intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:302

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT do Đảng, Nhà nước, các ngành ban hành từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay; trên cơ sở đó, đưa ra những phản biện khoa học về quá trình thực thi chính sách và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO CHO MỌI NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO CHO MỌI NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Lâm Quang Thành 2. GS.TS Lê Văn Lẫm HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Liên
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD-ĐT : Bộ Giáo dục & Đào tạo BMI : Chỉ số khối cơ thể CLB : Câu lạc bộ CP : Chính phủ CS : Chính sách CSVC : Cơ sở vật chất CT : Chỉ thị GD : Giáo dục GDTC : GDTC GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GS : Giáo sư GV : Giáo viên HS : Học sinh HK : Học kỳ HLV : Huấn luyện viên KTXH : Kinh tế - xã hội NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết PGS : Phó giáo sư QĐ : Quyết định SV : Sinh viên TB : Trung bình TĐC : Tác động chung TĐKT : Tác động kinh tế TĐXH : Tác động xã hội TĐSK : Tác động sức khỏe TĐTT : Tác động tinh thần TĐTLQC : Tác động thể lực quần chúng TĐTLGDTC : Tác động thể lực giáo dục thể chất TDTT : Thể dục thể thao Tp. : Thành phố TW : Trung ương VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VĐV : Vận động viên
  5. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm : Centimet kG :Kilogam lực kg : kilogam (trọng lượng) kg/m2 : Kilogam/ mét bình phương l : lít m : mét ms : miligiây
  6. MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu và các đơn vị đo lường Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………………..………6 1.1. Khái quát về quá trình phát triển TDTT từ thời kỳ đổi mới đến nay . 6 1.1.1. Khái quát về quá trình phát triển TDTT quần chúng ..................... 6 1.1.2. Khái quát về quá trình phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường .......................................................................................................... 7 1.1.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của TDTT thời kỳ qua .. 8 1.1.4. Bài học kinh nghiệm ..................................................................... 9 1.2. Chính sách phát triển TDTT và những vấn có đề liên quan.................. 9 1.2.1. Chính sách và những vấn đề có liên quan......................................... 9 1.2.2. Phát triển TDTT và những vấn đề liên quan .................................... 23 1.2.3. Chính sách phát triển TDTT ............................................................. 26 1.3. TDTT cho mọi người và những vấn đề có liên quan............................... 34 1.3.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................ 34 1.3.2. Hoạt động TDTT cho mọi người và các tiêu chí đánh giá ............... 38 1.3.3. Thực tiễn hoạt động TDTT cho mọi người ở số quốc gia ................ 41 1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................... 44 Nhận xét chương1: ...................................................................................... 51 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................ 53 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 53 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 53 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ..................................... 53 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm..................................................... 54 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................ 56
  7. 2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT ......................................................... 56 2.2.5. Phương pháp phân tích nội dung ...................................................... 58 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê........................................................ 58 2.3. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 58 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................... 61 3.1. Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người từ thời kỳ đổi mới đến nay .................................................................................... 61 3.1.1. Xác định căn cứ và nội dung hệ thống hóa chính sách phát triển TDTT cho mọi người ........................................................................ 61 3.1.2. Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người từ thời kỳ đổi mới tới nay .................................................................... 66 3.1.3. Đánh giá chất lượng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người ...................................................................... 72 3.1.4. Bàn luận về hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người ......................................................................................... 74 Tiểu kết mục tiêu 1...................................................................................... 77 3.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT ............................................................. 78 3.2.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT .................. 78 3.2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT từ thời kỳ đổi mới tới nay 80 3.2.3. Phân tích ma trận SWOT về TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT .................................................................... 86 3.2.4. Dự báo và định hướng phát triển TDTT cho mọi người thông qua ma trận SWOT .................................................................. 88 3.2.5. Bàn luận về đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT ................................................ 93 Tiểu kết mục tiêu 2...................................................................................... 101
  8. 3.3. Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách phát triển TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người .................................. 102 3.3.1. Xác định các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách phát triển TDTT cho mọi người sau ban hành và có hiệu lực trong thực tiễn .......................................................................................................... 102 3.3.2. Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người ....................................................................... 112 3.3.3. Xác định vấn đề và định hướng hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người ....................................................................... 117 3.3.4. Bàn luận về hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người .................................. 120 Tiểu kết mục tiêu 3 .............................................................................................. 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 131 A. Kết luận .................................................................................................. 131 B. Kiến nghị ................................................................................................ 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ÐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số BIỂU BẢNG Trang 3.1 Phỏng vấn chuyên gia về tính phù hợp của các căn cứ để hệ Sau 63 thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người 3.2 Phỏng vấn chuyên gia về tính phù hợp của các nội dung hệ Sau 65 thống hóa văn bản chính sách TDTT cho mọi người 3.3 Kết quả đánh giá tình trạng hiệu lực văn bản và tính chất nội Sau 67 dung văn bản chính sách TDTT quần chúng 3.4 Kết quả đánh giá tình trạng hiệu lực văn bản và tính chất nội Sau 70 dung văn bản chính sách GDTC và thể thao trong nhà trường từ thời kỳ đổi mới tới nay 3.5 Kết quả phỏng vấn xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng của Sau 72 hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người 3.6 Đánh giá về chất lượng hệ thống các văn bản quy phạm pháp Sau 73 luật về TDTT cho mọi người 3.7 Kết quả phỏng vấn tiêu chí đánh giá hoạt động thực trạng TDTT Sau 79 quần chúng dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới năm 1986 đến nay 3.8 Kết quả thực trạng hoạt động TDTT quần chúng dưới tác 81 Biểu động của chính sách TDTT. bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng hoạt động TDTT quần Sau 82 chúng dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới đến nay 3.10 Kết quả thực trạng GDTC và thể thao trong nhà trường dưới 84 tác động của chính sách TDTT. 3.11 Thống kê thực trạng Hội khỏe phù đổng toàn quốc từ lần thứ Sau 84 II đến lần thứ IX 3.12 Kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng hoạt động GDTC và Sau 84 thể thao trong nhà trường dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới đến nay 3.13 Phân tích thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới Sau 87 tác động của chính sách TDTT theo mô hình SWOT và phỏng vấn chuyên gia 3.14 Các yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và các yếu tố bên Sau 87 ngoài (thời cơ, thách thức) được rút gọn từ phân tích SWOT 3.15 Phân tích SWOT với nội dung thứ nhất Sau 87 3.16 Phân tích SWOT với nội dung thứ hai Sau 87 3.17 Phân tích SWOT với nội dung thứ ba Sau 87 3.18 Phân tích SWOT với nội dung thứ tư Sau 87 3.19 Phân tích SWOT với nội dung thứ năm Sau 87 Biểu 3.20 Phân tích SWOT với nội dung thứ sáu Sau 87 bảng 3.21 Phân tích SWOT với nội dung thứ bảy Sau 87
  10. Thể loại Số BIỂU BẢNG Trang 3.22 Phân tích SWOT với nội dung thứ tám Sau 87 3.23 Phân tích SWOT với nội dung thứ chín Sau 87 3.24 Kết quả phỏng vấn xác định đối tượng chịu tác động của 105 chính sách phát triển TDTT quần chúng 3.25 Kết quả phỏng vấn xác định đối tượng chịu tác động của Sau106 chính sách phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường 3.26 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của phiếu phỏng vấn Sau108 3.27 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (KMO and Bartlett's Sau108 Test) của các nhóm tiêu chí đánh giá tác động chính sách TDTT cho mọi người 3.28 Kết quả đánh giá lựa chọn các tiêu chí đánh giá tác động Sau110 chính sách TDTT cho mọi người 3.29 Xác định tiêu chí đánh giá tác động của chính sách phát triển Sau 110 hoạt động TDTT trên từng nhóm đối tượng 3.30 Hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới các chỉ tiêu phát Sau 112 triển TDTT cho mọi người 3.31 Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới kinh tế Sau 116 3.32 Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới xã hội Sau 116 3.33 Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới sức khỏe Sau 116 3.34 Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới tinh thần Sau 116 3.35 Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới thể lực Sau 116 của đối tượng TDTT quần chúng so sánh với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam 3.36 Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới thể lực Sau 116 của đối tượng GDTC và thể thao trong nhà trường so sánh với thể lực của tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT 3.37 Một số vấn đề của hoạt động TDTT cho mọi người chưa hiệu Sau 117 quả dưới tác động của chính sách TDTT 3.38 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của phiếu phỏng vấn về Sau 117 các vấn đề tồn tại, hạn chế, hiệu quả hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT 3.39 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (KMO and Bartlett's Sau 117 Test) của các nhóm vấn đề tồn tại của chính sách TDTT tác động đến hiệu quả hoạt động TDTT cho mọi người 3.40 Kết quả phân tích nhân tố vấn đề của chính sách TDTT tác Sau 119 động đến hiệu quả hoạt động TDTT cho mọi người 3.41 Kết quả phỏng vấn đánh giá các vấn đề tồn tại tác động của Sau 119 chính sách TDTT cho mọi người đến hoạt động TDTT 3.42 Đề xuất định hướng hoạch định chính sách phát triển TDTT cho Sau 119 mọi người khắc phục các vấn đề tồn tại của chính sách hiện hành
  11. Thể BIỂU ĐỒ Trang loại 3.1 Thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động 81 của chính sách TDTT 3.2 Thực trạng GDTC và thể thao trong nhà trường dưới tác động Sau 84 của chính sách TDTT 3.3 Thống kê thực trạng tổ chức Hội khỏe phù đổng toàn quốc từ Sau lần thứ II đến lần thứ IX 116 3.4 Điểm trung bình chung của đánh giá hiệu quả tác động của Sau chính sách TDTT tới kinh tế 116 3.5 Điểm trung bình chung đánh giá hiệu quả tác động của chính Sau Biểu sách TDTT tới xã hội 116 đồ 3.6 Điểm trung bình chung đánh giá hiệu quả tác động của chính Sau sách TDTT tới sức khỏe 116 3.7 Điểm trung bình chung đánh giá hiệu quả tác động của chính Sau sách TDTT tới tinh thần 116 3.8 Tỷ lệ trung bình về đánh giá thể lực của đối tượng TDTT Sau quần chúng so với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam 116 3.9 Tỷ lệ trung bình về đánh giá thể lực của đối tượng GDTC và thể Sau thao trong nhà trường so với tiêu chuẩn thể lực của Bộ Giáo dục 116 và Đào tạo Thể Số SƠ ĐỒ Trang loại 1.1 Quá trình hoạch định chính sách kinh tế - xã hội. 17 Sơ đồ tổng thể các bước trong quy trình đề nghị xây dựng văn Sau 1.2 bản quy phạm pháp luật và quy trình đánh giá tác động chính 22 sách 1.3 Chính sách phát triển TDTT 27 Gợi ý các chỉ tiêu trong đánh giá tác động kinh tế đối với 1.4 30 từng nhóm đối tượng Gợi ý các chỉ tiêu trong đánh giá tác động xã hội đối với từng 1.5 30 nhóm đối tượng Sơ 1.6 Đánh giá tác động về giới 31 đồ 1.7 Đánh giá tác động về thủ tục hành chính 31 1.8 Các nội dung đánh giá tác động đối với hệ thống pháp luật 32 1.9 GDTC trong hệ thống những hình thức (mặt) giáo dục cơ bản 40 Ma trận phân tích SWOT về giá thực trạng và phân tích tác động 2.1 57 của chính sách đến hoạt động TDTT cho mọi người Sơ đồ thiết kế ma trận SWOT để nhận diện các dự báo, định Sau 3.1 hướng phát triển TDTT cho mọi người 87 Quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động TDTT cho mọi người 3.2 111 dưới tác động chính sách TDTT
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, góp phần nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, phục vụ đắc lực cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Với tầm quan trọng của TDTT trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước, những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm, chỉ đạo phát triển TDTT phù hợp với tình hình mới của đất nước. Minh chứng rõ ràng nhất là việc xây dựng và ban hành các chính sách về phát triển TDTT, tạo khung hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển TDTT rộng khắp từ trung ương tới địa phương. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển TDTT là những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về TDTT. Theo thẩm quyền, các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT từ trung ương tới địa phương có trách nhiệm triển khai xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện những chính sách về phát triển TDTT. Đây là sự thể chế hóa của nhà nước về các quan điểm, giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động TDTT. Chủ thể của chính sách thể dục, thể thao là Nhà nước; đối tượng của chính sách TDTT là những người làm công tác TDTT, những người tham gia các lĩnh vực hoạt động của TDTT; khách thể của chính sách TDTT là những vấn đề nảy sinh trong hoạt động TDTT. [23] Chính sách TDTT là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về lĩnh vực TDTT. Thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu phát triển TDTT được hiện thực hóa. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về TDTT trong các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT như: Luật Thể dục, Thể thao; Các nghị định, quyết định của Chính phủ; Các thông tư liên bộ; Chính sách phát triển nguồn lực TDTT; Chính sách phát triển hoạt động TDTT cho mọi người; Chính sách phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp; Chính sách phát triển đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho TDTT; Chính sách phát triển xã hội hóa TDTT; Chính sách phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT… Đặc biệt gần đây các chính sách dài hạn, trung hạn đã được ban hành với các mục tiêu dài hạn như: Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phát triển TDTT Việt
  13. 2 Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam đến năm 2030 và nhiều đề án khác. Đến nay có rất nhiều nghiên cứu về TDTT cho mọi người trên cơ sở tiếp cận những lý luận chung của TDTT và thực tiễn hoạt động TDTT của các đối tượng khác nhau trong xã hội. Bản chất của TDTT cho mọi người là hoạt động tập luyện, vui chơi giải trí, thi đấu thể thao của các đối tượng nhân dân nhằm thỏa mãn nhu cầu giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể chất, tinh thần của bản thân và tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội của cộng đồng. Từ thực tiễn phát triển TDTT, trong xã hội xuất hiện và mở rộng gắn liền với trào lưu xã hội được gọi là phong trào TDTT cho mọi người. Như vậy TDTT cho mọi người là phong trào xã hội có tính tự giác của nhân dân tham gia tập luyện TDTT để thỏa mãn nhu cầu bản thân bằng mọi phương tiện, bài tập, dưới mọi hình thức tổ chức, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Ngày nay phong trào TDTT cho mọi người đã mở rộng toàn cầu, trở thành một phong trào quốc tế của loài người, nên TDTT cho mọi người là thể thao cho tất cả mọi người (sport for all). [81] Hiện nay ở nước ta, phong trào TDTT cho mọi người phát triển rộng rãi theo hướng đẩy mạnh phát triển TDTT trong từng đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, nông dân, người cao tuổi. Phong trào TDTT quần chúng trong cả nước diễn ra sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Số lượng người tập TDTT thường xuyên, số câu lạc bộ TDTT gia tăng mạnh theo hàng năm. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai rộng khắp cả nước đã phát huy hiệu quả thực tiễn và là động lực thúc đẩy phong trào TDTT ở cơ sở phát triển mạnh mẽ và gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Các hoạt động TDTT giải trí gắn kết với hoạt động du lịch được tạo điều kiện phát triển ở nhiều địa phương; công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT quần chúng đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác GDTC và thể thao trong nhà trường đã có những chuyển biến, dần đi vào nề nếp. Phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần xây dựng lực lượng vũ
  14. 3 trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phong trào TDTT trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có bước phát triển dù còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, cơ sở vật chất, sân bãi cho hoạt động TDTT. Hoạt động TDTT trong lực lượng thanh thiếu niên tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động TDTT trong đối tượng người cao tuổi được phát triển rộng khắp cả nước, đặc biệt là ở thành phố, thị xã, thị trấn tập luyện TDTT đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với người cao tuổi, góp phần nâng cao sức khỏe, tuổi thọ, cũng từng bước góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Hoạt động TDTT người khuyết tật được quan tâm, ngày càng phát triển, góp phần động viên, cổ vũ, tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia tập luyện TDTT, hoà nhập với cộng đồng. Công tác xã hội hóa hoạt động TDTT góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các phong trào từ các xã, phường, thị trấn đến làng, bản, thôn, ấp, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Các chính sách phát triển TDTT nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực TDTT cho mọi người nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc phát triển sự nghiệp TDTT, nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân. [98] Đánh giá, phân tích tác động của chính sách đã ban hành trong thực thi chính sách là công việc thường xuyên của nhà quản lý. Tuy nhiên, phân tích chính sách không chỉ là nhu cầu của nhà quản lý, mà còn là nhu cầu của các tổ chức kinh doanh, nhu cầu của nhân dân; vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc đánh giá, phân tích tác động của chính sách là một phần của công tác phản biện xã hội về các chính sách đã ban hành. [55] Mục 6, Điều 5 Luật số 80/2015/QH13 đã quy định là bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật [74]. Khái niệm phản biện xã hội chưa được đề cập trong từ điển Tiếng Việt, nhưng được giải thích trong tài liệu “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng” như sau: “Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học-công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan” [42]. Như vậy, mọi công dân đều
  15. 4 có quyền và trách nhiệm tham gia phản biện xã hội, do đó phản biện xã hội mang tính nhân dân cao và là một phần của đánh giá phân tích tác động của chính sách. Thực tiễn thời gian qua hoạt động thể chế hóa chính sách trong lĩnh vực quản lý TDTT đã đồng nhất quy trình hoạch định xây dựng chính sách với quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (vốn đã được điều chỉnh theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Việc xây dựng chính sách đang lồng ghép hai quy trình cũng có thể là hai giai đoạn: xây dựng chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì lý do đó mà nhiều chính sách đã không được đưa vào cuộc sống và ngược lại nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn toàn xây dựng trên những cơ sở thực sự khoa học và sát với thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn trên, vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý TDTT quan tâm về nghiên cứu đánh giá mức độ tác động chính sách TDTT đối với sự phát triển TDTT và hiệu quả của quá trình thực thi chính sách chưa được nghiên cứu có tính hệ thống, khoa học, đặc biệt trong hoạt động TDTT cho mọi người. Từ các nguyên nhân trên, đề tài luận án “Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao” được tiến hành nghiên cưu là cần thiết, làm cơ sở khoa học cho các đề xuất, định hướng sửa đổi, bổ sung và hoạch định chính sách phát triển TDTT Việt Nam nói chung, phát triển TDTT cho mọi người nói riêng. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT do Đảng, Nhà nước, các ngành ban hành từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay; trên cơ sở đó, đưa ra những phản biện khoa học về quá trình thực thi chính sách và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người: Xác định căn cứ và nội dung hệ thống hóa chính sách phát triển TDTT cho mọi người:
  16. 5 Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người từ thời kỳ đổi mới tới nay. Đánh giá chất lượng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT cho mọi người: Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT: Lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT; Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT từ thời kỳ đổi mới tới nay; Phân tích ma trận SWOT về TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT; Xây dựng các dự báo và định hướng phát triển TDTT cho mọi người thông qua ma trận SWOT. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người: Xác định các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách phát triển TDTT cho mọi người sau ban hành và có hiệu lực trong thực tiễn; Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người; Xác định vấn đề và đề xuất định hướng hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người. Giả thuyết khoa học: Từ thực trạng hoạt động và thực thi chính sách phát triển TDTT cho mọi người, nếu đánh giá được hiệu quả tác động của các chính sách TDTT mang tính khoa học, hệ thống đề đưa ra những phản biện, đề xuất các định hướng, gợi mở những ứng dụng trong hoạch định chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển TDTT Việt Nam nói chung, phát triển TDTT cho mọi người nói riêng trong thời gian tới.
  17. 6 CHƯƠNG1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về quá trình phát triển TDTT từ thời kỳ đổi mới đến nay Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, đến nay ngành TDTT đã có những phát triển mạnh mẽ đáng ghi nhận về nhiều mặt: phát triển phong trào TDTT sâu rộng, đội ngũ cán bộ TDTT được kiện toàn, hệ thống CSVC trang thiết bị được đầu tư nâng cấp từ trung ương đến cơ sở; các thiết chế TDTT được xây dựng đáp ứng công tác tổ chức quản lý điều hành các hoạt động TDTT các cấp; nhiều loại hình hoạt động TDTT mới được du nhập và phát triển mạnh (thể thao mạo hiểm, golf,...); công tác huy động xã hội hóa TDTT mang lại hiệu quả cao trong phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vũ, đầu tư xây dựng hệ thống CSVC TDTT... Để khái quát qua những quá trình phát triển TDTT cho mọi người từ thời kỳ đổi mới đến nay, luận án tổng hợp từ cuốn Sơ thảo lịch sử TDTT Việt Nam năm 2007 [16], cuốn 60 năm TDTT Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước năm 2006 [103], các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành TDTT, báo cáo thực hiện Chiến lược TDTT [13], [19], [86]... nội dung khái quát như sau: 1.1.1. Khái quát về quá trình phát triển TDTT quần chúng: Khái quát các thành tựu của TDTT quần chúng có thể tổng hợp theo báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [13], [19] như sau: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, lĩnh vực TDTT được quan tâm đầu tư nhiều hơn so với giai đoạn trước. Hầu hết các địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai Chiến lược, có các nghị quyết, chính sách đặc thù đối với lĩnh vực TDTT. Có thể nói, việc ban hành, đổi mới cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực TDTT thời gian qua đã tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TDTT, các doanh nghiệp TDTT phát triển; đồng thời đã tháo gỡ được những vấn đề phát sinh cần được quản lý, hướng dẫn để các môn thể thao phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức các dịch vụ thể dục. [19]
  18. 7 TDTT quần chúng có nhiều chuyển biến rõ rệt, theo hướng đẩy mạnh phát triển TDTT trong từng đối tượng, đặc biệt là HS,SV, nông dân, người cao tuổi. Phong trào TDTT quần chúng trong cả nước diễn ra sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Số lượng người tập TDTT thường xuyên, số câu lạc bộ TDTT gia tăng mạnh theo hàng năm. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai rộng khắp cả nước đã phát huy hiệu quả thực tiễn và là động lực thúc đẩy phong trào TDTT ở cơ sở. Từ năm 2015, Bộ VHTTDL đã phát động các ngành, địa phương tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Ngành TDTT. Hoạt động này đã trở thành truyền thống hàng năm, thu hút hàng triệu người tham gia. Hệ thống đào tạo cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên TDTT được chuẩn hóa từ trung ương đến địa phương. Các điều kiện đảm bảo để phát triển TDTT cho mọi người được củng cố và hoàn thiện. [19] 1.1.2. Khái quát về quá trình phát triển GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường: Khái quát quá trình phát triển GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường được tổng hợp theo Đề án tổng thể phát triển GDTC do Bộ GD&ĐT xây dựng và báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [90] [19] như sau: Công tác GDTC và thể thao trong nhà trường đã có những chuyển biến tích cực. Bộ GD&ĐT đã xây dựng môn học GDTC mới bảo đảm tính cân đối, thống nhất, có tính kế thừa và phát triển giữa các cấp học. Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên ngày càng phong phú, đa dạng và dần đi vào nề nếp. Nhiều nội dung tập luyện được đưa vào các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được lồng ghép với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. [19] Đội ngũ giáo viên GDTC và thể thao trong nhà trường đã được tăng cường hơn về số lượng, chất lượng chuyên môn phần nào được nâng cao. Hầu hết các giáo viên GDTC ở các trường học được đào tạo, nâng cao kiến thức từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống CSVC, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao ở trường học các cấp bước đầu được quy hoạch và đầu tư xây dựng. [90]
  19. 8 Hàng năm, ngành GD&ĐT đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao cho học sinh, sinh viên nhằm đánh giá công tác GDTC và luyện tập của các nhà trường. Đặc biệt, các hoạt động lớn được tổ chức theo chu kỳ 4 năm/lần, như: Hội khỏe Phù đổng toàn quốc, Đại hội Thể thao sinh viên toàn quốc… Qua các hoạt động phong trào đã tuyển chọn lực lượng đại diện cho học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các Đại hội Thể thao học sinh, sinh viên quốc tế đạt được nhiều kết quả tốt tại các kỳ Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á, Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á. [19] 1.1.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của TDTT thời kỳ qua: Bên cạnh những thành tựu vượt bậc đạt được từ thời kỳ đổi mới đến nay, ngành TDTT đã đánh giá và nhận thấy vẫn còn một số mục tiêu, nhiệm vụ chưa đạt được và còn tồn tại, hạn chế như sau: Phong trào TD,TT quần chúng phát triển mạnh song chưa đều, chất lượng chưa cao. Các chính sách phát triển TDTT quần chúng còn thiếu, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Điều kiện về sân bãi, trang thiết bị phục vụ tập luyện TDTT ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo còn khó khăn. Do thiếu cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT chất lượng hoạt động TDTT ở cơ sở chưa cao. [19] Công tác GDTC trong nhà trường tuy được duy trì nhưng chất lượng chưa cao. Chương trình môn học GDTC, phương pháp dạy học và cách kiểm tra, đánh giá còn bất cập. CSVC, trang thiết bị tập luyện thể dục và quỹ đất dành cho GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Đội ngũ giáo viên GDTC còn thiếu về số lượng. [19] Đầu tư kinh phí cho TDTT còn thấp so với nhu cầu, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình thể thao. [19] Bộ máy tổ chức về TDTT, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn của ngành còn thiếu và chậm được kiện toàn. Hệ thống văn bản quản lý và các chính sách đặc thù trong lĩnh vực TDTT tuy đã được hoàn thiện một bước nhưng còn thiếu, chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực hoạt động TDTT. [19] Công tác xã hội hoá TDTT đã huy động được nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp và xã hội đầu tư phát triển TDTT, song hiệu quả thu được vẫn chưa cao, do
  20. 9 vẫn bị sự chi phối bởi tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, nhiều nơi, nhiều cấp còn có quan niệm chưa đầy đủ về chủ trương xã hội hoá TDTT. [19] 1.1.4. Bài học kinh nghiệm Từ những đánh giá tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ngành TDTT đã đưa ra nhận thấy những bài học kinh nghiệm như sau: Việc ban hành chính sách pháp luật và các chiến lược, nghị quyết, quy hoạch, đề án về lĩnh vực TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tạo dựng hành lang pháp lý và định hướng phát triển sự nghiệp TDTT theo các lộ trình, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác TDTT cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. [19] Phải đặt đúng vai trò, vị trí tác dụng của công tác TDTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc của nhân dân; trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngang với các quốc gia trong khu vực; trong việc góp phần bảo đảm an sinh xã hội…Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát huy các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực TDTT. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động TDTT. [19] 1.2. Chính sách phát triển TDTT và những vấn có đề liên quan 1.2.1. Chính sách và những vấn đề có liên quan 1.2.1.1. Khái niệm chính sách Thuật ngữ "chính sách" được sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Về định nghĩa Chính sách có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Theo Vũ Cao Đàm: “Chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. [34]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2