mở để đi sâu tìm hiểu và phân tích vấn đề việc làm cho nhóm đối tượng đặc thù là NTN. Nhóm đối tượng này ở địa bàn các huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội mới mở rộng và đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, ĐTH hướng đến xây dựng nông thôn của thủ đô văn minh hiện đại. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và thành phố trong nước trên phương diện tiếp cận theo đối tượng của kinh tế chính trị theo nhóm nội dung về
  14. 7 quan hệ sản xuất; lực lượng sản xuất và vai trò của Nhà nước về vấn đề việc làm, phát triển việc làm… cho lực lượng lao động (LLLĐ) nông thôn nói chung và NTN nói riêng. - Dựa vào kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn, thời gian và không gian nghiên cứu. Luận án đi sâu phân tích, đánh giá khoa học, khách quan theo khung lý thuyết thực trạng vấn đề việc làm và phát triển việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Các kết quả phân tích đánh giá được trình bày theo cách truyền thống bao gồm: Kết quả đạt được; những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân... - Trên cơ sở dự báo về xu hướng biến động quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến vấn đề việc làm dưới tác động của nền kinh tế thị trường hiện đại và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Luận án đề xuất những mục tiêu, phương hướng và các giải pháp khả thi cả trước mắt và lâu dài nhằm hoàn thiện và phát triển việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Đây sẽ là tài liệu có ý nghĩa thiết thực giúp các cấp chính quyền thành phố và các tổ chức của hệ thống chính trị làm căn cứ hoàn thiện chính sách, biện pháp, thực hiện tốt những nội dung về việc làm nói chung và giải quyết việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành nói riêng trong quá trình xây dựng thủ đô văn minh hiện đại. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Chương 3: Thực trạng việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2010 - 2018 Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 - 2030
  15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1.1. Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin - Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong lao động sản xuất và đời sống xã hội. Chủ nghĩa Mác ra đời từ giữa thế kỷ XIX đã góp phần rất quan trọng đưa sự phát triển lý thuyết nữ quyền, lý thuyết giới bước sang một giai đoạn phát triển mới.Những quan điểm về địa vị, vai trò của người phụ nữ ở các chế độ xã hội nói chung, đặc biệt quan tâm đến số phận của phụ nữ trong chế độ tư bản chủ nghĩa nói riêng, phân tích những nguyên nhân của sự bất bình đẳng nam - nữ. Điều quan trọng là đã vạch rõ xu hướng biến đổi địa vị, vai trò người phụ nữ theo hướng tiến tới sự bình đẳng nam nữ trong xã hội và tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chỉ khi xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu chính là thủ tiêu sự lệ thuộc kinh tế của phụ nữ đối với nam giới. Đưa phụ nữ vào nền sản xuất xã hội, họ sẽ không còn bị trói chặt trong công việc gia đình, lao động gia đình trở thành bộ phận của lao động xã hội. Đồng thời hôn nhân giữa nam và nữ được xây dựng trên cơ sở tự nguyện chứ không vì lợi ích kinh tế chi phối hay những yếu tố phi kinh tế. Khẳng định điều này, Ph. Ăngghen viết: "… Đặc tính của sự thống trị của người chồng đối với người vợ trong gia đình hiện đại, và sự tất yếu phải xác lập sự bình đẳng xã hội thật sự giữa hai bên, cũng như phương thức xác lập sự bình đẳng ấy, chỉ bộc lộ ra hoàn toàn rõ ràng một khi mà cả vợ chồng đều bình đẳng trước pháp luật" [19, tr.116]. Tiếp tục phát triển luận điểm của Ph. Ăngghen, Lênin đặc biệt nhấn mạnh đến cảnh "hai tròng áp bức" mà giới nữ phải chịu đựng. Thứ nhất, với tư cách là LLLĐ, phụ nữ chịu sự áp bức của chủ nghĩa tư bản. Thứ hai, với tư cách là phụ nữ, họ chịu địa vị thứ yếu trong hệ
  16. 9 thống luật pháp hiện tồn và những nghĩa vụ gia đình đè nặng trên vai. Khi đồng thời đảm nhiệm hai chế độ làm việc này, người phụ nữ phải hy sinh đời sống riêng tư, đánh mất cơ hội phát triển học thức và cả cơ hội tham gia đời sống chính trị. V.I. Lênin khẳng định: "Muốn để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho thật sự bình đẳng với nam giới, thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung. Như thế phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với nam giới" [95, tr.230]. Chế độ dân chủ tư sản tự bản thân nó không xoá bỏ áp bức giai cấp, nếu chỉ dừng lại ở những yêu sách dân chủ tư sản đấu tranh đòi quyền cho phụ nữ thì chưa đủ mà phải hướng tới sự kết hợp những yêu sách này với vũ khí căn bản của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ, đó là lý luận của chủ nghĩa cộng sản. Ngay từ những năm 1844-1845 C.Mác và Ph. Ăngghen đã phát hiện ra một xu hướng chung của giới chủ tư bản. Đó là tăng cường tuyển dụng lao động nữ và trẻ em gái vào làm việc trong các nhà máy, công xưởng vì mục đích bản chất của tư bản là lợi nhuận. Trong tác phẩm "Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh" Ph. Ăngghen đã lý giải điều này. Vì lao động của phụ nữ dưới chủ nghĩa tư bản là thứ lao động rẻ mạt, việc sử dụng nguồn lao động này khiến nhà tư bản thu được món lợi kếch sù. Vậy nên, giới chủ tư bản luôn tìm cách thải hồi nam công nhân để thu hút lao động nữ và buộc họ phải làm việc đến kiệt sức trong điều kiện không bảo đảm cho sức khoẻ, từ đó khiến cho vóc người phụ nữ bị biến dạng, trở nên thấp bé, cằn cỗi và bị mắc nhiều căn bệnh nan y. Giới chủ tư bản thích thuê những người phụ nữ có gia đình hơn bởi vì khi đó người phụ nữ phải làm việc cật lực hơn để kiếm thêm thu nhập, tư liệu sinh hoạt ít ỏi nuôi sống cho gia đình mình. Điều đó cho thấy sự bóc lột hết sức tinh vi, dã man và tàn bạo của giới chủ tư bản. Khi trình bày về lý luận sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối biểu hiện trong đời sống hiện thực của xã hội tư bản chủ nghĩa C.Mác đã khái quát vấn đề sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em trong các ngành sản xuất độc hại. Chế độ lao động trong công xưởng tư bản chủ nghĩa đã không tính đến những đặc điểm của phụ nữ và nam giới, bắt phụ nữ phải làm việc lẫn lộn với nam giới trong điều kiện khắc nghiệt, bị đối xử giống như thú vật hơn là giống người.
  17. 10 Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, các hình thức bất bình đẳng tuy có thay đổi nhưng bản chất thì không thay đổi. Dưới chế độ tư hữu, phụ nữ phải chịu một nghịch lý là vai trò lao động thì lớn nhưng bị đối xử một cách thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, bị bóc lột, bị tha hoá. So với giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, địa vị, vai trò người phụ nữ vẫn không hề thay đổi. Họ vẫn là công cụ lao động của giới tư bản mà thôi. Điều này cũng đã được V.I.Lênin làm rõ vào nửa đầu thế kỷ XX. Theo ông, trong những quốc gia văn minh và được xem là tiến bộ nhất, phụ nữ vẫn ở trong tình trạng đáng gọi là "nô lệ nội trợ" và không hề có một nhà nước tư bản nào, cho dù được xem là thể chế cộng hoà tự do nhất, mà tại đó phụ nữ có quyền đầy đủ và ngang bằng như nam giới. V.I. Lênin khẳng định vai trò quan trọng phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, người cộng sản phải ý thức được vấn đề quyền lợi, lợi ích và nhu cầu của giới nữ trong quá trình tuyên truyền cách mạng. Con đường duy nhất để đi tới một sự giải phóng hoàn toàn đối với phụ nữ là cách mạng vô sản và sự nghiệp cách mạng XHCN. - Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về lao động và việc làm: Tác phẩm nổi tiếng Tư bản [16]. Khi giải thích nguồn gốc của sự thay thế các phương thức sản xuất từ thấp đến cao trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ănghen đã chứng minh và khẳng định rằng lao động sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người. Trong quá trình đó không những con người cải tạo thế giới tự nhiên mà còn góp phần hoàn thiện chính bản thân con người. Vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động luôn được quan tâm. Đây không chỉ là vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sinh kế của bản thân người lao động mà nó còn liên quan đến quá trình phát triển xã hội. Ở từng thời kỳ lịch sử, vấn đề việc làm cho người người lao động cũng có những đặc điểm khác nhau. Để xã hội phát triển ổn định, bền vững, việc nghiên cứu tìm kiếm các cách thức để tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động luôn được xem là một vấn đề cơ bản của phát triển. Trong học thuyết giá trị thặng dư, khi phân tích bản chất và những yếu tố cơ bản để chứng minh sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh
  18. 11 tế thị trường, C.Mác đã phát hiện ra rằng phần giá trị tăng thêm mà các nhà tư bản có được sau khi bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh chính là do lao động không công của người công nhân làm thuê sáng tạo ra. Nhưng để có giá trị thặng dư ấy, các tư bản phải tạo ra một chỗ làm việc cụ thể trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của họ bằng cách đầu tư tư bản vào sản xuất, kinh doanh. Vấn đề việc làm được C.Mác-Ăngghen nghiên cứu sâu hơn khi phân tích quá trình chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản trong quá trình tích luỹ tư bản. Trong đó phân tích sự tăng thêm của tư bản đến vị trí việc làm của giai cấp công nhân. Luận cứ quan trọng nhất là khi phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản với thị trường sức lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm. Sự thay đổi của kết cấu kỹ thuật của tư bản, sự tăng lên của khối lượng tư liệu sản xuất so với khối lượng sức lao động đang làm cho các tư liệu sản xuất đó sống lại, lại phản ánh trở lại vào trong kết cấu giá trị của tư bản, vào trong việc tăng thêm bộ phận bất biến của giá trị tư bản, bằng cách lấy vào bộ phận khả biến của nó. Đồng thời, C.Mác cho rằng, cùng với những điều kiện khác không thay đổi, kết cấu của tư bản cũng vẫn không thay đổi, nghĩa là để vận dụng một khối lượng tư liệu sản xuất hay tư bản bất biến nhất định, bao giờ cũng cần một khối lượng sức lao động như trước, thì rõ ràng là lượng cầu về sức lao động và quỹ sinh hoạt của công nhân sẽ tăng lên một cách tỷ lệ với tư bản, và tư bản tăng lên càng nhanh bao nhiêu thì lượng cầu đó cũng càng tăng lên nhanh bấy nhiêu. Đầu tư tăng sẽ làm gia tăng cầu sức lao động, do đó khả năng có việc làm của người lao động sẽ được gia tăng. Nhưng cái cách mà các nhà tư bản sử dụng phổ biến là họ sẽ đầu tư cho kỹ thuật công nghệ tiên tiến vì đây là biện pháp tốt nhất để tăng năng suất lao động. Do đó, sự gia tăng việc làm trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa không tăng cùng tỷ lệ với sự gia tăng đầu tư tư bản, mà có xu hướng giảm tương đối. Như vậy, xét trên tổng thể, tư bản khả biến và cầu sức lao động giảm tương đối, số lượng việc làm tăng chậm hơn toàn bộ vốn của nền sản xuất xã hội. Từ đó Mác đưa ra kết luận về xu hướng nhân khẩu thừa tương đối trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Và cùng với sự tích luỹ tư bản do bản thân nó đẻ
  19. 12 ra, công nhân cũng sản xuất ra với một quy mô ngày càng lớn những phương tiện làm cho họ trở thành nhân khẩu thừa tương đối. Dân cư dôi dư này có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, đảm bảo lao động thường xuyên cần thiết cho xã hội và cũng là đòn bẩy quan trọng cho việc đẩy mạnh sản xuất giá trị thặng dư. Đồng thời C.Mác cũng chỉ ra những hình thức của nhân khẩu thừa tương đối gồm: nhân khẩu thừa di động, nhân khẩu tiềm năng và nhân khẩu đình trệ. Trong đó, nhân khẩu thừa tiềm năng bao gồm thất nghiệp trong nông nghiệp do tính chất thời vụ của thời kỳ nông nhàn. Và khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chiếm lĩnh được nông nghiệp rồi, thì cùng với sự tích luỹ của số tư bản hoạt động trong lĩnh vực này, lượng cầu về nhân khẩu công nhân nông nghiệp cũng ngày càng giảm bớt một cách tuyệt đối; hơn nữa, sự sa thải công nhân ở đây lại không kèm theo một sự thu hút nhiều công nhân hơn như ở trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp. Một bộ phận nhân khẩu nông thôn vì vậy cứ thường xuyên ở trong tình trạng sẵn sàng chuyển sang hàng ngũ giai cấp vô sản thành thị hay công trường thủ công và chờ những điều kiện thuận lợi để chuyển hoá như thế. Những lý luận của C.Mác về tích luỹ tư bản được trình bày trong tác phẩm đã cung cấp những luận cứ khoa học cơ bản, trong đó có quan niệm về lao động, việc làm cho các nhà kinh tế Mác-xít. Những nghiên cứu của Lê Nin về nguyên nhân của xuất khẩu tư bản cũng đã chỉ rõ khi phân tích về vấn đề thừa tư bản tương đối tại các nước chính quốc do cấu tạo hữu cơ tư bản tăng trong khi các nước đang phát triển có nguồn nhân công và tài nguyên giá rẻ... Đây là vấn đề lý luận căn cốt để Đảng và Nhà nước ta vận dụng xây dựng đường lối PTKT thị trường định hướng XHCN và công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. 1.1.2. Những nghiên cứu về việc làm và thất nghiệp của một số nhà kinh tế học hiện đại - Jonh Maynard Keynes (1936), Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ [100]. J.M Keynes là một nhà kinh tế học người Anh có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của nhiều
  20. 13 chính phủ. Ông xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm - việc làm. Theo ông, trong một nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm tăng và ngược lại. Tâm lý của quần chúng là khi tổng thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng, nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập và có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng có hiệu quả hay cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫn đến một bộ phận hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng không có khả năng bán được. Thừa hàng hoá là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới quy mô sản xuất ở chu kỳ tiếp theo, nên việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi quy mô đầu tư tư bản tăng thì hiệu quả giới hạn của tư bản đầu tư có xu hướng giảm sút tạo nên giới hạn chật hẹp về thu nhập của doanh nhân trong đầu tư tương lai. Doanh nhân chỉ tích cực mở rộng đầu tư khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất. Còn khi hiệu quả giới hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất thì họ không tích cực đầu tư nên quy mô sản xuất bị thu hẹp, dẫn đến việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Theo Keynes, để tăng việc làm, giảm thất nghiệp, phải tăng tổng cầu của nền kinh tế. Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng (tiêu dùng sản xuất và phi sản xuất) để tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp các khoản chi tiêu của chính phủ, hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân, của các tổ chức KT-XH. Lý thuyết về việc làm của J.M Keynes được xây dựng dựa trên các giả định đúng với các nước phát triển, nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển. Bởi vì hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao. Ở các nước đang phát triển, khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát. Vì thế, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ. Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2