intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

71
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Khảo sát, phân tích, nhận định thực trạng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng trong một số trường cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc khu vực phía Nam và địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THANH VÂN DẠY HỌC NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THANH VÂN DẠY HỌC NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Kỹ thuật công nghiệp Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Bính 2. TS. Nguyễn Trần Nghĩa Hà Nội – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan luận án này là do bản thân tự thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án. Tác giả Đỗ Thanh Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Khoa Sư phạm kỹ thuật, Bộ môn Phương pháp dạy học, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi học tập và thực hiện luận án tiến sĩ này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Bính, TS. Nguyễn Trần Nghĩa - những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và khuyến khích thường xuyên của Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo và đồng nghiệp Trường Cao đẳng nghề Thành phố giúp tôi vừa hoàn thành luận án vừa đảm nhiệm được công việc tại cơ quan. Trân trọng cảm ơn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở dạy nghề, các chuyên gia và nhà khoa học đã góp ý kiến quý báu cho luận án. Tôi vô cùng biết ơn gia đình của mình và những người bạn thân thiết đã luôn cổ vũ tinh thần giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn để có thể hoàn thành luận án. Hà Nội, năm 2019 Đỗ Thanh Vân
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội Các Quốc ASEAN gia Đông Nam Á CBA Competency Based Assessment - Đánh giá theo năng lực CBT Competency Based Training - Đào tạo theo năng lực CSDN Cơ sở dạy nghề CTĐT Chương trình đào tạo GDNN Giáo dục nghề nghiệp GV Giáo viên HĐD Hoạt động dạy HĐH Hoạt động học HS Học sinh KNN Kỹ năng nghề KNNQG Kỹ năng nghề quốc gia LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội MTDH Mục tiêu dạy học NLTH Năng lực thực hiện NXB Nhà xuất bản ND Người dạy NH Người học PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học QTDH Quá trình dạy học SPTT Sư phạm tương tác SV Sinh viên TCKNNQG Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia TCNL Tiêu chuẩn năng lực TTLĐ Thị trường lao động WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới
  6. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề 7 1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 7 1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 15 1.2 Các khái niệm cơ bản 19 1.2.1 Khái niệm công cụ 19 1.2.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 19 1.2.1.2 Khái niệm dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 21 1.2.2 Các khái niệm liên quan 21 1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 24 1.3.1 Cơ sở lý luận dạy học của hoạt động dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 24 1.3.2 Dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 29 1.3.2.1 Dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 29 1.3.2.2 Cấu trúc dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 31 1.3.2.3 Các đặc điểm của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc 32 gia 1.3.3 Quy trình dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 35 1.3.4 Định hướng một số biện pháp/giải pháp triển khai dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 39 1.3.4.1 Thực hiện quan điểm tích hợp lý thuyết với thực hành 39 1.3.4.2 Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để tăng tính 39
  7. chủ động, tự lực và tích cực của người học 1.3.4.3 Tăng cường cho người học tiếp cận môi trường trải nghiệm 41 thực tế nghề nghiệp 1.3.4.4 Thí điểm đánh giá kiến thức, kỹ năng nghề của sinh viên tại cơ 42 sở sản xuất, xí nghiệp 1.4 Đánh giá thực trạng dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc 43 gia 1.4.1 Mục đích, phạm vi, nội dung, phương pháp và công cụ khảo sát 43 1.4.1.1 Mục đích khảo sát, đánh giá 44 1.4.1.2 Phạm vi và nội dung khảo sát, đánh giá 44 1.4.1.3 Phương pháp và công cụ khảo sát đánh giá 44 1.4.2 Thực trạng về đào tạo nghề theo TCKNNQG của một số trường 45 cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc khu vực phía Nam và TP.HCM 1.4.2.1 Thực trạng về mục tiêu, nội dung của chương trình nhà trường 46 đang sử dụng 1.4.2.2 Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy nghề của các trường được 48 khảo sát 1.4.2.3 Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề hiện đang sử 50 dụng 1.4.2.4 Thực trạng về phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng, 53 cao đẳng nghề thuộc khu vực phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh 1.4.3 Thực trạng về dạy nghề cắt gọt kim loại theo TCKNNQG 55 Kết luận chương 1 58 Chương 2. Dạy học mô đun/môn học nghề Cắt gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 59 2.1 Chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại 59 2.2 Một số biện pháp triển khai dạy học các mô đun/môn học của nghề Cắt gọt kim loại 63 2.2.1 Xác định mục tiêu của môn học hay chủ đề/bài dạy trong dạy
  8. nghề Cắt gọt kim loại trong dạy học theo TCKNNQG 63 2.2.1.1 Cơ sở xác định mục tiêu 63 2.2.1.2 Quy trình xác định mục tiêu dạy học môn học/mô đun hay chủ 63 đề, chuyên đề hay bài dạy đáp ứng TCKNNQG 2.2.1.3 Ví dụ minh họa xác định mục tiêu dạy học mô đun Thực tập tốt 70 nghiệp 2.2.2 Biện pháp 1: Phối hợp các phương pháp dạy học để tăng tính chủ động, tự lực và tích cực của người học triển khai dạy học theo tiêu 81 chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 2.2.2.1 Mục đích của biện pháp 81 2.2.2.2 Nội dung của biện pháp 812 2.2.2.3 Tiến trình bài dạy trong dạy học theo TCKNNQG 83 2.2.3 Biện pháp 2. Tổ chức cho sinh viên trải nghiệm tại các cơ sở hành 104 nghề 2.2.3.1 Mục đích của biện pháp 104 2.2.3.2 Nội dung của biện pháp 105 2.2.3.3 Nội dung hoạt động tại cơ sở hành nghề 106 Kết luận chương 2 110 Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá 111 3.1 Mục đích kiểm nghiệm đánh giá 111 3.2 Phương pháp kiểm kiệm đánh giá 111 3.2.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 111 3.2.1.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 111 3.2.1.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 112 3.2.1.3 Đối tượng thực nghiệm 113 3.2.1.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 113 3.2.1.5 Đánh giá kết quả 119 3.2.2 Phương pháp chuyên gia 120 3.2.2.1 Mục đích sử dụng phương pháp chuyên gia 120
  9. 3.2.2.2 Tiến trình của phương pháp chuyên gia 120 3.2.2.3 Tổ chức thực hiện phương pháp chuyên gia 121 3.2.2.4 Kết quả xin ý kiến chuyên gia 121 Kết luận chương 3 129 Kết luận và khuyến nghị 130 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 133 Tài liệu tham khảo 134 Phụ lục 1: Danh sách các trường cao đẳng, cao đẳng nghề khu vực phía 144 Nam và thành phố Hồ Chí Minh Phụ lục 2: Danh mục công việc theo bậc trình độ kỹ năng 146 Phụ lục 3: Khung trình độ kỹ năng nghề Trình độ ASEAN 151 Phục lục 4: Phiếu khảo sát thực trạng dạy học nghề theo TCKNNQG 153 Phục lục 5: Danh sách chuyên gia được xin ý kiến về dạy học nghề cắt 155 gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Phụ lục 6: Phiếu khảo sát thực trạng về mục tiêu, nội dung của chương 158 trình các trường đang sử dụng Phụ lục 7: Phiếu khảo sát thực trạng giáo viên sử dụng các phương pháp 161 dạy học và kiểm tra đánh giá Phụ lục 8: Sơ đồ phân tích nghề Cắt gọt kim loại 163 Phục lục 9: Danh sách sinh viên 2 lớp thực nghiệm 166 Phụ lục 10: Phiếu xin ý kiến chuyên gia về dạy học nghề cắt gọt kim 168 loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài luận án theo các cơ sở sau: 1/ Dựa trên chính sách đào tạo và định hướng của Nhà nước trong đào tạo nghề Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, trong đó xác định các mục tiêu: - Đến năm 2020, chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới. - Giai đoạn 2016-2020, đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế). - Đến năm 2015, có 26 trường dạy nghề chất lượng cao; đến năm 2020 có khoảng 40 trường chất lượng cao. - Đến năm 2015, sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế; đến năm 2020 bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế. - Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. - Nhà nước đảm bảo việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề (trong và ngoài nước) theo hướng chuẩn hóa đủ về số lượng,... 2/ Dựa trên mục tiêu chung của đào tạo nghề Theo bộ tài liệu hướng dẫn triển khai phương pháp tiếp cận theo năng lực trong đào tạo nghề, Mục tiêu chung của đào tạo nghề nhằm đạt được:
  11. 2 - Giúp con người: hành nghề hiệu quả, cho phép người đó ngay từ khi mới bước vào thị trường lao động có thể đảm nhiệm vai trò, thực thi các nhiệm vụ và các hoạt động gắn với nghề. Đây là mục tiêu cốt yếu của đào tạo nghề. - Tạo điều kiện cho con người: hội nhập nghề nghiệp, làm cho người đó biết về thị trường lao động nói chung cũng như bối cảnh đặc thù của nghề đã chọn, biết những quyền lợi, trách nhiệm của mình với tư cách người lao động; phát triển và có kiến thức sâu về nghề nghiệp, cho phép người đó phát triển tính tự chủ và khả năng học cũng như tiếp thu những phương pháp làm việc; hiểu những nguyên tắc cơ bản của các kỹ thuật và công nghệ được sử dụng; phát triển khả năng diễn đạt, tính sáng tạo, sáng kiến và ý thức tạo dựng doanh nghiệp; có những thái độ cần thiết để thành công trong nghề, phát triển tinh thần trách nhiệm và nhắm đến tính tối ưu. - Tạo điều kiện cho việc di chuyển địa điểm hành nghề: giúp cho người đó có thái độ tích cực trước những thay đổi; có những phương tiện để quản lý sự nghiệp của mình. Dạy nghề Việt Nam đang chuyển mạnh từ đào tạo chủ yếu theo “cung” sang đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu về dạy nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, đồng thời thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp trong đó xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề không những đảm bảo số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo mà còn đặc biệt thường xuyên coi trọng nâng cao chất lượng. 3/ Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
  12. 3 Năm 2011, Nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề cắt gọt kim loại nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Việc tiến hành đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cần được nghiên cứu nghiêm túc, là một vấn đề cấp thiết của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu và triển khai việc đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 4/ Dựa trên thực trạng công tác đào tạo nghề hiện nay. Thực trạng về đào tạo nghề hiện nay tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn chủ yếu thực hiện theo cách truyền thống. Từ những nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu lý luận thuộc lĩnh vực này: “Dạy học nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia”. 2. Mục đích nghiên cứu: Thiết kế và triển khai quá trình dạy nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm đào tạo sinh viên có năng lực và phẩm chất của người lao động ngay từ khi vào nghề, thực hiện tốt các nhiệm vụ, các công việc của nghề và có khả năng phát triển trong môi trường lao động gắn với nghề. 3. Khách thể nghiên cứu: 3.1 Khách thể nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học nghề Cắt gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia 3.3 Phạm vi nghiên cứu: Các trường cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc khu vực phía Nam và địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
  13. 4 - Đề tài nghiên cứu chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng, tập trung vào nội dung, yêu cầu, phương pháp, phương tiện và công cụ đánh giá theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. - Khảo sát thực trạng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại một số trường cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc khu vực phía Nam và địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thực nghiệm sư phạm, ý kiến chuyên gia. - Đề tài lựa chọn mô đun tiện, phay CNC để minh họa xây dựng nội dung, phương pháp và công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia với biện pháp đã đề xuất. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu thiết kế và triển khai dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì sẽ giúp cho sinh viên ngay sau khi ra trường có thể làm quen và nhanh chóng làm tốt các nhiệm vụ, các công việc của nghề và có tiềm lực phát triển về sau (thể hiện qua đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc mô đun). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn; 5.2 Khảo sát, phân tích, nhận định thực trạng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng trong một số trường cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc khu vực phía Nam và địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  14. 5 5.3 Đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 5.4 Thực nghiệm sư phạm, ý kiến chuyên gia về sự cần thiết, tính khả thi và ý nghĩa tác động của các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, so sánh các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, tọa đàm và trực tiếp phỏng vấn sâu để có cơ sở đề xuất các giải pháp dạy học, để nhận được sự tư vấn, đánh giá cho kết quả nghiên cứu. - Phương pháp kiểm nghiệm: phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp chuyên gia đánh giá kết quả nghiên cứu. 6.3 Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả thực nghiệm, điều tra. 7. Đóng góp mới của đề tài a. Về lý luận Vận dụng phương pháp luận nghiên cứu lý luận dạy học bộ môn để đề xuất và xây dựng cơ sở lý thuyết cho quan điểm dạy học theo tiêu chẩn kỹ năng nghề quốc gia góp phần làm phong phú cho lý luận dạy học bộ môn, cụ thể: Làm rõ quan điểm Dạy học theo TCKNNQG và các đặc điểm của nó; phân tích cơ sở khoa học của quan điểm này; đề xuất quy trình dạy học theo TCKNNQG. b. Về thực tiễn
  15. 6 Đề xuất 2 biện pháp triển khai dạy học theo TCKNNQG vào dạy học mô đun thực tập tốt nghiệp, bước đầu thử nghiệm có tính khả thi, hiệu quả và có thể tham khảo tốt cho những người quan tâm đến quan điểm dạy học này. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được thể hiện trong 3 chương với cấu trúc như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Chương 2. Dạy học các mô đun/môn học nghề Cắt gọt kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá
  16. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Công trình nghiên cứu có tên “Vocational Education and Training Today: Challeges and Responses” (Giáo dục và dạy nghề ngày nay: Thách thức và sự ứng phó) của George Psacharopoulos công tác tại Ngân hàng Thế giới – Washington USA [89], tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển đào tạo nghề. Theo tác giả, đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng trong các vấn đề về giải quyết thất nghiệp cho thanh niên; giải quyết việc thiếu kỹ thuật viên trung cấp cho các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa. Tác giả cũng đã nêu các dẫn chứng về hiện tượng thanh niên có nghề nhưng vẫn thất nghiệp, quy mô các cơ sở dạy nghề (CSDN) được mở rộng nhưng nhà máy vẫn không đủ công nhân kỹ thuật vào làm việc. Từ đó, tác giả đã đưa ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết, trong đó đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và xã hội. Tài liệu “Training and Skills Development in the East Asian Newly Industrialised Countries: a comparison and lessons for developing countries” (Đào tạo và phát triển kỹ năng ở các nước công nghiệp mới khu vực Đông Á: Một sự so sánh và những bài học cho các quốc gia đang phát triển) của Zafiris Tzannatos & Geraint Johnes [94], tác giả đã giới thiệu việc tổ chức và quản lý quá trình đào tạo và phát triển kỹ năng ở các nước phát triển khu vực Đông Á, trong đó có đề cập đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và xã hội. Từ những bài học kinh nghiệm rút ra
  17. 8 được trong quá trình này, các quốc gia đang phát triển có thể so sánh, nghiên cứu vận dụng trong quá trình đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tác phẩm Công nghệ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) [64] do các tác giả trong cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp biên soạn (2012) đề cập tới nghĩa rộng của Công nghệ GDNN. Đó là tập hợp các chính sách, công cụ và phương pháp cho phép triển khai một cách bài bản, chặt chẽ các bước xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các hoạt động đào tạo. “Các hoạt động đào tạo này tập trung vào việc lĩnh hội các năng lực thực hiện. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm năng lực thực hiện, nhưng phần lớn các tác giả đều cho rằng, đó là tập hợp thống nhất các kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép thực hiện thành công một hoạt động hay một tập hợp hành như một nhiệm vụ hay một công việc” [64, tr 7]. Tại Đức: Mô hình "hệ thống đào tạo kép"là mô hình đào tạo nghề liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề (CSDN) với doanh nghiệp được hình thành và phát triển mạnh ở CHLB Đức, do các nhà nghiên cứu người Đức như: Maslankowski, Lauterbach, Hegelhemer, Zedler, Jurgen W.Mollemann đề xuất và phát triển. Tổ chức InWent của Đức đã giới thiệu về đào tạo nghề theo mục tiêu năng lực – mục tiêu đầu ra trong tài liệu hội thảo chủ đề “Đào tạo theo năng lực” (Competency- Based training) tháng 11 năm 2013. Trong tài liệu này đã giới thiệu đa dạng các mô hình đào tạo nghề, phát triển chương trình và quản lý đào tạo theo mục tiêu năng lực đầu ra. Các đối tác xã hội — hiệp hội doanh nghiệp và công đoàn — hợp tác chặt chẽ với nhau để phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng cho việc đào tạo nghề. Viện Giáo dục Hướng nghiệp Liên bang (Das Bundesinstitut fur Berufsbildung - BiBB) hỗ trợ và điều phối sự hợp tác này. BiBB ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp; thời gian đào tạo; kiến
  18. 9 thức và kỹ năng được lĩnh hội; hướng dẫn việc tổ chức đào tạo; và các yêu cầu cho kỳ thi cuối khóa dựa trên sự thống nhất của đại diện cho nhà tuyển dụng, công đoàn và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề [98]. Tại Australia (Úc): Để làm rõ các loại và mức độ kỹ năng theo yêu cầu của người sử dụng lao động, năm 1990 chính phủ Australia (Úc) đã thành lập Hội đồng Đào tạo Quốc gia (NTB). NTB đã ủy quyền cho các cơ quan công nghiệp phát triển các tiêu chuẩn năng lực quốc gia. Từ năm 1989 đến năm 1995, hơn 350 bộ tiêu chuẩn đã được phát triển và xác nhận bởi Hội đồng Đào tạo Quốc gia. Cơ quan đào tạo quốc gia Úc (ANTA) chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển các tiêu chuẩn vào năm 1994. Từ năm 1996, ANTA đã tài trợ cho các Cơ quan Tư vấn Đào tạo Công nghiệp (ITABs) và các nhóm khác để phát triển các Gói đào tạo quốc gia. Mỗi Gói bao gồm các tiêu chuẩn năng lực quốc gia và hướng dẫn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề nghiệp. [97] Tại Pháp: Mô hình liên kết "đào tạo luân phiên" (Alternation) ở Pháp: Mô hình đào tạo luân phiên liên kết giữa CSDN với doanh nghiệp là mô hình đào tạo nghề đặc trưng của Cộng hòa Pháp, do Viện Đào tạo luân phiên về xây dựng và công trình công cộng (IFABTP: Institut de Formation par Alternance du Batiment et des Travaux Publics) ở Pháp đề xuất. Tại Thụy Sỹ: Mô hình liên kết đào tạo hệ thống tam phương (Trial System) tại Liên bang Thụy Sỹ. Hệ thống giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp được đánh giá rất cao vì nó mở ra nhiều cơ hội tìm được việc làm sau đào tạo. Hiện nay việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được thực hiện rất chặt chẽ, bám sát nhu cầu xã hội. Trung bình hàng năm có khoảng 60% học sinh Thụy Sỹ chọn con đường học nghề ngay sau khi hoàn tất bậc trung học cơ sở và khoảng 20% theo học các trường trung cấp chuyên nghiệp, số còn lại theo hướng vào trường dự bị đại học. Điều cơ bản chủ yếu trong hệ thống dạy nghề
  19. 10 của Thụy Sỹ là học nghề kèm cặp được tiến hành trong phạm vi một công ty. Hình thức đào tạo này còn được gọi là “tập sự tại xí nghiệp” hoặc “tập sự hành nghề” [30]. Tại Nhật Bản: các doanh nghiệp tham gia tích cực và có hiệu quả vào quá trình đào tạo cùng với các cơ sở đào tạo như tạo cơ sở thực hành cho ngắn hạn, xây dựng các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp, xây dựng mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo đã giúp nâng cao được trình độ kỹ năng nghề cho người lao động [73]. Tại Singapor: sự phát triển quan trọng nhất trong lịch sử đào tạo nghề ở Singapor là vào năm 1992, Viện giáo dục kỹ thuật (ITE) thuộc Bộ Giáo dục được thành lập. Viện giáo dục là một phần của hệ thống giáo dục quốc dân, với nhiệm vụ “tối đa hóa tiềm năng con người ở Singapor thông qua giáo dục kỹ thuật và đào tạo” để phát triển chất lượng của lực lượng lao động, giúp Singapor tăng cường cạnh tranh toàn cầu. Chức năng chính của ITE là thúc đẩy và đào tạo kỹ thuật cho học sinh (HS) các trường trung học sau khi tốt nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật cho lực lượng lao động thông qua giáo dục thường xuyên và đào tạo, quản lý cấp chứng nhận tiêu chuẩn kỹ năng kỹ thuật [95]. Tại Hàn Quốc: từ những năm 1980 - 1990, tuyển sinh trong các trường cao đẳng nghề tăng lên rõ rệt. Để tăng cường sự liên kế giữa các trường và các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, HS sau 2 năm học nghề tại trường học sẽ có 1 năm được đào tạo thực tế tại các công ty. Từ năm 1996, chương trình cải cách giáo dục (bao gồm cả việc cải cách giáo dục nghề nghiệp) được Ủy ban cải cách giáo dục (PCER) đề xuất. Mục tiêu cải cách giáo dục nghề nghiệp là thiết lập một hệ thống dạy nghề dài hạn. Để khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo, Chính phủ đã giới thiệu đề án phát triển năng lực dạy nghề cùng với việc ban hành Luật đào tạo nghề vào năm 1999.
  20. 11 Theo Luật đào tạo nghề, doanh nghiệp vừa là nơi sản xuất kinh doanh, vừa là nơi đào tạo dạy nghề [96]. * Các mô hình đào tạo và đánh giá theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Tổ chức Lao động Quốc tế đã xuất bản Mô hình Tiêu chuẩn Năng lực Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho nhiều nghề. Trong các bộ tiêu chuẩn này đều có hướng dẫn về các phương pháp đánh giá nên được sử dụng, các chứng cứ kiến thức và kỹ năng cần thu thập cho việc đánh giá mỗi đơn vị năng lực. Các nước Tiểu vùng Sông Mê Công đã sử dụng các bộ tiêu chuẩn này của ILO để thử nghiệm đánh giá công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề trong khu vực cho một số lĩnh vực nghề như công nghệ ô tô, hàn, phục vụ buồng khách sạn. [91] Rất nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã phát triển hệ thống công nhận kỹ năng nghề quốc gia theo mô hình sử dụng cách tiếp cận đào tạo và chứng nhận kỹ năng dựa trên chỗ làm việc trong đó tập trung chủ yếu vào yêu cầu năng lực thực hiện của người lao động trong ngành công nghiệp cụ thể. Điểm nhấn ở đây không chỉ là công nhận kỹ năng, không chỉ là cấp chứng chỉ mà đưa ra những yêu cầu về đào tạo cho người học để đạt được năng lực đó. Với chỗ làm việc, cách tiếp cận được định hướng về tiêu chuẩn kỹ năng được liên kết lại sát với việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia. Vấn đề này có sự ràng buộc với việc phát triển hệ thống chứng nhận và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Tại khu vực ASEAN, có một nhu cầu thúc đẩy các quốc gia trong vùng phát triển việc kiểm tra kỹ năng, công nhận và cấp chứng chỉ cho tất cả các kỹ năng trên thị trường lao động bao gồm cả những kỹ năng đạt được thông qua đào tạo không chính quy. Dự án “Tăng cường hệ thống công nhận kỹ năng nghề trong ASEAN” thuộc khuôn khổ Chương trình hợp tác phát triển ASEAN - Úc do Bộ trưởng Bộ Lao động các nước ASEAN khởi xướng đã được xây dựng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0