Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo để lựa chọn xây dựng nội dung và cách tiến hành các biện pháp tâm lý nhằm khắc phục có hiệu quả các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu, nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ---------------------------- NGUYỄN MẠNH HÙNG NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÝ XẤU TRƯỚC THI ĐẤU CHO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATEDO CẤP CAO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐHSP : Đại học Sư phạm ------------------------------ GDTC : Giáo dục thể chất GV : Giảng viên HN : Hà Nội HS NGUYỄN MẠNH HÙNG : Học sinh LVĐ : Lượng vận động. SV : Sinh viên TDTT : Thể dục Thể thao NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI VĐV : Vận động viên TÂM LÝ XẤU TRƯỚC THI ĐẤU CHO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATEDO CẤP CAO VIỆT NAM Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. PHẠM NGỌC VIỄN 2. GS. TS. DƯƠNG NGHIỆP CHÍ HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Mạnh Hùng
- MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án Mở đầu .............................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 8 1.1. Vai trò và tác dụng của huấn luyện tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao .......................................................................................................... 8 1.1.1. Các khái niệm tâm lý học có liên quan tới đề tài ............................ 8 1.1.2. Vai trò tác dụng của huấn luyện tâm lý trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao ...................................................................................... 154 1.1.3. Vai trò của năng lực tâm lý trong thi đấu thể thao...................... 145 1.2. Các trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao ................................... 19 1.2.1. Đặc điểm tâm lí thi đấu của VĐV môn Karatedo cấp cao ............ 19 1.2.2. Khái niệm về trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao ............ 22 1.2.3. Các biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâm lí xấu......................... 23 1.2.4. Ảnh hưởng của trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu đối với kết quả thi đấu ...................................................................................................... 24 1.3. Cơ sở lý luận của phương pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lí thi đấu cho VĐV thể thao........................................................................................ 25 1.3.1. Khái quát về năng lượng tâm lý .................................................... 25 1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi đấu ...................................................................................................... 28 1.3.3. Phương pháp và môi trường huấn luyện tâm lý, ảnh hưởng tới hiệu quả huấn luyện tâm lý ............................................................................. 30 1.3.4. Các nguyên tắc huấn luyện tâm lý trong thể thao thành tích cao . 30
- 1.3.5. Xu hướng nâng cao các yêu cầu cơ bản đối với công tác huấn luyện tâm lý ............................................................................................. 33 1.3.6. Xu hướng sử dụng các phương pháp huấn luyện tâm lý hiện đại, đa dạng .................................................................................................... 34 1.4. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................... 38 1.4.1. Các công trình nghiên cứu về tâm lý ngoài nước ......................... 38 1.4.2. Các công trình nghiên cứu về tâm lý trong nước .......................... 42 1.5. Tiểu kết chương ................................................................................... 43 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 44 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 44 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 44 2.1.2. Khách thể nghiên cứu.................................................................... 44 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 44 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo ................ 44 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm .................................................. 45 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm..................................................... 46 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học ......................................................... 46 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.............................................. 48 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê .................................................... 49 2.3. Tổ chức nghiên cứu: ........................................................................... 522 2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 52 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 53 2.3.3. Phạm vi nghiên cứu………………………………………… …53 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 54 3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ................................................. 54 3.1.1. Thực trạng nhận thức của HLV và VĐV về công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu ............................................................... 54
- 3.1.2. Thực trạng công tác huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ............................................................................................... 600 3.1.3. Thực trạng và hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ....................... 63 3.1.4. Các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV Karatedo trước thi đấu 72 3.1.5. Bàn luận ........................................................................................ 76 3.2. Lựa chọn xây dựng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ........................................................ 84 3.2.1. Xác định các cơ sở lựa chọn biện pháp ......................................... 84 3.2.2. Xác định các nguyên tắc lựa chọn biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ............ 85 3.2.3. Các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam .................................................................... 87 3.2.4. Kiểm định sự đồng thuận đối với các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ....................... 95 3.2.5. Bàn luận ...................................................................................... 100 3.3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam .......................................... 104 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm .................................................................. 104 3.3.2. Đánh giá hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu của các biện pháp qua kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................ 109 3.3.3. Bàn luận .................................................................................. 11414 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 120 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN HLV Huấn luyện viên TDTT Thể dục thể thao TĐ Trận đấu VĐV Vận động viên
- DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Số trang 3.1 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp 55 cao Việt Nam (n = 38) 3.2 Thực trạng nhận thức của HLV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo 55 cấp cao Việt Nam (HLV = 38) 3.3 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp 57 cao Việt Nam (VĐV = 38) 3.4 Thực trạng nhận thức của VĐV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo 58 cấp cao Việt Nam (VĐV = 44) Bảng 3.5 So sánh sự khác biệt giữa nhận thức của HLV và VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh 60 tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo 3.6 Thực trạng nội dung và thời lượng huấn luyện tâm lý trong kế hoạch huấn luyện năm đối với VĐV 61 Karatedo cấp cao Việt Nam 3.7 Kiểm định tỷ lệ thời lượng thực hành huấn luyện tâm lý của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam với đội 62 Karatedo Nhật Bản 3.8 Thực trạng diễn biến các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam 64 (n = 126 lượt thi đấu) 3.9 Thực trạng sử dụng các biện pháp khắc phục các 66
- trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n=13) 3.10 Thực trạng hiệu quả điều chỉnh tâm lý xấu của 71 VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam 3.11 Kết quả phỏng vấn các huấn luyện viên về tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV Karatedo trước 73 thi đấu 3.12 Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên tắc lựa chọn biện pháp khắc phục tâm lý xấu cho VĐV 86 Bảng Karatedo cấp cao Việt Nam 3.13 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo 96 cấp cao Việt Nam (n = 22) 3.14 Phân tích nhân tố về biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp 98 cao Việt Nam (n = 22) 3.15 So sánh một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến trạng thái 105 tâm lý của VĐV trước thực nghiệm sư phạm 3.16 Tiến trình ứng dụng các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt 106 Nam 3.17 ác kết quả triển khai các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV 109 Karatedo cấp cao Việt Nam 3.18 Trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của hai nhóm 110 ở thời điểm trước thực nghiệm 3.19 Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi 111 đấu sau 6 tháng thực nghiệm
- Bảng 3.20 Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi 112 đấu sau 12 tháng thực nghiệm 3.21 Ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục tâm lý 113 cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam 3.22 So sánh kết quả thi đấu giữa nhóm đối chứng và 114 thực nghiệm 3.1 Thực trạng nhận thức của HLV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo 56 cấp cao Việt Nam 3.2 Thực trạng nhận thức của VĐV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo 58 cấp cao Việt Nam 3.3 Tỷ lệ thời lượng huấn luyện tâm lý trong kế hoạch huấn luyện năm đối với VĐV Karatedo cấp cao Việt 61 Nam 3.4 Phân bố các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu Biểu đồ theo các đợt thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt 65 Nam 3.5 Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi 72 đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam 3.6 Tỷ lệ % các đối tượng phỏng vấn 86 3.7 Kết quả phỏng vấn các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao 96 Việt Nam 3.8 Các biện pháp khắc phục 3 trạng thái tâm lý xấu 98 trước thi đấu trong không gian xoay
- 1 MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, TDTT được xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế ổn định xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy nhân tố con người. Chỉ thị 36CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới của Ban bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từng bước xây dựng lực lượng thể thao đỉnh cao… phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động thi đấu thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á…” [1]. Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm; tích cực chuẩn bị lực lượng VĐV và các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á. Bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực”. Định hướng công tác của ngành TDTT đã được Chính phủ thông qua cũng khẳng định: “Thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ chiến lược trọng tâm của ngành nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ thể thao khu vực, Châu lục và Thế giới…” [3], [76],[88]. Khi xác định mục tiêu đó, ngành TDTT cũng đã xây dựng các quan điểm và các giải pháp để phát triển nền thể thao nước nhà, trong đó một số môn thể thao đã được chọn làm trọng điểm mũi nhọn như: Bắn súng, Thể dục,
- 2 Cử tạ, Điền kinh, Bơi, Vật Boxing, Taekwondo, Karatedo… để tham dự các kỳ đại hội TDTT khu vực, Châu lục và Thế giới. Quan điểm và giải pháp trên của ngành đã được thực tiễn chứng minh một cách thuyết phục bằng những tấm huy chương vàng ở các môn trọng điểm này trong các cuộc thi đấu quốc tế. Trong đó VĐV Karatedo đã có sự đóng góp đáng kể, điều đó càng khẳng định sự kế thừa truyền thống thượng võ của dân tộc ta trong các môn thể thao hiện đại. Dân tộc Việt Nam đã có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, có truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Từ thủa xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng võ nghệ để chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, đời này kế tiếp đời kia truyền cho nhau những môn phái võ như võ Tây Sơn, võ Bình Định, võ Nhất Nam, võ Dân Tộc, đồng thời tiếp thu và du nhập các môn phái võ của nước ngoài như võ Thiếu Lâm, Judo, Kiếm, Boxing, Karatedo, Wushu, Taekwondo, Pencaksilatvv… ngày càng làm phong phú thêm các môn phái võ của Việt Nam, giúp cho các thế hệ (hội nhập quốc tế) rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc để sẵn sàng bảo vệ đất nước [20], [31], [36], [40]. Hưởng ứng lời kêu gọi tập thể dục của Bác Hồ ngày 27/3/1946 cả nước ta, đặc biệt là trong các lực lượng vũ trang và thanh thiếu niên cả nước, đã dấy lên một phong trào tập luyện TDTT nói chung và tập luyện võ nói riêng. Ngành TDTT đã chọn ngày này là ngày thể thao Việt Nam. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống thượng võ đó vào trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ an ninh, quốc phòng và tham gia huấn luyện thể thao thành tích cao để thi đấu quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thực hiện tốt “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ kính yêu, Ngành TDTT nước nhà có nhiều cố gắng trong xây dựng và nhân rộng phong trào rèn luyện thân thể trong các ngành, các tầng lớp Nhân dân, đồng thời trong đào tạo và thi đấu thể thao
- 3 thành tích cao VĐV của nước ta đã giành được nhiều thành tích thi đấu tại các giải khu vực, Châu Á và Thế giới. Thành tích đó đã góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống thượng võ của dân tộc, cố vũ động viên thế hệ trẻ nước nhà tích cực học tập, rèn luyện thân thể thực hiện sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. [4], [17], [48], [71]. Đầu năm 2002 khi Việt Nam chính thức là nước chủ nhà đăng cai SEA Games 22, Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi thư chúc tết cho cán bộ, HLV, VĐV, Trọng tài ngành TDTT... “Nước ta đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á SEA Games lần thứ 22, đây là một sự kiện chính trị, Văn hoá, Ngoại giao quan trọng, thể hiện tính đoàn kết hữu nghị, gắn bó giữa các dân tộc trong khu vực và trên Thế giới, thể hiện vị thế của đất nước, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam bước vào thế kỷ mới”. Nhận thức được vai trò của SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam, Ngành TDTT đã có mở ra những hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế. Nâng cao và phát huy những môn thể thao trọng điểm và có truyền thống về thành tích như các môn võ, vật, trong đó có môn Karatedo. Tuy các môn thể thao này mới du nhập vào Việt Nam trong một thời gian ngắn, song với truyền thống thượng võ của nhân dân ta, cộng với các tư chất thông minh lanh lợi và năng khiếu về võ của con người Việt Nam nên các môn võ đã được phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên cả nước. Các VĐV Việt Nam ở các môn võ này không những nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và nâng cao trình độ để theo kịp với VĐV các nước khác trong khu vực mà còn dành được những thành tích vang dội ở các đại hội, SEA Games, ASIAD, Olympic và thế giới. Môn Karatedo đã dành được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng ở các đại hội SEA Games, ASIAD và Thế giới. Trong đó có các VĐV nổi tiếng của làng Karatedo Việt Nam như: Phạm Hồng Hà (2 lần vô địch Châu Á, 3 lần vô địch SEA Games), Phạm Hồng Thắm, Trần Văn Thông, Hà Kiều Trang,
- 4 Nguyễn Trọng Bảo Ngọc, Vũ Kim Anh, Vũ Thị Nguyệt Ánh, Đặng Thị Hồng Nhung và Lê Bích Phương là những nhà vô địch Châu Á và SEA Games cùng nhiều võ sĩ khác... Tại SEA Games 22 và SEA Games 23, đoàn thể thao Việt Nam đoạt tổng số 158 huy chương vàng trong đó các môn võ vật đạt đến 65 huy chương vàng chiếm hơn 1/3 trong tổ số bộ huy chương riêng Karatedo đạt 17 huy chương vàng. [19], [36], [47], [58]. Trong thể thao hiện đại, song song với việc chuẩn bị về kỹ chiến thuật thể lực, việc chuẩn bị tâm lý thi đấu cho VĐV đã ngày càng được coi trọng. Đặc biệt trong thể thao hiện đại khi trình độ kỹ thuật và thể lực giữa các VĐV không có sự khác biệt đáng kể thì các yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò quyết định thắng, bại trong mỗi trận thi đấu. Nhiều nhà tâm lý đã cho rằng “yếu tố tâm lý quyết định 50% thắng bại ở những trận đấu then chốt”. Hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao diễn ra trong điều kiện hết sức căng thẳng cả về thể lực lẫn tâm lý; Nếu chuẩn bị tâm lý cho VĐV không tốt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tập luyện và thi đấu. Đặc biệt trong thể thao hiện đại khi mà trình độ kỹ thuật và thể lực giữa các VĐV không có sự khác biệt đáng kể thì các yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò thắng bại trong thi đấu. Thực tiễn thể thao đã chứng minh trong thi đấu nhiều VĐV có trình độ chuyên môn tốt nhưng đã không thể hiện được hết khả năng chuyên môn của mình trong các cuộc thi đấu quan trọng; Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi đấu, đó là trạng thái tâm lý của VĐV trước và trong quá trình thi đấu. Các kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia tâm lý thể thao hàng đầu của thế giới như P.A Rudich, AX Pu Nhi (Nga), Hall, Hanin, Hinman Jackốp, Orlick.. (Mỹ), Lưu Thúc Huệ, Mã Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng (Trung Quốc). cũng như các Chuyên gia tâm lý thể thao Việt Nam như Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Nguyên Duy Phát, Nguyễn Toán đều khẳng định vai trò quan trọng của trạng thái tâm lý trước thi đấu các
- 5 môn thể thao nhất là các môn thi đấu cá nhân mang tính chất đối kháng trực tiếp như Kiếm, Boxing, Karatedo, Taekwondo và Pencaksilat...[2], [40], [75], [87], [92]. Theo quan điểm của các nhà tâm lý thể thao: do đối kháng tích cực của đối phương tạo nên tính đối lập (mẫu thuẫn) trực tiếp giữa ý nghĩa của VĐV (mối liên hệ trực tiếp) và thông tin ngược về kết quả là (mối liên lệ phản hồi) tạo nên sự đối lập về cảm xúc trong hoạt động tâm lý và luôn luôn mang tính xung đột (hưng phấn hay ức chế) trong hoạt động thi đấu, nhất là trong các cuộc thi đấu quan trọng. Tính đối kháng này là một trong những nhân tố tạo ra các trạng thái tâm lý khác nhau ở VĐV. Chỉ khi nào VĐV có được các phẩm chất tâm lý cần thiết và kỹ năng tự điều chỉnh tốt nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu để đưa trạng thái tâm lý trở về trạng thái tâm lý tối ưu (trạng thái sẵn sàng thi đấu) thì mới đạt được hiệu quả thi đấu mong muốn. Qua nhiều năm liên tục theo dõi các VĐV Karatedo thi đấu tại các giải toàn quốc và quốc tế, cũng như qua phỏng vấn các chuyên gia trong và ngoài nước của môn Karatedo và hàng trăm VĐV Karatedo cấp cao chúng tôi nhận thấy: trước và trong thi đấu, các VĐV ở môn võ Karatedo thường có các trạng thái tâm lý như hưng phấn hoặc ức chế ở các mức độ khác nhau gây nên các trở ngại tâm lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi đấu của họ. Đặc biệt là ở các cuộc thi đấu quan trọng như Seagames và Asiad. Chúng tôi nhận thấy nhiều VĐV trong tập luyện đã được các HLV đánh giá đạt được trình độ chuyên môn và thể lực tốt, song khi ra thi đấu lại có biểu hiện trạng thái tâm lý như ý chí bị giảm sút, tư duy thiếu logic, tốc độ của quá trình tư duy chậm, năng lực vận động cũng như kỹ, chiến thuật, thể lực bị sa sút. Có nhiều VĐV đã bị rối loạn về cảm xúc làm suy giảm thành tích và sức khoẻ của họ một cách rõ rệt. Việc đánh giá tâm lý trước thi đấu chưa được tiến hành một cách khoa học, việc điều chỉnh tâm lý cho VĐV trước thi đấu còn thực hiện tự phát
- 6 mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm, các đội tuyển nói chung và Karatedo nói riêng chưa có chuyên gia về tâm lý. [16], [23], [75], [93], [95], [96]. Qua theo dõi một số giải đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam cho thấy, hiệu quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu đối với VĐV cấp cao Việt Nam còn thấp, nhiều VĐV có các trạng thái tâm lý xấu chưa được khắc phục kịp thời. Tỷ lệ khắc phục trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các trạng thái tâm lý sốt xuất phát, thờ ơ và không phân biệt, số VĐV này chiếm tỷ lệ cao. Từ đó ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu suất thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Xuất phát từ những thực tiễn khách quan, từ vị trí vai trò của công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam”. Với mong muốn nâng cao thành tích cho các VĐV Karatedo trên đấu trường quốc tế bởi hiện nay môn Karatedo đã được đưa vào thi đấu Olympic, nếu VĐV của nước ta giành được huy chương sẽ góp phần đưa thể thao thành tích cao của Việt Nam lên tầm cao mới. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo để lựa chọn xây dựng nội dung và cách tiến hành các biện pháp tâm lý nhằm khắc phục có hiệu quả các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu, nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Thực trạng nhận thức của HLV và VĐV về công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu;
- 7 Thực trạng công tác huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam; Thực trạng và hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Mục tiêu 2: Lựa chọn xây dựng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Xác định các cơ sở lựa chọn biện pháp; Xác định các nguyên tắc lựa chọn biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam; Các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam; Kiểm định sự đồng thuận đối với các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Tổ chức thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu của các biện pháp qua kết quả thực nghiệm sư phạm. Giả thuyết khoa học của đề tài: Mỗi loại trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo đều có nguyên nhân và cơ chế khác nhau, nếu lựa chọn và xây dựng được giải pháp, các biện pháp điều chỉnh tâm lý. Phát động kích hoạt các hoạt động tâm lý, tích cực sẽ tạo ra các trạng thái tâm lý tốt khắc phục tâm lý xấu, đưa VĐV vào trạng thái sung sức thể thao phát huy tối đa trình độ chuyên môn khi thi đấu từ đó nâng cao được thành tích thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao ở nước ta.
- 8 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vai trò và tác dụng của huấn luyện tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao 1.1.1. Các khái niệm tâm lý học có liên quan tới tập luyện và thi đấu thể thao Khái niệm về quá trình tâm lý. Theo các nhà tâm lý Mác xít của Nga thì quá trình tâm lý là “hiện tượng khởi đầu, diễn biến và kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý”... “Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần, nó xuất hiện như là một yếu tố điều chỉnh ban đầu đối với con người... Các quá trình đó gồm quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí”. Các nhà tâm lý học Trung Quốc khái niệm về quá trình tâm lý là “Hình thức cơ bản hiện tượng tâm lý là quá trình hoạt động phản ánh sự vật khách quan của bộ não con người, là nền tảng của việc hình thành trạng thái tâm lý và đặc trưng cá tính”. Qua 2 khái niệm đó chúng ta thấy có sự đồng nhất, họ đều cho rằng quá trình tâm lý là một hoạt động phản ánh của bộ não con người đối với sự vật khách quan là nền tảng của quá trình nhận thức cảm xúc ý chí và các đặc trưng tâm lý cá tính. Khái niệm về trạng thái tâm lý. Các nhà tâm lý Xô Viết cho rằng trạng thái tâm lý luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý, giữ vai trò như là cái nền quy định mức hoạt động của các quá trình đó. Theo họ trạng thái tâm lý không phải là hiện tượng tâm lý độc lập, nó xuất hiện và tồn tại theo các quá trình tâm lý. Quan điểm của các nhà tâm lý học của Trung Quốc: “Trạng thái tâm lý là đặc điểm hoạt động tâm lý trong một thời gian mặc định những hoạt động tâm lý này có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình tâm lý và công năng sinh lý nhất định là phản ánh của con người với tác dụng của nhân tố môi trường bên
- 9 trong và bên ngoài, trạng thái tâm lý là một thứ sản phẩm tổng hợp của thế hoàn chỉnh. Các khái niệm trên ở mức độ này hay mức độ khác, đã có sự đồng nhất cho rằng đó là một hoạt động tâm lý xảy ra trong một thời điểm nhất định, với điều kiện nhất định nào đó. Nó liên quan chặt chẽ với quá trình tâm lý, bị chi phối bên trong và bên ngoài của cơ thể, đồng thời nó là một sản phẩm tổng hợp của một thể hoàn chỉnh của con người và môi trường. Một trong những trạng thái tâm lý liên quan trong thể thao được các nhà tâm lý học đề xuất tới là trạng thái thi đấu thể thao, trạng thái tâm lý thi đấu dựa vào thời điểm lại được phân thành trạng thái tâm lý trước thi đấu, trong thi đấu và sau thi đấu Khái niệm về trạng thái tâm lý trước thi đấu. Theo các nhà tâm lý học thể thao, khái niệm về trạng thái tâm lý trước thi đấu là “sự biểu hiện tổng hợp của những chức năng tâm lý quan thời điểm nhất định và cần thiết cho hoạt động thể thao được thể hiện tiêu biểu ở một mức tích cực và ở một cường độ nhất định”. Nó là một mặt ý thức của VĐV phản ánh các rung cảm được gây nên do những suy nghĩ, biểu tượng về việc tham gia thi đấu. [1], [10], [30], [70]. Các nhà tâm lý học cho rằng trạng thái tâm lý trước thi đấu gồm 4 loại: (1) Trạng thái tâm lý “sốt xuất phát”. Trạng thái sốt xuất phát còn được gọi là trạng thái (kích động quá mức). Trạng thái này có những biểu hiện chủ yếu sau: VĐV hưng phấn quá mức hoặc quá sớm, cảm xúc căng thẳng mãnh liệt. Hô hấp ngắn, gấp; tim đập nhanh; tâm thần không ổn định. Thường xuyên có các cản trở cảm xúc tiêu cực như sợ, lo lắng, nôn nóng, dễ kích động, tình cảm không ổn định.
- 10 Có các hành vi về mặt tri giác và biểu tượng không liên quan, sức chú ý không tập trung, trí nhớ giảm sút rõ rệt. Dễ quên các yếu tố quan trọng đối với thi đấu, động tác kỹ thuật không nhịp nhàng, thống nhất. Các VĐV Karatedo trước thi đấu bị “sốt xuất phát” quan sát sẽ thấy: Mặt đỏ đi lại đứng ngồi không yên, vội vàng hấp tấp, hay có động tác thừa, đi tiểu nhiều lần, tim đập nhanh, mạnh, mồ hôi ra nhiều, huyết áp tăng, nhiệt độ tăng, tần số hô hấp tăng, run tay, phối hợp động tác kém, chú ý giảm, ít tập trung, không ổn định, chân tay vụng về, vào thi đấu mất bình tĩnh, hay bị đối phương ghi điểm khi tấn công. (2) Trạng thái tâm lý tự tin quá mức (không phân biệt): Trạng thái tâm lý này còn được gọi là trạng thái “tự tin mù quáng”. Biểu hiện chủ yếu là VĐV không lường được đầy đủ các khó khăn phức tạp của cuộc thi đấu sắp đến, hoặc đánh giá quá cao sức mạnh của mình hoặc tin tưởng có thể sẽ dễ dàng giành được thắng lợi. Thông thường các VĐV khi gặp đối thủ kém hơn hay bị rơi vào trạng thái tâm lý này. Trạng thái tâm lý không phân biệt có những đặc trưng sau: Do năng lượng tâm lý của VĐV không được động viên một cách tích cực. Cường độ chú ý giảm sút, tri giác, tư duy tương đối trì trệ. Tư tưởng thăng trầm không ổn định. Không chịu khó tiến hành các quy trình để chuẩn bị đấu. Khi VĐV Karatedo bị rơi vào trạng thái này thì năng lực thi đấu thường ở dưới mức bình thường, chậm chạp, thụ động, thiếu tích cực, tần suất kém ít ra đòn, đạt điểm số thấp. (3) Trạng thái tâm lý thờ ơ. Nếu VĐV Karatedo trước khi bước vào thi đấu mà bị rơi vào trạng thái tâm lý này thì có những biểu hiện sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 267 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 364 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 298 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 244 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 196 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 146 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 90 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 24 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 23 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn