intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:207

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế; đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở tỉnh Hoà Bình những năm qua; đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN ĐÔNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HOÀ BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN MINH QUANG PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY HÀ NỘI - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Văn Đông
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh 6 1.2. Tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu liên quan đến đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 39 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các tiêu chí đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế 39 2.2. Nội dung công tac xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế 55 2.3. Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của một số tỉnh, thành phố trong nước 76 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HOÀ BÌNH NHỮNG NĂM QUA 92 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh về kinh tế ở Hòa Bình 92 3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ hội nhập quốc tế 105 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HOÀ BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 142 4.1. Những quan điểm, phương hướng và mục tiêu đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình 142 4.2. Những giải pháp đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 151 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổng sản phẩm nội địa Nxb : Nhà xuất bản UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc XHCN : Xã hội con người
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2013 96 Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2012 97 Bảng 3.3: Hiện trạng dân số tỉnh Hòa Bình 99 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hòa Bình 102 Bảng 3.5: Quy mô học sinh giai đoạn 2001-2010 103 Bảng 3.6: Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành tỉnh HòaBình giai đoạn 2005 - 2013 107 Bảng 3.7: Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013 107 Bảng 3.8: Trình độ đào tạo của cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành Hòa Bình (2005 - 2013) 109 Bảng 3.9: Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình trong quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ Hòa Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020 117 Biểu 3.10: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2013 122 Bảng 3.11: Luân chuyển, điều động cán bộ thuộc Tỉnh ủy Hòa Bình quản lý giai đoạn 2007 - 2013 124 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành theo GDP của tỉnh Hòa Bình năm 2013 97 Biểu đồ 3.2: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình 110 Biểu đồ 3.3: Trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình 110
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, là nguồn nhân lực chất lượng cao của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ này giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nói chung mà đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Sự vững mạnh của hệ thống chính trị cũng như hiệu lực, chất lượng của bộ máy hành chính nhà nước được quyết định bởi nhiều yếu tố. Nhưng xét cho đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Sự phát triển hay trì trệ của một quốc gia, một vùng, một địa phương hay một lĩnh vực, một ngành nào đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ chủ chốt, lực lượng lãnh đạo, quản lý của bộ máy nhà nước. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta những năm qua, trong đó có sự đóng góp lớn lao của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế với những lớp người tâm huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm… Trong quá trình đổi mới ở nước ta, nếu xem xét từ sự phân chia hành chính với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước có sự phát triển không đều nhau do những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị chi phối. Và tất nhiên, tỉnh, thành phố nào có lợi thế sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn. Tuy nhiên không phải cứ có điều kiện khách quan thuận lợi thì phát triển tốt. Thực tiễn công cuộc đổi mới những năm qua đã chứng minh điều đó. Không ít các tỉnh có điều kiện khách quan thuận lợi nhưng phát triển kinh tế chưa được như mong muốn, chưa khơi dậy hết tiềm năng, thế mạnh. Ngược lại, nhiều tỉnh có điều kiện khách quan rất khó khăn nhưng đã đoàn kết, thống nhất ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, dám làm, tích cực đổi mới… để phát triển. Điều đó chứng tỏ vị trí, vai trò rất quan trọng của yếu tố chủ quan,
  7. 2 trong đó phát huy nguồn lực con người mà trọng tâm là đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của các tỉnh, thành phố. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá khoa học, khách quan về đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Là cơ sở góp phần giúp cho công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng và nhà nước có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoà Bình là một tỉnh miền núi khó khăn với 63% là người dân tộc thiểu số. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 10,5%/năm; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đặc biệt là sự đoàn kết khắc phục khó khăn, vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đóng góp vào thành tích chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ và vận hành bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nước ta còn kém về nhiều mặt: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức… và đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả sử dụng thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh… thậm chí có những mặt còn tụt hậu so với yêu cầu phát triển. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước. Thậm chí, là một tỉnh miền núi nên bộc lộ những khó khăn, yếu kém, hạn chế còn ở mức cao hơn. Điều đó đang tạo nên những lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội của tỉnh. Vì vậy, vấn đề: “Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án. Nhằm đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình đối với công tác tổ chức,
  8. 3 cán bộ của tỉnh để đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Hoà bình đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở tỉnh Hoà Bình những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế có điều kiện tương đồng để rút ra các bài học cần thiết. - Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân và các vấn đề cần tập trung giải quyết để phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh (do tỉnh quản lý) về: số lượng, chất lượng, cơ cấu, hiệu quả công tác,... với tư cách là lực lượng có vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế.
  9. 4 3.2. Phạm vi Luận án không nghiên cứu đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hoà Bình gồm: - Giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành, khối kinh tế. - Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các doanh nghiệp thuộc tỉnh (Doanh nghiệp hạng II trở lên). - Chủ tịch huyện (thành phố trực thuộc tỉnh), phó chủ tịch UBND huyện (thành phố trực thuộc tỉnh) phụ trách kinh tế. Về thời gian: Giai đoạn 2000 đến nay và đề xuất giải pháp ngắn hạn đến 2020 và dài hạn đến 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá vấn đề. Đồng thời kết hợp các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản với tư tưởng Hồ Chí Minh xuyên suốt chủ đề nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu trong luận án là kết hợp: diễn giải, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, điều tra khảo sát, tư vấn chuyên gia,... để nghiên cứu. Những phương pháp cụ thể này được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. Cụ thể: Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu. Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp diễn giải - quy nạp, hệ thống hoá để tìm hiểu khái niệm cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh; vị trí, vai trò, đặc điểm, cơ cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh; khái quát một số bài học kinh nghiệm của các địa phương gắn với nội dung luận án.
  10. 5 Chương 3: Luận án tiếp cận phương pháp duy vật lịch sử, logic quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Luận án bám sát phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Kinh tế chính trị là trừu tượng hóa khoa học để phân tích đối tượng nghiên cứu là quan hệ sản xuất trong sự tương tác với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng để từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được, những mâu thuẫn, vấn đề nảy sinh trong đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế. Các phương pháp: thống kê, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương này. Đồng thời sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh họa kết quả nghiên cứu. Chương 4: Luận án tiếp tục sử dụng phương pháp hệ thống hoá và quy nạp, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phù hợp với những vấn đề đặt ra ở chương 3 để giải pháp có tính khả thi và đúng hướng đáp ứng yêu cầu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thời kỳ hội nhập quốc tế. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ về kinh tế cấp tỉnh. Nêu bật đặc điểm và các nhân tố tác động và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Và sự cần thiết nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Hoà Bình. Chỉ ra những mặt mạnh, điểm yếu trong công tác đội ngũ này một cách khách quan, khoa học làm tiền đề xây dựng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Đề xuất phương hướng và những giai pháp vừa trước mắt, vừa lâu dài để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung gồm 04 chương, 09 tiết.
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế đã được đề cập đến trên nhiều phương diện như những kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng lập, ban hành và thực thi các quyết định, phẩm chất, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, cách thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế,... trong rất nhiều những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh - Carol Kinsey Goman, "Ngôn ngữ thầm lặng của người lãnh đạo" (The Silent Language of Leaders) [31]. Trong tác phẩm này, chuyên gia về năng lực lãnh đạo và giao tiếp Carol Kinsey Goman đã khai triển ý tưởng đặc sắc rằng: Trong môi trường kinh doanh đa dạng và nhanh chóng của thời đại hiện nay, nơi mà những tương tác toàn cầu đang gia tăng, việc tinh thông, thành thạo nghệ thuật về ngôn ngữ cơ thể trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không gian cá nhân, các cử chỉ, các tư thế điệu bộ, các nét mặt, và sự tiếp xúc bằng mắt truyền đạt mạnh mẽ hơn lời nói, và do đó, về phương diện chiến lược, có thể được sử dụng để giúp cho những người lãnh đạo quản lý, động viên đội ngũ trên toàn cầu, và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng trong thời đại kỹ thuật số. Từ những kinh nghiệm trong hơn hai mươi năm nghiên cứu
  12. 7 về tâm lý và khoa thần kinh học, tác giả chỉ rõ cho những người lãnh đạo cách thức điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể để đạt được hiệu quả tối đa trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt là trong kinh doanh. Đây là một phẩm chất mà người cán bộ chủ chốt cần thiết phải học hỏi và sử dụng nhuần nhuyễn trong công tác lãnh đạo, quản lý. - Tom Plate, “Đối thoại với Mahathir Mohamad” [49]. Mahathir bin Mohamad là Thủ tướng của Malaysia từ năm 1981 đến năm 2003. Trong thời gian cầm quyền, ông đã có công vạch ra quá trình hiện đại hóa nhanh chóng cho Malaysia và đề xướng "các giá trị châu Á”. Nhà lãnh đạo hơn 2 thập kỷ của Malaysia được nhìn nhận như một nhân vật vừa thực tế vừa viển vông nhưng đến các chuyên gia khó tính nhất cũng phải thừa nhận, ông đã thực hiện thành công việc kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế đất nước. Thủ tướng Mahathir cũng là người được coi là có công đầu mang lại sự ổn định về chính trị, hàn gắn các chia rẽ về sắc tộc tại Malaysia cũng như tạo ra nhiều đổi thay tích cực khác cho đất nước. Cuốn sách là các cuộc đối thoại của nhà báo Tom Plate với Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad về cách thức ông đã xây dựng và lèo lái đất nước Malaysia từ một nước nghèo trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á cũng như trên thế giới. Qua đó xây dựng nên hình ảnh một vị cựu thủ tướng mạnh mẽ, cương trực với các phân tích về kinh tế, xã hội, tôn giáo rất sắc bén. - Tom Plate, “Đối thoại với Lý Quang Diệu - Nhà nước công dân Singapore: cách thức xây dựng một quốc gia” [48]. Lý Quang Diệu là Thủ tướng Singapore giai đoạn 1959 - 1990, ông là thiên tài chính trị, một nhân vật gây nhiều tranh cãi và có nhiều điểu bí hiểm, nhưng là người đã lãnh đạo đất nước Singapore trở thành con rồng của Châu Á. Với khả năng lãnh đạo thiên tài, những kỹ năng quản lý và xây dựng, thực thi chính sách hiệu quả, Lý Quang Diệu đã xây dựng quốc đảo sư tử từ một quốc gia ly khai nhỏ bé, nghèo tài nguyên trở thành một điểm hút về tri thức và công nghệ,
  13. 8 môi trường trong lành bậc nhất - đã khiến cả thế giới kinh ngạc - một thành tựu của thế kỉ XX. - Anthony F. Smith, “10 sự thật thường bị che giấu của nhà lãnh đạo” [53]. Tác giả Anthony F. Smith là nhà tư vấn quản lý đã tiết lộ những thực tế hiếm khi phơi bày về nghệ thuật lãnh đạo - những bí mật mà ngay cả nhà lãnh đạo cũng không dám công khai thừa nhận vì sợ mất đi quyền lực, lòng kính trọng, hay thậm chí mất việc. Dựa trên những hiểu biết về những điểm mạnh và điểm yếu của một người lãnh đạo, người lãnh đạo và cấp dưới có thể hiểu biết nhau thực sự và cùng nhau tạo ra một văn hóa hai chiều, cởi mở, tin cậy, nâng cao năng suất trong tổ chức. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để người cán bộ quản lý có thể xây dựng mối gắn kết trong hoạt động chung của đơn vị, tổ chức. - Philip Delves Broughton, “Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn” [9]. Sau nhiều năm làm nghề báo, Philip Delves Broughton, một nhà báo có vị thế của tờ Telegraph danh tiếng, muốn có những trải nghiệm và cuộc sống khác nên đã đăng ký nhập học vào trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School - HBS). Từ góc nhìn chuyên nghiệp của một nhà báo, việc học tập và cuộc sống của Harvard đã được Philip miêu tả tỉ mỉ và tinh tế trong Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn. Tấm bằng MBA ở Harvard là mối quan tâm của đông đảo bạn đọc, không chỉ những người đã có hay muốn có bằng MBA. Thực tế, các trường dạy kinh doanh không chỉ sản sinh ra các nhà lãnh đạo trong kinh doanh; mà là hàng loạt các nhà lãnh đạo đã có nhiều quyết định quan trọng về mặt lịch sử trên toàn cầu. Cuốn sách mô tả trải nghiệm của bản thân tác giả và những người học trong môi trường tri thức kinh doanh hàng đầu nước Mỹ là trường Harvard. Khối lượng bài học nặng nề, nhất là trong những tuần đầu tiên, học viên phải đánh vật với các lĩnh vực chuyên môn của kinh doanh như tài chính, kế toán, điều hành, marketing và ứng xử trong tổ chức; áp lực tìm việc, một
  14. 9 công việc “thích hợp” sau một vài tháng học tập tại trường đã là những kỹ năng vô cùng quan trọng của một người lãnh đạo, quản lý. - Mark H. McCormack, “Những điều trường Harvard không dạy bạn” và “Những điều trường Harvard vẫn không dạy bạn" [19]. Những điều trường Harvard không dạy bạn là một trong những lời khẳng định chắc chắn nhất cho quan điểm: đừng trông chờ sẽ nhận được tất cả thông qua trường đại học. Trường Kinh doanh Harvard nổi tiếng vì đã đào tạo ra rất nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về kinh doanh có đẳng cấp hàng đầu thế giới. Mark Mc Cormack cũng từng tin rằng nhờ giáo dục, những người tốt nghiệp cao học kinh doanh này là những người tốt nhất để hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng quan sát và trải nghiệm trong suốt hơn 20 năm ông đã đưa ra một luận điểm gây nhiều bất ngờ. Tác giả đã khám phá ra là văn bằng cao học kinh doanh đôi khi có thể ngăn khả năng làm chủ kinh nghiệm của học viên. Và ông đi đến khẳng định, bằng cấp không đủ để thay thế cho khả năng nhận thức hợp lý sự việc, sự nhạy cảm về con người cũng như sự khôn ngoan từng trải. Ông cung cấp những kinh nghiệm thực tế về: Cách thức thấu hiểu con người, những bí ẩn của một cuộc đàm phán, cách điều hành và tham dự một cuộc họp, biến sự giận dữ của đối tác thành cơ hội, đón nhận những thách thức, nhạy bén để nhận biết vận may... Điều đó đòi hỏi, để đạt được những thành công trong công tác lãnh đạo quản lý, mỗi cá nhân phải tự tích luỹ và học hỏi để làm dày kinh nghiệm của chính mình. - John C. Maxwell, “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” [40]. Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố trọng yếu trong công tác quản lý. Một nhà quản lý giỏi phải có các kỹ năng lãnh đạo. Tương tự, một nhà lãnh đạo hiệu quả cũng phải thực hiện tốt vai trò của một nhà quản lý. John C. Maxwell trình bày 5 cấp độ lãnh đạo: bao gồm: Cấp độ 1: Chức vị (Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo) Cấp độ 2: Sự chấp thuận (Mọi người đi theo bạn vì họ muốn thế) Cấp độ 3: Định hướng kết quả (Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ) Cấp độ 4: Phát triển con người (Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã
  15. 10 làm cho họ) Cấp độ 5: Cá nhân (Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì). Từ đó, ông chỉ ra những yếu tố cần thiết cũng như những vấn đề mà các nhà lãnh đạo hay phải đối mặt, cùng với những giải pháp rất cụ thể để giúp rèn luyện các tố chất lãnh đạo hay giải quyết vấn đề. - Nicolai J. Foss, “Strategy, Economic Organization, and the Knowledge Economy: The Coordination of Firms and Resources”, Publisher: Oxford University Press, USA [81]. Nền kinh tế tri thức có ý nghĩa sâu rộng đối với hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược của các công ty, trong đó có tư duy về lãnh đạo, quản lý. Tư duy lãnh đạo quản lý ngày càng dựa trên “tri thức” hay là phương pháp tiếp cận dựa trên “hoạt động quản lý tri thức” nhằm tổ chức hiệu quả và xây dựng chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế tri thức. Tác giả thông qua phân tích các hoạt động tổ chức dựa trên tri thức và vai trò của quản lý nhân sự, bồi dưỡng, chia sẻ kiến thức và cùng sáng tạo giữa nhà lãnh đạo với các thành viên trong công ty là nhân tố ý nghĩa quan trọng đối với quản lý tri thức, thiết kế tổ chức và chiến lược công ty trong nền kinh tế tri thức hiện nay. - Bill Gates, “Tốc độ của tư duy” (Business @ the Speed of Thought) [29]. Bill Gates chính là người đầu tiên nhìn trước và nhận thức được tốc thông tin có vai trò quyết định trong kinh doanh thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Mức độ thành công của một công ty hay doanh nghiệp tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và điều kiện chủ quan, khách quan, nhưng trong thời đại ngày nay, thông tin là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của một tổ chức. Tác giả chú trọng đến việc hướng dẫn cách sử dụng những công cụ kỹ thuật số để quản lý và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất để định hướng tư duy chiến lược cho một tổ chức, công ty, với các ví dụ thực tế từ những thành bại của các công ty hàng đầu thế giới. Từ đó, những người làm công tác điều hành, quản lý hiểu rõ hơn hiệu quả và cách thức tận dụng những sự thay đổi lớn lao đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin để tạo ra ưu thế cạnh tranh hiệu quả.
  16. 11 - Christian Batal, “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước” [1]. Nội dung chủ yếu phân tích về năng lực làm việc cán bộ, công chức, khối doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng khung năng lực tiêu chuẩn trên cơ sở đó phân loại năng lực. Đồng thời, mô tả công việc chuyên môn của một số công việc chuyên trách yêu cầu nhân lực chất lượng cao như: Phụ trách đào tạo trong một cơ quan nhà nước, công việc của một thủ trưởng đơn vị trong doanh nghiệp nhà nước. 1.1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh 1.1.2.1. Một số sách tham khảo, chuyên khảo liên quan đến đề tài - Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên, “Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc” [20]. Để phát triển thuận lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, đẩy mạnh công cuộc cải cách, mở cửa, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ có tố chất cao, có tri thức, nắm vững nghiệp vụ, hoàn thành tốt trọng trách được giao, trung thành với chủ nghĩa Mác, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, biết lãnh đạo, quản lý đất nước, xã hội, đặc biệt là quản lý nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc... được Đảng và Nhà nước Trung Quốc rất quan tâm. Cuốn sách phân tích, luận giải theo từng vấn đề mang tính tổng quát về công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ của Trung Quốc trong thời gian gần đây, bao gồm chế độ cán bộ, công chức; việc cải cách thể chế chính trị; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; việc nâng cao tố chất và năng lực đối với cán bộ lãnh đạo; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận xét, đánh giá cán bộ; quản lý cán bộ ở Trung Quốc. - Trần Bích, “Đột phá phát triển nhân lực, nhìn từ kinh nghiệm Đài Loan” [4]. Trong thế kỷ XX, Đài Loan là một trong những nền kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất châu Á. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công kinh tế của Đài Loan là có chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý. Trong đó, chú ý các yếu tố như: Phát triển nguồn nhân lực
  17. 12 phù hợp với đặc trưng các giai đoạn phát triển kinh tế; thực thi các chính sách hiệu quả về dân số, giáo dục và thu hút nhân tài từ bên ngoài. Từ sau những năm 80 của thế kỷ XX, khi nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao hơn, nguồn lao động phổ thông trong nước thiếu, Đài Loan tích cực thúc đẩy việc chuyển dịch các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động ra các nước có nguồn nhân công dồi dào hơn trong khu vực. Bên cạnh việc đào tạo nhân lực phù hợp, Đài Loan còn rất thực dụng trong thu hút nhân tài ở hải ngoại. Sau nhiều năm cho phép lưu học sinh đến các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản… du học, những năm 1980, Đài Loan đã có một đội ngũ đông đảo trí thức làm việc ở nước ngoài. Để thu hút được người tài về nước làm việc, chính quyền Đài Loan đã thực hiện việc cho phép các doanh nghiệp, cơ quan trả mức lương cao đối với nhân tài là kiều bào, coi đây là một trong những “trọng điểm” của công tác khai thác nguồn nhân lực. Đài Loan đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực cho các ngành nghề “mới nổi”; phát triển các ngành khoa học kỹ thuật như: công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, năng lượng mặt trời, thông tin không dây, chất bán dẫn, thông tin, phần mềm đa phương tiện, lập ra chương trình đào tạo đặc biệt để tăng cường nhân tài cho các ngành khoa học kỹ thuật trên. - Nguyễn Đình Phong, Phạm Thanh Tuyền, “100 câu hỏi - đáp về tâm lý học và những tình huống thường gặp trong lãnh đạo, quản lý” [45]. Xã hội ngày càng phát triển, các vấn đề nảy sinh trong công việc, cuộc sống càng trở nên khó khăn, phức tạp, trong đó các vấn đề tâm lý học hiện nay ngày càng trở nên quan trọng đối với con người nói chung và các nhà lãnh đạo, quản lý nói riêng. Vì thế, những kiến thức, kỹ năng, hiểu biết về tâm lý học lãnh đạo, quản lý thực sự trở nên quan trọng đối với mỗi người. Một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi phải là người biết sử dụng người khác, chứ không phải là người áp đặt quyền lực của mình lên người khác. Muốn làm được điều đó cần nắm được các yếu tố tâm lý trong lãnh đạo, quản lý, từ
  18. 13 đó có những cách xử lý hiệu quả trong mỗi tình huống xảy ra. Thông qua hỏi đáp, cuốn sách giới thiệu một cách ngắn gọn, súc tích, rõ ràng những nội dung cơ bản về tâm lý học lãnh đạo, quản lý, đưa ra những tình huống tiêu biểu, phù hợp với một số đơn vị, cơ quan và gợi ý những cách xử lý hiệu quả nhất. Những tình huống này lại được phân thành hai loại: những tình huống mang tính sự kiện, nghi thức; những tình huống về nghiệp vụ cụ thể. - Cao Khoa Bảng, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH thủ đô” [3]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về vấn đề xây dựng Đảng hiện nay đã khẳng định nhiệm vụ cấp bách là “xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”. Tác giả đã phân tích về thực trạng, chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay, gắn liền với đó là những vấn đề lí luận và thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm cần được phát huy và những điểm khuyết điểm còn tồn tại trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp hiện nay. Từ những phân tích của mình, tác giả đã đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý trong bối cảnh sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước đang phát triển mạnh. - Nguyễn Duy Hùng - Vũ Văn Phúc, “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế” [36]. Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của một quốc gia. Trong các nguồn lực, nguồn nhân lực được coi là nguồn lực “nội sinh” chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội, và nó có ưu thế nổi bật là không có “giới hạn” hay “vô tận” nếu biết bồi dưỡng, khai thác hợp lý. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cuộc cạnh tranh quốc tế khác biệt trên nhiều lĩnh vực (kể cả cạnh tranh về nguồn nhân lực) thì phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và môi trường chính trị - xã hội ổn định.
  19. 14 Việt Nam được coi là quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào (với trên 90 triệu người), là nước đông dân thứ ba trong khu vực ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Nước ta đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào đồng thời với bản chất cần cù, thông minh và có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học - công nghệ mới, hiện đại… Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội XI của Đảng thông qua. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của nước ta hiện nay được đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, chưa có những đóng góp đáng kể để tăng năng suất lao động xã hội, cải thiện năng lực cạnh tranh và thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Qua khảo sát của nhiều tổ chức quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta được xếp hạng thấp so với ngay các nước châu Á. Điều đó thể hiện nguồn nhân lực của nước ta còn đang thiếu hụt trầm trọng và chất lượng nguồn nhân lực lại rất thấp kém. Để đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên môn cao, nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ, là yếu tố then chốt bảo đảm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản và những quốc gia đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế những thập kỷ gần đây như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xingapo, Thái Lan,… Từ đó, tác giả tập trung phân tích thực trạng, làm rõ những bất cập trong phát triển nguồn nhân lực của nước ta những năm qua, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay; các nguyên nhân dẫn đến tình trạng
  20. 15 thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Đồng thời các tác giả đưa ra những quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế trong thời gian tới. - Nguyễn Văn Phúc - Mai Thu Hồng, “Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam” [47]. Trong xây dựng và phát triển một xã hội nhân văn, phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Với mọi quốc gia, tài nguyên nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững, khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực đang trở thành một vấn đề bức thiết. Đó là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của toàn quốc cũng như của mỗi ngành, mỗi địa phương. Khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển tài nguyên nhân lực của quốc gia là một nhiệm vụ cấp bách, là một nội dung, một giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới. Đây là một vấn đề có tính quy luật của mọi quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những nước đang ở trình độ phát triển thấp như ở Việt Nam. Cũng là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước ta đề ra và triển khai từ nhiều năm qua, đồng thời cũng tiếp tục là một giải pháp đột phá, chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới. Nội dung của cuốn sách đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian qua dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế và chính trị cũng như quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Cuốn sách khẳng định, trên thực tế, tài nguyên nhân lực Việt Nam đã hình thành được những lợi thế nhất định, đã được khai thác và sử dụng và phát huy được vai trò tích cực của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, tài nguyên nhân lực nói chung và lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1