Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå chÝ minh<br />
<br />
LÊ MAI TRANG<br />
<br />
§æi Míi C¤NG T¸c TUY£N TruyÒn Cña §¶ng<br />
§¸p øng Y£U CÇu Héi NhËp Quèc TÕ<br />
ë ViÖt NAM HiÖn NAY<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC<br />
Mã số: 62 31 20 01<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ MINH QUÂN<br />
2. TS. ĐOÀN TRƯỜNG THỤ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng<br />
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có<br />
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.<br />
TÁC GIẢ LUẬN ÁN<br />
<br />
Lê Mai Trang<br />
<br />
Lê Mai Trang<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước<br />
<br />
7<br />
7<br />
13<br />
<br />
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN<br />
TRUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP<br />
QUỐC TẾ<br />
<br />
2.1. Những vấn đề lý luận về tuyên truyền và công tác tuyên<br />
truyền của Đảng<br />
2.2. Những vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế và yêu cầu của hội<br />
nhập quốc tế đối với công tác tuyên truyền của Đảng<br />
<br />
20<br />
20<br />
34<br />
<br />
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG<br />
TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU<br />
HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
3.1. Thực trạng công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu<br />
hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay<br />
3.2. Vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền của Đảng đáp<br />
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay<br />
<br />
58<br />
58<br />
97<br />
<br />
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG<br />
TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU<br />
HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
4.1. Phương hướng đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp<br />
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế<br />
4.2. Giải pháp về đổi mới công tác tuyên truyền đáp ứng yêu cầu<br />
hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG<br />
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
102<br />
102<br />
103<br />
140<br />
145<br />
146<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
ANQP<br />
<br />
:<br />
<br />
An ninh quốc phòng<br />
<br />
CNH, HĐH<br />
<br />
:<br />
<br />
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
<br />
CNXH<br />
<br />
:<br />
<br />
Chủ nghĩa xã hội<br />
<br />
CTTT<br />
<br />
:<br />
<br />
Công tác tuyên truyền<br />
<br />
CU<br />
<br />
:<br />
<br />
Liên minh thuế quan<br />
<br />
FTA<br />
<br />
:<br />
<br />
Khu vực mậu dịch tự do<br />
<br />
HNQT<br />
<br />
:<br />
<br />
Hội nhập quốc tế<br />
<br />
NXB<br />
<br />
:<br />
<br />
Nhà xuất bản<br />
<br />
PTA<br />
<br />
:<br />
<br />
Thỏa thuận thương mại ưu đãi<br />
<br />
WTO<br />
<br />
:<br />
<br />
Tổ chức Thương mại thế giới<br />
<br />
XHCN<br />
<br />
:<br />
<br />
Xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Công tác tuyên truyền (CTTT), từ góc độ của khoa học chính trị, nhất<br />
là chính trị học, là hình thức hoạt động quan trọng và cần thiết của một đảng<br />
chính trị nhằm thực hiện nhiệm vụ giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,<br />
quyền lực nhà nước. Đó là do CTTT - một bộ phận cấu thành quan trọng của<br />
công tác tư tưởng - có nhiệm vụ truyền bá hệ tư tưởng và đường lối cách<br />
mạng trong quần chúng; xây dựng thế giới quan, niềm tin chính trị, tập hợp và<br />
cổ vũ quần chúng hoạt động cách mạng. Vai trò của CTTT là làm cho lý luận<br />
thâm nhập sâu vào quần chúng, tạo nên sự thống nhất giữa tư tưởng và hành<br />
động và thông qua đó biến lý luận thành thực tiễn.<br />
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, CTTT của Đảng không chỉ phương<br />
thức truyền bá hệ tư tưởng chính trị, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân<br />
trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; mà còn trở<br />
thành phương thức cầm quyền của Đảng - tuyên truyền đường lối chính sách của<br />
Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, CTTT của Đảng còn trở thành một nội dung, một<br />
mắt khâu quan trọng của chu trình chính sách công - từ nghị trình chính sách đến<br />
quyết định, thực thi và đánh giá chính sách.<br />
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi<br />
tắt là Đảng) và dân tộc ta, CTTT trở thành công tác cách mạng và là công tác<br />
cách mạng đầu tiên của của Đảng. CTTT có vai trò hết sức to lớn trong việc<br />
truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, trước hết là trong các<br />
lực lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tinh thần yêu nước, tính sáng tạo của quần<br />
chúng, động viên lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng.<br />
CTTTcủa Đảng đã cổ vũ toàn dân tộc theo Đảng, làm nên Cách mạng Tháng<br />
Tám, lập nên Nhà nước dân chủ cộng hòa, giải phóng miền Nam, thống nhất<br />
đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.<br />
<br />