intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đổi mới chương trình môn học giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:256

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác GDTC tự chọn của sinh viên Trường ĐH Thăng Long, tiến hành đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Nhà trường theo hướng đáp ứng nhu cầu của sinh viên, đáp ứng mục tiêu TDTT trường học, phát triển thể lực cho sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường ĐH Thăng Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đổi mới chương trình môn học giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ----------------------- HOÀNG ĐÌNH HÔM NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TỰ CHỌN (NHÓM CÁC MÔN BÓNG) CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ------------------------------------ HOÀNG ĐÌNH HÔM NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TỰ CHỌN (NHÓM CÁC MÔN BÓNG) CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Ngành : Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN XUÂN SINH 2. TS. LÝ ĐỨC TRƯỜNG BẮC NINH – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Hoàng Đình Hôm
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD-ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CĐR : Chuẩn đầu ra Cm : centimet CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP : Chính phủ CSVC : Cơ sở vật chất CT : Chương trình CTMH : Chương trình môn học ĐT : Đào tạo GD : Giáo dục GDTC : Giáo dục thể chất GD-ĐT : Giáo dục, đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh m : mét mi : Tần suất lặp lại NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định s : giây TDTT : Thể dục thể thao Tp. : Thành phố TS : Tiến sĩ TTNK : Thể thao ngoại khóa TW : Trung ương
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Mục lục Danh mục bảng, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Mục đích nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học 4 Ý nghĩa lý luận 4 Ý nghĩ thực tiễn 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể 6 chất trong các trường cao đẳng, đại học 1.2. Một số khái niệm có liên quan 12 1.3. Các quan điểm tiếp cận về chương trình và xây dựng chương 15 trình môn học 1.4. Một số vấn đề về đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo 19 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý sinh viên đại học 25 1.6. Khái quát về Trường Đại học Thăng Long 30 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan 34 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 45 2.1. Phương pháp nghiên cứu 45 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 45 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 45 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 47
  6. 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 48 2.1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu theo mô hình SWOT 52 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 53 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 55 2.2. Tổ chức nghiên cứu 57 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 57 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 57 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 58 3.1. Thực trạng chương trình môn học Giáo dục thể chất tự 58 chọn (nhóm các môn bóng) tại Trường Đại học Thăng Long 3.1.1. Thực trạng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động dạy và học 58 môn học GDTC tự chọn tại Trường Đại học Thăng Long 3.1.2. Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC tự chọn tại 65 Trường Đại học Thăng Long 1.3. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học 66 Thăng Long 3.1.4. Đánh giá thực trạng chương trình Giáo dục thể chất tự chọn 70 (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.1.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 78 3.2. Đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các 87 môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.2.1. Căn cứ khoa học đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự 88 chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.2.2. Xác định nội dung đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng 93 Long 3.2.3. Kết quả đổi mới chương trình Giáo dục thể chất tự chọn 98 (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 103
  7. 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình Giáo dục thể 111 chất tự chọn đổi mới cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 111 3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm 113 3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128 A. Kết luận 128 B. Kiến nghị 129 Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể Số Nội dung Trang loại TT 2.1 Đối tượng thực nghiệm ứng dụng chương trình GDTC 55 tự chọn đổi mới (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.1 Thực trạng chương trình môn học GDTC tự chọn tại 58 Trường Đại học Thăng Long (năm học 2017-2018) 3.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học 60 môn GDTC tự chọn của sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại Trường Đại học 62 Thăng Long năm học 2017-2018 3.4 Thực trạng hệ thống học liệu phục vụ giảng dạy và học 63 tập GDTC tại Trường Đại học Thăng Long 3.5 Thực trạng sinh viên tham gia học tập môn học GDTC 64 tự chọn tại Trường Đại học Thăng Long năm học 2017- Bảng 2018 3.6 Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC tự chọn của Sau sinh viên Trường Đại học Thăng Long năm học 2017- Tr.65 2018 (n=3851) 3.7 Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại 67 học Thăng Long theo từng năm học (n=1200) 3.8 So sánh kết quả phân loại thể lực của sinh viên Trường 69 Đại học Thăng Long theo từng năm học (n=1200) 3.9 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá chương Sau trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh Tr.71 viên Trường Đại học Thăng Long (n=32) 3.10 Kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng chương trình Sau GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) tại Trường Đại Tr.75 học Thăng Long (n=23)
  9. Thể Số Nội dung Trang loại TT 3.11 Kết quả khảo sát xác định nội dung đổi mới chương 95 trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long 3.12 Tổng hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia về Sau chương trình GDTC tự chọn đổi mới (nhóm các môn Tr.99 bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long (n=21) 3.13 Kết quả kiểm định lý thuyết chương trình GDTC tự Sau chọn đổi mới (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Tr.100 Trường Đại học Thăng Long (n=23) 3.14 So sánh chương trình GDTC tự chọn đổi mới (nhóm các 108 môn bóng) với các chương trình tập luyện cũ thường được sử dụng tại Trường Đại học Thăng Long 3.15 So sánh kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nhóm đối 114 chứng 1 và thực nghiệm 1 tại thời điểm trước thực nghiệm (n=120) 3.16 So sánh kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nhóm đối Sau Bảng chứng 2 và thực nghiệm 2 tại thời điểm trước thực Tr.114 nghiệm (n=122) 3.17 So sánh kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nhóm đối Sau chứng 3 và thực nghiệm 3 tại thời điểm trước thực Tr.114 nghiệm (n=120) 3.18 Kết quả so sánh phân loại thể lực của sinh viên nhóm 115 đối chứng và thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm (n=362) 3.19 So sánh kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nhóm đối 116 chứng 1 và thực nghiệm 1 tại thời điểm kết thúc thực nghiệm (n=120) 3.20 So sánh kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nhóm đối Sau chứng 2 và thực nghiệm 2 tại thời điểm kết thúc thực Tr.116 nghiệm (n=122)
  10. Thể Số Nội dung Trang loại TT 3.21 So sánh kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nhóm đối Sau chứng 3 và thực nghiệm 3 tại thời điểm kết thúc thực Tr.116 nghiệm (n=120) 3.22 Nhịp tăng trưởng thể lực của sinh viên nhóm đối chứng Sau và thực nghiệm sau một học kỳ thực nghiệm Tr.117 3.23 Kết quả so sánh phân loại thể lực của sinh viên nhóm 119 đối chứng và thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm (n=362) 3.24 So sánh kết quả học tập môn học GDTC tự chọn (nhóm Sau các môn bóng) của sinh viên nhóm thực nghiệm và Tr.119 nhóm đối chứng (n=362) 3.25 So sánh trình độ chuyên môn của sinh viên tự chọn môn 120 Bóng chuyền nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 01 học kỳ thực nghiệm (n=120) 3.26 So sánh trình độ chuyên môn của sinh viên tự chọn môn 121 Bóng rổ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 01 học kỳ thực nghiệm (n=122) 3.27 So sánh trình độ chuyên môn của sinh viên tự chọn môn 121 Bóng bàn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 01 học kỳ thực nghiệm (n=120) 3.1 Thực trạng sinh viên tham gia học tập môn học GDTC 65 tự chọn tại Trường Đại học Thăng Long năm học 2017- 2018 3.2 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nam sinh viên Sau Biểu đồ nhóm thực nghiệm 1 và đối chứng 1 (môn Bóng tr.117 chuyền) sau 01 học kỳ thực nghiệm 3.3 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nữ sinh viên nhóm Sau thực nghiệm 1 và đối chứng 1 (môn Bóng chuyền) sau tr.117 01 học kỳ thực nghiệm
  11. Thể Số Nội dung Trang loại TT 3.4 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nam sinh viên Sau nhóm thực nghiệm 2 và đối chứng 2 (môn Bóng rổ) sau tr.117 01 học kỳ thực nghiệm 3.5 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nữ sinh viên nhóm Sau thực nghiệm 2 và đối chứng 2 (môn Bóng rổ) sau 01 tr.117 học kỳ thực nghiệm 3.6 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nam sinh viên 118 nhóm thực nghiệm 3 và đối chứng 3 (môn Bóng bàn) sau 01 học kỳ thực nghiệm 3.7 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nữ sinh viên nhóm 118 thực nghiệm 3 và đối chứng 3 (môn Bóng bàn) sau 01 học kỳ thực nghiệm
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất (GDTC) và y tế trong trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên (HSSV). Điều 20, Luật thể dục, thể thao (TDTT) đã nêu: “GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” cho HSSV những chủ nhân tương lai của đất nước. [71] Trường Đại học (ĐH) Thăng Long là một trong những trường đại học lớn của cả nước, trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực như: Toán tin, Ngoại ngữ, Quản lý, Kinh tế… Trong 25 năm qua, trường đã đào tạo hàng chục ngàn sinh viên ra trường, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Mặc dù, khuôn viên của nhà trường còn hạn chế, nhưng được sự quan tâm của Hội đồng quản trị và Ban Giám hiệu các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị để tập luyện các môn thể thao được nhà trường đầu tư rất hiện đại, đạt và vượt so với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Xuất phát từ yêu cầu đó, công tác GDTC luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm, thông qua các phong trào thi đua sôi nổi, lành mạnh, nhà trường luôn phát huy tốt các môn thể thao thế mạnh, bồi dưỡng cá nhân xuất sắc về TDTT, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó trong những năm qua nhà trường đã đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT và môn học GDTC dành cho sinh viên, từng bước đáp ứng nhu cầu tập luyện thường xuyên cho cán bộ, giáo viên, sinh viên trong trường như: Sân vận động, sân cầu lông, bàn Bóng bàn... phục vụ cho các hoạt động TDTT sôi nổi và hiệu
  13. 2 quả, bên cạnh đó, công tác tổ chức các hoạt động ngoại khoá cũng được nhà trường quan tâm triển khai thực hiện. Công tác GDTC tại Trường Đại học Thăng Long được tiến hành giảng dạy theo hình thức tín chỉ. Trong 4 tín chỉ GDTC, sinh viên phải học 1 tín chỉ bắt buộc (theo quy định của Nhà trường) vào năm học thứ nhất. Nội dung môn học bắt buộc thường là môn Bơi. Ngoài ra, sinh viên phải tự đăng ký và hoàn thành 3 tín chỉ tự chọn thuộc các môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Bóng rổ, Thể dục cơ bản, Thể dục cổ truyền, Aerobic, dance Sport. Sinh viên có thể đăng ký học vào bất cứ thời điểm nào trong 4 năm học. Lớp học sẽ được tổ chức khi có tối thiểu 20 sinh viên đăng ký học. Lớp học GDTC tự chọn chỉ có tối đa 35 sinh viên/lớp. Riêng môn Bóng đá và Dance Sport, sinh viên được chọn như một môn học tự chọn (không phải môn GDTC tự chọn). Trong thực tế giảng dạy những năm gần đây cho thấy: Tỷ lệ sinh viên đăng ký học tự chọn các môn bóng (Bóng rổ, Bóng chuyền và Bóng bàn) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các môn GDTC tự chọn. Trường Đại học Thăng Long đã xây dựng chương trình môn học tự chọn các môn học trên cho sinh viên, tuy nhiên, sau nhiều năm giảng dạy, chương trình môn học tự chọn đã xuất hiện những điểm bất cập cần phải được chỉnh sửa, đổi mới để đáp ứng nhu cầu người học và cả người dạy. Các chương trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cũng chỉ mới được xây dựng cho 01 tín chỉ, sinh viên học xong 01 tín chỉ nếu muốn chọn tiếp các môn bóng để học tín chỉ tự chọn 2 và tự chọn 3 thì chưa có chương trình tương ứng. Như vậy, ở mỗi học phần tự chọn, sinh viên lại phải chọn các môn học khác nhau. Việc này khiến cho sinh viên tập luyện các môn đều chỉ dừng lại ở mức sơ lược, không có điều kiện tập luyện kỹ các môn thể thao yêu thích, đồng thời không đáp ứng nhu cầu của các sinh viên mong muốn tiếp tục học tập tín chỉ 2, tín chỉ 3 các môn bóng. Chính vì vậy, đổi mới chương trình giảng dạy môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long là vấn đề cần thiết và cấp thiết.
  14. 3 Vấn đề nâng chất lượng GDTC nói chung và cải tiến chương trình môn học nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học như: Hồ Đắc Sơn (2004) [73], Nguyễn Cẩm Ninh (2011) [54]; Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) [41], Nguyễn Duy Quyết (2012) [67], Nguyễn Đức Thành (2012) [77], Trần Đức Dũng và cộng sự (2014) [30], Trần Vũ Phương (2016) [64], Mai Thị Bích Ngọc (2017) [58], Nguyễn Hữu Hùng (2019) [45].... Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã đóng góp phần không nhỏ trong công tác nâng cao chất lượng GDTC cũng như hoàn thiện chương trình môn học GDTC cho học sinh, sinh viên trong trường học các cấp. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào quan tâm tới việc đổi mới chương trình môn học GDTC tự chọn cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đổi mới chương trình môn học giáo dục thể chất tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác GDTC tự chọn của sinh viên Trường ĐH Thăng Long, tiến hành đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Nhà trường theo hướng đáp ứng nhu cầu của sinh viên, đáp ứng mục tiêu TDTT trường học, phát triển thể lực cho sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường ĐH Thăng Long. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đã đề ra các mục tiêu sau: Nhiệm vụ 1: Thực trạng chương trình môn học GDTC tự chọn tại Trường ĐH Thăng Long. Nhiệm vụ 2: Đổi mới chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường ĐH Thăng Long. Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tự chọn đổi mới cho sinh viên Trường ĐH Thăng Long.
  15. 4 Đối tượng nghiên cứu Là chương trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng quan trắc Là sinh viên Trường Đại học Thăng Long tham gia học tập các môn GDTC tự chọn. Số lượng mẫu nghiên cứu Số lượng mẫu nghiên cứu thực trạng: gồm 1200 sinh viên, trong đó có 600 sinh viên nam và 600 sinh viên nữ. Số lượng mẫu thực nghiệm: gồm 362 sinh viên, trong đó có 187 sinh viên nam và 175 sinh viên nữ. Giả thuyết khoa học: Trên cơ sở quan sát và đánh giá thực trạng công tác GDTC tự chọn tại Trường ĐH Thăng Long, đề tài nhận thấy kết quả học tập môn học GDTC tự chọn, trình độ thể lực của sinh viên còn thấp, đồng thời sinh viên chưa được thỏa mãn nhu cầu học tập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên nhưng giả thuyết nguyên nhân chủ yếu là nội dung chương trình GDTC tự chọn chưa phù hợp cho sinh viên Nhà trường. Nếu đổi mới được chương trình GDTC tự chọn phù hợp, có hiệu quả áp dụng cho sinh sẽ góp phần nâng cao thể lực, kết quả học tập của sinh viên, thỏa mãn nhu cầu học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên. Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề về quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC trong các trường đại học, những kiến thức cơ bản về xây dựng chương trình môn học nói chung và xây dựng chương trình môn học GDTC tự chọn nói riêng cũng như đặc điểm tâm, sinh lý sinh viên đại học và các khái niệm có liên quan, phân tích kết quả các
  16. 5 công trình nghiên cứu có liên quan, làm căn cứ xây dựng chương trình môn học tự chọn nhóm các môn Bóng cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học; thực trạng kết quả học tập và trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Thăng Long; lựa chọn được bộ tiêu chí đánh giá chương trình môn học GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long gồm 7 tiêu chí, 41 chỉ số, từ đó, đánh giá thực trạng chương trình GDTC tự chọn (nhóm các môn bóng) cho đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tiến hành đổi mới chương trình GDTC tự chọn môn Bóng chuyền, Bóng rổ và Bóng bàn cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long tương ứng mỗi môn học có 03 chương trình nhỏ, tương ứng với 03 tín chỉ tự chọn. Bước đầu ứng dụng các chương trình lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các chương trình lựa chọn bước đầu có hiệu quả tốt trong giảng dạy môn học tự chọn cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long.
  17. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất trong các trường cao đẳng, đại học Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ, nhiệm vụ chính của GDTC là: Nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh, sinh viên; phát triển thể lực, trang bị những kỹ năng vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống; hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và giữ phẩm chất đạo đức, nhân cách học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước.[9] Đảng, Nhà nước ta khẳng định, sự phát triển GDTC phải đảm bảo theo quan điểm đường lối chung của Đảng, Nhà nước, của ngành TDTT và ngành Giáo dục – Đào tạo, phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoa học và tính nhân dân. Trong đó, đảm bảo tính dân tộc có nghĩa là: Hình thức, nội dung các hoạt động GDTC phải mang bản sắc dân tộc, vì mục đích, lợi ích dân tộc; đảm bảo tính khoa học là: Kế thừa có chọn lọc các tri thức về TDTT của nhân loại; mọi hoạt động GDTC phải phù hợp với quy luật phát triển tâm, sinh lý của con người. [7], [78], [80] Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. [23] "... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. [101]
  18. 7 Hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục: Tự luyện tập, luyện tập có hướng dẫn, luyện tập theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho từng lứa tuổi, luyện tập các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù Đổng, Đại hội Thể dục Thể thao, sinh viên, học sinh chuyên nghiệp trong và ngoài nước; Luyện tập trong các câu lạc bộ thể dục, thể thao hoặc các trung tâm thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường; Luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển thể dục, thể thao của trường...[14] Trong đó, giáo dục thể chất là một thành phần quan trọng trong chương trình giáo dục ở nhà trường, tại điều 20 luật TDTT qui định: Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý HS, SV; chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe; [16] TDTT trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TDTT trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước".[17] Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo về việc tăng cường công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao nhằm hưởng ứng năm quốc tế về thể thao và GDTC-2005" của Liên Hiệp Quốc. Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và tuyên truyền rộng rãi mục đích, tác dụng của các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức trong
  19. 8 ngành, nhà giáo, sinh viên và học sinh trong mỗi nhà trường về công tác thể thao và giáo dục thể chất. Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế. Xác định việc thay đổi tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho phù hợp thực tiễn và thời đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên, ban hành kèm theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều 1 của Qui định nêu rõ: “Văn bản này áp dụng đối với học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”. [20] Qui định rèn luyện thân thể cũng nêu rõ về yêu cầu, độ tuổi và các nội dung đánh giá cũng như tiêu chuẩn cụ thể của từng độ tuổi và giới tính của học sinh các cấp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục thể chất không chuyên theo quyết định số 3244/GD-ĐT, Hà Nội, ngày 12/09/1995 [11], quyết định 1262/GD-ĐT, Hà Nội, ngày 12/04/1997 [12] như sau: “Chương trình GDTC đã được đưa vào giờ chính khóa, tuy nhiên thời lượng còn rất hạn chế chỉ có 2 tiết/tuần…”. Thực tiễn, với số giờ thể dục chính khoá hạn chế như vậy, giáo dục thể chất chỉ có đạt được hiệu quả như mong muốn bằng việc tổ chức thêm các hoạt động ngoại khoá GDTC cho học sinh, sinh viên. Khoa học đã chứng minh muốn rèn luyện thân thể để nâng cao thể chất thì phải tập luyện tích cực và thường xuyên. Một trong những nguyên tắc của phương pháp giáo dục thể chất có liên quan đến tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên lượng vận động với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện, đó là nguyên tắc hệ thống: “Tính liên tục của quá trình giáo dục thể chất và luân phiên hợp lý giữa lượng vận động với nghỉ ngơi. Rõ ràng, tập thường xuyên mang lại hiệu quả tất nhiên lớn hơn tập thất thường” [93]. Hiểu được vấn đề bức xúc đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ra Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Qui định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá
  20. 9 cho học sinh, sinh viên. Quy định nêu rõ: “Văn bản này quy định việc tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh, sinh viên hệ chính qui trong các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp…”, “Hoạt động thể thao ngoại khoá phải được quan tâm, chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, xây dựng kế hoạch phù hợp và đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ, đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên”.[19] Giáo dục thể chất “là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội” [78] là một bộ phận của nền văn hóa, trình độ phát triển TDTT là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện giao lưu văn hóa nói chung, văn hóa thể chất nói riêng, mở rộng các mối quan hệ quốc tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác đổi mới nhằm phát triển hơn nữa công tác GDTC. Trên cơ sở xác định mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hết sức quan tâm và tạo điều kiện để các nhà trường và cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học về giáo dục thể chất. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai giảng dạy chính khoá và tổ chức các hoạt động ngoại khoá của các môn học GDTC cùng với việc ban hành các văn bản qui định về công tác GDTC trong nhà trường Cao đẳng, Đại học. Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định 11/2015/NĐ-CP, quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường là: Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, CLB thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1