intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Vấn đề đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông – Lí luận và thực tiễn; Xác định hệ thống tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường Trung học phổ thông;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ ÚT §æI MíI Sö DôNG T¦ LIÖU TRONG d¹y häc lÞch sö VIÖT NAM Tõ THÕ KØ X §ÕN GI÷A THÕ KØ XIX ë TR¦êNG trung häc phæ th«ng (QUA THùC NGHIÖM S¦ PH¹M ë THµNH PHè H¶I PHßNG) Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN NINH 2. TS. HOÀNG THANH TÚ HÀ NỘI, 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình, đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, chính xác. Tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án PHẠM THỊ ÚT
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin đƣợc chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Tổ Lý luận & PPDH bộ môn lịch sử - Khoa Lịch sử trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tận tình góp ý trong suốt thời gian tôi triển khai luận án của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Ninh – TS Hoàng Thanh Tú những ngƣời thầy, cô đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa - Khoa lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội; các thầy cô ở phòng Sau đại học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn – KHXH, trƣờng Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm lƣu trữ Quốc gia, trung tâm thƣ viện Quốc gia, Ban Quản lý các khu di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử, các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng,... đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu, khảo sát thực trạng và thực nghiệm luận án. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng năm 2024 Tác giả luận án PHẠM THỊ ÚT
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................. 3 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 7. Đóng góp của luận án .................................................................................... 5 8. Cấu trúc của Luận án..................................................................................... 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về Tƣ liệu trong dạy học............................ 6 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 6 1.1.2. Trong nƣớc ........................................................................................ 10 1.2. Các nghiên cứu về sử dụng Tƣ liệu trong Dạy học lịch sử................. 12 1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 12 1.2.2. Trong nƣớc ........................................................................................ 14 1.3. Những vấn đề luận án kế thừa từ những công trình đã công bố ............ 23 1.4. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết ................................. 24 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 25 Chƣơng 2: VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI SỬ DỤNG TƢ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................... 26 2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 26 2.1.1. Quan niệm về Tƣ liệu ....................................................................... 26 2.1.2. Quan niệm về sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông ..................................................................................................... 29
  5. 2.1.3. Quan niệm về "đổi mới sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông" ....................................................................................... 30 2.1.4. Đặc điểm của Tƣ liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông ....................................................................................... 31 2.1.5. Phân loại Tƣ liệu lịch sử ................................................................... 32 2.1.6. Cơ sở xuất phát của việc đổi mới sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ phông ....................................................................... 34 2.1.7. Vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông ........................................................................ 39 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông........................................................................ 45 2.2.1. Mục đích, đối tƣợng, địa bàn, phƣơng pháp khảo sát ....................... 45 2.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát .................................................................. 46 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông ............................................................... 58 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 61 Chƣơng 3: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG TƢ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................................62 3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng Trung học phổ thông ................................. 62 3.1.1. Vị trí .................................................................................................. 62 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................ 63 3.1.3. Nội dung cơ bản phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.......................................................................................................... 65 3.2. Những yêu cầu khi khai thác, lựa chọn nguồn Tƣ liệu....................... 67 3.3. Danh mục Tư liệu cần khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường Trung học phổ thông .......... 68
  6. 3.3.1. Hệ thống các chủ đề, bài học có thể sử dụng Tƣ liệu ....................... 68 3.3.2. Nội dung các Tƣ liệu có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng Trung học phổ thông ........ 72 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 105 Chƣơng 4: CÁC BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG TƢ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................... 106 4.1. Một số yêu cầu khi lựa chọn biện pháp đổi mới sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng Trung học phổ thông...................................................................... 106 4.2. Đổi mới sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong bài học nội khóa ................................................................................ 109 4.2.1. Sử dụng Tƣ liệu để tạo động cơ học tập cho học sinh .................... 109 4.2.2. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng Tƣ liệu để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới............................................................................................. 113 4.2.3. Sử dụng Tƣ liệu để củng cố, luyện tập ........................................... 122 4.2.4. Sử dụng Tƣ liệu trong giờ học thực hành lịch sử. .......................... 125 4.3. Sử dụng Tư liệu để đổi mới Kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử .. 128 4.4. Đổi mới sử dụng Tƣ liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX thông qua hoạt động ngoại khóa ......................... 137 4.4.1. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm di tích lịch sử thông qua hoạt động tham quan ngoại khóa ...................................................................... 138 4.4.2. Đổi mới sử dụng TL thông qua tổ chức dạ hội lịch sử cho HS ...... 150 4.5. Thực nghiệm sƣ phạm toàn phần ....................................................... 155 4.5.1. Mục đích, đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm sƣ phạm................... 155 4.5.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ........................... 156
  7. 4.5.3. Kết quả Thực nghiệm sƣ phạm đối với bài học nội khóa ............... 158 4.5.4. Kết quả Thực nghiệm sƣ phạm đối với hoạt động ngoại khóa ....... 163 4.5.5. Nhận xét chung về Thực nghiệm sƣ phạm ..................................... 166 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 171 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 172 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 1.PL
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CTGDPT Chƣơng trình giáo dục phổ thông CNTT Công nghệ thông tin DHLS Dạy học lịch sử ĐHSP Đại học Sƣ phạm ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh HĐTN Hoạt động trải nghiệm KT, ĐG Kiểm tra, đánh giá LSDT Lịch sử dân tộc NXB Nhà xuất bản PPDH Phƣơng pháp dạy học QTDH Quá trình dạy học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa TL Tƣ liệu TLLS Tƣ liệu lịch sử TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sƣ phạm
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Quan niệm về TLLS ................................................................... 47 Bảng 2.2. Tác dụng của việc sử dụng TL trong DHLS ở trƣờng THPT..... 47 Bảng 2.3. Quan niệm về đổi mới sử dụng TL trong DHLS ........................ 49 Bảng 2.4. Hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học ............................... 50 Bảng 2.5. Những khó khăn của GV gặp phải khi sử dụng TL trong DHLS ở trƣờng THPT ................................................................ 52 Bảng 2.6. Các phƣơng pháp học tập của HS ............................................... 55 Bảng 2.7. Thái độ của HS và hiệu quả của bài học khi học tập với TL...... 57 Bảng 2.8. Các biện pháp của GV để khuyến khích HS sử dụng TL trong học tập ............................................................................... 58 Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra về mức độ hứng thú của HS .......................... 112 Bảng 4.2. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Sử dụng TL để củng cố luyện tập .................................................................................... 124 Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả TNSP toàn phần bài nội khóa ...................... 159 Bảng 4.5. Phân loại mức độ điểm số ở lớp TN và ĐC trong bài học nội khóa ...............................................................................................161 Bảng 4.6. Bảng giá trị t và tα của lớp TN và ĐC trong bài nội khóa ....... 161 Bảng 4.7. Mức độ hứng thú của HS trong giờ học nội khóa .................... 162 Bảng 4.8. Kết quả TNTP hoạt động ngoại khóa tại di tích ....................... 164 Bảng 4.9. Đánh giá mức độ của HS về hoạt động tham quan và trải nghiệm tại di tích ...................................................................... 165
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Biểu đồ 2.1. Tác dụng của việc sử dụng TL trong DHLS .......................... 48 Biểu đồ 2.2. Hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực cho HS................ 51 Biểu đồ 2.3. Những khó khăn của GV khi sử dụng TL trong DHLS ......... 53 Biểu đồ 2.4. Hứng thú của HS trong học tập lịch sử ở trƣờng THPT......... 54 Biểu đồ 2.5. Mức độ tìm hiểu TL ngoài SGK ............................................. 55 Biểu đồ 2.6. Các phƣơng pháp học tập ....................................................... 56 Biểu đồ 2.7. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và ĐC của bài nội khóa................................................................................. 160 Biểu đồ 2.8. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN thông qua hoạt động ngoại khóa tại di tích.................................................... 165
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong xu thế hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, thế hệ trẻ vừa có nhiều cơ hội để phát triển bản thân vừa phải đối mặt với những thách thức để đáp ứng các yêu cầu của xã hội đòi hỏi. Điều này đặt ra cho giáo dục không chỉ đào tạo lớp ngƣời có kiến thức chuyên môn mà còn phải phát huy đƣợc năng lực làm việc, có những hiểu biết toàn diện về nhiều lĩnh vực, trong đó có lịch sử và văn hóa. Thực hiện quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội và Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Chƣơng trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) Tổng thể và CTGDPT môn học đã chính thức đƣợc thông qua. CTGDPT 2018 xác định mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của ngƣời học, tạo môi trƣờng học tập và rèn luyện giúp học sinh (HS) phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành ngƣời học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. 1.2. Lịch sử là một môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh (HS), dạy cho các em biết đƣợc lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc đã diễn ra nhƣ thế nào nhằm giáo dục tinh thần yêu nƣớc, yêu lao động, trân quý những gì tổ tiên, cha ông đã dành đƣợc và xây dựng nên để từ đó phấn đấu, rèn luyện bản thân trong hiện tại và xây dựng cho tƣơng lai. Thực tế hiện nay trong các nhà trƣờng trung học phổ thông (THPT) nhiều HS chƣa yêu thích môn học lịch sử, học lịch sử một cách đối phó… Có nhiều nguyên nhân, có thể là môn học lịch sử nhiều HS không lựa chọn để phục vụ cho các kì thi; từ nội dung môn học còn nặng tính hàn lâm; đặc biệt là từ cách dạy và học của thầy trò còn chƣa có nhiều đổi mới. Từ thực tế đó đặt ra cho giáo viên (GV) nhiệm vụ cần chú trọng đổi mới việc dạy học lịch sử (DHLS) ở các nhà trƣờng phổ thông nói chung, THPT nói riêng, đặc biệt là sử dụng tƣ liệu (TL), xem đây là nguồn kiến thức để tổ chức đổi mới việc dạy học. Điều này là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng mục tiêu của của CTGDPT môn lịch sử 2022 là tăng cƣờng sử dụng các loại TL để dạy cho HS biết tự học, phát triển năng lực của ngƣời học.
  12. 2 1.3. Quán triệt mục tiêu, định hƣớng chung của Đảng, Nhà nƣớc về đổi mới giáo dục trong Chƣơng trình 2018, đổi mới DHLS ở trƣờng THPT đƣợc thực hiện theo hƣớng coi trọng sử dụng TL: TL vật chất, TL thành văn, TL hình ảnh – hình vẽ, TL ghi âm, ghi hình… Việc sử dụng các loại TL không chỉ trong dạy học bài nội khóa trên lớp, trong chuỗi các hoạt động khởi động, khám phá kiến thức mới, luyện tập, vận dụng mà còn có thể sử dụng trong tự học ở nhà và trong kiểm tra, đánh giá (KTĐG) và hoạt động ngoại khóa… Sử dụng TL trong DHLS ở trƣờng THPT có ý nghĩa trên tất cả các mặt: phát triển năng lực, phẩm chất cho HS, góp phần giúp HS nhận thức đƣợc lịch sử gần với hiện thực và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. 1.4. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đây là giai đoạn hình thành và phát triển rồi khủng khoảng suy vong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nguồn TL về giai đoạn lịch sử này vô cùng phong phú, phản ánh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các nguồn TL đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ TL thành văn, TL hình ảnh, TL vật chất, TL trong các bảo tàng, di tích lịch sử….. Thực tế DHLS ở các trƣờng THPT hiện nay việc sử dụng các nguồn TL còn ít, các GV phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức đƣợc cung cấp trong SGK, điều này làm hạn chế nhận thức của HS về lịch sử. Xuất phát những từ lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đổi mới sử dụng tư liệu trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn lịch sử. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quá trình sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng THPT, trong đó tập trung vào các biện pháp sƣ phạm đổi mới sử dụng TL trong DHLS. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về lý luận và phương pháp dạy học: Luận án không đi sâu nghiên cứu lí luận về TL mà tập trung tìm hiểu việc sử dụng TL trong DHLS để xác định hệ thống TL và đề xuất các biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng THPT.
  13. 3 - Về nội dung kiến thức áp dụng: Luận án nghiên cứu nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX của chƣơng trình hiện hành 2006 cũng nhƣ chƣơng trình 2022 để vận dụng vào việc đề xuất các hình thức và biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS ở trƣờng THPT. - Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm: + Luận án tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng sử dụng TL trong DHLS trƣờng THPT trên phạm vi toàn quốc theo vùng miền: Thành phố, nông thôn, miền núi, miền biển. + Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) từng phần và toàn phần các biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX trong một bài nội khóa và một hoạt động ngoại khóa ở thành phố Hải Phòng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng TL trong dạy học lịch sử (DHLS), luận án xác định nội dung lịch sử và hệ thống TL cần sử dụng trong DHLS Việt Nam từ Thế kỉ X đến giữa thế kỷ XIX từ đó đề xuất một số biện pháp sƣ phạm để đổi mới việc sử dụng TL trong DHLS Việt Nam ở trƣờng THPT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu lí luận về vấn đề sử dụng TL trong dạy học nói chung trong dạy học lịch sử nói riêng. - Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng tại một số trƣờng THPT trên cả nƣớc về việc đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Tìm hiểu chƣơng trình, SGK lịch sử 2006 và chƣơng trình, SGK lịch sử 2022 để xác định các loại TL cần khai thác, sử dụng trong trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Đề xuất các biện pháp sƣ phạm đổi mới việc sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để rút ra các kết luận có liên quan đến đề tài. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phƣơng pháp luận của luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về lịch sử và giáo dục lịch sử.
  14. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục nên chúng tôi tập trung vào bốn nhóm phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ở các lĩnh vực Tâm lí, Giáo dục học, Lí luận và phƣơng pháp dạy học (PPDH) bộ môn, TL lịch sử có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho luận án. + Nghiên cứu chƣơng trình, SGK 2006 và 2022 để xác định nội dung lịch sử và lựa chọn hệ thống TL cần khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng THPT. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phƣơng pháp quan sát: Qua dự giờ, quan sát QTDH của GV, HS để tìm hiểu thực tiễn dạy học lịch sử nói chung, sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nói riêng hiện nay. + Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, điều tra GV và HS bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả các biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở thành phố Hải Phòng. - Phương pháp xử lí dữ liệu bằng toán thống kê: Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra xã hội học và kết quả TNSP, rút ra kết luận khái quát đồng thời chứng minh tính khả thi của vấn đề luận án nghiên cứu. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc sử dụng TL trong DHLS Việt Nam ở trƣờng THPT còn nhiều bất cập. Nếu xác định đƣợc nội dung lịch sử cần sử dụng TL, hệ thống TL cần khai thác sử dụng và đề xuất đƣợc các biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm lí luận
  15. 5 và PPDH bộ môn lịch sử về sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng phổ thông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án giúp GV các trƣờng THPT biết vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lƣợng DHLS. - Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lí luận và PPDH môn lịch sử các trƣờng Sƣ phạm trong học tập và nghiên cứu. 7. Đóng góp của luận án - Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng TL trong DHLS ở trƣờng THPT. - Xác định đƣợc một hệ thống các TL cần khai thác và sử dụng trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Xác định đƣợc yêu cầu khi đổi mới sử dụng TL trong DHLS ở trƣờng phổ thông. - Đề xuất đƣợc các biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trƣờng THPT. 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Vấn đề đổi mới sử dụng tƣ liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng Trung học phổ thông – Lí luận và thực tiễn Chƣơng 3: Xác định hệ thống tƣ liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng Trung học phổ thông Chƣơng 4: Đổi mới sử dụng tƣ liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng Trung học phổ thông. Thực nghiệm sƣ phạm.
  16. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong giảng dạy cũng nhƣ nghiên cứu lịch sử, TL có vai trò quan trọng giúp tìm hiểu, phân tích đƣợc bản chất của sự kiện, hiện tƣợng. Vấn đề sử dụng TL đã đƣợc nhiều học giả trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tiếp cận nghiên cứu TL theo hai hƣớng sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu về Tƣ liệu trong dạy học 1.1.1. Trên thế giới Từ cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, nhà giáo dục học J.H.Pextalôzi (1746 – 1827) trong cuốn “Những cơ sở của lí luận dạy học, tập 1” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1970) đã nhận thức rõ chỗ dựa cho quá trình nhận thức của HS chính là trực quan “Nếu anh càng dùng nhiều giác quan để nhận thức bản chất của một hiện tượng hay một sự vật nào đó, thì những hiểu biết của anh về nó lại càng đúng đắn”[83, tr.40]. Cùng với một sự kiện, nếu HS đƣợc tiếp cận với nhiều nguồn TL, sử dụng nhiều giác quan để nhận thức sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức hơn. J.J. Rút Xô trong cuốn “Những cơ sở của lí luận dạy học, tập I” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1970) cho rằng GV cần sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo, nhằm giúp HS tự giác, tích cực, tƣ duy và sau đó HS sẽ lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động học tập cụ thể. Sử dụng TL trong dạy học rất đƣợc coi trọng ở Liên Xô trƣớc đây. Tác giả B.P.Exipôp trong cuốn “Những cơ sở của lý luận dạy học”, (NXB Giáo dục, 1971) đã khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách ngoài giờ lên lớp, những yêu cầu để làm việc với SGK đồng thời tác giả nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng các tài liệu trong dạy học coi đó nhƣ là một nguồn kiến thức. Đây là cơ sở để chúng tôi khẳng định rõ hơn vai trò của việc sử dụng TL trong DHLS ở trƣờng phổ thông. Tác giả T.A.Ilinna trong Giáo trình “Giáo dục học”, tập 2, (NXB Giáo dục Hà Nội, 1973) đã khẳng định vai trò của việc sử dụng SGK, các quy tắc làm việc chủ yếu của HS khi sử dụng SGK, đồng thời tác giả cho rằng cần phải kết hợp với các phƣơng pháp làm việc ngoài SGK nhƣ sử dụng phong phú các nguồn TL thì sẽ giúp HS hiểu sâu kiến thức bài học. Đây là một gợi ý giúp chúng tôi đƣa ra các biện pháp để sử dụng TL trong DHLS.
  17. 7 Trong cuốn Tâm lý học cá nhân, tập 2 (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1974) của tác giả A.G.Côvaliốp đã đề cập đến rất nhiều vấn đề đó là làm thế nào để sử dụng tốt các loại hình học tập nhằm kích thích tƣ duy, sự hứng thú trong học tập. Trong đó tác giả nhấn mạnh việc sử dụng các TL vật chất có tác động mạnh mẽ đến tâm lý của HS. Nhận định này của tác giả giúp chúng tôi làm rõ hơn trong phần phân loại TL, đặc biệt là sử dụng các TL vật chất thông qua các PPDH hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tập lịch sử của HS. Tác giả M.Alecxêep, V.Onhisuc trong cuốn “Phát triển tư duy học sinh” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1976) đã cho rằng việc gợi lại những tri thức đã có để đối chiếu với tài liệu đang tìm hiểu có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển tƣ duy độc lập của HS khi tiếp xúc tri thức mới. Tác giả đã rất chú trọng đến việc sử dụng tài liệu trong dạy học. Ngoài vai trò cung cấp kiến thức mới, khi làm việc với các tài liệu bên ngoài sẽ làm rõ hơn các kiến thức đƣợc quy định sẵn trong SGK. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi khi vận dụng vào việc đổi mới các biện pháp sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Tác giả I.Ia Lecne trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1977) đã cho rằng cần tích cực sử dụng các dạng bài tập có tính chất nghiên cứu, HS tự lực giải quyết vấn đề và tự tìm tòi, sáng tạo từ các nguồn TL để vừa học trên lớp và quan trọng nhất là phải có thời gian làm việc ở nhà với những bài tập lớn mang tính chuyên đề, chủ đề. Trong luận án chúng tôi tiếp thu nghiên cứu quan điểm của tác giả để đề xuất biện pháp sử dụng TL, giúp HS phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu các kiến thức lịch sử thông qua các nguồn TL. Tác giả A.P.Primacôpxki trong cuốn “Phương pháp đọc sách”, (NXB Giáo dục, 1978) khi viết về mục tra cứu tài liệu tác giả đã chỉ ra một số kinh nghiệm đọc sách, tự nghiên cứu sách của nhiều nhà khoa học, có sự phân tích, tổng hợp lại thành “văn hóa đọc sách”. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng việc sử dụng các nguồn tài liệu bổ sung, các bảng tra, các bảng kê, bảng số, các từ điển, sách hƣớng dẫn…là điều kiện quan trọng để nghiên cứu sách đạt kết quả tốt. Kinh nghiệm này là những gợi ý giúp chúng tôi có cơ sở để phân loại các nguồn TL, lựa chọn TL và đề xuất các biện pháp sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng THPT. Trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào”
  18. 8 của tác giả I.F.Kharlamốp (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1978) khi đề cập về vấn đề học tập là một quá trình nhận thức tích cực tác giả nhấn mạnh việc cần phải có TL, biểu tƣợng, quan sát hiện vật… nhằm phát triển tƣ duy cho HS. Tác giả cho rằng “Học sinh không bao giờ nắm vững thật sự những kiến thức nếu người ta đem đến cho em dưới dạng đã “chuẩn bị sẵn”. Không thể đơn thuần, học thuộc, học theo lối cũ” [77, tr.18]. Đây là một quan điểm phù hợp với chƣơng trình giáo dục 2022 hiện nay ở nƣớc ta, giúp chúng tôi khẳng định đƣợc vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng TL trong việc phát triển các năng lực cho HS trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng THPT. Tác giả N.A.Runakin trong cuốn “Tự học như thế nào” (NXB Thanh niên, Hà Nội, 1982) cho rằng hoạt động học không chỉ là xem sách mà phải biết so sánh kiến thức đƣợc viết trong sách với thực tế cuộc sống, biết so sánh cái khoa học với cái không khoa học, biết liên hệ kiến thức giữa các môn học với nhau. Nói một cách khác đó là hoạt động học sẽ trở nên có hiệu quả khi kết hợp những kiến thức trong SGK với các nguồn TL bên ngoài sách. Đây là quan điểm phù hợp với việc sử dụng TL trong dạy học chủ đề mà luận án đang nghiên cứu. Trong cuốn “Giáo dục học”, tập 1 (ngƣời dịch Nguyễn Đình Chỉnh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983) của tác giả Savin đã cho rằng để rèn luyện cho HS kĩ năng tự học thì nhất định phải phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu SGK, HS cần xác định đƣợc chủ đề học tập (tức là nhiệm vụ học tập cần triển khai), HS phải đọc tài liệu, phân chia tài liệu thành các vấn đề sau đó lập dàn ý và rút ra kết luận phục vụ cho nhiệm vụ học tập của mình. Quan điểm này của tác giả Savin giúp chúng tôi xác định hƣớng tiếp cận khi lựa chọn các biện pháp sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trƣờng THPT. Tác giả N.M.Iakovlev trong cuốn “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông tập I”, (NXB Giáo dục, 1983) đã phân tích ý nghĩa của việc sử dụng SGK trong dạy học, phƣơng pháp khai thác SGK hiệu quả trong dạy học. Tác giả cho rằng khi sử dụng SGK thì việc kết hợp khai thác kiến thức trong SGK và ngoài SGK (trong đó có TL) cũng là một vấn đề mà GV phải thƣờng xuyên vận dụng trong các bài dạy của mình để tiết học trở nên có hiệu quả. Tác giả Hebơc Sruitman trong cuốn “Nghiên cứu, học tập như thế nào” (Ngƣời dịch – Minh Hùng, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1984) đề cao giá trị của việc
  19. 9 tự học, tự nghiên cứu các TL học tập để tìm hiểu kiến thức qua đó ngƣời học sẽ tìm cách diễn đạt một cách chính xác những gì thu nhận đƣợc, điều này khiến việc lƣu trữ kiến thức một cách dễ dàng hơn những gì chỉ tiếp nhận của ngƣời khác (việc chỉ tiếp thu một cách thụ động kiến thức một chiều từ GV). Việc tự học, tự nghiên cứu thông qua những nguồn TL bao giờ cũng cho kết quả cao hơn so với các biện pháp học tập khác. Quan điểm này phù hợp với cơ sở lí luận mà đề tài chúng tôi đang hƣớng đến. Nhà giáo dục học J.A.Komenxki khi nói về “Nguyên tắc về sự bền vững của tri thức”, (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996) đã nhấn mạnh trong việc sử dụng PPDH trực quan và vai trò của các loại tài liệu, tác giả cho rằng các tài liệu học tập phải có logic chặt chẽ theo bản chất của nó bởi vì “Không có trong tri thức những cái mà trước đó không có cảm giác, để có tri thức vững chắc nhất định phải dùng phương pháp trực quan” [82, tr.153]. Đây là một quan điểm hết sức đúng đắn giúp chúng tôi có thể lựa chọn các loại hình TL lịch sử để đƣa vào bài giảng một cách hợp lý, đặc biệt là các TL vật chất, TL hình ảnh. Hai tác giả là Tsune SaBuro Makiguchi trong cuốn “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” (1994) và tác giả B.P.ExExipo trong cuốn “Những cơ sở của lí luận dạy học” (NXB Giáo dục, T.P Hồ Chí Minh, 2000) đã có những quan điểm chung đó là việc trƣớc khi lên lớp ngƣời GV phải chuẩn bị cho mình những nguồn TL về các lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích cung cấp kiến thức một cách phong phú cho HS đồng thời phải biết phân loại các nguồn TL sao cho phù hợp với từng đối tƣợng dạy học. Những gợi ý về mặt lý luận của các tác giả giúp chúng tôi khẳng định đƣợc vai trò, ý nghĩa của GV khi sử dụng các nguồn TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Nhóm tác giả Jean Piaget, Barbel, Inheldel trong cuốn “Tâm lí học trẻ em và ứng dụng Tâm lý học Piaget vào trường học” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000) khi viết về việc hỗ trợ các phƣơng tiện, đồ dùng, thiết bị, TL trong dạy học các tác giả quan tâm đến việc GV sử dụng nhƣ thế nào và với mục đích gì. Nhận định của tác giả giúp chúng tôi đi sâu và tìm hiểu các lý do khi sử dụng TL vào một biện pháp cụ thể. Tác giả Shelley O’Hara trong tác phẩm “Improving your study skills: Study smart, Study less” (Nâng cao kĩ năng học tập, học thông minh, học ít) (Wiley Publishing, Canada, 2005), đã dành ba chƣơng để hƣớng dẫn cách thức
  20. 10 rèn luyện một trong những kĩ năng quan trọng của việc học – kĩ năng đọc; cách đọc, cách lấy thông tin quan trọng từ các nguồn TL nhất là ghi chép lại theo từng vấn đề, từng chủ đề nghiên cứu sẽ mang lại hiệu quả cao cho bất cứ một môn học nào. Trong cuốn “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả” của tác giả James H.Stronge (ngƣời dịch Lê Văn Canh) (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013) trong khi khẳng định vai trò của ngƣời GV hiệu quả có đặc biệt nhấn mạnh đến việc ngƣời GV lựa chọn tài liệu tham khảo để sử dụng trong QTDH, nhất là lấy đƣợc những thông tin hay kiến thức từ các nguồn TL đó để mang lại lợi ích về mặt học tập khi dạy học cho HS. Nhận định đó của tác giả phù hợp với đề tài chúng tôi đang nghiên cứu. Bài viết “The Scope and Definitions of Heritage: From Tangible to Intangible” - Phạm vi và định nghĩa về Di sản: từ Hữu hình (vật thể) đến Vô hình (phi vật thể) của Yahaya Ahmad đƣợc đăng trên International Journal of Heritage Studies 2006, tr.292–300, Lƣợc dịch: Nguyễn Huy Nhâm-Bảo tàng Nhân học đã tập trung vào phạm vi và định nghĩa về di sản đƣợc ban hành bởi các hiến chƣơng khác nhau trên toàn cầu, tác giả đã tập hợp đƣợc 27 văn bản mang tính chất quốc tế và 17 văn bản khác nhau mang tính chất khu vực và quốc gia, trong đó có một văn bản Hướng dẫn về giáo dục và đào tạo trong bảo tồn các di tích, phong cảnh và các di chỉ, nhấn mạnh việc bảo vệ các hiện vật trong các di tích, di chỉ để làm công tác giáo dục. Nhƣ vậy, có thể thấy hầu hết các tác giả nƣớc ngoài đều nhấn mạnh việc sử dụng TL trong dạy học và vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng TL trong dạy học để nâng cao hiệu quả bài học. Bên cạnh đó, những biện pháp để sử dụng TL trong dạy học cũng đã đƣợc nhiều tác giả đề cập đến. Đây chính là cơ sở để luận án tiếp thu và vận dụng nhằm đề xuất các biện pháp sử dụng TL trong dạy học bộ môn Lịch sử. 1.1.2. Trong nước Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng TL trong dạy học đƣợc các nhà Tâm lí học và Giáo dục học quan tâm nghiên cứu từ lâu. Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học, tập 1” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987) đã trình bày về ý nghĩa của việc sử dụng TL kết hợp với SGK trong dạy học. Các tác giả còn đƣa ra những yêu cầu về việc sử
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2