Luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững
lượt xem 18
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất định hướng và giải pháp khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, phát triển các LHDL tiềm năng và liên kết các tuyến điểm du lịch lãnh thổ Bình Định theo quan điểm phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ ĐÌNH CHIẾN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Huế, năm 2021 MỤC LỤC
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ ĐÌNH CHIẾN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ngành: Địa lý tự nhiên Mã số: 9440217 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Nguyễn Khanh Vân – Viện Địa lý Hướng dẫn khoa học 2: TS. Lê Năm - Trường Đại học Sư phạm Huế Huế, MỤCnămLỤC 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Khanh Vân và TS. Lê Năm. Các số liệu, nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và được trích dẫn theo qui định. Hình ảnh sử dụng trong công trình là của tác giả và đồng nghiệp thực hiện trong quá trình làm luận án. Tác giả luận án Vũ Đình Chiến
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án tại Khoa Địa lý - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, nghiên cứu sinh đã nhận được sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và tận tình của GS.TS. Nguyễn Khanh Vân và TS. Lê Năm. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy/cô, những người đã thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, động viên để nghiên cứu sinh nỗ lực hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể lãnh đạo và thầy/cô ở Khoa Địa lý - Trường Đại học Sư phạm Huế; lãnh đạo và các phòng chức năng của Trường Cao đẳng Bình Định, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tạo điều kiện để nghiên cứu sinh hoàn thiện chương trình học tập và làm luận án. Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được những ý kiến đóng góp có giá trị sâu sắc về chuyên môn của Quý thầy/cô trong và ngoài cơ sở đào tạo. Nghiên cứu sinh xin trận trọng cảm ơn. Qua đây, nghiên cứu sinh cũng bày tỏ sự biết ơn tới cán bộ Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Cục Thống kê, Thư viện tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện, hỗ trợ các nguồn tài liệu, dữ liệu liên quan tới nội dung luận án. Đồng thời nghiên cứu sinh cũng xin gửi đến các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình lời cảm ơn chân thành về sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với nghiên cứu sinh trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án. Thừa Thiên Huế, ngày tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Vũ Đình Chiến
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Các từ viết tắt tiếng Việt Ký hiệu Ý nghĩa từ viết tắt Ký hiệu Ý nghĩa từ viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu KT - XH Kinh tế - xã hội BVMT Bảo vệ môi trường LHDL Loại hình du lịch CSHT Cơ sở hạ tầng MTDL Môi trường du lịch CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật PTBV Phát triển bền vững DL Du lịch PTDL Phát triển du lịch DLBV Du lịch bền vững RTL Rất thuận lợi DLST Du lịch sinh thái SKH Sinh khí hậu DSVH Di sản văn hóa SPDL Sản phẩm du lịch ĐDSH Đa dạng sinh học TĐTL Tương đối thuận lợi ĐLTN Địa lý tự nhiên TL Thuận lợi ĐKTN Điều kiện tự nhiên TNDL Tài nguyên du lịch HST Hệ sinh thái TNMT Tài nguyên môi trường ITL Ít thuận lợi TNTN Tài nguyên thiên nhiên 2. Các từ viết tắt tiếng Anh Ký hiệu Ý nghĩa từ viết tắt tiếng Anh Ý nghĩa từ viết tắt tiếng Việt GSTC The Global Sustainable Tourism Hội đồng Du lịch Bền vững Council Toàn cầu GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý MICE Meeting Incentive Conference Du lịch kết hợp hội nghị, Event hội thảo, khen thưởng, sự kiện ICISE International Centre for Trung tâm Quốc tế Khoa học Interdisciplinary Science và Giáo dục liên ngành and Education IUCN International Union for Conservation Liên minh quốc tế Bảo tồn of Nature thiên nhiên MCA Multiple Criteria Assessment Đánh giá đa chỉ tiêu SWOT Strengths - Weakness - Điểm mạnh - Điểm yếu Opportunities - Threats - Cơ hội - Thách thức TALC Tourism Area Life Cycle Vòng đời điểm du lịch UNEP United Nations Environment Chương trình Môi trường Programme Liên hợp quốc UNESCO United Nation Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Scientific and Cultural Organization Văn hóa Liên hợp quốc UNWTO United Nation World Tourism Tổ chức Du lịch thế giới Organization Thuộc Liên hợp quốc WCED World Commission on Environment Ủy ban Thế giới về Môi trường and Development và Phát triển WTTC World Tourism and Travel Council Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Ma trận tam giác xác định trọng số 36 Bảng 2.1 Phân bố nhiệt độ theo vĩ độ tại Bình Định thời kỳ 1986 - 2016 60 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phân loại sinh khí hậu tỉnh Bình Định 62 Bảng 2.3 Danh sách suối khoáng tỉnh Bình Định 65 Bảng 2.4 Diện tích rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2019 (ha) 67 Bảng 2.5 Dân số và lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2019 72 Bảng 2.6 Hiện trạng cơ sở lưu trú tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2019 74 Cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng địa lý tự nhiên Bảng 2.7 79 tỉnh Bình Định Bảng 2.8 Hệ thống phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Bình Định 81 Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh Bảng 3.1 91 cho du lịch tham quan Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình Bảng 3.2 92 cho du lịch tham quan Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật Bảng 3.3 92 cho du lịch tham quan Chỉ tiêu và trọng số đánh giá mức độ thuận lợi của các loại Bảng 3.4 93 SKH cho du lịch tham quan Bảng 3.5 Số ngày không có mưa tại một số trạm ở tỉnh Bình Định 94 Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí SKH Bảng 3.6 95 cho du lịch tham quan Bảng 3.7 Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển LHDL tham quan 99 Chỉ tiêu và trọng số đánh giá mức độ thuận lợi của các loại Bảng 3.8 99 SKH cho du lịch nghỉ dưỡng Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí SKH Bảng 3.9 100 cho du lịch nghỉ dưỡng Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí bãi tắm Bảng 3.10 101 cho du lịch nghỉ dưỡng Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí nước Bảng 3.11 102 khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng Bảng 3.12 Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển LHDL nghỉ dưỡng 105 Bảng 3.13 Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch sinh thái 107 Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí Di sản văn hóa Bảng 3.14 108 vật thể cho du lịch văn hóa Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí Di sản văn hóa Bảng 3.15 109 phi vật thể cho du lịch văn hóa Bảng 3.16 Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển LHDL văn hóa 112
- Bảng 3.17 Phân cấp đánh giá mức độ thuận lợi của 4 LHDL 113 Bảng 3.18 Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho 4 LHDL 113 Bảng 3.19 Đánh giá các tiêu chí tại điểm du lịch Quy Nhơn 121 Bảng 3.20 Đánh giá các tiêu chí tại điểm du lịch Châu Trúc 122 Bảng 3.21 Đánh giá các tiêu chí tại điểm du lịch Lộ Diêu 123 Bảng 3.22 Đánh giá các tiêu chí tại điểm DL khu Bảo tàng Quang Trung 124 Bảng 3.23 Đánh giá các tiêu chí tại điểm du lịch Vĩnh Sơn 126 Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của các điểm Bảng 3.24 126 du lịch
- DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch 21 Hình 1.2 Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển du lịch 27 Hình 1.3 Sơ đồ các tuyến điểm thực địa trong thời gian làm luận án 46a Hình 1.4 Sơ đồ tiếp cận hệ thống quy trình các bước thực hiện luận án 51 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định năm 2020 53a Hình 2.2 Bản đồ địa chất tỉnh Bình Định 54a Hình 2.3 Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Bình Định 58a Bản đồ phân hóa nhiệt độ không khí trung bình năm tỉnh Hình 2.4 60a Bình Định Bản đồ phân hóa tổng lượng mưa trung bình năm tỉnh Hình 2.5 61a Bình Định Hình 2.6 Bản đồ sinh khí hậu du lịch tỉnh Bình Định 63a Hình 2.7 Bản đồ thủy văn tỉnh Bình Định 65a Hình 2.8 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Bình Định 67a Hình 2.9 Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bình Định 69a Hình 2.10 Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Bình Định 71a Biểu đồ tổng lượt khách du lịch và doanh thu du lịch Hình 2.11 74 tại Bình Định thời kỳ 2010 - 2019 Biểu đồ tình hình phát triển cơ sở lưu trú và lao động du lịch Hình 2.12 75 tỉnh Bình Định thời kỳ 2010- 2019 Hình 2.13 Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Bình Định 82a Bản đồ phân hạng tài nguyên tỉnh Bình Định phục vụ Hình 3.1 99a phát triển loại hình du lịch tham quan Bản đồ phân hạng tài nguyên tỉnh Bình Định phục vụ Hình 3.2 105a phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng Bản đồ phân hạng tài nguyên tỉnh Bình Định phục vụ Hình 3.3 107a phát triển loại hình du lịch sinh thái Bản đồ phân hạng tài nguyên tỉnh Bình Định phục vụ Hình 3.4 112a phát triển loại hình du lịch văn hóa Bản đồ phân hạng tài nguyên tỉnh Bình Định phục vụ Hình 3.5 114a phát triển 4 loại hình du lịch Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Hình 3.6 135a Bình Định
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng, hình Mục lục MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3 4. Luận điểm bảo vệ 3 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài 3 6. Cấu trúc luận án 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên và 5 tài nguyên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững 1.1.1. Trên thế giới 5 1.1.2. Tại Việt Nam 9 1.1.3. Tại lãnh thổ nghiên cứu 11 1.2. Cơ sở lý luận 13 1.2.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 13 1.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch 20 1.2.3. Phát triển du lịch bền vững 29 1.2.4. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 31 1.2.5. Phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ PTDL theo hướng bền vững 37 1.2.6. Liên kết trong phát triển du lịch 41 1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 42 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 42 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 45 1.3.3. Quy trình nghiên cứu 50 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 52 Chương 2. SỰ PHÂN HÓA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN 53 VÀ PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bình Định 53 2.1.1. Vị trí địa lý - Tài nguyên vị thế 53 2.1.2. Địa chất, địa hình - Tài nguyên địa hình, địa mạo 54
- 2.1.3. Khí hậu - Tài nguyên sinh khí hậu 59 2.1.4. Thủy văn - Tài nguyên nước 64 2.1.5. Sinh vật – Tài nguyên đa dạng sinh học 67 2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Bình Định 69 2.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể 70 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể 70 2.3. Hiện trạng phát triển KT – XH và du lịch tỉnh Bình Định 71 2.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 71 2.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch 73 2.4. Phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Bình Định 79 2.4.1. Cấp phân vị và chỉ tiêu phân vùng 79 2.4.2. Thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên và kết quả phân vùng 81 2.4.3. Sự phân hóa của tự nhiên và tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng 82 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 89 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI 90 NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 3.1. Đối tượng và mục tiêu đánh giá 90 3.2. Đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho một số LHDL 90 3.2.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch 90 3.2.2. Đánh giá cho loại hình du lịch tham quan 90 3.2.3. Đánh giá cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng 99 3.2.4. Đánh giá cho loại hình du lịch sinh thái 106 3.2.5. Đánh giá cho loại hình du lịch văn hóa 107 3.2.6. Tổng hợp mức độ thuận lợi 4 LHDL theo từng tiểu vùng 112 3.3. Đánh giá tổng hợp theo các điểm du lịch 114 3.3.1. Cơ sở lựa chọn các điểm du lịch 114 3.3.2. Xác định chỉ tiêu và xây dựng thang đánh giá 115 3.3.3. Tiến hành đánh giá và kết quả đánh giá 119 3.4. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Định 127 3.4.1. Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp 127 3.4.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Định 130 3.4.3. Giải pháp thực hiện 135 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 160 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài nguyên du lịch (TNDL) được coi là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển du lịch (PTDL) của các địa phương. Cùng với sự tác động của ĐKTN, việc PTDL chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có. Các TNDL, nhất là TNDL tự nhiên luôn gắn liền với các ĐKTN, cũng như các TNDL văn hóa thường được phân bố gắn liền với điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội (KT - XH). Hiện nay, phát triển du lịch bền vững (DLBV), có trách nhiệm đang nhận được sự quan tâm trong chiến lược PTDL của nhiều địa phương. Để phát triển DLBV, đánh giá tài nguyên hợp lý và các điều kiện bổ trợ có ý nghĩa rất quan trọng. Theo thời gian, việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ mục đích phát triển DLBV đã được nghiên cứu ở các phạm vi khác nhau. Để có thể kế thừa được các kết quả nghiên cứu trước đây, việc đánh giá ĐKTN và tài nguyên cho từng địa phương cần phải đầy đủ, hệ thống các vấn đề về lý luận và thực tiễn, các vấn đề về nguyên tắc và hệ thống phương pháp đánh giá tài nguyên. Nằm trong quy hoạch tổng thể PTDL vùng Duyên hải Nam Trung bộ, tỉnh Bình Định có ĐKTN khá thuận lợi, nguồn TNDL tương đối toàn diện cho PTDL. Trong thời gian qua, dựa trên cơ sở khai thác nguồn TNDL và một số yếu tố khác, ngành du lịch (DL) Bình Định đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy DL Bình Định vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng; DL phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững. Một số cụm, điểm và tuyến du lịch không phát triển được theo quy hoạch, chưa phát huy được giá trị tài nguyên [87]. Nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng tiêu cực của một số yếu tố tự nhiên; sự phân bố cũng như việc kết hợp, liên kết khai thác TNDL giữa các lãnh thổ trong tỉnh còn hạn chế; nhiều điểm DL và loại hình du lịch (LHDL) vẫn còn ở dạng tiềm năng; công tác quy hoạch, đầu tư và quản lý khai thác tài nguyên theo lãnh thổ vẫn còn những bất cập. Do đó cần phải nghiên 1
- cứu, đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNDL trên lãnh thổ tỉnh nhằm phát huy đúng thế mạnh, cải thiện khả năng cạnh tranh cho DL Bình Định. Đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên trên một lãnh thổ không chỉ là việc đánh giá các dạng TNDL cụ thể mà còn đánh giá, phân tích cả các yếu tố phục vụ khai thác và sử dụng các tài nguyên đó cho mục đích PTDL. Để có thể đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, việc nghiên cứu đặc điểm các ĐKTN, làm rõ sự phân hóa có quy luật của tự nhiên, của TNDL và tiến tới phân vùng địa lý tự nhiên (ĐLTN) phục vụ đánh giá tài nguyên là việc làm cần thiết. Kết quả đánh giá, phân tích các đặc điểm TNDL, mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng LHDL, điểm du lịch theo các tiểu vùng sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng phát triển các loại hình du lịch có tiềm năng của Bình Định. Bên cạnh đó qua phân tích hiện trạng PTDL trên địa bàn tỉnh làm rõ hơn mối liên hệ giữa du lịch với khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT) và giữa du lịch của tỉnh Bình Định với các địa phương lân cận, góp phần PTDL của tỉnh nhà theo hướng bền vững. Đó là lý do nghiên cứu sinh đề xuất đề tài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững” cho luận án của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Nghiên cứu làm rõ sự phân hóa có quy luật của ĐKTN và TNDL tỉnh Bình Định, xác định mức độ thuận lợi của TNDL cho phát triển LHDL tại địa phương. - Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác hợp lý ĐKTN, tài nguyên du lịch, phát triển các LHDL tiềm năng và liên kết các tuyến điểm du lịch lãnh thổ Bình Định theo quan điểm PTBV. 2.2. Nhiệm vụ - Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp trong nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNDL liên quan tới hướng nghiên cứu của luận án. - Vận dụng các quan điểm nghiên cứu của ĐLTN tổng hợp, làm rõ sự phân hóa có quy luật của ĐKTN, TNDL lãnh thổ Bình Định. - Phân vùng ĐLTN lãnh thổ tỉnh Bình Định (ở tỷ lệ 1:100.000) để làm rõ những đặc thù cơ bản của ĐKTN, xác định tiềm năng TNDL theo các tiểu vùng làm cơ sở đánh giá cho một số loại hình và điểm du lịch tại địa phương. 2
- - Đánh giá, phân tích mức độ thuận lợi của ĐKTN và TNDL cho phát triển một số LHDL nổi trội và điểm DL tiêu biểu theo các tiểu vùng ở Bình Định. - Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác hợp lý ĐKTN, TNDL phục vụ phát triển DLBV, xây dựng bản đồ tổ chức không gian PTDL tỉnh Bình Định. 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Về không gian, thời gian: Vùng nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm phần đất liền và khu vực biển - đảo ven bờ. Các số liệu, dữ liệu sử dụng trong đề tài được thu thập, khảo sát từ năm 2010 đến năm 2019. - Về nội dung khoa học: + Làm rõ sự phân bố có quy luật của ĐKTN, TNDL lãnh thổ tỉnh Bình Định làm cơ sở cho PTDL của địa phương; tiến hành phân vùng ĐLTN và phân loại sinh khí hậu (SKH) (tỷ lệ 1:100.000) phục vụ đánh giá ĐKTN, TNDL (tự nhiên và văn hóa, trong đó TNDL tự nhiên là nhóm quan trọng hơn) cho một số LHDL, điểm du lịch của tỉnh; định hướng phát triển một số LHDL và tổ chức không gian du lịch hợp lý trên cơ sở kết quả đánh giá TNDL theo hướng bền vững. + Phát triển DLBV là phạm trù rộng với các nội hàm: bền vững về Tự nhiên (sử dụng tài nguyên thiên nhiên - TNTN, môi trường sinh thái); bền vững về Kinh tế; bền vững về Văn hóa - Xã hội. Tuy nhiên, để phù hợp với mã số đào tạo của luận án: PTDL theo hướng bền vững ở đây chỉ tập trung chủ yếu ở khía cạnh bền vững trong khai thác hợp lý ĐKTN, TNDL và BVMT theo không gian lãnh thổ. 4. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên kết hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội tỉnh Bình Định đã hình thành nên các tiểu vùng ĐLTN với những phân hóa riêng về ĐKTN cũng như TNDL. Luận điểm 2: Kết quả đánh giá ĐKTN và tài nguyên là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLBV tỉnh Bình Định theo tiểu vùng và tuyến điểm du lịch. 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 5.1. Những đóng góp mới - Đã xác định rõ sự phân hóa có quy luật của TNDL theo lãnh thổ cũng như những lợi thế so sánh của tài nguyên phục vụ PTDL Bình Định. 3
- - Đã phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ PTDL tỉnh Bình Định ở tỷ lệ bản đồ 1:100.000. Các tiểu vùng địa lý tự nhiên chính là những đơn vị cơ sở phục vụ đánh giá ĐKTN và TNDL cho phát triển DLBV của địa phương. - Trên cơ sở các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá ĐKTN và TNDL, luận án đã xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng LHDL, điểm du lịch theo các tiểu vùng. Kết quả đánh giá làm cơ sở cho các định hướng (bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch Bình Định tỷ lệ 1:100.000) và giải pháp phát triển các LHDL phù hợp với ĐKTN, điều kiện KT - XH của khu vực nghiên cứu. 5.2. Ý nghĩa của luận án - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những mặt thuận lợi, hạn chế của ĐKTN, lợi thế so sánh của TNDL cho việc triển khai một số LHDL, tuyến điểm du lịch phục vụ phát triển DLBV. Những vấn đề lý luận, thực tiễn nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL phục vụ phát triển du lịch tại một lãnh thổ cụ thể. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, đánh giá TNDL Bình Định theo các tiểu vùng, những định hướng và giải pháp PTDL được luận án đề xuất là có cơ sở khoa học, nó là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lược, thiết kế, tổ chức các hoạt động DL trong tổng thể phát triển KT-XH chung của tỉnh Bình Định; đồng thời kết quả đề tài góp phần giúp các cấp chính quyền ở Bình Định cụ thể hóa kế hoạch hoạt động DL, thực thi các giải pháp cho phát triển DLBV tại địa phương. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành chương, gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững. Chương 2. Sự phân hóa điều kiện tự nhiên, tài nguyên và phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Bình Định. Chương 3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và đề xuất định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững. 4
- NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch Những nghiên cứu tổng hợp các ĐKTN, tài nguyên cho mục đích PTDL ngày càng được quan tâm, gắn liền với sự phát triển ngành du lịch. Từ nửa cuối thế kỷ XX, nhiều công trình tập trung vào đánh giá các hợp phần của tự nhiên và xây dựng các chỉ tiêu cụ thể như: Đánh giá bãi tắm của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và của Hôrikawa; đánh giá mức độ đa dạng của cảnh quan cho ngắm cảnh (V.X.Tauxkat, 1969; Mukhina, 1973); đánh giá mức độ tương phản địa hình (I.U.Vedenhin và nnk, 1975); đánh giá toàn bộ các yếu tố tự nhiên (Iu.A.Vedenhin và N.N.Mirosnhitrencô, 1981) (dẫn theo [1], [21]). Coi hệ thống lãnh thổ DL là sự tổng hợp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, bao gồm các nhân tố tổng thể tự nhiên, văn hóa-lịch sử, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), nguồn nhân lực, dòng khách... Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định như: I.I Pirojnik (1985) “Cơ sở địa lý dịch vụ và du lịch”, Ngô Tất Hổ (1998) “Phát triển và quản lý du lịch địa phương” (dẫn theo [84]), Gunn C.A (1998) “Quy hoạch du lịch” [104]. Các nhà khoa học Pháp là G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard trong tác phẩm “Quy hoạch du lịch” [12] đã đề cập tới lý luận về phân loại, thống kê tài nguyên, trình bày quan điểm, giới thiệu mang tính khái quát phương pháp xây dựng định mức và tiêu chuẩn trong quy hoạch phục vụ PTDL, phân kiểu loại cơ sở DL ở dải ven biển, miền núi, nông thôn và ven đô. Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, việc nghiên cứu lý luận, sử dụng các kỹ thuật và công cụ đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tự nhiên và xã hội, 5
- PTDL gắn với quản lý và bảo tồn TNDL được quan tâm nhiều hơn. Tác giả Julianna Priskin (2001), trong công trình “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên cho du lịch dựa vào tự nhiên” đã xác định các nguồn lực để PTDL dựa vào thiên nhiên trên cơ sở đánh giá ở vùng Duyên hải miền Trung nước Úc. Khung đánh giá đã sử dụng cả kỹ thuật định tính và định lượng để xác định mức thu hút, khả năng tiếp cận, sự có mặt của cơ sở hạ tầng (CSHT) và mức độ suy thoái môi trường. Đồng thời nêu bật một số khó khăn liên quan đến việc xây dựng các kỹ thuật đánh giá khách quan TNTN cho du lịch [107]. Trong ấn phẩm “Kết nối cộng đồng du lịch và bảo tồn - một quá trình đánh giá du lịch” của nhóm tác giả Elleen Guierrez và cộng sự (2005) đã trình bày 3 giai đoạn chính trong quá trình đánh giá hoạt động du lịch của một lãnh thổ. Theo đó, nội dung quan trọng trong đánh giá TNDL là tạo lập bảng kiểm kê các điểm tài nguyên với 3 bước cơ bản: hai bước đầu là liệt kê các điểm tài nguyên có tại khu vực, thể hiện chúng lên bản đồ; bước tiếp theo là đánh giá và xếp hạng các điểm tài nguyên [103]. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã xây dựng hệ thống phân loại TNDL làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng TNDL cho các nước trên thế giới [113], [114]. Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, khí hậu là một nhân tố rất quan trọng tác động lớn tới sự hình thành một số LHDL, khả năng khai thác của ngành du lịch. Do vậy, đánh giá các điều kiện khí hậu nói chung, SKH nói riêng cho hoạt động du lịch cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm [98], [105]… Các yếu tố khí hậu thường được dùng trong đánh giá phục vụ du lịch là nhiệt độ, mưa, ẩm, gió và một số loại thời tiết đặc biệt. Sử dụng công cụ đánh giá và khai thác TNDL để hỗ trợ cộng đồng địa phương lập mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch dựa trên 4 tiêu chí (tính khác biệt, chất lượng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn của điểm tài nguyên, động lực cho PTDL của điểm tài nguyên) với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Đánh giá TNDL dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) làm cơ sở PTDL [111]. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS/Mapinfo) trong khai thác và quản lý TNDL, xây dựng bản đồ SKH cho du lịch cũng được áp dụng nhiều [97], [98]… 6
- Nhìn chung, mặc dù có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên các công trình trên đều theo hướng đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên cho PTDL. Hầu hết các tác giả đều đi theo hướng mô tả, kiểm kê, phân tích đưa ra các chỉ tiêu đánh giá, kiểu đánh giá các ĐKTN và tài nguyên phục vụ khai thác LHDL, tổ chức các tuyến điểm du lịch, tổ chức không gian lãnh thổ du lịch. Từ đây một số phương pháp và công cụ đánh giá TNDL cũng sẽ được luận án vận dụng một cách cụ thể cho PTDL tỉnh Bình Định. 1.1.1.2. Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững Thời gian qua, nghiên cứu phát triển DLBV được thể hiện ở nhiều góc độ: - Dưới góc độ tiếp cận địa lý du lịch tổng hợp dựa vào nền tảng tài nguyên (tự nhiên và văn hóa); kinh tế (mối quan hệ của ngành du lịch với các ngành khác, tiếp cận thị trường - tiếp thị, quảng bá); các nhân tố khác (chính sách, chiến lược PTDL, nguồn nhân lực, công tác đào tạo…); sử dụng các nguyên tắc, tiêu chí để phát triển DLBV được nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quan tâm: Alastair M.Morrison, 2013 [96]; Charles R.Goeldner, J.R.Brent Ritchie, 2009 [101]; Elleen Guierrez et al, 2005 [103]; Patrick B.Cobbinah et al, 2013 [108]; Peter Mason, 2016 [109]; Rade Knezevic, 2008 [110]; Stephen Williams and Alan A.Lew, 2015 [112]. Mô hình vòng đời điểm du lịch (Tourism Area Life Cycle - TALC) của Butler, R.W ra đời vào năm 1980 (bổ sung, phát triển vào năm 2006 và 2011) là một trong những lý thuyết tiêu biểu để phản ánh chu kỳ sống của một điểm du lịch và công tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch cho mục đích phát triển DLBV. Theo Butler, chu kỳ sống của điểm đến trải qua 6 giai đoạn. Để thực hiện chiến lược truyền thông về thương hiệu du lịch phục vụ PTBV tại các điểm du lịch, các nhà quản lý phải thực hiện chiến lược truyền thông phù hợp theo từng giai đoạn (khai phá/khám phá - exploration; thâm nhập/tham gia - involvement; phát triển - development; củng cố/ổn định - consolidation; trì trệ - stagnation; suy thoái - decline hoặc phục hồi - rejuvenation) [100]. Sách “Chỉ tiêu Phát triển bền vững cho điểm du lịch” của UNWTO (2004) đã đưa ra 14 chỉ tiêu về quản lý và bảo tồn TNDL phục vụ phát triển DLBV, trong đó có một số chỉ tiêu đáng chú ý như: duy trì tài sản văn hoá; sự tham gia của cộng đồng; sự hài lòng của du khách; nguồn thu kinh tế từ du lịch; bảo 7
- vệ tài sản tự nhiên; hạn chế tác động của hoạt động du lịch; kiểm soát điểm du lịch; các vấn đề cơ bản và các chỉ số của DLBV…[113]. Năm 2014, Hội đồng Du lịch Bền vững toàn cầu (GSCT) đã đề xuất bộ tiêu chuẩn với các tiêu chí để đánh giá DLBV. Các tiêu chí này được thiết kế để sử dụng bởi tất cả các loại hình và quy mô của các điểm du lịch [116] (Phụ lục 1). - Nghiên cứu lý luận về du lịch sinh thái (DLST) trong mối quan hệ với phát triển DLBV được thực hiện từ những thập niên 1980 và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Năm 2001, tác giả Blamey R.K., trong tác phẩm “Các nguyên tắc của du lịch sinh thái” đã đề cập một cách toàn diện nội dung và chức năng của DLST, mối quan hệ giữa tự nhiên và con người, đồng thời đặc biệt chú trọng tới việc giảm thiểu tác động tới môi trường và đáp ứng được những lợi ích của người dân địa phương [99]. Trong tác phẩm “Du lịch sinh thái”, tác giả David A.Fennell (2002) đã đề cập tới 11 dấu hiệu và những tiêu chí đánh giá về DLST, 3 tiêu chí tổng hợp để đánh giá DLBV. Đồng thời cũng xác định các dấu hiệu đặc trưng của các hệ sinh thái (HST) phục vụ cho phát triển DLBV [102]. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đưa ra các khái niệm về DLST trên quan điểm là hình thức du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), du lịch bền vững (Sustainable Tourism) dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa, giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn và cho lợi ích của cộng đồng [113], [114]… - Dưới góc độ môi trường, tác động của BĐKH tại các điểm TNDL, phục vụ phát triển DLBV đang rất được quan tâm. Nhiều công trình đã đề cập những tác động môi trường đối với du lịch và tác động đa chiều của du lịch đối với MTTN, các gợi ý giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của DL đối với thiên nhiên, xây dựng các định mức và tiêu chuẩn CSVCKT đảm bảo phù hợp với sức chứa của môi trường. Tiêu biểu có: Josphat Belsoy, Jacqueline Korir, Jacob Yego, 2012 [106]; Alexander Trukhachev, 2015 [97]; Tổ chức UNWTO và UNEP, 2008 [115]… Tóm lại, thời gian qua nghiên cứu về điều kiện, nhân tố (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa) cho PTDL đã ngày càng quan tâm hơn đến khía cạnh sử dụng, khai thác bền vững TNDL, BVMT; nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho mục tiêu phát triển DLBV; có thể thấy phát triển DLBV là xu 8
- hướng của thời đại, nó phù hợp với thực tiễn thế giới, và những nội dung đánh giá, khai thác TNDL bền vững sẽ được vận dụng trong luận án cho mục tiêu PTBV. 1.1.2. Tại Việt Nam 1.1.2.1. Nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch Nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN và tài nguyên phục phát triển du lịch được quan tâm ở nhiều nội dung. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự nhiên, kiểm kê về tài nguyên lãnh thổ như phân vùng ĐLTN, phân vùng sinh thái cảnh quan, nghiên cứu cấu trúc, TNTN và MTTN đới bờ biển, đặc điểm địa mạo Việt Nam, đánh giá ĐKTN cho phát triển KT - XH (bao gồm du lịch) của một số tác giả tiêu biểu như: Lê Bá Thảo [63]; Vũ Tự Lập [30], [31]; Lê Đức An [1], [2]; Phạm Hoàng Hải và nnk [20]; Nguyễn Cao Huần [24]; Đặng Duy Lợi và nnk [34]; Vũ Tấn Phương và nnk [48]; Trần Đức Thạnh và nnk [62]. Các công trình này đã đưa ra cơ sở khoa học của việc phân loại TNTN, định hướng khai thác tự nhiên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý, hiệu quả TNTN, phát triển KT - XH, BVMT cho PTBV của các vùng trên cả nước. Trong nghiên cứu ĐKTN, phân loại, đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL, nhiều tác giả đã có những công trình tổng quan về lịch sử hình thành, các xu hướng PTDL trên thế giới, các quan điểm, phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho PTDL (đánh giá theo từng dạng tài nguyên, đánh giá tổng hợp), phân loại các LHDL và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, quy hoạch lãnh thổ du lịch như: Nguyễn Minh Tuệ nnk, 2010 [84]; Phạm Trung Lương và nnk, 2001 [36]; Trương Quang Hải và nnk, 2006 [21]; Trần Đức Thanh, 2008 [61]; Bùi Thị Hải Yến, 2009 [95]; Bùi Thị Thu và nnk, 2011 [65]... Những nghiên cứu này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn nảy sinh trong PTDL liên quan tới ĐKTN và TNDL. Những nội dung được đề cập đến nhiều là ĐKTN, đặc điểm TNDL; ảnh hưởng của TNDL đến tổ chức lãnh thổ du lịch; cách đánh giá tài nguyên phục vụ PTDL, xây dựng tiêu chí đánh giá TNDL, các LHDL, phân loại TNDL (Phụ lục 2). 9
- Nghiên cứu SKH phục vụ DL có các tác giả như: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1980 [75]; Vũ Bội Kiếm, 1990 [28]; Trần Việt Liễn, 1993 [32]; Đặng Kim Nhung, 1993 [43]. Đặc biệt, tác giả Nguyễn Khanh Vân đã có nhiều công trình nghiên cứu SKH như: Giáo trình sinh khí hậu [88]; Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu cho DL, nghỉ dưỡng [89]. Trong kết quả nghiên cứu của mình, các tác giả đã chỉ rõ sự tác động của các yếu tố thời tiết - khí hậu tới con người, mối quan hệ giữa thời tiết - khí hậu và sức khỏe; chỉ ra các chỉ tiêu khí hậu liên quan tới sức khỏe và DL... Bên cạnh đó, nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và các giải pháp thích ứng với BĐKH, nước biển dâng ở nước ta cũng rất được quan tâm [7], [66], [78], [92]. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho đánh giá điều kiện thời tiết - khí hậu cho phát triển các LHDL ở một số địa phương trong xu thế BĐKH chung của khu vực (Phụ lục 3). 1.1.2.2. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững Nghiên cứu về phát triển DLBV, hoặc vận dụng các nguyên tắc của DLST bền vững; sử dụng hợp lý và bảo vệ TNTN trong phát triển DLST bền vững được nhiều tác giả quan tâm như: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001) [22]; Phạm Trung Lương và nnk [36], [37]; Lê Huy Bá (chủ biên) [3], [4]; Trương Quang Hải và nnk (2006) [21]; Võ Quế (2006) [49]... Tác giả Lê Văn Thăng và cộng sự trong “Giáo trình du lịch và môi trường” (2008) đã có những phân tích, giải thích về mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và môi trường, các tác động của hoạt động du lịch tới chất lượng môi trường; tổng hợp các nguyên tắc, dấu hiệu và các tiêu chí về phát triển DLBV; chính sách, công cụ phục vụ DLBV; các loại hình DLBV... [64]. Ở phạm vi quản lý Nhà nước, việc xây dựng các tiêu chí và cơ chế khai thác, bảo vệ, quản lý, quy hoạch PTDL nói chung, DLBV ở Việt Nam nói riêng cũng đã được các cấp các ngành triển khai [52], [68]. Được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc DLBV (năm 2013), Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai Bộ công cụ về Du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam. Bộ công cụ này đặt ra với các mục tiêu xây dựng năng lực cho các nhóm đối tượng liên quan trong ngành DL (cơ quan quản lý về DL, các doanh nghiệp DL và các cộng đồng tại điểm đến có tham gia vào hoạt động DL) để đạt được các lợi ích tổng thể về KT - XH trong khi vẫn bảo 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 424 | 66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 219 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 147 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 139 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 157 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 99 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 139 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam
151 p | 51 | 16
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 140 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 27 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 98 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 12 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn