intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ xác định được các quy luật phát sinh, đặc điểm phân hóa, cấu trúc, chức năng của cảnh quan nhằm xác lập căn cứ khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp, vùng chuyên canh đối với 3 loài cây lâu năm điển hình, có ưu thế (cà phê chè, cao su, bời lời) tại hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum (Đắk Glei và Ngọc Hồi).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------- PHAN HOÀNG LINH NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP HAI HUYỆN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO THUỘC TỈNH KON TUM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------- PHAN HOÀNG LINH NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP HAI HUYỆN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO THUỘC TỈNH KON TUM CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN MÃ SỐ: 9.44.02.17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LẠI VĨNH CẨM HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, khách quan và được trích dẫn đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của đề tài luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Hoàng Linh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án "Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum" được hoàn thành tại Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy - Người đã tận tâm, thường xuyên dạy bảo, khuyến khích, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học trong Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các cơ quan khoa học như: Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Khoa Địa lí - Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Viện sinh thái nhiệt đới - Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga; Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Khoa Lịch sử và Địa lí - Trường Đại học Tây Bắc; Bộ môn sư phạm Địa lí - Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin và Thư viện, Bộ môn Địa lí tự nhiên, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Ban chủ nhiệm Bộ môn Địa lí - Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện đề tài khoa học có mã số TN3/T12, đề tài có nội dung liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các đồng nghiệp ở tỉnh Kon Tum đã hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực địa tại địa phương. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Phan Hoàng Linh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................. ix MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................. 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................... 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................. 3 5. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 4 6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN ..................................................... 4 7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................... 4 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................... 5 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan .................................................. 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................... 11 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP ........................................................................... 18 1.2.1. Lý luận về nghiên cứu cảnh quan ...................................................................... 18 1.2.2. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan ................................................................ 25 1.2.3. Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp ......................................... 26 1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ....................... 28 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................... 28 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31 1.3.3. Các bước nghiên cứu ......................................................................................... 34 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 37
  6. iv CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HAI HUYỆN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO THUỘC TỈNH KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN .................................. 38 2.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................... 38 2.1.2. Địa chất .............................................................................................................. 39 2.1.3. Địa hình - địa mạo ............................................................................................. 42 2.1.4. Khí hậu ............................................................................................................... 47 2.1.5. Thủy văn ............................................................................................................ 52 2.1.6. Thổ nhưỡng ........................................................................................................ 54 2.1.7. Thảm thực vật và tài nguyên thực vật ................................................................ 59 2.1.8. Hoạt động nhân sinh .......................................................................................... 66 2.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN ........... 71 2.2.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan ........................................................... 71 2.2.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan ......................................................................... 74 2.3. CHỨC NĂNG CẢNH QUAN .................................................................................. 88 2.3.1. Chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường........................................................... 89 2.3.2. Chức năng khai thác phát triển kinh tế ................................................................ 91 2.4. ĐỘNG LỰC CẢNH QUAN...................................................................................... 93 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 96 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP HAI HUYỆN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO THUỘC TỈNH KON TUM 3.1. ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP ........................................................................................................................... 97 3.1.1. Cơ sở đánh giá thích nghi sinh thái.................................................................... 97 3.1.2. Đánh giá cảnh quan đối với ngành nông nghiệp.............................................. 100 3.1.3. Đánh giá cảnh quan đối với lâm nghiệp .......................................................... 107 3.1.4. Đánh giá tổng hợp và phân hạng ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp .................... 117 3.2. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM ............................................................................................... 118 3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và đơn vị đánh giá .......................................... 118 3.2.2. Nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá ............................................. 119 3.2.3. Đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm .................... 121
  7. v 3.2.4. Đánh giá tổng hợp, định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm ....................................................................................................................... 136 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................... 145 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....................................................148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................149 PHỤ LỤC ...........................................................................................................................................155
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Hệ thống đánh giá tự động đất ALES : (Automated Land Evaluation System) BVMT : Bảo vệ môi trường CQ : Cảnh quan DTTN : Diện tích tự nhiên ĐGCQ : Đánh giá cảnh quan ĐKTN : Điều kiện tự nhiên Hệ thống thông tin địa lý GIS : (Geographic Information System) KT - XH : Kinh tế - Xã hội NCCQ : Nghiên cứu cảnh quan OC : Cacbon hữu cơ PPNC : Phương pháp nghiên cứu QH : Quy hoạch QX : Quần xã TB : Trung bình TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu ở Đắk Glei và Ngọc Hồi .......................................48 Bảng 2.2. Tổng hợp các kết quả phân tích đất xám đỏ vàng điển hình ....................55 Bảng 2.3. Tổng hợp các kết quả phân tích đất xám mùn tích nhôm .........................56 Bảng 2.4. Tổng hợp các kết quả phân tích đất xám có tầng sỏi sạn .........................57 Bảng 2.5. Tổng hợp các kết quả phân tích đất phù sa ...............................................58 Bảng 2.6. Thành phần dân tộc cư trú trên khu vực nghiên cứu ................................67 Bảng 2.7. Hệ thống phân loại cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi.............71 Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho sản xuất nông nghiệp ............................100 Bảng 3.2. Xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá đối với sản xuất nông nghiệp ..102 Bảng 3.3. Bảng chuẩn đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với sản xuất nông nghiệp...103 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi đối với sản xuất nông nghiệp .......104 Bảng 3.5. Diện tích mức độ thích nghi đối với sản xuất nông nghiệp theo xã .......105 Bảng 3.6. Xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá đối với rừng phòng hộ .............108 Bảng 3.7. Bảng chuẩn đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với rừng phòng hộ .............109 Bảng 3.8. Xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá đối với rừng sản xuất ...............111 Bảng 3.9. Bảng chuẩn đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với rừng sản xuất ...............111 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá cảnh quan đối với yêu cầu rừng phòng hộ ...............112 Bảng 3.11. Diện tích mức độ yêu cầu đối với rừng phòng hộ theo xã ...................113 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên đối với rừng sản xuất .......................115 Bảng 3.13. Diện tích mức độ ưu tiên đối với rừng sản xuất theo xã ......................116 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá tổng hợp ưu tiên phát triển đối với nông lâm ...........117 Bảng 3.15. Xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá đối với cây trồng lâu năm......124 Bảng 3.16. Bảng chuẩn đánh giá riêng thích nghi sinh thái đối với cà phê chè .....125 Bảng 3.17. Bảng chuẩn đánh giá riêng thích nghi sinh thái đối với cây cao su .....126 Bảng 3.18. Bảng chuẩn đánh giá riêng thích nghi sinh thái đối với cây bời lời .....126 Bảng 3.19. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cà phê chè ..............128 Bảng 3.20. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cà phê chè theo xã ..129 Bảng 3.21. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cao su .....................131 Bảng 3.22. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cao su theo xã ........132 Bảng 3.23. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây bời lời .....................134
  10. viii Bảng 3.24. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây bời lời theo xã ........135 Bảng 3.25. Xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá vùng chuyên canh..................137 Bảng 3.26. Bảng chuẩn đánh giá các chỉ tiêu đối với vùng chuyên canh ...............138 Bảng 3.27. Kết quả đánh giá tổng hợp, định hướng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm..............................................................................................................139 Bảng 3.28. Định hướng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm theo xã .....140 Bảng 3.29. Định hướng phát triển vùng lõi chuyên canh cây lâu năm theo xã ......142 Bảng 3.30. Định hướng không gian mở rộng các vùng chuyên canh cây lâu năm .144
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Thứ tự : Tên hình Vị trí Hình 1.1 : Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài Trang 36 Hình 2.1 : Bản đồ hành chính hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 38 Hình 2.2 : Bản đồ địa chất hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 40 Hình 2.3 : Bản đồ địa mạo hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 42 Hình 2.4 : Bản đồ các kiểu khí hậu hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 49 Hình 2.5 : Bản đồ thổ nhưỡng hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 54 Hình 2.6 : Bản đồ thảm thực vật hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 61 Hình 2.7 : Sơ đồ khái quát quy trình thành lập bản đồ cảnh quan Trang 74 Hình 2.8 : Bản đồ cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 75 Hình 2.9 : Chú giải bản đồ cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 75 Hình 2.10 : Lát cắt cảnh quan A - B (Đắk Loong - Mường Hoong) Sau trang 75 Hình 2.11 : Lát cắt cảnh quan C - D (Đắk Loong - Đắk Kan) Sau trang 75 Hình 2.12 : Bản đồ dạng cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 79 Hình 2.13 : Chú giải bản đồ dạng cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Sau trang 79 Hình 2.14 : Sơ đồ quá trình xác định loại cảnh quan Trang 86 Hình 3.1 : Bản đồ đánh giá thích nghi đối với nông nghiệp Sau trang 104 Hình 3.2 : Bản đồ đánh giá yêu cầu rừng phòng hộ Sau trang 112 Hình 3.3 : Bản đồ đánh giá thích nghi đối với rừng sản xuất Sau trang 115 Hình 3.4 : Bản đồ đánh giá tổng hợp, ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp Sau trang 117 Hình 3.5 : Quy trình đánh giá cảnh quan Trang 120 Hình 3.6 : Bản đồ đánh giá thích nghi đối với cây cà phê chè Sau trang 128 Hình 3.7 : Bản đồ đánh giá thích nghi đối với cây cao su Sau trang 131 Hình 3.8 : Bản đồ đánh giá thích nghi đối với cây bời lời Sau trang 134 Bản đồ định hướng không gian phát triển vùng chuyên canh cây lâu Hình 3.9 : Sau trang 139 năm hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Bản đồ định hướng không gian phát triển vùng lõi và vùng mở rộng Hình 3.10 : Sau trang 141 chuyên canh cây lâu năm hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi Bản đồ tổng hợp định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp Hình 3.11 : Sau trang 144 hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Mỗi lãnh thổ chỉ thích hợp với mức độ khác nhau cho một số loại hình sử dụng, và ngược lại mỗi dạng sử dụng có thể phù hợp ở một số địa bàn nhất định. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn lãnh thổ thích hợp nhất đối với các mục tiêu sử dụng khác nhau, nghiên cứu cảnh quan là nội dung phù hợp làm tăng giá trị và hiệu quả của công tác điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên [17]. Nằm ở ngã ba Đông Dương, Đắk Glei và Ngọc Hồi là hai huyện miền núi biên giới của tỉnh Kon Tum nằm về phía bắc và phía tây của tỉnh Kon Tum, có diện tích tự nhiên 2.339,06 km2, có đường biên giới chung dài 130km với hai huyện Sanxai và Phuvong của tỉnh Attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Khu vực nghiên cứu giữ vai trò quan trọng trong an ninh quốc phòng của cả hai nước Việt – Lào và trong phát triển KT – XH, nhất là kinh tế biên mậu giữa Hạ Lào và miền Trung Việt Nam. Địa hình khu vực Đắk Glei và Ngọc Hồi đa dạng với sự đan xen của núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng và thung lũng. Tiềm năng về đất đai, khí hậu, sinh vật phong phú, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực của địa phương phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay còn chưa tương xứng. Công tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu những cơ sở khoa học. Cho đến nay khu vực Đắk Glei và Ngọc Hồi vẫn còn là vùng đất nghèo, một phần do địa hình núi cao, chia cắt sâu, đường đi lại khó khăn là những trở ngại chính đối với cư dân địa phương trong việc tiếp cận với các khu vực phát triển ở ngoài vùng. Mặt khác, phần lớn dân cư sinh sống chủ yếu là dựa vào khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất và tài nguyên rừng, gây ra sức ép lớn đối với các hệ sinh thái, làm tăng tốc độ biến đổi cảnh quan khu vực nghiên cứu, nhiều cảnh quan tự nhiên biến đổi thành những cảnh quan tái sinh, cảnh quan nuôi trồng nhân tạo.
  13. 2 Để giảm thiểu tác động tiêu cực lên tự nhiên, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các cộng đồng dân tộc ít người, đảm bảo phát triển bền vững vùng biên giới Việt – Lào, vấn đề cấp bách đặt ra đối với khu vực lãnh thổ này là cần có một chiến lược phát triển tổng thể với những giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững là rất cần thiết. Trên cơ sở đó chúng ta có được bức tranh tổng thể và chi tiết về các mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển từng ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp), các loại cây trồng ưu thế ở địa phương. Đây sẽ là cơ sở khoa học giúp cho địa phương lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, sử dụng để rà soát và điều chỉnh các chính sách phát triển nông lâm nghiệp trong những năm tiếp theo. Với mong muốn được góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của hai huyện biên giới Việt - Lào của tỉnh Kon Tum trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập, đồng thời nhằm góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của bản thân, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Xác định được các quy luật phát sinh, đặc điểm phân hóa, cấu trúc, chức năng của cảnh quan nhằm xác lập căn cứ khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp, vùng chuyên canh đối với 3 loài cây lâu năm điển hình, có ưu thế (cà phê chè, cao su, bời lời) tại hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum (Đắk Glei và Ngọc Hồi). 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra:
  14. 3 (i) Xây dựng cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp, các vùng chuyên canh cây lâu năm hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. (ii) Nghiên cứu đặc trưng, vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan, xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. (iii) Phân tích đặc điểm đơn vị phân loại cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. (iv) Đánh giá thích nghi sinh thái và xác lập không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. v) Đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm và xác lập không gian ưu tiên phát triển vùng chuyên canh hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 4.1. Không gian nghiên cứu Khu vực nghiên cứu gồm hai huyện biên giới tỉnh Kon Tum giáp với CHDCND Lào có tổng diện tích tự nhiên là 2.339,06 km2 và 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, trong đó huyện Đắk Glei có diện tích 1.495,26 km2 với 11 xã và 1 thị trấn; huyện Ngọc Hồi có diện tích 843,8 km2 với 7 xã và 01 thị trấn. 4.2. Phạm vi khoa học Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận án giới hạn những nội dung chủ yếu sau: (i) Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi ở tỉ lệ 1:50.000. (ii) Đánh giá thích nghi sinh thái đối với nông lâm nghiệp, với đơn vị cơ sở là loại cảnh quan. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp theo loại cảnh quan, theo đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. (iii) Đánh giá thích nghi sinh thái để phát triển các vùng chuyên canh 3 loại cây lâu năm, với đơn vị cơ sở là dạng cảnh quan. Định hướng phát triển vùng chuyên canh theo dạng cảnh quan và theo đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
  15. 4 5. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Cơ sở tài liệu thực hiện luận án bao gồm: - Tư liệu khoa học: gồm các sách chuyên khảo, bài báo khoa học về lý thuyết và ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu của luận án; các đề tài, dự án nghiên cứu tại huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. - Tư liệu bản đồ: hệ thống bản đồ được kế thừa từ đề tài TN3/T12 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước Tây Nguyên III (bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật...); Bản đồ thổ nhưỡng từ Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp; Bản đồ hiện trạng rừng của Viện Điều tra Quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn... - Các tài liệu do nghiên cứu sinh thực hiện tại lãnh thổ nghiên cứu: các bài báo và báo báo khoa học đã công bố trên Tạp chí Khoa học và kỉ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc. Các số liệu, kết quả khảo sát, điều tra thực địa trong quá trình thực hiện luận án trong giai đoạn 2013 - 2018. 6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN Luận điểm 1: Nằm ở khu vực khởi đầu của dãy Trường Sơn nam, với sự phân hóa phức tạp, đa dạng của các nhân tố thành tạo cảnh quan, trong đó nhân tố địa hình thông qua sự chi phối của quy luật đai cao đóng vai trò chủ đạo, tại khu vực nghiên cứu đã hình thành 2 kiểu, 3 lớp, 7 phụ lớp, 14 hạng, 67 loại, 236 dạng cảnh quan. Luận điểm 2: Các kết quả đánh giá tổng hợp cảnh quan là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp nói chung và định hướng phát triển vùng chuyên canh cho 3 loại cây điển hình, có hiệu quả kinh tế tại khu vực nghiên cứu. 7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (i) Phát hiện và làm rõ tính quy luật hình thành, phân hóa cảnh quan khu vực nghiên cứu: xây dựng được bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1:50.000 theo 8 cấp phân vị, với đơn vị cơ sở là cấp dạng cảnh quan, thể hiện khách quan sự phân hóa và phân bố có quy luật của các đơn vị cảnh quan khu vực nghiên cứu.
  16. 5 (ii) Xác định được các mức độ thích nghi và định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp (trong đó có cây công nghiệp dài ngày) trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan: xây dựng thành công các bản đồ tỷ lệ 1:50.000 định hướng không gian ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp theo kết quả đánh giá các loại cảnh quan và bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh 3 cây trồng lâu năm chính theo kết quả đánh giá các dạng cảnh quan tại khu vực nghiên cứu. 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận, nội dung nghiên cứu cảnh quan, cảnh quan ứng dụng trong nông lâm nghiệp và vùng chuyên canh cây trồng. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lí ở huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi tham khảo để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp và các vùng chuyên canh cây lâu năm. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo tin cậy trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập phần địa lí địa phương ở huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án bao gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương với 147 trang đánh máy cùng 37 bảng số liệu in ở khổ giấy A4 và 18 bản đồ chuyên đề in khổ giấy A3, bao gồm: Chương 1. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp Chương 2. Đặc điểm cảnh quan hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum Chương 3. Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum.
  17. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan 1.1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết về cảnh quan Trên thế giới, từ khi ra đời cho đến nay khoa học cảnh quan (CQ) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau. Đó là những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nước thuộc Liên Xô trước đây, tiếp sau là các tác giả theo trường phái cảnh quan của các nước Phương Tây và Bắc Mỹ. Trong những công trình của các nhà cảnh quan học Nga, CQ được xem xét là một nội dung của địa lý tự nhiên. Khái niệm CQ được xem xét ở cả ba khía cạnh: i) CQ là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện mối quan hệ tương hỗ của các hợp phần tự nhiên trong một lãnh thổ nhất định, được đề cập trong công trình của L.C.Berg [49], N.A.Solxev [70], A.G.Ixatsenko [20], [21]... ii) CQ là đơn vị mang tính kiểu loại, là sự thống nhất biện chứng của các hợp phần tự nhiên, như một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tương đối đồng nhất, được xem xét không phụ thuộc vào phạm vi phân bố và có sự lặp lại trong không gian, được thể hiện trong các công trình của B.B.Polưnov, Markov, Perelman, N.A.Gvozdexki… iii) CQ là một khái niệm chung có thể dùng cho mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kỳ lãnh thổ nào, thể hiện trong nghiên cứu của F.N. Minkov, D.L.Armand... Trong đó, quan điểm cá thể và kiểu loại trong nghiên cứu cảnh quan (NCCQ) đã có những ảnh hưởng lớn đến NCCQ ở Việt Nam.
  18. 7 Trong những công trình của các nhà cảnh quan học Phương Tây và Bắc Mỹ, CQ cũng được xem xét nhiều góc độ khác nhau: i) CQ là khái niệm chung, cảnh quan là tổng hợp thể bao gồm tổ hợp giữa đường nét sơn văn của địa hình, lớp phủ mặt đất tạo nên “phong cảnh” và những giá trị tinh thần mà con người cảm nhận được, những giá trị chức năng của cảnh quan [44]. ii) CQ được coi như một hệ thống “sinh thái - xã hội” phức tạp, đòi hỏi có sự tiếp cận liên ngành và đa tỷ lệ. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của Tress Bärbel, Tress Gunther (2001), Wu (2006), Naveh (2007), Wu và Hobbs (2007), Bloemers (2010), Axelsson (2011, 2013), Angelstam (2013)… đều cho rằng tiếp cận liên ngành và phương pháp tích hợp trong NCCQ là hết sức cần thiết, vì nó mang lại những lợi ích to lớn trong việc phát triển bền vững hệ thống “sinh thái - xã hội”, cho phép đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong quản lý và sử dụng CQ [26], [47], [46], [45], [50], [67], [72]. Ở Việt Nam, tiếp thu những thành tựu NCCQ của thế giới từ những năm 60 của thế kỷ XX, đến nay nghiên cứu lý thuyết về CQ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật với các quan niệm chủ yếu về CQ như sau: i) CQ là tổng hợp thể tự nhiên. Quan niệm này được phản ánh trong các công trình nghiên cứu của Vũ Tự Lập, 1976) [23], Nguy n Cao Huần, 1992 [14], Phạm Hoàng Hải, 1997 [8]… ii) CQ là cá thể địa lý. Quan niệm này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc của Vũ Tự Lập (1976) [23], "sau này các nhà cảnh quan học Việt Nam cũng đã "cá thể hóa" các vùng cảnh quan cho lãnh thổ Việt Nam (Phạm Hoàng Hải và nnk, 1997), miền Nam Việt Nam (Trương Quang Hải, 1991), lãnh thổ Thuận Hải (Bình Thuận và Ninh Thuận) (Nguy n Cao Huần, 1992)" [14]. iii) Cảnh quan là đơn vị kiểu loại. Ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu cảnh quan theo quan niệm này và tiến hành xây dựng hệ thống phân loại, chỉ tiêu cho các cấp phân loại trên lãnh thổ cả nước hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau, tiêu biểu là các công trình của Phạm Quang Anh và nnk (1985) [1], Trương Quang Hải (1991) [61], Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) [8], Nguy n Cao Huần 1992 [14], Nguy n Ngọc Khánh (1992) [22], Phạm Quang Anh (1996) [2], Phạm Quang Tuấn (2003) [30], Nguy n An Thịnh (2007) [35], Đỗ Văn Thanh (2011) [34]…
  19. 8 Có thể nhận thấy: Có những quan niệm khác nhau về cảnh quan trong hệ thống các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên hầu hết các quan niệm về cảnh quan đều coi cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên, là một địa hệ thống ở các cấp khác nhau, vừa mang tính cá thể, vừa mang tính kiểu loại. Trong luận án, tác giả đã kế thừa có chọn lọc và vận dụng các quan niệm về CQ khi nghiên cứu CQ áp dụng cho hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum. Cụ thể, luận án sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu loại khi thành lập bản đồ cảnh quan hai huyện Đắc Glei và Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum. 1.1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan ứng dụng Để đáp ứng nhu cầu của thực ti n sản xuất, khoa học cảnh quan được ứng dụng ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực nông lâm nghiệp, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trên thế giới, các NCCQ ứng dụng thể hiện ở nhiều khía cạnh và thống nhất kết quả của NCCQ chính là cơ sở tin cậy để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp cho các lãnh thổ: i) Hướng NCCQ đánh giá tổng hợp các yếu tố cho mục đích phát triển kinh tế ở các lãnh thổ cụ thể, hiện trong các công trình của Bastian (2000) [48], Brown và nnk (2011) [50], Frondoni và nnk (2011) [57], Levin (2007) [64], Veerle Van Eetvelde, Antrop M. (2004) [74]… ii) Hướng NCCQ cho việc sử dụng hợp lý các lưu vực sông, thể hiện trong các công trình của Fujihara M., Kikuchi T. (2005) [58], Matsushita Bunkei, Xu Ming, Fukushima Takehiko (2006) [66]… iii) Hướng NCCQ tập trung vào sự thay đổi CQ rừng, CQ thung lũng, CQ nông nghiệp… thể hiện trong các công trình của Fukamachi Katsue và nnk (2000) [60], Ueda Hirofumi và nnk (2012) [73], Fujihara Michiro và nnk (2005) [59], Wu Jun-Xi và nnk (2009) [76], Hong S He và nnk (2002) [62], Lubo G. và nnk (2011) [65]… iv) Hướng NCCQ gắn với quy hoạch không gian và bảo vệ môi trường, thể hiện trong các công trình của Bastian Olaf (2000) [48], Schmid A.W. (2001) [68], René Tissen - Frank Lekanne Deprez (2008) [72], Carolin Gallera và nnk (2016) [51]… v) Hướng NCCQ ứng dụng tạo cơ sở khoa học cho công tác thiết kế cảnh quan văn hóa. Tiêu biểu nhất cho hướng nghiên cứu này là các công trình Cảnh quan học ứng
  20. 9 dụng của Ixatsenko A.G (1985) [21]. Công trình này đã nêu lên các phương hướng và phương pháp NCCQ ứng dụng trong tổ chức cảnh quan văn hóa; đồng thời chỉ ra những vấn đề phức tạp liên quan đến việc sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên của xã hội loài người. vi) Hướng NCCQ liên vùng, liên quốc gia được thể hiện trong các công trình của Bloemers (2010), Potschin (2012), Angelstam (2013) [47], [46]… vii) Hướng NCCQ liên quan đến vùng chuyên canh. Đây là hướng nghiên cứu nhằm duy trì an ninh năng lượng và lương thực, đảm bảo các mục tiêu môi trường trong khi vẫn duy trì tính bền vững trong quy hoạch sử dụng đất. Tiêu biểu là các công trình của Chunlong Shi và nnk (2011) [53], Yanming Zhang và nnk (2011) [77], David Pimentel và nnk (2012) [55], Erickson và nnk (2013) [54], Kaixian Wu và Bozhi Wu (2014) [63], Niemmanee và nnk (2015) [71], Semporea và nnk (2015) [69], Chiara Vallebona và nnk (2016) [52]. Ở Việt Nam, nhiều công trình đã gắn kết nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng CQ trong sử dụng hợp lý TNTN và BVMT: i) Hướng NCCQ ứng dụng chú trọng vào phân tích cấu trúc CQ cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có công trình của Phạm Quang Anh (1996) [2], Trương Quang Hải và nnk (2008) [10], [11], Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) [8], Nguy n Cao Huần (2005) [17]… ii) Hướng NCCQ, ĐGCQ định hướng phát triển nông lâm nghiệp ở các lãnh thổ. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là những công trình của các tác giả: "Nguy n An Thịnh (2007), đã hoàn thành luận án “Phân tích cấu trúc Sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. Bùi Thị Mai (2010), hoàn thành luận án “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ sử dụng hợp lí lãnh thổ lưu vực sông Ba”. Trương Quang Hải (2010), có nghiên cứu “Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp và du lịch tại khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình”. Đỗ Văn Thanh (2011), hoàn thành luận án “Đánh giá tổng hợp môi trường sinh thái phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững tỉnh Bắc Giang”. Trương Thị Tư (2011), hoàn thành luận án “Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình”. Trần Anh Tuấn (2013), hoàn thành luận án “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lí phục vụ phát triển kinh tế và sử
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0