Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội thành phố Hà Nội
lượt xem 12
download
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về ma túy và phòng chống ma túy, đề tài đi sâu phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy tại một số trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội thành phố Hà Nội (Trung tâm số 1 và trung tâm số 5); từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ CTXH đối với NSDMT nhằm hỗ trợ NSDMT cai nghiện thành công và sống hòa nhập cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội thành phố Hà Nội
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THỦY DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THỦY DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Công tác xã hội Mã số: 976 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học 1. GS.TS Lê Thị Quý 2. TS. Bùi Thị Mai Đông Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Nghiên cứu sinh Lê Thị Thủy
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Khoa Công tác xã hội, các thầy cô giáo thuộc Học viện Khoa học xã hội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Thị Quý và TS Bùi Thị Mai Đông, người cố vấn, hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành Luận án. Tác giả xin được cảm ơn chân thành tới các Học viên và gia đình, người thân của Học viên cũng như Đội ngũ cán bộ quản lý tại các Cơ sở cai nghiện/Trung tâm Chữa bệnh- giáo dục- Lao động xã hội Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin cho luận án. Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô giáo và mọi người tham gia góp ý cho luận án được hoàn thiện hơn. Nghiên cứu sinh Lê Thị Thủy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 9 7. Cơ cấu của luận án .................................................................................................. 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY ....................................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của nƣớc ngoài ......................................... 10 1.1.1 Một số nghiên cứu về ma túy, người sử dụng ma túy ............................. 10 1.1.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy ............................................................................................................... 12 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................ 18 1.2.1. Một số nghiên cứu về ma túy, người sử dụng ma túy ............................ 18 1.2.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy ...................................................................................................... 20 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 27 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY ............................................................. 28 2.1 Lý luận chung về ma túy và ngƣời sử dụng ma túy ....................................... 28 2.1.1 Khái niệm ma túy và tác hại của ma túy ................................................. 28 2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của người sử dụng ma túy ..................................... 29 2.2 Lý luận chung về dịch vụ Công tác xã hội với ngƣời sử dụng ma túy ......... 35 2.2.1 Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy............... 35 2.2.2 Các loại hình dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy .......... 37 2.2.3 Quy trình cung cấp dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy ............................................................................................................... 50
- 2.2.4 Đánh giá chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy ................................................................................. 58 2.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 60 2.3.1 Các lý thuyết ứng dụng trong thực hành cung cấp dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy. ............................................................... 60 2.3.2 Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................... 67 2.4. Luật pháp, chính sách về dịch vụ Công tác xã hội đối với ngƣời sử dụng ma túy ............................................................................................................. 68 2.4.1 Các văn bản pháp luật về dịch vụ Công tác xã hội. ................................ 68 2.4.2 Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy ....................................................................................... 69 2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời sử dụng ma túy ..................................................................... 71 2.5.1. Thể chế, chính sách, pháp luật của việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với NSDMT ................................................................................................ 71 2.5.2. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tai Cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác xã hội ................................................................................................. 72 2.5.3 Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của nhân viên cung cấp dịch vụ .... 74 2.5.4 Đặc điểm tâm lý và mức độ nghiện của người sử dụng ma túy .............. 74 2.5.5 Điều kiện, hoàn cảnh gia đình của người sử dụng ma túy ...................... 76 2.5.6. Các mối quan hệ xã hội của người sử dụng ma túy ............................... 78 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................. 79 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY TẠI CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH- GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM THAM VẤN NHÓM ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY ............................... 80 3.1 Khái quát về địa bàn khảo sát và ngƣời sử dụng ma túy .............................. 80 3.1.1 Khái quát về địa bàn khảo sát và khách thể nghiên cứu định lượng ....... 80 3.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu định lượng ...................................... 82 3.2. Phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội với ngƣời sử dụng ma túy tại các Trung tâm chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội. ............................... 90
- 3.2.1 Dịch vụ giáo dục – truyền thông ............................................................. 91 3.2.2 Dịch vụ tham vấn .................................................................................... 94 3.2.3 Dịch vụ hỗ trợ học nghề, tìm việc làm .................................................... 97 3.2.4 Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế ................................................................. 100 3.2.5. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý .......................................................................... 103 3.3. Đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời sử dụng ma túy ........................................................................................... 106 3.3.1 Mức độ hài lòng của NSDMT về các dịch vụ CTXH ........................... 106 3.3.2 Đánh giá chất lượng, hiệu quả dịch vụ CTXH của NSDMT ................ 109 3.4 Kết quả thực nghiệm tham vấn nhóm với ngƣời sử dụng ma túy .............. 117 3.5 Các yếu tố ảnh hƣởng tới dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời sử dụng ma túy qua đánh giá của NSDMT ............................................................. 127 3.5.1. Cơ chế, chính sách của việc cung cấp các dịch vụ CTXH cho người SDMT ............................................................................................................. 127 3.5.2. Các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cơ sở cung cấp dịch vụ ............................................................................................. 129 3.5.3. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của nhân viên cung cấp dịch vụ CTXH ................................................................................................ 130 3.5.4. Đặc điểm tâm lý và mức độ nghiện của người sử dụng ma túy ........... 131 3.5.5. Điều kiện, hoàn cảnh gia đình của người sử dụng ma túy ................... 134 3.5.6 Yếu tố bạn bè và mối quan hệ xã hội .................................................... 135 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 138 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH- GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG-XÃ HỘI .............................................................................................................. 140 4.1 Định hƣớng phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời sử dụng ma túy trong công tác phòng chống ma túy........................................................ 140 4.1.1 Chủ trương chung của Chính phủ trong công tác phòng chống ma túy...... 140 4.1.2 Phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy ......... 142
- 4.1.3 Định hướng khắc phục hạn chế, khó khăn trong phát triển dịch vụ CTXH.............................................................................................................. 143 4.1.4. Định hướng phát triển mạng lưới dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay..... 144 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời sử dụng ma túy ..................................................................................... 145 4.2.1. Nhóm giải pháp hướng tới tăng cường năng lực Công tác xã hội ....... 146 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và nhu cầu cung cấp dịch vụ Công tác xã hội cho người sử dụng ma túy. ................................................... 148 Tiểu kết chƣơng 4. ................................................................................................. 157 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 161
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Dịch nghĩa 1 CSCN Cơ sở cai nghiện 2 CBT Trị liệu nhận thức, hành vi 3 CTXH Công tác xã hội 4 CSPL Chính sách pháp luật 5 DV CTXH Dịch vụ Công tác xã hội 6 NCS Nghiên cứu sinh 7 NMT Nghiện ma túy 8 SDMT Sử dụng ma túy 9 NSDMT Người sử dụng ma túy 10 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 11 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng tổng hợp khách thể nghiên cứu định lượng ...........................................83 Bảng 3.2. Hiểu biết của NSDMT về dịch vụ CTXH với người sử dụng ma túy(N=368) ................................................................................................................86 Bảng 3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của các loại hình dịch vụ CTXH (N=368). ....87 Bảng 3.4 Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của NSDMT tại Cơ sở ................................89 Bảng 3.5. Chủ thể cung cấp dịch vụ Công tác xã hội (N=368) .......................................91 Bảng 3.6. Mức độ tiếp cận nội dung các hoạt động giáo dục truyền thông (N= 368) ...92 Bảng 3.7 Mức độ thường xuyên tiếp cận hình thức truyền thông của NSDMT ............93 Bảng 3.8.Hình thức cung cấp dịch vụ tham vấn tại CSCN (N=368) ..............................95 Bảng 3.9. Mức độ thường xuyên tiếp cận các nội dung tham vấn của NSDMT tại Cơ sở. .........................................................................................................................96 Bảng 3.10. Nội dung các hoạt động hỗ trợ học nghề, tìm việc làm tại Cơ sở ................98 Bảng 3.11. Hiện trạng và mức độ thường xuyên tiếp cận dịch vụ hỗ trợ việc làm của NSDMT cai nghiên ma túy tại Cơ sở ...............................................................99 Bảng 3.12. Nội dung các hoạt động hỗ trợ chăm sóc y tế .............................................101 Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng dịch vụ và mức độ thường xuyên tiếp cận dịch vụ hỗ trợ y tế của NSDMT tại Cơ sở. .........................................................................101 Bảng 3.14. Nội dung các hoạt động hỗ trợ pháp lý đối với NSDMT tại Cơ sở cai nghiện.......................................................................................................................104 Bảng 3.15. Mức độ thường xuyên tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý của NSDMT. .......105 Bảng 3.16. Mức độ hài lòng của NSDMT về các tiêu chí đánh giá dịch vụ ................108 Bảng 3.17 Đánh giá về chất lượng dịch vụ CTXH của NSDMT..................................109 Bảng 3.18 Đánh giá hiệu quả của các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy .............................................................................................112 Bảng 3.19 Sự ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, pháp luật .....................................127 Bảng 3.20: Sự ảnh hưởng của yếu tố điều kiện, cơ sở vật chất, trạng thiết bị..............129 Bảng 3.21: Các yếu tố về đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ CTXH..............................130 Bảng 3.22 Yếu tố bản thân người nghiện ma túy ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng dịch vụ CTXH ..............................................................................................132
- Bảng 3.23 Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình, người thân của NSDMT ......................134 Bảng 3.24: Các yếu tố bạn bè và mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ của NSDMT ...............................................................................................136 Bảng 3.25 Tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của NSDMT cai nghiện ............173 Bảng 3.26. Mức độ tham gia các dịch vụ giáo dục truyền thông của NSDMT sử dụng ma túy tại CSCN. (N=368) ...........................................................................173 Bảng 3.27. Đánh giá chất lượng, hiệu quả dịch vụ thông qua các tiêu chí ...................174
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1 Hiểu biết về dịch vụ CTXH của người sử dụng ma túy .............................. 85 Biểu đồ 3.2 Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ CTXH đối với NSDMT tại Cơ sở cai nghiện. ............................................................................................................. 107 Biểu đồ 3.3: Kết quả thực nghiệm đánh giá về tầm quan trọng của dịch vụ CTXH ... 123 Biểu đồ 3.4. Đánh giá trước và sau thực nghiệm về nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của NSDMT tại Cơ sở. ............................................................................ 123 Biểu đồ 3.5 Nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ CTXH với NSDMT giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng............................................................... 125 (Sơ đồ 1. Dịch vụ hỗ trợ cho người sử dụng ma túy tham gia điều trị tự nguyện. Tài liệu SCDI, (2016).................................................................................................... 53 (Sơ đồ 2. Quy trình điều trị nghiện ma túy tại các Trung tâm điêu trị tự nguyện và điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại cộng đồng. (Tổ chức SCDI, 2016) .... 53 Sơ đồ 3. Sơ đồ tương tác nhóm trong buổi tham vấn đầu tiên ...................................... 120 Sơ đồ 4. Sơ đồ tương tác nhóm trong buổi tham vấn thứ 10 ......................................... 121
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề ma túy, nghiện ma túy, buôn bán ma túy luôn là vấn đề nhức nhối đối với toàn cầu. Hậu quả của nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Nó đã tàn phá, hủy hoại rất nhiều gia đình, làm băng hoại xã hội, gây ra những tội ác nghiêm trọng, chấn động và đảo lộn xã hội. Đặc biệt nó đã biến người sử dụng ma túy (NSDMT) thành thân tàn ma dại, mất nhân cách và nguy cơ trở thành kẻ phạm tội. Nghiện ma túy còn tạo ra nguy cơ cho việc lây nhiễu các bệnh theo đường tình dục và HIV/AIDS nhất là đối với giới trẻ. Từ thế kỷ 20 đến nay, chống tội phạm ma túy là cuộc đấu tranh sinh tử của các nước trên thế giới. Buôn bán ma túy được coi là tội phạm của tội phạm, độc ác nhất và nguy hiểm nhất đối với nhân loại, còn sử dụng ma túy là góp phần phát triển tội ác này. Trước tình hình đó, nhân loại đã có nhiều giải pháp ngăn chặn và phòng chống ma túy, song tình hình về ma túy ngày càng tăng, phức tạp. Trên thế giới, Tổng thống Philippin – Duterte năm 2016 đã mở chiến dịch chống ma túy “…cho phép cảnh sát bắn chết nghi phạm ma túy mà không cần thông qua xét xử. Giới chức Philippines cho biết hơn 7.000 nghi phạm đã bị cảnh sát và dân phòng Philippines giết chết trong cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte”( Kiều Oanh, [103]). Năm 2017, Tổng thống Indonesia - Joko Widodo “đã ra lệnh cho cảnh sát bắn những đối tượng buôn bán ma túy có hành vi chống lệnh bắt giữ”(Bảo An, [102]). Cuộc đấu tranh chống ma túy là cuộc đấu tranh chung của nhân loại. Theo Bộ Công An Việt Nam thì tội phạm liên quan đến ma túy có diễn biến phức tạp, tính đến ngày 30/04/2020, các lực lượng trên toàn quốc đã bắt giữ 10.351 vụ/14.730 đối tượng, thu giữ 3.582 kg Heroin, 1.863 kg và 900.365 viên MTTH, 113kg cần sa, 3,1 kg thuốc phiện, 6,6 cỏ mỹ và nhiều phương tiện, tài sản, vật chứng liên quan khác.[1, 9]. Đáng lưu ý, nhiều vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo (giết nhiều người, giết người vứt xác, chặt xác, đốt xác, giết phụ nữ và trẻ em...) vì lý do ma túy. [1] ” Đây là những tội ác khủng khiếp do tội phạm liên quan đến ma túy gây ra.. Thực tế, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phòng chống ma túy và tổ chức các hình thức cai nghiện cho người nghiện ma túy nhưng sự thực, tỷ lệ NSDMT ngày càng tăng lên với đa dạng các loại chất gây nghiện mới và các loại hình buôn bán, tàng trữ ma túy ngày càng tinh vi hơn. Tính đến 06/2020, Việt Nam có 234.620 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [1]. Vì tính nhân văn cao cả, vì giá trị nhân phẩm và quyền của con người, chúng ta đã nhìn nhận NSDMT theo hướng nhân đạo, phù hợp với quan điểm chung của thế giới và thường xuyên đổi mới công tác cai nghiện ma túy. Song, vấn đề 1
- cai nghiện ma túy thực sự là vấn đề khó khăn, nan giải. Mặc dù chúng ta đã thực hiện chủ trương đa dạng hóa công tác cai nghiện theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện, nhưng cần phân biệt rõ người sử dụng ma túy chưa gây tội ác với kẻ tội phạm. Hơn nữa, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thí điểm các mô hình điều trị, cai nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc đông y do Việt Nam sản xuất (Cedemex, Bông Sen, Heantos…), nhưng kết quả đánh giá ban đầu cho thấy “việc thí điểm điều trị bằng thuốc Cedemex tại Thái Nguyên, Hưng Yên trong thời gian điều trị 6 tháng thì tỷ lệ không sử dụng lại ma túy là 38% và sau 1 năm tỷ lệ là 27%” [18]. Như vậy, số người nghiện ma túy đã cai nghiện và sử dụng lại, dẫn đến tái nghiện còn nhiều. Không những thế, hiện nay, các cơ sở cai nghiện (CSCN) đang trong tình trạng quá tải, số lượng người nghiện ngày càng tăng “ tổng số người đang được điều trị cai nghiện tại các cơ sở là 36.368 người, tăng 6,8% so với năm 2017 (33.895/36.368)” [18]. Tình trạng nghiện không ổn định, nghiện lâu năm và nghiện đồng thời nhiều loại ma túy tổng hợp phức tạp. Đội ngũ nhân viên còn chưa chuyên nghiệp, cơ sở trang thiết bị xuống cấp, không hiện đại...[18]. Thực trạng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện (CSCN) còn thực hiện theo các phác đồ điều trị về mặt y học, kết hợp với giáo dục dạy nghề, lao động trị liệu… Chất lượng dịch vụ cai nghiện hạn chế, các loại hình dịch vụ còn đơn sơ, chưa đáp ứng mong muốn cai nghiện và dự phòng tái nghiện. NSDMT và (CSCN) phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ chính bản thân và từ môi trường sống, họ cần sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng, xã hội để giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải như: thiếu việc làm, đói nghèo, biến đổi kinh tế - xã hội quá nhanh chóng, v.v… Vấn đề đặt ra là: có cách thức nào góp phần giảm tải ma túy, hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện thành công và không tái nghiện? Đây là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Công tác xã hội có thể làm gì để giảm thiểu tình trạng sử dụng ma túy hiện nay? CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp, có hệ thống triết lý, giá trị riêng, CTXH vận dụng lý thuyết, kỹ năng và quy điều đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng CTXH là một nghề mới tại Việt Nam thông qua Đề án 32 ngày 25 tháng 10 năm 2010.Vậy, người nghiện ma túy có nhận thức và nhu cầu mong muốn tiếp cận dịch vụ Công tác xã hội trong quá trình cai nghiện như thế nào? Các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động - xã hội cung cấp những loại dịch vụ Công tác xã hội nào cho nhóm NSDMT? Làm thế nào để nâng cao chất lượng các dịch vụ đó. Đây là những vấn đề cần được giải quyết. 2
- Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các Trung tâm Giáo dục – Lao động – Xã hội thành phố Hà Nội” để làm luận án tiến sỹ với hy vọng sẽ đóng góp được phần nào vào công cuộc đấu tranh chung phòng chống ma túy này, đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cai nghiện ma túy. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về ma túy và phòng chống ma túy, đề tài đi sâu phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy tại một số trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội thành phố Hà Nội ( Trung tâm số 1 và trung tâm số 5); từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ CTXH đối với NSDMT nhằm hỗ trợ NSDMT cai nghiện thành công và sống hòa nhập cộng đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp (trong và ngoài nước) để mô tả bức tranh chung về dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy, hệ thống hóa kiến thức lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy; - Nghiên cứu các lý thuyết liên quan được ứng dụng trong các Dịch vụ công tác xã hội nhằm xây dựng khung lý luận nghiên cứu của đề tài; - Điều tra Xã hội học về thực trạng cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng dịch vụ CTXH mà NSDMT đang sử dụng tại CSCN ma túy. - Thử nghiệm mô hình tham vấn nhóm đối với người sử dụng ma túy; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dịch vụ CTXH đối với người sử dụng ma túy. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục – Lao động – Xã hội thành phố Hà Nội 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung nghiên cứu: Dịch vụ CTXH trong hỗ trợ người sử dụng ma túy khá đa dạng, trong phạm vi của đề tài luận án tập trung nghiên cứu vào 5 loại hình dịch vụ đó là: Dịch vụ giáo dục – truyền thông; Dịch vụ tham vấn; Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế; Dịch vụ hỗ trợ học nghề, tìm việc làm; Dịch vụ hỗ trợ pháp lý 3
- *Về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên 3 nhóm khách thể: - Người sử dụng ma túy hiện đang cai nghiện ma túy tại các Cơ sở cai nghiện số 1 và số 05 (368 người sử dụng ma túy); - Cán bộ quản lý và làm việc trực tiếp với người sử dụng ma túy (10 người) - Nhân thân của người sử dụng ma túy (05 người) * Về thời gian nghiên cứu: Đề tài luận án được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 9/2019 * Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát tại 2 Cơ sở Cai nghiện số 01 và số 05: - Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục – Lao động xã hội số 05, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội. (Từ năm 2017 đổi tên thành Cơ sở cai nghiện số 05, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội theo Quyết định số 6129/QĐ-UBND ngày 31/08/2017 của UBND thành phố Hà Nội) - Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - xã hội số 01 tại Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội. (Từ năm 2017 đổi tên thành Cơ sở cai nghiện số 01, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội theo Quyết định số 6078/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội). 3.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1:Tình hình người sử dụng ma túy ở Việt Nam hiện nay như thế nào, Việt Nam có những nỗ lực gì trong phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy? Câu hỏi 2: : Công tác xã hội có vai trò như thế nào trong việc làm giảm tình trạng sử dụng ma túy hiện nay, người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện có nhận thức và nhu cầu về dịch vụ Công tác xã hội như thế nào? Câu hỏi 3: Thực trạng cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại các cơ sở cai nghiện ma túy hiện nay diễn ra như thế nào, có những yếu tố nào tác động đến chất lượng dịch vụ Công tác xã hội cho người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện? Câu hỏi 4: Có giải pháp nào giúp các Cơ sở cai nghiện tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hôi cho người sử dụng ma túy? 3.4 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Tình hình người sử dụng ma túy hiện nay tại Việt Nam ngày có diễn biến phức tạp và sử dụng đa dạng các loại ma túy tổng hợp do nhiều yếu tố tác động. Việt Nam có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống ma túy. Giả thuyết 2: Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người sử dụng ma túy cai nghiện và dự phòng tái nghiện. Người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai 4
- nghiện hiện nay có nhu cầu, mong muốn được sử dụng dịch vụ Công tác xã hội. Tuy nhiên, nhận thức của họ về dịch vụ Công tác xã hội còn hạn chế do nhiều yếu tố tác động. Giả thuyết 3: Thực trạng cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại cơ sở cai nghiện ma túy hiện nay còn hạn chế, chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ma túy, có nhiều yếu tố tác động thuận chiều đến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội như điều kiện, cơ sở vật chất trang thiết bị, đặc điểm tâm lý của người sử dụng ma túy, chính sách pháp luật, điều kiện hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội… Giả thuyết 4: Có nhiều giải pháp giúp Các cơ sở cai nghiện tăng cường khả năng cung cấp dịch vu công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy. Người sử dụng ma túy có sự thay đổi tích cực hơn khi được sử dụng dịch vụ Công tác xã hội 3.5 Khung phân tích Thể chế, chính sách pháp luật Nhận thức, Cải thiện sức thái độ, khỏe, theer Dịch vụ Công hành vi chất và tâm tác xã hội với thần Điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị người sử dụng của Cơ sở cung cấp dịch vụ ma túy Cai nghiện 1. Giáo dục – truyền Trình độ, năng lực phẩm chất thông NSDMT đạo đức của nhân viên cung cấp 2. Tham vấn dịch vụ Học nghề, 3. Hỗ trợ chăm sóc việc làm y tế Đặc điểm và mức độ 4. Hỗ trợ học nghề, nghiện của người sử dụng tìm việc làm Dự phòng tái ma túy nghiện 5. Hỗ trợ pháp ý Điều kiện hoàn cảnh gia đình của người sử dụng ma túy Các mối quan hệ xã hội của người sử dụng ma túy 5
- 3.6 Khung nghiên cứu (Research Paradigm) Quá trình nghiên cứu: (Processing - P) Cơ sở lý luận vê ma túy, NSDMT; lý luận về dịch vu và dịch vụ CTXH với NSDMT; lý Đầu ra Đầu vào thuyết nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu: (Output - O) : (Input- I) nghiên cứu tài liệu lý luận, phỏng vấn sâu, bảng hỏi: 368 NSDMT; thực nghiệm Kết quả Vấn đề khảo sát, nghiên cứu phỏng vấn Câu hỏi Các giải nghiên cứu pháp nâng cao chất Giả thuyết lượng, hiệu nghiên cứu quả dịch vụ CTXH Phản ánh (feedback - F) 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm hệ thống và duy vật lịch sử, quan điểm thực tiễn và hệ thống nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu khoa học làm căn cứ khoa học cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Cụ thể, khi nghiên cứu dịch vụ CTXH đối với người sử dụng ma túy, đề tài chú ý nghiên cứu nội dung này trong mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động qua lại của yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, trong bối cảnh Việt Nam đang trên con đường hội nhập nền kinh tế quốc tế và trên lộ trình phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp. Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, vận dụng quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập giữa cán bộ cai nghiện với người sử dụng ma túy trong quá trình cai nghiện. Họ luôn có mong muốn, khát khao cai nghiện nhưng thực tế khi họ đã nghiện ma túy, họ phụ thuộc vào chất gây nghiện, nên rất khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân, tìm mọi cách sử dụng ma túy bất chấp hậu quả của nó. Trong tư tưởng của họ luôn có mâu thuẫn giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi. Bên cạnh đó, họ còn gặp phải mâu thuẫn trong mối quan hệ với người thân, cán bộ cai nghiện hay mối quan hệ xã hội. Vì vậy, khi có sự tác động hỗ trợ giúp họ giải quyết các mâu thuẫn giữa các mặt đối lập sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình cai nghiện của họ nhanh hơn và có hiệu quả hơn. 6
- Theo quan điểm hệ thống: xem xét sự vật trong chỉnh thể thống nhất. Nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội trong mối quan hệ kinh tế, xã hội và pháp luật. Cung cấp dịch vụ CTXH cho NSDMT mang tính tổng thể toàn diện về sức khỏe thế chất, tinh thần, hỗ trợ xã hội và kinh tế, pháp lý…NSDMT là tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn hơn bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội hay hệ thống luật pháp, chính sách. Đội ngũ làm nghề có khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội một cách tổng thể, toàn diện và chuyên sâu sẽ giúp người sử dụng ma túy được có được những lợi ích thiết thực và duy trì không sử dụng lại ma túy. Quan điểm lịch sử: nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội tại các CSCN tại Thành phố, Hà nội. (xem xét sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể). Nhóm người sử dụng ma túy tại Trung tâm. Thời gian tiến hành từ 2016 đến 2019 trong thế kỷ thứ 21. Quan điểm thực tiễn: Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các CSCN Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu NSDMT chính là NSDMT đang cai nghiện tại Trung tâm số 1 và số 5 trên địa bàn thành phố Hà Nội với con người thực trong bối cảnh thực tế. Kết quả sẽ được ứng dụng thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quá trình cai nghiện hình thành và phát triển đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, đóng góp vào quá trình phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp và ổn định xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Luận án nghiên cứu các văn bản, tác phẩm, bài báo, báo cáo, công trình nghiên cứu trước đây nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá một số vấn đề lí luận và phương pháp luận về dịch vụ CTXH với người sử dụng ma túy. Đây là phương pháp quan trọng nhằm hiểu rõ hơn về lĩnh vực dịch vụ CTXH với NSDMT, xây dựng những luận cứ khoa học để chứng minh vấn đề nghiên cứu được cụ thể và rõ ràng hơn. 4.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu NCS tiến hành phỏng vấn sâu 20 người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện, 10 cán bộ/nhân viên xã hội, và 05 người nhà của NSDMT nhằm kiểm chứng tính xác thực của các số liệu, thông tin đã thu thập được bằng các phương pháp khác, đồng thời bổ sung thêm các thông tin cần thiết để đưa ra những phán đoán, những nhận định xác thực hơn. Nội dung phỏng vấn xoay quanh thực trạng dịch vụ công tác xã hôi; nhận thức và nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH; những yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH với người sử dụng ma túy và giải pháp tăng cường hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH tại Trung tâm. Số lượng khách thể (xem bảng tổng hợp phần phụ lục 2 kèm theo) 4.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nghiên cứu trên khách thể là thân chủ (người SDMT) đang tham gia vào quá trình cai nghiện ma túy tại cơ sở (368 NSDMT tại CSCN) thành phố Hà Nội 7
- CSCN số 05 tại xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội (154 NSDMT) CSCN số 01 tại Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội. (214 NSDMT). Chọn mẫu nghiên cứu: NCS sử dụng phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên, dựa vào Công thức chọn mẫu Slovin (1884) (Theo Chu Thị Kim Loan, dẫn từ Consuelo và cộng sự, 2007)[73] Theo số liệu cung cấp bởi Sở Lao động và Thương binh xã hội Hà Nội năm 2017, hiện nay số NSDMT đang được quản lý tại 07 Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động – Xã hội (Cơ sở cai nghiện- CSCN) thành phố Hà Nội là khoảng 2225 người). Vậy, tổng số mẫu nghiên cứu là 368 người. CSCN số 01 là 214 người sử dụng ma túy (NSDMT), CSCN số 05 là 154 người sử dụng ma túy (NSDMT). (Xem phần phụ lục đính kèm) 4.2.4 Phương pháp chuyên gia NCS tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia hướng dẫn khoa học, các chuyên gia điều trị nghiện, chuyên gia CTXH và các giảng viên Đại học, các chuyên gia trong Hội thảo khoa học cấp Khoa về dịch vụ CTXH trong điều trị nghiện ma túy và các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho người sử dụng mat túy, các giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH. 4.2.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Luận án sử dụng một số phương pháp thống kê toán học và hệ thống xử lý số liệu bằng phần mềm SPPS. NCS tiến hành sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý số liệu (tính giá trị trung bình X , độ lệch chuẩn, hệ số tương quan Spearman (r)...), kiểm định bằng chỉ số Cronbach’Alpha, Anova…, so sánh kết quả nghiên cứu ở NSDMT hai Cơ sở cai nghiện để thấy rõ bức tranh toàn cảnh về thực trạng dịch vụ có sự khác biệt hay không tại những Cơ sở cai nghiện ở những địa bàn khác nhau (Phụ lục 2). 4.2.6 Phương pháp thực nghiệm Được tiến hành trên một nhóm 7 người sử dụng ma túy tại CSCN về mô hình tham vấn nhóm. Thời gian tiến hành thực nghiệm trong vòng 6 tháng, hai tuần 1 buổi sinh hoạt nhóm. Tổng số là 12 buổi tham vấn nhóm. Sau thời gian thực nghiệm so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm, đồng thời so sánh nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng về sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của NSDMT và đánh giá hiệu quả của mô hình dịch vụ tham vấn nhóm đối với người sử dụng ma túy tại CSCN. Mục đích của thực nghiệm là so sánh kết quả trước và sau thời gian thực nghiệm tác động về nhận thức, thái độ và hành vi của người sử dụng ma túy để thấy được hiệu quả của dịch vụ tham vấn chuyên nghiệp 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 76 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 91 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 62 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 59 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
198 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 13 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 54 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 20 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 15 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 7 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn