![](images/graphics/blank.gif)
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án: Vai trò của các nhân tố trung gian và điều tiết
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án: Vai trò của các nhân tố trung gian và điều tiết" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá tác động của lãnh đạo chuyển đổi đến thành công dự án; Đánh giá tác động trung gian song song và nối tiếp của LMX và sự gắn kết công việc của người QLDA trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án; Đánh giá tác động điều tiết của cam kết nghề nghiệp của người QLDA, vốn tâm lý tích cực của người QLDA, và sự phức tạp dự án trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án thông qua ảnh hưởng trung gian song song và nối tiếp của LMX và sự gắn kết công việc của người QLDA.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án: Vai trò của các nhân tố trung gian và điều tiết
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ THANH THÚY LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI VÀ THÀNH CÔNG DỰ ÁN: VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ TRUNG GIAN VÀ ĐIỀU TIẾT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ THANH THÚY LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI VÀ THÀNH CÔNG DỰ ÁN: VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ TRUNG GIAN VÀ ĐIỀU TIẾT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Ngô Viết Liêm 2. PGS. TS. Trịnh Thùy Anh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án: Vai trò của các nhân tố trung gian và điều tiết” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, 2024 Đoàn Thị Thanh Thúy
- ii LỜI CÁM ƠN Luận án tiến sĩ này sẽ không thể hoàn thiện nếu không có sự hỗ trợ và khích lệ từ quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những ai đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường này. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trịnh Thùy Anh và PGS.TS Ngô Viết Liêm, là người Cô, người Thầy đã luôn tận tâm hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Những chỉ dẫn tận tình của Cô và Thầy không chỉ giúp tôi định hình phương hướng nghiên cứu một cách rõ ràng và vững chắc, mà còn mang đến cho tôi sự kiên nhẫn để vượt qua nhiều khó khăn. Nhờ có sự giúp đỡ của Cô và Thầy mà tôi mới vượt qua được những cột mốc khó khăn một cách ngoạn mục và hoàn thành chặng đường đầy thử thách này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trong các hội đồng góp ý từ đề cương, các chuyên đề, đến các buổi bảo vệ cấp cơ sở, cấp trường, cũng như các phản biện độc lập. Các Thầy Cô đã dành thời gian quý báu để xem xét kỹ lưỡng và đưa ra những nhận xét, góp ý rất chi tiết. Những ý kiến đóng góp sâu sắc từ các Thầy Cô chính là nền tảng vững chắc, giúp tôi nhận ra được rất nhiều điểm còn thiếu sót của bản thân, từ đó không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng của luận án. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và các Thầy Cô Khoa Quản trị Kinh doanh, cùng tập thể cán bộ Khoa Đào tạo Sau đại học và Thư viện Trường Đại học Mở TPHCM, đã luôn nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình thân yêu của tôi, những người đã luôn là điểm tựa vững chắc, luôn sát cánh và ủng hộ tôi vô điều kiện trong suốt hành trình nghiên cứu. Gia đình luôn là nguồn động viên tinh thần, là nơi sẻ chia mọi khó khăn và áp lực mà tôi gặp phải. Tình yêu thương và sự hy sinh của gia đình đã tiếp thêm cho tôi động lực để vững bước và đạt được mục tiêu của mình. Xin được tri ân những hy sinh thầm lặng ấy, và mong rằng thành quả của hôm nay sẽ là lời tri ân chân thành nhất gửi đến gia đình – những người tôi yêu quý nhất.
- iii Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm kích sâu sắc đến những đồng nghiệp, và cũng là những người bạn, người thương của tôi, những người đã cùng tôi trải qua mọi cung bậc cảm xúc trong suốt chặng đường qua. Không chỉ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu, các bạn còn luôn sẵn sàng giúp đỡ, động viên, và luôn bên cạnh tôi trong từng bước đi, từ những lúc khó khăn đến những khoảnh khắc thành công. Cảm ơn các bạn vì đã là một phần quan trọng trong thành công của luận án. Nhờ có các bạn, hành trình nghiên cứu này không chỉ mang lại kết quả khoa học, mà còn đầy ắp những kỷ niệm đáng trân trọng và những mối quan hệ thân thiết mà tôi sẽ luôn ghi nhớ. Một lần nữa, xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành. Nghiên cứu sinh Đoàn Thị Thanh Thúy
- iv TÓM TẮT Lãnh đạo chuyển đổi là một trong những yếu tố thành công quan trọng cần được xem xét trong các dự án. Trong vài năm gần đây, cộng đồng khoa học cũng đã có nhiều mối quan tâm mạnh mẽ đến lãnh đạo chuyển đổi, tuy nhiên, tài liệu học thuật trong lĩnh vực quản lý dự án (QLDA) vẫn chưa rõ liệu lãnh đạo chuyển đổi có tiềm năng gây tổn hại hay mang lại lợi ích cho dự án. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết luận không nhất quán trong việc khẳng định sự tác động của lãnh đạo chuyển đổi đến hiệu quả của tổ chức nói chung và thành công dự án nói riêng có thể là do tồn tại một cơ chế ở giữa của hai khái niệm nghiên cứu này. Tuy nhiên, việc giải thích các cơ chế đó hiện vẫn còn chưa rõ ràng. Chính vì thế, mục tiêu của luận án là khám phá về các quy trình hay các đường dẫn giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công của dự án. Để đạt được mục tiêu này luận án đã sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng, chiến lược chọn mẫu phi xác suất, và thực hiện phân tích dữ liệu bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần PLS-SEM (Partial Least Square-Structural Equation Modelling). Luận án đã đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án thông qua việc khảo sát 628 dự án tại các thành phố lớn của Việt Nam, nơi có sự tập trung của nhiều dự án quan trọng và có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của cả nước, chẳng hạn: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Lãnh đạo chuyển đổi có tác động tích cực đến thành công dự án. (2) Trao đổi lãnh đạo-thành viên (LMX) đóng vai trò là trung gian truyền tải trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án. (3) Sự gắn kết công việc của người QLDA đóng vai trò là trung gian truyền tải trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án. (4) Mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án được trung gian nối tiếp thông qua LMX và sự gắn kết công việc của người QLDA. (5) Cam kết nghề nghiệp của người QLDA điều chỉnh sức mạnh của mối quan hệ trung gian giữa LMX và sự gắn kết công việc trong thành công dự
- v án. (6) Vốn tâm lý tích cực của người QLDA điều chỉnh sức mạnh của mối quan hệ trung gian giữa LMX và sự gắn kết công việc trong thành công dự án. (7) Sự phức tạp của dự án điều chỉnh sức mạnh của mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án. Bên cạnh lý thuyết, kết quả của luận án cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người thực hành quản lý về phát triển kỹ năng lãnh đạo chuyển đổi, nuôi dưỡng ý thức cam kết và vốn tâm lý của những người QLDA nhằm cải thiện mối quan hệ của họ với các thành viên trong nhóm cũng như nâng cao sự gắn kết của họ với công việc, từ đó đẩy mạnh khả năng thành công dự án.
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ..................................................................................................................iv MỤC LỤC ..................................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................xiv DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. xvii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 17 1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 18 1.5. Đối tuợng nghiên cứu và đối tượng khảo sát ............................................. 18 1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 1.7. Điểm mới của luận án ................................................................................ 20 1.8. Kết cấu của luận án .................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 22 2.1. Lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án: đánh giá tổng quan ............... 22 2.1.1. Giới thiệu ............................................................................................ 22 2.1.2. Phương pháp đánh giá ........................................................................ 23 2.2. Các lý thuyết nền ....................................................................................... 31 2.2.1. Lý thuyết trao đổi xã hội (SET – Social Exchange Theory) .............. 31
- vii 2.2.2. Lý thuyết yêu cầu-nguồn lực công việc (Job Demands–Resources Theory; JD-R) ....................................................................................................... 35 2.2.3. Lý thuyết tình huống bất ngờ (Contingency Theory) ........................ 37 2.3. Các khái niệm nghiên cứu ......................................................................... 39 2.3.1. Dự án (Project) ................................................................................... 39 2.3.2. Các tổ chức tạm thời (Temporary Organization) ............................... 41 2.3.3. Thành công dự án (Project Success) .................................................. 41 2.3.4. Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership - TL) ................ 44 2.3.5. Trao đổi Lãnh đạo - Thành viên (LMX – Leader-Member Exchange) ............................................................................................................................... 48 2.3.6. Sự gắn kết công việc (Work Engagement - WE) ............................... 52 2.3.7. Cam kết nghề nghiệp (Professional commitment - PfC) ................... 53 2.3.8. Vốn tâm lý tích cực (Positive Psychological Capital - PPC) ............. 55 2.3.9. Sự phức tạp dự án (Project Complexity - PC) ................................... 56 2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 58 2.4.1. Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership – TL) và thành công dự án (Project Success – PS) ............................................... 58 2.4.2. Ảnh hưởng trung gian song song và nối tiếp của LMX và sự gắn kết trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án ...................... 61 2.4.3. Vai trò điều tiết của cam kết nghề nghiệp và vốn tâm lý tích cực trong mối quan hệ giữa LMX và sự gắn kết công việc của người QLDA ..................... 76 2.4.4. Vai trò điều tiết của sự phức tạp của dự án (yếu tố bối cảnh) trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án ....................................... 78 2.5. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 81 2.6. Tóm tắt ....................................................................................................... 85
- viii CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 86 3.1. Quy trình nghiên cứu (Research process) .................................................. 86 3.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 88 3.3. Chiến lược thu thập dữ liệu ....................................................................... 89 3.4. Chiều thời gian của thiết kế nghiên cứu (Time horizon) ........................... 90 3.5. Đơn vị phân tích......................................................................................... 90 3.6. Đối tượng khảo sát và các thông tin liên quan đến dự án được khảo sát .. 90 3.7. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 97 3.7.1. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................. 97 3.7.2. Cỡ mẫu ............................................................................................... 98 3.8. Thang đo .................................................................................................... 99 3.8.1. Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership - TL) ................ 99 3.8.2. Trao đổi Lãnh đạo - Thành viên (Leader-Member Exchange - LMX) ............................................................................................................................. 100 3.8.3. Cam kết nghề nghiệp (Professional Commitment - PfC)................. 103 3.8.4. Vốn tâm lý tích cực (Positive Psychological Capital - PPC) ........... 104 3.8.5. Sự phức tạp của dự án (Project Complexity - PC) ........................... 106 3.8.6. Thành công dự án (Project Success - PS) ........................................ 108 3.9. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................. 110 3.9.1. Bảng câu hỏi (Questionnaires) ......................................................... 110 3.9.2. Thiết kế bảng câu hỏi ....................................................................... 110 3.9.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................... 112 3.9.4. Thang điểm ....................................................................................... 114 3.10. Kiểm tra thử nghiệm (Pilot testing) ....................................................... 114
- ix 3.11. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 115 3.11.1. Phương pháp mô hình phương trình cấu trúc ................................. 115 3.11.2. PLS-SEM trong nghiên cứu QLDA ............................................... 116 3.12. Đo lường khái niệm nghiên cứu ............................................................ 117 3.12.1. Tiêu chí đo lường khái niệm nghiên cứu ....................................... 117 3.12.2. Đánh giá mô hình đo lường ............................................................ 118 3.13. Tóm tắt chương ...................................................................................... 123 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 124 4.1. Phân tích dữ liệu sơ bộ............................................................................. 124 4.1.1. Mô tả dữ liệu phân tích .................................................................... 124 4.1.2. Thống kê mô tả những người tham gia và các dự án được khảo sát 125 4.1.3. Thống kê mô tả các biến số .............................................................. 127 4.1.4. Đánh giá tính phân phối chuẩn của dữ liệu ...................................... 128 4.2. Đánh giá mô hình đo lường ..................................................................... 128 4.2.1. Giai đoạn 1: Đánh giá mô hình đo lường đối với biến tiềm ẩn bậc thấp ............................................................................................................................. 128 4.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá mô hình đo lường đối với biến tiềm ẩn bậc cao ............................................................................................................................. 132 4.3. Kiểm tra sai lệch phương pháp chung (CMB – Common Method Bias) 135 4.4. Đánh giá mô hình cấu trúc ....................................................................... 136 4.4.1. Các bước đánh giá mô hình cấu trúc ................................................ 136 4.4.2. Đánh giá mô hình cấu trúc cho vấn đề cộng tuyến .......................... 136 4.4.3. Đánh giá ý nghĩa thống kê và sự liên quan của các mối quan hệ (trực tiếp, gián tiếp, và tổng mức tác động) ................................................................. 137
- x 4.4.4. Đánh giá tính giải thích của mô hình (R2, f2) ................................... 144 4.4.5. Đánh giá khả năng dự báo của mô hình ........................................... 146 4.5. Đánh giá tác động điều tiết ...................................................................... 150 4.5.1. Ước lượng mô hình đo lường của các biến tiềm ẩn điều tiết ........... 151 4.5.2. Đánh giá tác động điều tiết của PPC, PC, PfC trong mối quan hệ TL- LMX-WE-PS ...................................................................................................... 154 4.5.3. Đánh giá tác động điều tiết của từng biến PPC, PC, PfC................. 155 4.5.4. Đánh giá độ lớn ảnh hưởng f² (effect size) ...................................... 159 4.6. Đánh giá sự ảnh hưởng của các phân nhóm đến sự thành công dự án .... 159 4.7. Thảo luận kết quả kiểm định giả thuyết................................................... 165 4.7.1. Ảnh hưởng trực tiếp của lãnh đạo chuyển đổi đến thành công dự án ............................................................................................................................. 167 4.7.2. Ảnh hưởng trung gian của trao đổi lãnh đạo – thành viên (LMX) và sự gắn kết công việc (WE) trong mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và thành công dự án ............................................................................................ 169 4.7.3. Ảnh hưởng điều tiết của cam kết nghề nghiệp, vốn tâm lý tích cực, và sự phức tạp dự án trong mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi – LMX – sự gắn kết công việc– thành công dự án .......................................................... 177 4.7.4. Sự ảnh hưởng của các nhóm đến sự thành công dự án .................... 183 4.8. Tóm tắt ..................................................................................................... 184 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 185 5.1. Kết luận .................................................................................................... 185 5.2. Đóng góp lý thuyết .................................................................................. 187 5.3. Hàm ý quản trị ......................................................................................... 192 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai .................................................. 199
- xi TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 204 PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC BÀI NGHIÊN CỨU ......................................... xviii PHỤ LỤC 2: CÁC TIÊU CHÍ THÀNH CÔNG DỰ ÁN ....................................xxxvi PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT CÁC CHỈ BÁO CỦA CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................xli PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT....................................................... xlvii PHỤ LỤC 5: SỐ BÀI BÁO SỬ DỤNG PLS-SEM TRONG NGHIÊN CỨU QLDA ................................................................................................................................. lvii PHỤ LỤC 6: MÔ HÌNH KHÁI NIỆM BẬC CAO VÀ BẬC THẤP .................... lviii PHỤ LỤC 7: QUY TẮC CHUNG ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ ...................................................................................................................................lix PHỤ LỤC 8: QUY TẮC CHUNG ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CẤU TẠO ....................................................................................................................................lx PHỤ LỤC 9: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU ................................................................lxi PHỤ LỤC 10: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ ............................................ lxiii PHỤ LỤC 11: TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TIỀM ẨN BẬC THẤP ..................................................................................lxv PHỤ LỤC 12: TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG SAU KHI LOẠI BỎ PS6 VÀ TL5 ................................................................................ lxvii PHỤ LỤC 14: HỆ SỐ TẢI NGOÀI VÀ HỆ SỐ TẢI CHÉO CỦA BỘ CHỈ BÁO BIẾN TIỀM ẨN BẬC THẤP ................................................................................ lxix PHỤ LỤC 15: KHOẢNG TIN CẬY CHO HTMT ............................................... lxxi PHỤ LỤC 16: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TIỀM ẨN BẬC THẤP ............................................................................... lxxii PHỤ LỤC 17: MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG GIAI ĐOẠN 2 ..................................... lxxiv
- xii PHỤ LỤC 18: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TIỀM ẨN BẬC CAO ..................................................................................lxxv PHỤ LỤC 19: KẾT QUẢ NHÂN TỐ ĐƠN HARMAN ..................................... lxxvi PHỤ LỤC 20: KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH TÁC ĐỘNG GIÁN TIẾP VÀ KHOẢNG TIN CẬY .................................................................................................................... lxxvii PHỤ LỤC 21: TÓM TẮT CÁC KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP ..................................................................................................................... lxxix PHỤ LỤC 22: SO SÁNH CÁC HIỆU ỨNG TRUNG GIAN ...............................lxxx PHỤ LỤC 23: KẾT QUẢ PLSPREDICT............................................................ lxxxi PHỤ LỤC 24: GIÁ TRỊ HỆ SỐ 𝑸ⅇ𝒙𝒄𝒍𝒖𝒅𝒆𝒅𝟐 ................................................. lxxxii PHỤ LỤC 25: TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN ĐIỀU TIẾT BẬC THẤP.......................................................................... lxxxiii PHỤ LỤC 26: TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG SAU KHI LOẠI BỎ PfC7 .......................................................................................... lxxxiv PHỤ LỤC 27: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ FORNELL-LARCKER CỦA CÁC BIẾN ĐIỀU TIẾT BẬC THẤP ......................................................................................lxxxv PHỤ LỤC 28: HỆ SỐ TẢI NGOÀI VÀ HỆ SỐ TẢI CHÉO CỦA BỘ CHỈ BÁO ............................................................................................................................ lxxxvi PHỤ LỤC 29: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HTMT CỦA CÁC CẶP KHÁI NIỆM .......................................................................................................................... lxxxviii PHỤ LỤC 30: KHOẢNG TIN CẬY CHO HTMT ........................................... lxxxix PHỤ LỤC 31: MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG BIẾN ĐIỀU TIẾT PPC GIAI ĐOẠN 2 ... xc PHỤ LỤC 32: KẾT QUẢ HIỆU ỨNG CHÍNH CỦA BIẾN PPC .......................... xci PHỤ LỤC 33: KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG ĐIỀU TIẾT CỦA PPC, PFC, VÀ PC . xcii PHỤ LỤC 34: MỐI QUAN HỆ GIỮA LMX VÀ WE THAY ĐỔI THEO PPC: TRƯỜNG HỢP DỮ LIỆU ĐƯỢC CHUẨN HÓA ...............................................xciii
- xiii PHỤ LỤC 35: KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC HỆ SỐ GÓC VỚI TÁC ĐỘNG ĐIỀU TIẾT CỦA PPC ............................................................. xciv PHỤ LỤC 36: MỐI QUAN HỆ GIỮA LMX VÀ WE THAY ĐỔI THEO PFC: TRƯỜNG HỢP DỮ LIỆU ĐƯỢC CHUẨN HÓA ................................................ xcv PHỤ LỤC 37: MỐI QUAN HỆ GIỮA TL VÀ PS THAY ĐỔI THEO PC:......... xcvi TRƯỜNG HỢP DỮ LIỆU ĐƯỢC CHUẨN HÓA ............................................... xcvi PHỤ LỤC 38: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ LỚN ẢNH HƯỞNG f² ................. xcvii
- xiv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Trực quan hóa mạng lưới từ khóa .............................................................26 Hình 2.2: Tích hợp các biến sử dụng trong các bài báo định lượng .........................28 Hình 2.3: Mô hình yêu cầu-nguồn lực công việc ......................................................37 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của luận án ...............................................................84 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................87 Hình 3.2: Mô hình thiết kế nghiên cứu ONION .......................................................89 Hình 3.3: Cách tính mẫu tối thiểu .............................................................................99 Hình 4.1: Kết quả đánh giá phân tích dư thừa của LMX và WE ............................133 Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu đa trung gian ..........................................................138 Hình 4.3: Kết quả đánh giá phân tích dư thừa cho PPC .........................................152 Hình 5.1: Mô hình kết quả của nghiên cứu .............................................................186
- xv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cách thức được sử dụng để lựa chọn bài báo ...........................................24 Bảng 2.2: Các chỉ số trắc lượng khoa học (bibliometric indicators) ........................25 Bảng 2.3: Các tạp chí hiệu quả nhất trong mẫu ........................................................25 Bảng 2.4: Bản chất của sự ảnh hưởng .......................................................................75 Bảng 2.5: Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................82 Bảng 3.1: Tiêu chí để xác định khái niệm nghiên cứu được đo lường theo thang đo cấu tạo hay kết quả ..................................................................................................117 Bảng 4.1: Kết quả thu thập bảng câu hỏi ................................................................124 Bảng 4.2: Kết quả sàng lọc bảng câu hỏi ................................................................125 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá Fornell-Larcker của các biến tiềm ẩn bậc thấp ..........130 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá chỉ số HTMT của các cặp biến tiềm ẩn bậc thấp .......131 Bảng 4.5: Giá trị VIF của các các biến tiềm ẩn cấu tạo ..........................................133 Bảng 4.6: Kiểm tra ý nghĩa thống kê và mức độ liên quan của các trọng số chỉ báo .................................................................................................................................134 Bảng 4-7: Khoảng tin cậy phần trăm cho các trọng số ngoài .................................134 Bảng 4.8: Giá trị VIF trong mô hình cấu trúc .........................................................136 Bảng 4-9: Kết quả hệ số đường dẫn ........................................................................137 Bảng 4.10: Ý nghĩa thống kê của hệ số đường dẫn ................................................138 Bảng 4.11: Phân tích ý nghĩa của các tác động gián tiếp ........................................139 Bảng 4.12: Giá trị hệ số xác định R2 .......................................................................144 Bảng 4.13: Giá trị hệ số tác động f2 ........................................................................145 Bảng 4.14: Giá trị hệ số Q2 .....................................................................................147 Bảng 4.15: Giá trị hệ số q2 ......................................................................................150 Bảng 4.16: Giá trị VIF của các các biến tiềm ẩn cấu tạo ........................................153 Bảng 4.17: Kết quả kiểm tra ý nghĩa thống kê và mức độ liên quan của các trọng số chỉ báo .....................................................................................................................153 Bảng 4.18: Khoảng tin cậy phần trăm cho các trọng số ngoài ...............................153 Bảng 4.19: Kết quả phân tích ảnh hưởng điều tiết của PPC, PfC, PC ....................155
- xvi Bảng 4.20: Kết quả PERCENTILE giữa các hệ số góc với tác động điều tiết của PPC .................................................................................................................................157 Bảng 4.21: Kết quả PERCENTILE giữa các hệ số góc với tác động điều tiết của PfC .................................................................................................................................158 Bảng 4.22: Kết quả PERCENTILE giữa các hệ số góc với tác động điều tiết của PC .................................................................................................................................159 Bảng 4.23: Kiểm định khác biệt phương sai cho nhóm Loại dự án ........................161 Bảng 4.24: Kiểm định Anova giữa Loại dự án và Thành công dự án ....................161 Bảng 4.25: Kiểm định khác biệt phương sai cho nhóm Tổng ngân sách................162 Bảng 4.26: Kiểm định Anova giữa Tổng ngân sách ước lượng và Thành công dự án .................................................................................................................................162 Bảng 4.27: Kiểm định khác biệt phương sai cho nhóm Thời gian thực hiện .........163 Bảng 4.28: Kiểm định Anova giữa Thời gian thực hiện và Thành công dự án ......163 Bảng 4.29: Kiểm định khác biệt phương sai cho nhóm Số lượng người tham gia .163 Bảng 4.30: Kiểm định Anova giữa Số lượng người tham gia và Thành công dự án .................................................................................................................................164 Bảng 4.31: Kiểm định khác biệt phương sai cho nhóm Độ tuổi của người QLDA 164 Bảng 4.32: Kiểm định Welch giữa Độ tuổi của người QLDA và Thành công dự án .................................................................................................................................164 Bảng 4.33: Kiểm định khác biệt phương sai cho nhóm Thời gian kinh nghiệm QLDA .................................................................................................................................165 Bảng 4.34: Kiểm định Welch giữa Thời gian kinh nghiệm QLDA và Thành công dự án .............................................................................................................................165 Bảng 4.35: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................166
- xvii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH α Cronbach’s Alpha AB Absorption Sự say mê Mức độ giải thích trung bình của AVE Average Variance Extracted biến tiềm ẩn tới chỉ báo CA Candor Sự thẳng thắn CB-SEM Covariance-Based Structural Equation Modelling CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CI Confidence Interval Khoảng tin cậy CNTT Công nghệ thông tin CO Competence Năng lực CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp DA Dự án DE Dedication Sự cống hiến EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá ESCI Emerging Sources Citation Index HO Hope Hy vọng HOC High Order Construct Khái niệm bậc cao HTMT Heterotrait-Montrait Ratio Heterotrait-Montrait Ratio Linear Regression Model LM Mô hình hồi quy tuyến tính Benchmark LMX Leader–Member Exchange Trao đổi lãnh đạo – thành viên LMX- LMX-Multidimensional LMX-Đa chiều MDM LOC Low Order Construct Khái niệm bậc thấp MAE Mean Absolute Error Sai số trung bình tuyệt đối
- xviii MLMX ManagerLMX LMX cho người quản lý OP Optimism Lạc quan RE Resilience Khả năng phục hồi RMSE Root Mean Square Error Căn bậc hai của sai số bình phương PC Project Complexity Sự phức tạp của dự án Psychological Capital PCQ Thang đo vốn tâm lý tích cực Questionnaire PfC Professional Commitment Cam kết nghề nghiệp PLS Partial Least Square Bình phương nhỏ nhất từng phần Partial Least Square – Mô hình phương trình cấu trúc bình PLS-SEM Structural Equation Modelling phương nhỏ nhất từng phần PPC Positive Psychological Capital Vốn tâm lý tích cực PS Project Success Thành công dự án QLDA Quản lý dự án SE Self-efficacy Hiệu quả bản thân SEM Structural Equation Modelling Mô hình phương trình cấu trúc SET Social Exchange Theory Lý thuyết trao đổi xã hội SG Shared Goal Mục tiêu chung SSCI Social Sciences Citation Index TL Transformational Leadership Lãnh đạo chuyển đổi Utrecht Work Engagement Thang đo sự gắn kết công việc của UWES Scale Utrecht VAF Variance Accounted For Phương sai được tính đến Vertical Dyad Linkage Lý thuyết Liên hệ Sóng đôi Chiều VDL Theory dọc VI Vigor Sự hăng hái VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai WE Work Engagement Sự gắn kết công việc
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p |
166 |
29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp - trường hợp khảo sát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
359 p |
59 |
20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p |
167 |
17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p |
31 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p |
50 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p |
66 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p |
33 |
14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư tới sự hài lòng của cư dân: Nghiên cứu tại Hà Nội và Hải Phòng
228 p |
35 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p |
31 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p |
30 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p |
32 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p |
59 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p |
55 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p |
21 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p |
24 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p |
18 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p |
15 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p |
21 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)