intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về đời sống thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương dưới lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Phân tích và khái quát những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương; Từ đó bước đầu rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY ĐỜI SỐNG THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY ĐỜI SỐNG THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 92 29 002 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Nguyễn Văn Huyên 2. TS. Lương Thu Hiền HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Thị Thùy
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra đối với luận án 30 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 34 2.1. Lý luận về đời sống thẩm mỹ và về thời kỳ Hùng Vương 34 2.2. Các tiền đề, điều kiện hình thành đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương 51 Chương 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA ĐỜI SỐNG THẨM MỸ NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 79 3.1. Sự biểu hiện của khách thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương 79 3.2. Sự biểu hiện của chủ thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương 115 3.3. Các sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương 124 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỜI SỐNG THẨM MỸ NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG 138 4.1. Những đặc điểm của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương 138 4.2. Ý nghĩa của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương đối với đời sống thẩm mỹ Việt Nam hiện nay 144 4.3. Một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương 153 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 175
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tư cách là sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa, con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới chân - thiện - mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước, là đích đến cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Trong tổ hợp giá trị ấy, cái mỹ có vai trò riêng biệt và là một phần máu thịt của đời sống xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu xã hội loài người không thể không nghiên cứu để hiểu thấu cái phần máu thịt của nó - đó là đời sống thẩm mỹ. Ở "thời nguyên thủy chưa có mỹ học nhưng đã có đời sống thẩm mỹ" [73, tr.5]. “Những con người thuộc thời đại công xã nguyên thủy cũng đã từng có khả năng thể nghiệm nhiều loại cảm xúc thẩm mỹ” [191, tr.96]. Đối với Việt Nam, từ thời tiền sử, sơ sử, đời sống thẩm mỹ của người Việt đã được hình thành và có những biểu hiện phong phú. Người Việt sớm đạt tới trình độ tư duy thẩm mỹ với những sắc thái đặc trưng. Vấn đề của chúng ta hôm nay là làm thế nào để những giá trị thẩm mỹ ấy luôn "sống" trong xã hội hiện đại, góp phần định hướng, giáo dục các thế hệ người Việt Nam ý thức về tổ tiên, giống nòi, về đặc trưng thẩm mỹ của dân tộc mình. Nhất là khi, mục đích và lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, của Đảng cộng sản Việt Nam là xây dựng và phát triển con người toàn diện, hài hòa các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ,... Nghiên cứu đời sống thẩm mỹ nói chung, đời sống thẩm mỹ của người Việt trong lịch sử nói riêng là nền tảng để thực hiện mục đích cao đẹp đó. Thực tiễn Việt Nam hôm nay đang chứng kiến những bi kịch về đời sống tinh thần. Sự khủng hoảng về thẩm mỹ đang biểu hiện rõ bi kịch của sự lệch lạc, xuống cấp giá trị thẩm mỹ. Nhiều hiện tượng âm nhạc, trang phục,… trái ngược với thuần phong mỹ tục và giá trị thẩm mỹ truyền thống dân tộc, lại được một bộ phận dân cư coi là đẹp. Những hiện tượng đơn giản, thô kệch, thậm chí dung tục trong thưởng thức nghệ thuật dẫn đến hậu quả một bộ phận không nhỏ lớp trẻ “què quặt, khiếm khuyết” về thẩm mỹ chân chính. Sự bắt chước, đua đòi, chạy theo thị hiếu phương Tây trong sáng tạo, thưởng ngoạn tinh thần dẫn đến những thị hiếu lai căng, xa rời, làm méo mó các giá trị văn hóa truyền thống. Khi bị đứt gãy về các giá trị thẩm mỹ đó, người ta trở thành những “kẻ học đòi mù quáng”, thiếu các chuẩn thẩm mỹ mới, phù hợp với căn tính dân tộc mình.
  6. 2 Điều đó càng khẳng định, các giá trị văn hóa truyền thống là bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa của xã hội hiện đại. Nó cần thấm sâu vào tâm hồn con người Việt Nam, là chất keo gắn bó con người với con người, là cái cốt lõi góp phần tạo nên bản sắc Việt Nam, trở thành tinh hoa văn hóa của cả dân tộc. Việc nghiên cứu đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương, rút ra ý nghĩa của nó với đời sống thẩm mỹ hiện nay là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa thời sự cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, tạo sự kết nối giữa truyền thống với hiện đại. Cũng cần nhận thức rõ: “Khi làm sáng tỏ bất kỳ một hiện thực lịch sử nào, việc đầu tiên là phải quan sát sự kiện cơ bản đó với toàn bộ ý nghĩa và phạm vi của nó, và phải dành cho nó một vị trí xứng đáng” [102, tr.40]. Trong lịch sử Việt Nam, thời kỳ Hùng Vương là một thời kỳ lịch sử như thế - "một thời đại lịch sử xa xăm của dân tộc nhưng lại là một thời đại mở đầu lịch sử dân tộc được tất cả mọi người chú ý theo dõi" [139, tr.7]. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, thời đại Hùng Vương đã trở thành đề tài nghiên cứu và thảo luận của giới sử học và nhiều ngành khoa học. "Nghiên cứu thời đại Hùng Vương là một thời đại có nhiều vấn đề liên quan đến nhiều ngành khoa học. Không một bộ môn khoa học nào có thể độc lập giải quyết được những vấn đề tồn tại thuộc thời đại đó. Mỗi một bộ môn khoa học đều góp phần của mình vào công tác nghiên cứu thời đại Hùng Vương" [139, tr.39]. Bằng sự hợp tác khoa học và bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành, cho đến nay, giới khoa học trong và ngoài nước đã cơ bản thống nhất nhận định: Thời đại Hùng Vương là một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc Việt Nam với thời gian tồn tại khoảng 2.000 năm trước Công nguyên. Từ hơn nửa thế kỷ qua, mọi mặt đời sống của người Việt thời kỳ Hùng Vương, gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần đã được giới nghiên cứu khoa học quan tâm, nghiên cứu và đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có thể do nhiều nguyên nhân, đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương dường như chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Cho đến nay, chúng ta chưa có một công trình chuyên khảo về vấn đề này. Việc đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, làm rõ các vấn đề thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương là việc làm hết sức ý nghĩa. Nghiên cứu, nhận thức đúng về đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương còn khẳng định thuyết phục hơn nữa rằng người Việt Nam từ xa xưa đã có đời sống tinh thần phong phú, góp phần làm sâu sắc thêm nền văn hóa Việt Nam
  7. 3 trong lịch sử hàng nghìn năm, để từ đó định hướng giá trị thẩm mỹ đúng đắn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng thời đóng góp cho công tác nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới thẩm mỹ và tư duy thẩm mỹ dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Với tinh thần trên, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, khái quát những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương, từ đó khái quát những đặc điểm, bước đầu rút ra ý nghĩa của đời sống thẩm mỹ thời kỳ này đối với đời sống thẩm mỹ Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; chỉ rõ những kết quả chính đã thực hiện, xác định những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu. + Khái quát về thời kỳ Hùng Vương, đặc điểm người Việt thời kỳ này; làm rõ khái niệm, các bộ phận cấu thành đời sống thẩm mỹ; phân tích các tiền đề, điều kiện hình thành đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. + Phân tích, khái quát những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương thông qua các bộ phận khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ thời kỳ này. + Bước đầu rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Thời kỳ Hùng Vương được sử sách (Lịch sử Việt Nam) xác định là từ khoảng 2000 - 1500 năm TCN đến khoảng thế kỷ I. Về cơ bản nghiên cứu sinh tập trung hơn cả vào giai đoạn văn hóa Đông Sơn với niên đại khoảng 800- 700 năm TCN cho đến khoảng thế kỷ I khi phân tích các biểu hiện của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ này. Người Việt thời kỳ Hùng Vương được luận án
  8. 4 khai thác trong tư liệu lịch sử Việt Nam, khảo cổ học, văn học, dân tộc học,... về thời kỳ này là người Lạc Việt và Âu Việt trong Bách Việt. + Về không gian: Cương vực của nước Văn Lang, bao gồm toàn bộ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tính từ Đèo Ngang trở ra của nước Việt Nam hiện tại. + Về nội dung nghiên cứu: Luận án phân tích biểu hiện của đời sống thẩm mỹ qua các bộ phận khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ thời kỳ Hùng Vương. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận + Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về đời sống thẩm mỹ, các điều kiện hình thành, phát triển yếu tố thẩm mỹ của người Việt Nam trong lịch sử cũng như các quan điểm xây dựng, phát triển con người Việt Nam hiện nay. + Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của việc thực hiện luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là công cụ tiếp cận, giải quyết các vấn đề của luận án, giúp cho việc nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện; thấy được tính lịch sử cụ thể, tính đặc thù, tính phổ biến, tính quy luật của sự hình thành, vận động, phát triển đời sống thẩm mỹ cũng như những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Đồng thời có những đánh giá khách quan, khoa học về lĩnh vực này. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - logic; phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, khai thác tư liệu; phương pháp quy nạp - diễn dịch; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp chứng thực lịch sử, phương pháp lịch đại... để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án trình bày có hệ thống về đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương, chứng minh đời sống thẩm mỹ thời kỳ này đã hình thành và có những biểu hiện phong phú đưa đến sự hình thành, phát triển văn hóa Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào mảng lý luận về vấn đề nghiên cứu
  9. 5 tư tưởng thẩm mỹ người Việt dưới góc độ triết học (cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) theo đúng quan điểm của Đảng ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về đời sống thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương dưới lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phân tích và khái quát những biểu hiện chủ yếu của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương; từ đó bước đầu rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số hạn chế của đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, học tập, giảng dạy về đời sống thẩm mỹ của người Việt tại các học viện, các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương với 10 tiết.
  10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Những nghiên cứu về đời sống thẩm mỹ Trước tiên phải nói tới bộ Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, xuất bản năm 1960 tại Mátscơva gồm 4 phần đã được Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội lần lượt cho xuất bản từng phần: phần I (1961), phần II (1962), phần III, IV (1963). Bộ sách trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản của mỹ học Mác - Lênin và cho thấy sự gắn chặt với cuộc sống, với thực tiễn kiến thiết chủ nghĩa cộng sản, với thực tiễn nghệ thuật là “đặc điểm trọng đại nhất và là đặc sắc chủ yếu của mỹ học Mác - Lênin” [189, tr.5]. Các tác giả khẳng định: "trong lúc khái quát hóa những kết quả của việc phân tích thẩm mỹ, thế là đã bước vào lãnh vực của lý luận mỹ học" [189, tr.35], nói cách khác mỹ học là khoa học nghiên cứu những vấn đề của đời sống thẩm mỹ. Bộ sách đã có những phân tích về các bộ phận của đời sống thẩm mỹ như nghệ thuật; về các hiện tượng (phạm trù) thẩm mỹ như cái đẹp, cái bi kịch, cái hài kịch. Tuy chưa đưa ra khái niệm cụ thể và làm rõ các vấn đề theo cấu trúc của đời sống thẩm mỹ nhưng bộ sách là nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu lý luận về đời sống thẩm mỹ nói chung và Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương nói riêng ở góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cuốn sách Mỹ học là gì? của K.Kivisky do Huy Hùng và Y Minh dịch, được Nhà xuất bản Văn hóa - Nghệ thuật xuất bản năm 1963 đã trình bày về những vấn đề của đời sống thẩm mỹ như: "vấn đề mối quan hệ của nghệ thuật đối với hiện thực là trung tâm của những vấn đề mỹ học" [68, tr.22], vấn đề cái đẹp, vấn đề lý tưởng thẩm mỹ, mối liên hệ giữa "lý tưởng thẩm mỹ với thế giới quan của nghệ sĩ và ý nghĩa của nó đối với các mặt khác nhau của hoạt động sáng tác" [68, tr.25], vấn đề hình tượng nghệ thuật, quá trình sáng tác. Cuốn sách cũng khẳng định: “Những nhân tố của sự tác động thẩm mỹ vượt xa giới hạn của nghệ thuật. Về mặt thẩm mỹ, chúng ta đã nêu lên các hiện tượng trong thiên nhiên, trong sản xuất và trong sinh hoạt có hiệu quả” [68, tr.31]. Tuy không trình bày một cách có hệ thống về đời sống thẩm mỹ nhưng cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ.
  11. 7 Cuốn Những nguyên lý mỹ học Mác - Lênin: Giáo trình giảng dạy trường lý luận và nghiệp vụ - Bộ văn hóa, E. G. Iacovlep, 1964 trình bày về đối tượng và nhiệm vụ của mỹ học Mác - Lênin; bản chất của nhận thức thẩm mỹ; lịch sử của học thuyết mỹ học; những phạm trù mỹ học cơ bản; nghệ thuật và xã hội; hình tượng nghệ thuật, nội dung và hình thức trong nghệ thuật, sáng tác nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật; phê phán nghệ thuật và mỹ học tư sản hiện đại; chủ nghĩa hiện thực và xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, cuốn sách làm rõ các phạm trù mỹ học cũng như một số vấn đề của khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Tuy chưa triển khai phân tích đời sống thẩm mỹ theo hệ thống nhưng cuốn sách đã chứa đựng nhiều nội dung mà các nhà nghiên cứu sau này ở Việt Nam tiếp tục phát triển tạo những cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa. Cuốn sách Những phạm trù mỹ học cơ bản của Iu. B. Borep do Hoàng Xuân Nhị dịch, được Trường Đại học Tổng hợp xuất bản năm 1974 đã trình bày về các phạm trù trong mỹ học trước chủ nghĩa Mác và những phạm trù mỹ học Mác - Lênin. Cuốn sách tập trung sâu vào các phạm trù của mỹ học Mác - Lênin: cái thẩm mỹ, cái đẹp, cái cao thượng, cái bi kịch và cái hài kịch. Đây chính là những bộ phận hợp thành khách thể thẩm mỹ trong đời sống thẩm mỹ. Tác giả cuốn sách đã đưa ra quan điểm về cái thẩm mỹ: "Về bản chất của chúng, cái đẹp, cái cao thượng, cái bi kịch, cái hài kịch, cái có kịch tính và những phẩm chất tương tự khác của hiện thực, đều có quan hệ bà con với nhau. Cái thẩm mỹ là cái chung vốn nằm trong các phẩm chất đó" [66, tr.208]. Đặc biệt, "cái thẩm mỹ trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa tư tưởng, lý tưởng và chất liệu của cuộc sống, là sự thống nhất giữa cái duy nhất và cái chung, giữa khách quan và chủ quan" [66, tr.230]. Cuốn sách đã giải quyết tốt mặt khách thể của đời sống thẩm mỹ và là tài liệu quan trọng cho nghiên cứu sinh tham khảo khi viết phần lý luận về đời sống thẩm mỹ. Cuốn Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin của tác giả Iu. A. Lukin và V. C. Xcachersiccop, do Hoài Lam dịch, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1984 đã phân tích khá sâu sắc về bộ phận chủ thể thẩm mỹ của đời sống thẩm mỹ như nhận thức thẩm mỹ về hiện thực và hoạt động thẩm mỹ của con người; vị trí, vai trò, bản chất xã hội, các loại hình nghệ thuật; giáo dục thẩm mỹ cho những người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Cuốn sách khẳng định: "Mỹ học nghiên cứu những biểu hiện khác nhau của thẩm mỹ (cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng,... trong hiện thực và trong nghệ
  12. 8 thuật, những môi trường biểu hiện của thẩm mỹ và những đặc điểm hoạt động thẩm mỹ của con người trong thực tiễn sản xuất - vật chất và hoạt động xã hội, những tính quy luật của sáng tạo nghệ thuật, tác phong trong sinh hoạt" [67, tr.19]. Những biểu hiện khác nhau của thẩm mỹ trong hiện thực, những đặc điểm hoạt động thẩm mỹ của con người trong thực tiễn sản xuất - vật chất và hoạt động xã hội chính là khía cạnh của đời sống, cụ thể hơn là của đời sống thẩm mỹ. Những nội dung trong cuốn sách cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức chuyên sâu về chủ thể thẩm mỹ của đời sống thẩm mỹ. Cuốn Mỹ học - cơ bản và nâng cao do M.F Opxiannhicop chủ biên, được Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 2001 là công trình có nhiều nội dung đi sâu vào văn hóa thẩm mỹ. Cuốn sách gồm V phần: Phần I - Mỹ học với tính cách là một khoa học; Phần II - Đặc trưng của nghệ thuật; Phần III - Các loại hình nghệ thuật; Phần IV - Bản chất xã hội của nghệ thuật; Phần V - Văn hóa thẩm mỹ của xã hội chủ nghĩa. Trong đó ở chương I (Đối tượng và nhiệm vụ của mỹ học Mác - Lênin) và chương III (Cái thẩm mỹ) của phần I tuy chưa xác lập được khái niệm đời sống thẩm mỹ nhưng đã trình bày khá sâu sắc về bản chất của cái thẩm mỹ, làm cơ sở lý luận cho nhận thức về cái thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, bàn thảo về các nội dung của đời sống thẩm mỹ, còn có những công trình dành các mục cụ thể để phân tích phạm trù cái thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ. Đó là những công trình của nhiều tác giả nước ngoài như tuyển chọn Về văn học và nghệ thuật, C. Mác và Ph. Ăngghen, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1958; Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật, Denis Diderot, Nxb Tri thức, 2015; Mỹ học, Denis Huisman, Nxb Thế giới, 2003,... Mặc dù các tác giả nêu trên không trực tiếp và đi sâu vào phạm trù đời sống thẩm mỹ, bản chất của cái thẩm mỹ, song những tư tưởng lớn của các nhà kinh điển đã xứng là nền tảng lý luận chung nhất cho việc xác định về cái thẩm mỹ. Ở Việt Nam, trên cơ sở mỹ học Mác - Lênin, đã có một số tác giả chuyên nghiên cứu mỹ học như Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Khiêu, Vũ Minh Tâm, Lê Ngọc Trà, Như Thiết,… Là một nhà nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật học, mỹ học, tác giả Đỗ Văn Khang đã xuất bản nhiều công trình mỹ học: cuốn Lịch sử mỹ học, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983; Mỹ học Mác - Lênin (viết cùng Đỗ Huy), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985; Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1996, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản có bổ sung năm 2002 và 2008; Mỹ học
  13. 9 Mác - Lênin cao cấp, Nxb Đại học Sư phạm, 2004 và gần đây nhất là Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin; Giáo trình Mỹ học cơ sở, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011;... Trong loạt công trình của mình, tác giả khẳng định đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mỹ: "Đối tượng mỹ học là toàn bộ những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời sống thẩm mỹ (khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật). Trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm, hình tượng là tiếng nói đặc trưng, nghệ thuật là đỉnh cao của những thành tựu sáng tạo thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là điểm tựa của sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật" [71, tr.8]. Mặc dù đã có những phân tích tương đối rõ nét về vai trò, tác dụng, các dạng biểu hiện của đời sống thẩm mỹ và là nhà nghiên cứu sử dụng rất nhiều lần thuật ngữ "đời sống thẩm mỹ" nhưng Đỗ Văn Khang chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về thuật ngữ này ngoài việc khẳng định "đặc điểm riêng của đời sống thẩm mỹ là sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp" [75, tr.5]. Theo ông, con người có đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đời sống tinh thần có đời sống thẩm mỹ. "Đời sống thẩm mỹ (bao gồm ba bộ phận: khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật) trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm" [75, tr.13]. Đồng thời, ông chỉ ra ba dạng biểu hiện của đời sống thẩm mỹ là: dạng cảm xúc - tình cảm của đời sống thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ và những quan điểm thẩm mỹ. Tác giả Đỗ Huy là nhà nghiên cứu có nhiều công trình tập trung về mỹ học, trong đó có vấn đề thẩm mỹ và phạm trù thẩm mỹ. Các công trình chủ yếu của ông như: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ học và đời sống văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002;… Trong cuốn Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, ông khẳng định: “Mỹ học là một khoa học hợp thành các khoa học triết học. Đối tượng chủ yếu của nó là các dạng biểu hiện của cái thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động của đời sống con người” [56, tr.9] và có những phân tích tương đối thỏa đáng các vấn đề về quan hệ thẩm mỹ. Hay trong cuốn Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, cùng với việc phân tích lịch sử hình thành và phát triển của mỹ học, các khuynh hướng trong quá trình đó và tư tưởng mỹ học mácxit Việt Nam đương đại, ông tiếp tục khẳng định đối tượng của mỹ học là "các quan hệ và hoạt động thẩm mỹ của con người đối với hiện thực cuộc sống và đã có lịch sử phát triển từ mấy ngàn năm trước" [58, tr.5]. "Mỹ học được coi là khoa học nghiên cứu các quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là khâu cơ
  14. 10 bản và nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất. Có nghĩa là, mỹ học nghiên cứu cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống, trong tâm hồn và trong nghệ thuật" [58, tr.36]. Với ông, con người có vô số mối quan hệ, trong đó có quan hệ thẩm mỹ - là mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ là khái niệm hẹp hơn, nó nằm trong đời sống thẩm mỹ. Ở một số luận điểm, ông cũng có sử dụng thuật ngữ đời sống thẩm mỹ, chẳng hạn như: “Trong đời sống thẩm mỹ hiện nay ở nước ta có sự đan xen giữa các quan hệ thẩm mỹ tiên tiến và quan hệ thẩm mỹ lạc hậu” [56, tr.44]. Những công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Huy thực sự là những tài liệu ý nghĩa đối với việc thực hiện luận án của nghiên cứu sinh. Tác giả Nguyễn Văn Huyên với tư cách là người nghiên cứu mỹ học cũng đã có những cống hiến đối với sự phát triển của khoa học này ở Việt Nam. Trong các nghiên cứu đó đã có nhiều cách luận giải sâu sắc về thẩm mỹ. Nói tới ông, chúng ta phải kể tới hai cuốn sách: Cuốn Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin do Nguyễn Văn Huyên, Đỗ Huy, Nguyễn Ngọc Long cùng biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 và cuốn Giáo trình Mỹ học đại cương do Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Trong đó, ông nêu rõ quan điểm: "Mỹ học là khoa học triết học nghiên cứu sự vận động của các quan hệ thẩm mỹ trong hiện thực, trong tâm hồn và trong nghệ thuật. Quan hệ thẩm mỹ là phạm trù nền tảng của mỹ học. Cái đẹp là phạm trù trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của mỹ học” [62, tr.65]. Cùng chiều hướng như nhà nghiên cứu Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên cũng coi đối tượng của mỹ học là quan hệ thẩm mỹ. Tuy nhiên, ông đã sử dụng và quan tâm tới khái niệm đời sống thẩm mỹ nhiều hơn, linh hoạt hơn. Trong một số khẳng định của ông đã có điều đó, như: “Tuyệt đối hóa mặt cảm tính trong đánh giá thẩm mỹ, sẽ dẫn tới những sai lầm, phủ nhận những giá trị thẩm mỹ khách quan, đích thực trong đời sống thẩm mỹ” [62, tr.80]; “Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, vì vậy nó là phạm trù cơ bản của mỹ học” [62, tr.108]. Theo Nguyễn Văn Huyên, đời sống thẩm mỹ là mối quan hệ gồm ba mặt hợp thành: “mặt đối tượng trong quan hệ thẩm mỹ (đó là những cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả tồn tại khắp nơi trong đời sống xã hội); mặt chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ (đó là các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ, bao gồm các hoạt động về nhu cầu thẩm mỹ; về thị hiếu thẩm mỹ; về lý tưởng thẩm mỹ của con người - xã hội); mặt nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ (đó là các hoạt động hưởng thụ nghệ thuật, đánh giá nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật bao gồm
  15. 11 các đặc trưng của nghệ thuật, bản chất xã hội của nghệ thuật và chức năng nghệ thuật)” [60, tr.32-33]. Ngoài các công trình trên, có thể kể đến một số công trình khác như: Cuốn Mỹ học đại cương của tác giả Thế Hùng cũng bàn về các vấn đề cơ bản của mỹ học như bản chất của mỹ học, khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ,... Trong đó, ông khẳng định: "Con người tồn tại giữa một đời sống thẩm mỹ, giữa không gian bao la và thời gian vô tận. Đời sống thẩm mỹ tồn tại dưới hai dạng: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất là những giá trị thẩm mỹ tồn tại dưới dạng vật thể, đồ vật (Tangible) có thể nhìn thấy, sờ thấy. Đời sống tinh thần là những giá trị thẩm mỹ phi vật thể (Intangible), chỉ có thể nghe thấy, cảm thấy. Nhưng, dẫu có tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần, vật thể hay phi vật thể, các giá trị thẩm mỹ đều phải hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Một giá trị thẩm mỹ, một tác phẩm nghệ thuật sẽ không có lý do để tồn tại nếu không phản ánh chân thực, chân xác cuộc sống" [50, tr.12-13]. Tuy chưa đưa ra một quan điểm rõ ràng, đầy đủ về đời sống thẩm mỹ nhưng tác giả đứng trên lập trường mỹ học "là khoa học nghiên cứu các mối quan hệ thẩm mỹ, các hiện tượng thẩm mỹ trong không gian thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu các quy luật chung nhất của sự hình thành, phát triển và biểu hiện cái thẩm mỹ trong đời sống con người" [50, tr.12]. Cuốn Mỹ học của Bộ môn Mỹ học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội xuất bản năm 1995 khẳng định: "Đời sống thẩm mỹ - đối tượng nghiên cứu của mỹ học hình thành trên cơ sở tổng hòa các quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, hay nói cách khác, từ quá trình con người đồng hóa thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh. Trong quá trình này, họ vừa là khách thể hóa, đối tượng hóa năng lực thẩm mỹ của mình, vật chất hóa năng lực ấy trong các vật phẩm và hoạt động sáng tạo vật phẩm, vừa chủ thể hóa các sự vật, hiện tượng được coi là đối tượng thẩm mỹ" [11, tr.29]. Theo quan điểm của Bộ môn Mỹ học - Đại học Văn hóa Hà Nội thì đời sống thẩm mỹ gồm các hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống và sự phản ánh chúng trong nghệ thuật. Cuốn Cái đẹp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của tác giả Nguyễn Thu Nghĩa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2016 đã dựa trên cơ sở trình bày, phân tích những đóng góp quan trọng và những thành quả của C. Mác và Ph. Ăngghen về các tư tưởng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp; sự vận động lịch sử cũng như các đặc trưng, các loại hình chủ yếu của cái đẹp trong thực tiễn xã hội Việt Nam (từ truyền thống đến
  16. 12 hiện đại). Cuốn sách đã tập trung vào yếu tố trọng tâm của đời sống thẩm mỹ - đó chính là cái đẹp - một phạm trù phản ánh khách thể thẩm mỹ. Trong thời gian gần đây những công trình mỹ học mới ra đời không nhiều, chủ yếu là tái bản, bổ sung những ấn phẩm đã xuất bản trước đó. Tuy nhiên, cuốn sách Tương tác mở trong mỹ học Việt Nam đương đại của tác giả Đỗ Thị Minh Thảo được xuất bản năm 2017 là một điểm nhấn. Cuốn sách có xu hướng tái cấu trúc hai đường hướng mỹ học đời sống thẩm mỹ và quan hệ thẩm mỹ. “Đây là đường hướng mỹ học tổng thể thẩm mỹ với đặc điểm xây dựng nguyên lý tính tổng thể theo quan điểm của chủ nghĩa Mác và Hồ Chí Minh (...) nhằm định hướng các giá trị tổng thể của đời sống xã hội" [158, tr.3-4]. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quan điểm về đời sống thẩm mỹ và quan hệ thẩm mỹ. Những quan điểm của tác giả Đỗ Thị Minh Thảo trong cuốn sách này đã tạo cơ sở quan trọng cho hướng nghiên cứu của luận án, trong đó có khẳng định: “Trong cấu trúc đời sống thẩm mỹ: khách thể thẩm mỹ (bàn đến các đối tượng cái đẹp khách quan) - chủ thể thẩm mỹ (bàn đến thế giới chủ thể sáng tạo và thưởng ngoạn cái đẹp chủ quan) - Nghệ thuật (bàn đến tính thống nhất khách quan và chủ quan của cái đẹp nghệ thuật)” [158, tr.130]. Nhìn chung, tất cả các công trình nêu trên đều trình bày khá rõ những vấn đề cơ bản của đời sống thẩm mỹ, đều cho thấy đời sống thẩm mỹ bao gồm khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ với đỉnh cao là nghệ thuật. Tuy nhiên, hầu hết các công trình chỉ trình bày các bộ phận của đời sống thẩm mỹ mà chưa có một công trình chuyên sâu nào đưa ra quan niệm về đời sống thẩm mỹ, nhất là về đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ Hùng Vương. Cái nút để đạt được mục đích của luận án là những vấn đề lý luận nền tảng về đời sống thẩm mỹ, từ đó mới có thể đi vào phân tích đời sống thẩm mỹ người Việt thời kỳ Hùng Vương. Các công trình nói trên đã cung cấp những chất liệu quan trọng để tác giả luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đời sống thẩm mỹ ở chương 2. 1.1.2. Những nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương và người Việt thời kỳ Hùng Vương * Tình hình nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương Thời kỳ Hùng Vương đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều ngành khoa học khác nhau trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đầu tiên phải nói tới các sử gia phong kiến phương Bắc xưa, họ đã có những ghi chép về thời kỳ
  17. 13 Hùng Vương. Nhưng sự ghi chép đó có phần sai lạc, thiếu chính xác do ở quá xa đất nước ta, ghi chép theo sự kể lại của những quan lại thống trị miền Lĩnh Nam (các sử gia như Tư Mã Thiên, Ban Cố, Lịch Đạo Nguyên, Tư Mã Quang,...) hoặc ghi chép có đôi điểm chính xác vì họ đã từng ở vùng Lĩnh Nam, có thấy phần nào tình hình vùng đất Giao Chỉ song lại thiếu khách quan do mang sẵn lập trường, quan điểm của giai cấp thống trị xâm lược (những người như Tăng Cổn, Thẩm Hoài Viễn, Chu Khứ Phi). "Họ phủ nhận sự độc lập phát triển của dân tộc ta, do đó, họ không ghi chép thời Hùng Vương - An Dương Vương theo đúng sự thật lịch sử" [139, tr.14]. Còn dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, vua chúa và nhân dân ta đã rất quan tâm nghiên cứu, tham khảo sách xưa, thu thập các di vật thời kỳ Hùng Vương (đặc biệt là giai đoạn Đông Sơn) như trống đồng, chuông đồng. "Người đầu tiên đưa thời Hùng Vương và những mẩu chuyện thời Hùng Vương vào sách là nhà sử học Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp (đời Trần). Sách của Trần Thế Pháp, sau đó được Vũ Quỳnh, Kiều Phú san nhuận và bổ sung" [139, tr.15]. Ở các triều đại sau, các sử gia phong kiến như Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn, Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Thông, Phan Huy Chú,... cũng đã nghiên cứu về thời kỳ này. Một số tác phẩm thời kỳ phong kiến đã đề cập tới thời kỳ Hùng Vương dưới dạng truyền thuyết, lịch sử hay địa lý như: Việt Nam thế chí (2 quyển) của Hồ Tông Thốc ghi chép sự việc từ thời Hùng Vương đến nhà Triệu; Việt Sử lược biên soạn năm 1377 chưa rõ tác giả, có người cho rằng của Sử Hi Nhan; Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên; Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp biên soạn vào cuối thế kỷ XIV thời Trần; Dư địa chí của Nguyễn Trãi; Việt sử thông giám của Vũ Quỳnh, gồm 26 quyển, 2 kỷ, biên soạn thời Hậu Lê; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú biên soạn trong 10 năm (1809 - 1819) dưới thời Nguyễn gồm 49 quyển;... Đáng chú ý là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên biên soạn năm 1479 thời Lê Thánh Tông, về sau có sự bổ sung của Lê Truy, Phạm Công Trứ, Lê Hy (từ các quyển 12 đến quyển 19) được in năm 1697. Cuốn sách chép các sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương và các vua Hùng (kỷ họ Hồng Bàng) cho đến triều đại nhà Hậu Lê với những lời bình chú, nhận xét tương đối khách quan của Ngô Sĩ Liên cũng như của các bậc tiền nhân (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên). Đây là bộ quốc sử, ghi chép lịch sử Việt Nam nên thời kỳ Hùng Vương được đề cập đến dưới phương diện sự kiện. Mặc dù, Ngô Sĩ Liên "đã dựa vào các sách cũ thận trọng
  18. 14 đưa thời Hùng Vương vào bộ sử Việt Nam đầu tiên" [139, tr.16] nhưng ông chỉ chép vào phần Ngoại kỷ nghĩa là còn hồ nghi tính chân xác của sử liệu, chưa coi đó là chính sử. Ngoài việc tham khảo trích dẫn các sách xưa, không còn cách nào khác để chứng minh sự tồn tại của thời kỳ Hùng Vương nên các sử gia phong kiến "một mặt công nhận sự tồn tại của thời Hùng Vương, một mặt khác lại tỏ ý nghi ngờ"" [139, tr.16]. Mối băn khoăn nghi ngờ đó đã kéo dài ngót nghìn năm vì ở thời phong kiến "chưa có một cuộc khai quật khảo cổ nào và cũng chưa có một công trình khảo tả, nghiên cứu khảo cổ thời đại kim khí nào" [139, tr.7], tức là thiếu các cứ liệu khoa học đáng tin cậy. Đời sống thẩm mỹ của người Việt thời kỳ này cũng chưa được đề cập tới. Công cuộc khảo cổ thời đại kim khí, trong đó có thời kỳ Hùng Vương, thực sự được mở đầu với sự xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, một số sĩ quan, quan lại Pháp, dưới danh nghĩa "học giả", "nhà nghiên cứu", "nhà thám hiểm" (như D'Argence và Demange) tiến hành thu lượm, mua bán một số hiện vật văn hóa Đông Sơn ở miền núi và đồng bằng lưu vực sông Hồng. Chính quyền thực dân đã thành lập phái đoàn khảo cổ Đông Dương năm 1898, sau đổi thành Trường Viễn Đông Bác cổ của Pháp năm 1900, trong đó có Viện Bảo tàng trưng bày các hiện vật khảo cổ và lịch sử mà họ thu lượm, mua được. Việc thành lập Trường Viễn Đông Bác cổ ở Hà Nội đánh dấu sự quan tâm của chính quyền thực dân đối với công tác khảo cổ ở Việt Nam. Trong mấy chục năm tồn tại, trường là cơ quan chính, nếu không nói là duy nhất, tiến hành việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn. Năm 1903, trường đã lấy được chiếc trống đồng Ngọc Lũ ở chùa Long Đọi Sơn, Hà Nam. Những hiện vật như rìu, giáo, dao găm, trống đồng, tấm che ngực,... đã được D'Argence và Demange bán lại cho trường và một số Viện Bảo tàng ở Pháp. Đây là bộ sưu tập hiện vật văn hóa Đông Sơn lớn nhất, phong phú nhất, lần đầu tiên được biết đến. Song không có được một báo cáo khảo tả chi tiết, thẩm định giá trị mà chỉ được giới thiệu lẻ tẻ trên một số tập san của trường. Suốt hơn nửa thế kỷ tìm kiếm, với các học giả nước ngoài đã tham gia nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương trong lịch sử nước ta như H. Parmentier (học giả người Pháp), F.Heger (học giả người Đức), Pajot (Pagiô) - nhà khảo cổ học người Pháp, Victor Goloubew (Goolubép) - học giả Pháp gốc Nga chuyên nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, Heine. Geldern (H. Ghenđec) - nhà khảo cổ học người Áo, Olov. Janse
  19. 15 (O. Yanxe) - nhà khảo cổ học Thụy Điển, Aurousseau (học giả Pháp), Karlgren (học giả Thụy Điển), Van Stein Callenfels (học giả Hà Lan), T. Kobayashi (học giả Nhật Bản), Trịnh Sư Hứa (học giả Trung Quốc),... mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng các học giả này đã phát hiện được một nền văn hóa Đông Sơn độc đáo, phong phú trên đất nước ta, tập trung chủ yếu trên lưu vực Sông Hồng, Sông Mã. Họ đã từ di tích Đông Sơn và cả trống đồng phát hiện lẻ tẻ, xác nhận một nền văn hóa Đông Sơn, phác họa bộ mặt văn hóa Đông Sơn, tuy còn mờ nhạt, rời rạc, thậm chí có những đường nét lệch lạc, như Victor Goloubew, Olov. Janse đã tách rời nền văn hóa Đông Sơn ra khỏi thời kỳ Hùng Vương và cổ sử Việt Nam nói chung. Mặc dù "có những phương pháp nghiên cứu tiến bộ hơn so với các sử gia phong kiến, có những bộ môn hỗ trợ cho sử học như khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, dân tộc học, địa lý học,..." [139, tr.17] nhưng do trình độ hạn chế của khảo cổ học những năm trước Đại chiến Thế giới lần thứ hai (1939-1945) cùng mục đích xâm lược và tư tưởng học thuật chủ đạo là "thuyết thiên di", thuyết ngoại lai, vị chủng, "chủ nghĩa truyền bá", "trung tâm Phương Tây"... nên các nhà sử học phương Tây không đi sâu nghiên cứu toàn diện thời kỳ Hùng Vương cũng như lịch sử cổ đại nước ta mà chỉ tập trung vào việc xác định niên đại, sự tồn tại, nguồn gốc văn hóa và minh giải hoa văn trên cơ sở các lễ nghi, tín ngưỡng. Vì vậy, cũng không có những nghiên cứu về các khía cạnh thẩm mỹ thời kỳ này. Người Việt Nam nghiên cứu lịch sử thời kỳ Hùng Vương tiêu biểu có Trần Trọng Kim với cuốn Việt Nam sử lược, xuất bản lần đầu năm 1920. Tác giả cho rằng truyện Hồng Bàng không chắc là truyện xác thực, từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18 cả thảy 20 ông vua mà từ năm 2879 đến năm 258 TCN thì vừa 2622 năm, tức mỗi ông trị vì được non 150 năm, thực tế khó có nhiều người sống lâu như vậy. Ngoài Trần Trọng Kim, còn có một số bài viết về thời kỳ Hùng Vương đăng trên các tạp chí Tri Tân, Thanh Nghị, Kỷ yếu của Hội Khai trí tiến đức của một số học giả Việt Nam, “nhưng do trình độ khoa học và tình hình nghiên cứu lúc bấy giờ, cho nên cũng không có cách nào hơn là dựa vào sử sách cũ, bàn cãi lặt vặt quanh việc ghi chép đúng sai về mặt văn tự của người xưa" [139, tr.19]. Như vậy, ở thời Pháp thuộc, thời kỳ Hùng Vương chưa được nhận thức đúng đắn, dù là các sử gia trong nước hay nước ngoài. Bởi vậy, vấn đề đời sống thẩm mỹ thời kỳ này cũng chưa được quan tâm nghiên cứu.
  20. 16 Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, đưa dần công cuộc nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương vào một giai đoạn mới, đặc biệt từ 1954 đến nay. Với việc ra đời Đội Khảo cổ thuộc Vụ Bảo tồn Bảo tàng và xây dựng Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trên cơ sở Viện Bảo tàng L. Finot của Pháp để lại, đồng thời hình thành dần bộ môn khảo cổ trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, công cuộc tìm tòi, nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương mới thực sự được chú trọng, đi đúng hướng, nhất là từ 1975. Các nhà nghiên cứu bước đầu hệ thống lại tư liệu cũng như các quan điểm học thuật về thời đại này. Tuy chưa có thêm tư liệu mới nhưng các nhà nghiên cứu của chúng ta đã phê phán các quan điểm sai trái của các học giả nước ngoài, nhận thức được tầm quan trọng của thời kỳ Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trong các công trình đó, thời kỳ này đã giữ một vị trí xứng đáng. Từ 1968 đến nay, công cuộc nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương nở rộ mạnh mẽ với các tác phẩm: Thẻ ngọc An Dương của Trần Văn Giáp, Tập san Nghiên cứu Văn Sử Địa số 53, năm 1957 (đặc san về thẻ ngọc An Dương); Cổ sử Việt Nam (Lịch sử cổ đại Việt Nam) của Đào Duy Anh, Tập san Đại học (Văn khoa) (chuyên san), Hà Nội, 1957 gồm 4 tập trình bày về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, vấn đề Âu Lạc và nước Âu Lạc, văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt, giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến. Với các tác phẩm này, "việc nghiên cứu nước Âu Lạc, vấn đề An Dương Vương, Loa Thành đã được đề cập trên cơ sở tư liệu phong phú gấp bội, bao gồm tư liệu thư tịch, khảo cổ học và dân tộc học" [139, tr.22]. Dựa vào những tài liệu mới phát hiện, những ý kiến đóng góp trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử về lịch sử cổ đại trong giai đoạn này, bài Xã hội nước Văn Lang và xã hội nước Âu Lạc, Văn Tân, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 20, 1960 đã soi sáng một số điểm thời kỳ Hùng Vương. Tác giả bước đầu khẳng định “sự tồn tại của nước Văn Lang và Âu Lạc, nêu rõ sự quan hệ hữu cơ giữa xã hội Văn Lang và xã hội Âu Lạc, đi sâu tìm hiểu chế độ chính trị, kinh tế, xã hội nước Văn Lang và Âu Lạc, nêu ý kiến sự phân chia giai cấp xuất hiện ở thời Hùng Vương" [139, tr.24]. Từ 1966-1968, đáng chú ý có cuốn Những vấn đề về thời đại Hùng Vương với những bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1967 như: Vài suy nghĩ về việc tìm hiểu thời đại Hồng Bàng, Nguyễn Linh, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 100; Hoàng Thị Châu: Tìm hiểu từ "phụ đạo" trong truyền thuyết Hùng Vương, Tạp chí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2