intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần của năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:208

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành lựa chọn các chỉ số đánh giá các thành phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội. Từ đó, xác định ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển trí tuệ của đối tượng nghiên cứu nhằm xác định Cờ Vua như một phương tiện để phát triển trí tuệ cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần của năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TẠ HỮU MINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN CỜ VUA TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ Ở HỌC SINH NĂNG KHIẾU CỜ VUA LỨA TUỔI 8 – 9 THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TẠ HỮU MINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN CỜ VUA TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ Ở HỌC SINH NĂNG KHIẾU CỜ VUA LỨA TUỔI 8 – 9 THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Bùi Quang Hải 2. PGS. TS Nguyễn Hồng Dương HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Tạ Hữu Minh
  4. MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, biểu đồ Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 5 1.1. Trí tuệ và phát triển năng lực trí tuệ ......................................................... 5 1.1.1. Những khái niệm liên quan đến năng lực trí tuệ.................................... 5 1.1.2. Định hướng về phát triển trí tuệ cho học sinh ..................................... 11 1.1.3. Cấu trúc trí tuệ cá nhân ....................................................................... 13 1.1.4. Sự phát triển trí tuệ cá nhân ................................................................ 15 1.1.5. Đặc điểm, vai trò của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển trí tuệ.............. 18 1.1.6. Thành phần năng lực trí tuệ Cờ Vua ................................................... 19 1.2. Đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ Vua .................................. 21 1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 8 - 9 .................................................... 21 1.2.2. Đặc điểm tâm, sinh lý trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua ................... 25 1.2.3. Lượng vận động trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua............................ 31 1.2.4. Thể lực của vận động viên Cờ Vua ..................................................... 33 1.3. Những vấn đề về năng khiếu, năng khiếu Cờ Vua ................................. 34 1.3.1. Khái niệm năng khiếu ......................................................................... 34 1.3.2. Dấu hiệu của năng khiếu..................................................................... 35 1.3.3. Năng khiếu Cờ Vua ............................................................................ 35 1.4. Xu hướng phát triển, phương pháp giảng dạy và huấn luyện Cờ Vua .... 37
  5. 1.4.1. Xu hướng phát triển, huấn luyện Cờ Vua............................................ 37 1.4.2. Phương pháp giảng dạy, huấn luyện Cờ Vua ...................................... 44 1.5. Một số phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua ......................................................................................................... 48 1.5.1. Phương pháp đánh giá qua các test tâm lý .......................................... 48 1.5.2. Phương pháp đánh giá qua các test chuyên môn ................................. 49 1.5.3. Phương pháp kiểm tra y học ............................................................... 51 1.5.4. Phương pháp quan sát ......................................................................... 51 1.6. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................ 52 1.6.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới ......................................... 52 1.6.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 55 1.7. Kết luận chương 1 ................................................................................. 57 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................................59 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 59 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 59 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 59 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 59 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ........................................ 59 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................... 60 2.2.3. Phương pháp kiểm tra tâm lý .............................................................. 61 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm........................................................... 66 2.2.5. Phương pháp toán học thống kê .......................................................... 69 2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 70 2.3.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 70 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 71 2.3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 71 2.3.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu ............................................................. 72
  6. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 73 3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng các thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ......................................... 73 3.1.1. Lựa chọn test đánh giá các thành phần của năng lực trí tuệ cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ..................................... 73 3.1.2. Thực trạng chương trình giảng dạy Cờ Vua cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ............................................................. 87 3.1.3. Thực trạng thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội .................................................................... 89 3.1.4. Bàn luận về lựa chọn test và thực trạng thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ....................... 96 3.2. Ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội .. 101 3.2.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ........................................................... 101 3.2.2. Tổ chức giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ............................................................................... 103 3.2.3. Ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần của năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 104 3.2.4. Bàn luận về ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội........................................................................................................ 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 129 Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể Nội dung Số Trang loại Bảng 1.1 Kết quả thử nghiệm về chức năng của hệ tuần hoàn 30 1.2 Chỉ tiêu khối lượng và cường độ trong môn Cờ Vua 32 Kết quả phỏng vấn xác định thành phần năng lực trí 3.1 tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 74 (n=30) Hệ số Cronbach's Alpha của các test tâm lý đánh giá Sau 3.2 thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu trang 79 Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n= 30) Hệ số Cronbach's Alpha của các test tâm lý đánh giá 3.3 thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu 80 Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n= 30) 3.4 Kết quả tổng hợp phân tích Cronbach’s Alpha 81 Hệ số Cronbach's Alpha của các test chuyên môn đánh giá thành phần năng lực trí tuệ của học sinh Sau 3.5 năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà trang 81 Nội (n= 30) Hệ số Cronbach's Alpha của các test chuyên môn đánh giá thành phần năng lực trí tuệ của học sinh 3.6 82 năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n= 30) 3.7 Kết quả tổng hợp phân tích Cronbach’s Alpha 83
  8. Thể Nội dung Số Trang loại 3.8 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's (n= 30) 84 Kết quả và phân tích ma trận nhân tố (Component 3.9 84 Matrixa) (n= 30) 3.10 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's (n= 30) 85 Kết quả và phân tích ma trận nhân tố (Component 3.11 86 Matrixa) (n= 30) So sánh nội dung chương trình giảng dạy Cờ Vua 3.12 cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 ở các 88 cơ sở đào tạo Kết quả kiểm tra các test tâm lý của học sinh năng 3.13 90 khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n= 180) Kết quả kiểm tra các test chuyên môn của học sinh 3.14 năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà 91 Nội (n= 180) Giá trị phân phối chuẩn của dữ liệu thu được từ Sau 3.15 các test tâm lý trang 92 Giá trị phân phối chuẩn của dữ liệu thu được từ Sau 3.16 các test chuyên môn trang 92 Sự khác biệt theo giới tính về điểm trung bình khi Sau 3.17 kiểm tra các test tâm lý của học sinh năng khiếu trang 93 Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội Sự khác biệt theo giới tính về điểm trung bình khi Sau 3.18 kiểm tra các test chuyên môn của học sinh năng trang 93 khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội
  9. Thể Nội dung Số Trang loại Sự khác biệt theo cơ sở đào tạo về điểm trung bình khi kiểm tra các test tâm lý của học sinh năng Sau 3.19 khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n = trang 94 180) Sự khác biệt theo cơ sở đào tạo về điểm trung bình khi kiểm tra các test chuyên môn của học sinh Sau 3.20 năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà trang 94 Nội (n=180) Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy Cờ 3.21 Vua cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 102 thành phố Hà Nội (n= 30) Thay đổi trung bình các test chuyên môn trước và 3.22 105 sau 6 tháng giảng dạy môn Cờ Vua (n= 60) Thay đổi trung bình các test chuyên môn trước và 3.23 107 sau 12 tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60) Thay đổi các test chuyên môn giữa 6 tháng và 12 3.24 109 tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60) Thay đổi các test tâm lý trước và sau 6 tháng giảng 3.25 111 dạy Cờ Vua (n= 60) Thay đổi các test tâm lý trước và sau 12 tháng 3.26 113 giảng dạy Cờ Vua (n= 60) Thay đổi các test tâm lý giữa 6 tháng và 12 tháng 3.27 115 giảng dạy Cờ Vua (n= 60) 3.28 Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test 117
  10. Thể Nội dung Số Trang loại chuyên môn sau giảng dạy 06 tháng (n= 60) Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test 3.29 chuyên môn sau 12 tháng giảng dạy môn Cờ Vua 118 (n= 60) Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test tâm 3.30 119 lý sau 06 tháng giảng dạy môn Cờ Vua (n= 60) Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test tâm 3.31 120 lý sau 12 tháng giảng dạy môn Cờ Vua (n= 60) Mức độ thay đổi của các test chuyên môn sau 6 3.1 106 Biểu tháng giảng dạy Cờ Vua đồ Thay đổi trung bình các test chuyên môn trước và 3.2 108 sau 12 tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60) Mức độ thay đổi các test chuyên môn giữa 6 tháng 3.3 110 và 12 tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60) Mức độ thay đổi các test tâm lý trước và sau 6 3.4 112 tháng giảng dạy Cờ Vua Mức độ thay đổi các test tâm lý trước và sau 12 3.5 114 tháng giảng dạy Cờ Vua Mức độ thay đổi các test tâm lý giữa 6 tháng và 12 3.6 116 tháng giảng dạy Cờ Vua
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CLB Câu lạc bộ Cty CP Công ty cổ phần C1 Cấp 1 CHDC Cộng hòa dân chủ DBKT Dự bị kiện tướng ĐHSP Đại học sư phạm HA Huyết áp HN Hà Nội HCCKT Học cờ cùng kiện tướng HLV Huấn luyện viên KT Kiện tướng KTTL Kiện tướng tương lai LVĐ Lượng vận động TDTT Thể dục thể thao VĐV Vận động viên XHCN Xã hội chủ nghĩa
  12. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN Bis/s Bit/giây cm Centimet đ Điểm l/ 2min Lần/ 2 phút m Mét mmhg Milimet thủy ngân kg Kilogam s Giây
  13. 1 MỞ ĐẦU Đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá, làm cho dân giàu, nước mạnh, xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. Theo quan điểm của Đảng, chiến lược phát triển đất nước phải là chiến lược dựa vào con người, phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ, thể lực, ý chí đạo đức và bản lĩnh chính trị… của mỗi con người trong xã hội [47, tr. 95]. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục đích, nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho con người, chuẩn bị cho họ trong sự nghiệp lao động, sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Từ đó, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, lao động trên nguyên tắc hướng tới sự phát triển con người toàn diện. Cờ Vua là môn thể thao phù hợp với đặc điểm thể chất và trí tuệ người Việt Nam. Tuy phát triển khá muộn so với các môn thể thao khác nhưng Cờ Vua đã thu được những thành tích cao trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới như: Tại Seagames 23 ở Philippine (2005), Cờ Vua Việt Nam đã xuất sắc giành được 8/8 huy chương vàng. Đã có nhiều nhà vô địch thế giới ở lứa tuổi trẻ như: Đại kiện tướng Quốc tế Lê Quang Liêm (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Cần Thơ), Nguyễn Đức Hòa (Cần Thơ), Đào Thiên Hải (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Lê Cẩm Hiền đã đoạt được huy chương vàng Giải vô địch Cờ Vua thế giới hạng U8 nữ,… Cờ Vua Việt Nam hiện đang xếp thứ 41 trong bảng xếp hạng của FIDE tháng 2/2016;... Những thành tích đó là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nền TDTT Việt Nam nói chung và của Cờ Vua trong thế kỷ XXI nói riêng. Tập luyện Cờ Vua giúp phát triển trí tuệ, khả năng tư duy của con người, rèn luyện trí nhớ, hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mới xã hội chủ nghĩa như ý chí vươn lên, tính quyết đoán, kiên
  14. 2 trì, nhẫn nại, tập trung, tính kỷ luật trong tư duy, lòng cao thượng, danh dự, lòng dũng cảm, khả năng mạo hiểm... Nhà sư phạm V. Sukhomlinsky (Nga) đã từng viết: “… Khó có thể hình dung quá trình hoàn thiện các khả năng trí óc và trí nhớ của trẻ nếu thiếu Cờ… Cờ Vua cần phải đi vào cuộc sống ngay từ bậc tiểu học như một trong những nhân tố văn hóa trí tuệ” [5, tr.2]. Cờ Vua là môn thể thao trí lực, lượng vận động tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập, từ đó phát triển các năng lực tâm lý nói chung, các thành phần của năng lực trí tuệ nói riêng của người tập. Trí tuệ được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như: tâm lý học, sinh lý học, triết học,... Theo quan điểm của tâm lý học: Trí tuệ là năng lực đặc thù của con người - đó là năng lực suy xét hoàn cảnh xung quanh, xa gần, thông qua thu thập thông tin từ bên ngoài tới, xử lý thông tin bằng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, nêu vấn đề, hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua hoàn cảnh, đúc kết, sáng tạo và vận dụng tri thức, quy luật, nâng dần phương thức sinh hoạt ngày càng hợp lý hơn, tạo nên các nền văn minh, văn hóa, truyền đạt cho nhau trong cộng đồng, cũng như trong thế hệ trẻ và các thế hệ nối tiếp nhau, tiếp thu, duy trì, phát triển [23, tr.120]. Phát triển các thành phần năng lực trí tuệ cho học sinh năng khiếu Cờ Vua nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng là việc làm cần thiết. Đánh giá ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển trí tuệ cho người tập, đặc biệt là học sinh tiểu học, lứa tuổi mà trí tuệ đang phát triển mạnh mẽ là vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Lứa tuổi 8 - 9 là lứa tuổi trong giai đoạn học đường, đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong môn Cờ Vua, đây là giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự thành công trong tương lai. Đặc biệt, đối với môn Cờ Vua, là môn mà năng
  15. 3 lực trí tuệ chiếm ưu thế. Do vậy, cần có những phương pháp phát hiện, bồi dưỡng đúng đắn để giúp các em phát triển năng khiếu thành tài năng thể thao. Qua điều tra thực trạng công tác huấn luyện, đào tạo VĐV Cờ Vua hiện nay, đặc biệt là công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu Cờ Vua cho thấy: chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực Cờ Vua ở những đối tượng, lứa tuổi khác nhau, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, vấn đề được xã hội ngày nay đặc biệt quan tâm. Vì vậy, luận án xác định cần thiết phải nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua đến sự phát triển trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9, lứa tuổi trí tuệ đang trong giai đoạn phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần của năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội". Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành lựa chọn các chỉ số đánh giá các thành phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội. Từ đó, xác định ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển trí tuệ của đối tượng nghiên cứu nhằm xác định Cờ Vua như một phương tiện để phát triển trí tuệ cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đã giải quyết 2 mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng các thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8- 9 thành phố Hà Nội. Lựa chọn các test đánh giá các thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội.
  16. 4 Đánh giá thực trạng thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội. Mục tiêu 2: Ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần của năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội. Lựa chọn nội dung giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội Tổ chức giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội. Đánh giá ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội. Giả thuyết khoa học Sự phát triển trí tuệ cá nhân nói chung, trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: di truyền, giáo dục, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,... Giả định rằng, tập luyện Cờ Vua một cách khoa học, phù hợp sẽ kích thích hứng thú học tập của các em, tạo cho các em khả năng tự học, sáng tạo, có tác dụng tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua 8 – 9 tuổi. Từ đó, luận án có thể xác định được Cờ Vua như một phương tiện để phát triển trí tuệ cho học sinh.
  17. 5 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trí tuệ và phát triển năng lực trí tuệ 1.1.1. Những khái niệm liên quan đến năng lực trí tuệ 1.1.1.1. Khái niệm năng lực Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [38, tr.639]. Năng lực là khả năng đủ để làm việc gì [24, tr.466]. Theo từ điển Bách khoa, năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ. Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu, song không phải là bẩm sinh mà là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân [50, tr.41]. Theo tâm lý học, năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo hay các phẩm chất tâm lý của cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Qua các công trình nghiên cứu tổng hợp về các đặc điểm tâm lý khác nhau của năng lực con người cho phép phân loại chúng thành các năng lực chung và các năng lực riêng [11, tr.499], [51, tr.178]. Năng lực là một giá trị thực tiễn quý nhất của con người: giá trị tạo ra sự sống, nhà kinh tế học người Anh Adam Smit (1723 - 1790) gọi là “năng lực có ích”, ông coi năng lực, tài năng của con người là một thứ vốn như các thứ vốn khác như đất đai, máy móc, nhà xưởng,... Quá trình hình thành loài người là quá trình hình thành năng lực: trí tuệ, tư duy, sáng tạo… [23, tr.235]. Năng lực là quá trình dùng vốn liếng do các quá trình, trạng thái tâm lý của bản thân mang lại vào một công việc nào đấy để đạt một kết quả theo mục đích, động cơ đã đề ra.
  18. 6 Năng lực là đặc điểm tâm lý của từng người chuyển tiềm năng, khả năng thành sức mạnh thực - tổ chức, sắp xếp các thành tố tâm lý tương ứng, tạo nên “công cụ tâm lý” - sức từng người thực hiện một việc nào đấy [23, tr.240]. Từ những quan điểm đó, Trần Thị Thanh Thủy (2016) đưa ra định nghĩa: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định [46, tr.7]. Trong lĩnh vực thể thao: Năng lực là đặc điểm tâm sinh lý riêng của cá nhân chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả một hoạt động nhất định [56, tr.36]. Bản chất của thuộc tính năng lực của con người thể hiện ở chất lượng biểu hiện của một chức năng nào đó. Năng lực được thể hiện trong những hoạt động cụ thể. Mỗi hoạt động đều có yêu cầu riêng, đòi hỏi con người thực hiện hoạt động ấy phải đáp ứng và gần như toàn bộ các thuộc tính của cá nhân đều giúp con người thực hiện hoạt động ấy. Thế nhưng không phải bất cứ thuộc tính nào của các nhân cũng phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Có năng lực hay không có năng lực chính là có sự phù hợp giữa một bên là yêu cầu của hoạt động và một bên là các thuộc tính cá nhân. Khi đề cập đến những thuộc tính cá nhân của năng lực thì bao gồm cả những đặc điểm tâm lý (như tư duy, trí tuệ, đặc điểm của trí nhớ…) và những đặc điểm giải phẫu, sinh lý (những đặc điểm của hệ thần kinh). Tuy nhiên, không phải toàn bộ những thuộc tính của cá nhân mà chỉ có những thuộc tính phù hợp yêu cầu hoạt động trực tiếp góp phần làm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Năng lực phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lý và trước hết hệ thần kinh trung ương của con người), song không phải là bẩm sinh, mà qua
  19. 7 kết quả phát triển của xã hội và con người (đời sống xã hội, giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân). Tóm lại, từ những khái niệm trên cho thấy: Năng lực nảy sinh trên nền những khả năng, là một bậc phát triển cao hơn khả năng. Năng lực có thể do bẩm sinh, di truyền, nhưng phần lớn các năng lực của con người có được là do giáo dục và rèn luyện mà có. Năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm lý (như tư duy, trí tuệ, đặc điểm của trí nhớ…) và những đặc điểm giải phẫu, sinh lý (những đặc điểm của hệ thần kinh) tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Những phẩm chất này có quan hệ qua lại, kết hợp chặt chẽ với nhau. 1.1.1.2. Khái niệm trí tuệ Ít có lĩnh vực nào trong khoa học và trong sinh hoạt lại có nhiều tên gọi như lĩnh vực trí tuệ: trí tuệ, trí khôn, trí lực, trí thông minh. Tuy vậy, để thuận lợi cho việc trao đổi nội dung khoa học của nó, cần có sự thống nhất về thuật ngữ. Mặc dù, sự thống nhất này chỉ có tính tương đối. Trong tiếng Latinh, trí tuệ nghĩa là hiểu biết, thông tuệ. Theo một số nhà khoa học và từ điển tiếng Việt giải thích: Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định (trí tuệ minh mẫn) [24, tr.729], [35, tr.40], [38, tr.999]. Hiện nay trong lĩnh vực tâm lý học, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ, thể hiện sự phong phú, đa dạng trong nghiên cứu trí tuệ. Tuy nhiên, chưa có tiếng nói chung về sự thống nhất trong tâm lý học trí tuệ. Có thể khái quát các định nghĩa về trí tuệ thành 3 nhóm chính: 1) Trí tuệ là khả năng học tập của cá nhân (B. G.Ananhev); 2) Đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu tượng của cá nhân (A.Binet, L.Terman, G.X.Cotxchuc…); 3) Trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân với ngoại cảnh (W.Sterner, G.Piagie, D.Wechesler).
  20. 8 Các nhóm quan niệm này của các nhà khoa học không loại trừ nhau mà chỉ nhấn mạnh một mặt, một khía cạnh nào đó của trí tuệ chứ chưa bao quát được khái niệm trí tuệ cá nhân [31, tr.231], [35, tr.41 - 42]. Theo quan niệm thứ nhất, trí tuệ là đặc điểm tâm lý phức tạp của con người mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó. Mối quan hệ giữa học tập với trí tuệ có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nhóm quan niệm thứ hai đã quy hẹp khái niệm trí tuệ vào các thành phần cốt lõi của nó là tư duy. Theo nhóm quan điểm này thì năng lực trí tuệ chủ yếu là năng lực tư duy, nó phù hợp với đặc điểm hoạt động tâm lý (tư duy) của môn Cờ Vua. Nhóm quan niệm thứ ba coi trí tuệ là khả năng thích ứng cá nhân. Trí tuệ là khả năng xử lý thông tin, giải quyết vấn đề và nhanh chóng thích nghi với những tình huống mới nảy sinh. Theo từ điển tâm lý học, trí tuệ về cơ bản để chỉ các đặc điểm cá nhân liên quan đến lĩnh vực nhận thức, trước hết là tư duy, trí nhớ, tri giác, chú ý… Trí tuệ được hiểu là mức độ phát triển nhất định của hoạt động tư duy của nhân cách, đảm bảo khả năng đạt được các tri thức mới và sử dụng chúng có hiệu quả trong các hoạt động sống, là khả năng thực hiện quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề có hiệu quả. Trí tuệ - là cấu trúc năng lực trí tuệ tương đối bền vững của cá nhân. Trong một số quan điểm thì người ta đồng nhất trí tuệ với: Hệ thống các thao tác trí tuệ; Cách thức và chiến lược giải quyết vấn đề; Cách thức nhận thức… [11, tr.919]. Theo tâm lý học phương tây: Trí tuệ là sự thích nghi tâm sinh học với các hoàn cảnh hiện có của cuộc sống (W.Sterner, G.Piagie và những người khác). Các nhà tâm lý học người Pháp A. Binet và T.Ximon đã đề xuất việc xác định mức độ tài năng trí tuệ nhờ các bài test chuyên biệt. Theo họ, trí tuệ là những khả năng thực hiện những bài tập thích hợp, khả năng tham gia một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2