Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam; làm rõ những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGÔ THỊNH HƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGÔ THỊNH HƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Danh Thái 2. PGS.TS Đinh Khánh Thu Hà Nội - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Ngô Thịnh Hường
- MỤC LỤC Trang bìa ............................................................................................................ Trang phụ bìa .................................................................................................... Lời cam đoan ..................................................................................................... Mục lục ............................................................................................................... Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án ........................................................ Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình trong luận án ....................... MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 5 1.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................... 5 1.1.1. Khái niệm chính phủ điện tử ................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm Trang tin điện tử và chất lượng website .................................... 5 1.1.3. Khái niệm cạnh tranh ................................................................................ 7 1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh................................................................ 11 1.1.5. Khái niệm giải pháp ................................................................................ 12 1.1.6. Khái niệm chất lượng trang tin điện tử TDTT ......................................... 13 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý báo chí - truyền thông 14 1.3. Khái quát về Trang tin điện tử TDTT Việt Nam .................................... 17 1.3.1. Trang tin điện tử TDTT Việt Nam ........................................................ 17 1.3.2. Năng lực của Trung tâm Thông tin TDTT............................................ 19 1.4. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam .............................................................................................. 20 1.4.1. Yếu tố khách quan .................................................................................. 20 1.4.2. Yếu tố chủ quan...................................................................................... 27 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................. 31 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 31 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 31 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ......................................................... 32 2.2.3. Phương pháp Delphi ............................................................................. 33 2.2.4. Phương pháp ma trận ............................................................................ 34 2.2.5. Phương pháp kiểm chứng ..................................................................... 35 2.2.6. Phương pháp toán thống kê................................................................... 37 2.3. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 38
- 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 38 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 39 3.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam .................................................................................................................39 3.1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử .................. 39 3.1.2. Xác định nhân tố và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam .................................................................................. 45 3.1.3. Xây dựng khung đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam .............................................................................................. 47 3.1.4. Bàn luận ................................................................................................ 53 3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam và kinh nghiệm thế giới ....................................................................... 60 3.2.1. Kinh nghiệm thế giới trong ứng dụng nâng cao năng lực cạnh tranh website ............................................................................................................. 60 3.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT .............. 68 3.2.3. Thực trạng tin bài trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam .................... 71 3.2.4. Tự đánh giá năng lực cạnh tranh trang tin điện tử TDTT ..................... 75 3.2.5. Bàn luận ................................................................................................ 79 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam......................................................................................................... 84 3.3.1. Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam .............................................................................................. 84 3.3.2. Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam ............................................................................................ 101 3.3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp ................................................... 112 3.3.4. Bàn luận .............................................................................................. 127 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 131 A. Kết luận .................................................................................................... 131 B. Kiến nghị .................................................................................................. 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... PHỤ LỤC ...........................................................................................................
- DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CMCN Cách mạng công nghiệp ND Nhóm người dùng QL Nhóm quản lý TDTT Thể dục thể thao TT Nhóm truyền thông
- DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN TT NỘI DUNG BIỂU BẢNG Trang 1.1 Cấu trúc chuyên mục trang tin điện tử TDTT Việt Nam Sau Tr.18 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực Sau Tr.46 cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam (n=58 3.2 Kết quả đánh giá chất lượng nội dung trang tin điện tử TDTT 68 Việt Nam (n = 168) 3.3 Kết quả đánh giá chất lượng thiết kế trang tin điện tử TDTT 69 Việt Nam (n = 168) 3.4 Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức trang tin điện tử TDTT 69 Việt Nam (n = 168) 3.5 Kết quả đánh giá mức độ thân thiện với người dùng trang tin 70 điện tử TDTT Việt Nam (n = 168) 3.6 Kết quả tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin 70 điện tử TDTT Việt Nam (n = 168) 3.7 Diễn biến tin bài trên trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 71 2017 đến 2019 3.8 Kiểm định bài viết của phóng viên đã đăng trên trang tin điện 72 tử TDTT Việt Nam năm 2017 3.9 Kiểm định bài viết của phóng viên theo chuyên mục trên 73 trang tin điện tử TDTT Việt Nam năm 2017 3.10 Kiểm định bài viết theo chuyên mục của trang tin điện tử Sau Tr.74 TDTT Việt Nam năm 2017 3.11 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) liên quan đến trang 76 tin điện tử TDTT 3.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) liên quan đến 77 trang tin điện tử TDTT 3.13 Ma trận vị thế cạnh tranh (CPM) của trang tin điện tử TDTT 78 3.14 Thống kê tần suất trả lời về lựa chọn giải pháp lần 1 (n = 90) Sau Tr.86 3.15 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 1: Nâng cao nhận 87 thức về Trang tin điện tử TDTT
- TT NỘI DUNG BIỂU BẢNG Trang 3.16 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 2: Tăng cường 88 tính thời sự, chuyên sâu của thông tin chuyên ngành đáp ứng nhu cầu người sử dụng 3.17 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 3: Tăng cường 89 đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Trang tin điện tử TDTT 3.18 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 4: Đảm bảo hiệu 90 lực lãnh đạo và nhân lực cho Trang tin điện tử TDTT 3.19 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 5: Nâng cao uy 91 tín và phát triển thương hiệu của Trung tâm Thông tin TDTT 3.20 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 6: Nâng cao năng 92 lực tài chính cho Trung tâm Thông TDTT 3.21 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 7: Nâng cao chất 93 lượng lao động của Trung tâm Thông tin TDTT 3.22 Phân tích kết quả phỏng vấn lần 1 giải pháp 8: Nâng cao chất 94 lượng sản phẩm của Trung tâm Thông tin TDTT 3.23 Thống kê tần suất trả lời về lựa chọn giải pháp lần 2 (n = 90) Sau Tr.95 3.24 Phân tích Likert và mức độ phân tán kết quả phỏng vấn lần 2 96 về lựa chọn các giải pháp 3.25 Phân tích ANOVA giữa ba nhóm phỏng vấn ở lần thứ 2 về 97 lựa chọn các giải pháp 3.26 Phân tích Likert và mức độ phân tán kết quả phỏng vấn lựa Sau Tr.99 chọn các nhiệm vụ của từng giải pháp (n = 90) 3.27 Phân tích ANOVA giữa ba nhóm phỏng vấn về lựa chọn các 100 nhiệm vụ cho mỗi giải pháp 3.28 So sánh hai phương thức đánh giá chất lượng bài viết trên 120 trang tin điện tử TDTT 3.29 Công nghệ ứng dụng trong website tdtt.gov.vn 121 3.30 Đánh giá việc bổ sung các chuyên mục, chuyên trang thông 122 qua ý kiến phản hồi của độc giả (n = 168)
- TT NỘI DUNG BIỂU BẢNG Trang 3.31 Đánh giá hai phương thức phát hành tin bài trên trang tin điện 124 tử TDTT thông qua ý kiến người sử dụng 3.32 Kết quả đánh giá tương tác với người dùng thông qua phân 125 tích từ trang Google Analytics TT NỘI DUNG BIỂU ĐỒ Trang 3.1 Kết quả lựa chọn tiêu chí cho nhân tố chất lượng nội dung Sau Tr.46 3.2 Kết quả lựa chọn tiêu chí cho nhân tố chất lượng thiết kế Sau Tr.46 3.3 Kết quả lựa chọn tiêu chí cho nhân tố chất lượng tổ chức Sau Tr.46 3.4 Kết quả lựa chọn tiêu chí cho nhân tố thân thiện với người Sau Tr.46 dùng 3.5 Ma trận IE về trang tin điện tử TDTT 79 3.6 Cấu trúc đối tượng phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao 86 năng lực cạnh tranh cho trang tin điện tử TDTT 3.7 Phân phối số lượng theo mức độ trả lời ở phỏng vấn lần 1 Sau Tr.86 3.8 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP1 bằng 87 phương pháp Tukey 3.9 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP2 bằng 88 phương pháp Tukey 3.10 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP3 bằng 89 phương pháp Tukey 3.11 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP4 bằng 90 phương pháp Tukey 3.12 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP5 bằng 91 phương pháp Tukey 3.13 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP6 bằng 92 phương pháp Tukey 3.14 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP7 bằng 93 phương pháp Tukey
- TT NỘI DUNG BIỂU ĐỒ Trang 3.15 So sánh giữa các nhóm phỏng vấn lần 1 của GP8 bằng 94 phương pháp Tukey 3.16 Phân phối số lượng theo mức độ trả lời ở phỏng vấn lần 2 Sau Tr.95 3.17 Mức độ tăng trưởng (%) về sự tương tác với người dùng giữa 126 năm 2020 với 2019 của trang tin điện tử TDTT TT NỘI DUNG SƠ ĐỒ Trang 3.1 Khung đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử 48 TDTT Việt Nam 3.2 Quy trình tạo nội dung trang tin điện tử TDTT 117 3.3 Phương thức phát hành trên tòa soạn điện tử Magic E-New 124 của trang tin điện tử TDTT TT NỘI DUNG HÌNH Trang 1.1 Sơ đồ trang tin điện tử TDTT Sau Tr.18 1.2 Mô hình hệ thống mạng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu Sau Tr.18 1.3 Mô hình chức năng trang tin điện tử TDTT Việt Nam Sau Tr.18 3.1 Giao diện trang chủ trang tin điện tử TDTT Việt Nam 122 3.2 Tòa soạn điện tử Magic E-New của trang tin điện tử TDTT 124
- 1 MỞ ĐẦU Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X (8/2007) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác tư tưởng, lí luận, báo chí. Quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết đã chỉ rõ “Đối với báo chí, cần nhấn mạnh, báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí” [7]. Trang tin điện tử TDTT Việt Nam hoạt động theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Đồng thời tuân thủ các nội dung trong Luật Thể dục, Thể thao [8], [24]. Xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ quản lý điều hành và tác nghiệp của Ngành TDTT trên môi trường Internet đã được triển khai theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 [178], [21], [79]. Kết quả trong giai đoạn 2001-2010 đối với trang tin điện tử TDTT đã phổ biến được những thông tin cần thiết liên quan tới công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của ngành TDTT; đồng thời thực hiện tuyên truyền đối nội, tuyên truyền đối ngoại thông qua việc cung cấp, trao đổi những thông tin về hoạt động TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao, quan hệ hợp tác quốc tế, khoa học TDTT, phổ biến kiến thức về TDTT... Hệ thống thông tin điện tử tổng hợp này cũng đồng thời là một công cụ để Ngành TDTT thực hiện tiếp xúc, lắng nghe tới công dân, thực hiện các dịch vụ công theo mô hình Chính phủ điện tử [84], [85]. Việc xây dựng Trang tin điện tử TDTT của Ngành TDTT là nhằm đưa thông tin về các hoạt động TDTT trên mọi lĩnh vực tới đông đảo quần chúng
- 2 nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay, chất lượng tin, bài trên trang tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, cũng như đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo ngành TDTT. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mạng xã hội, nhiều loại hình trang tin điện tử mới xuất hiện, ngày càng phong phú, đa dạng và cơ chế thị trường giàu tính cạnh tranh buộc các trang tin điện tử TDTT phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Qua thực tiễn công tác vận hành, tác nghiệp cho thấy còn tồn tại một số điểm sau đây: Quá trình tác nghiệp tin bài cho đến kiểm duyệt, đăng tin còn chậm, chưa đảm bảo được về thời gian, và chưa thông tin kịp thời về các sự kiện của ngành TDTT. Các công nghệ ứng dụng cho thiết kế trang tin điện tử còn chưa bắt kịp xu thế nên làm giảm hiệu quả tương tác với độc giả, khó mở rộng các nội dung liên quan đến TDTT quần chúng và thành tích cao. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên của trang tin điện tử còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Các phóng viên cần được đào tạo về lĩnh vực báo chí, công nghệ và đặc thù ngành TDTT. Mức độ chuyên trách còn thấp và vẫn phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều chuyên mục. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan của các tác giả Đàm Quốc Chính (2007) [18], Lưu Chu Hưng (2008) [49], Phạm Thị Thu Huyền (2014) [53], Nguyễn Thanh Nhân (2015) [63], Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2015) [76], Lê Ngọc Tâm (2016) [71], Lê Thị Ngọc Anh (2019) [1], Nguyễn Mạnh Tuân (2020) [80] cho thấy: Các công trình đã hình thành cơ sở lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực báo chí hoặc các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng website, quản lý quá trình đào tạo vận động viên thể thao và định hướng khái quát về phát triển trang tin điện tử TDTT Việt Nam, nâng cao hiệu quả tác nghiệp.
- 3 Tuy nhiên, các công trình chưa đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh đối với trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Các công trình chưa đi sâu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh làm cơ sở để trang tin điện tử TDTT Việt Nam tự đánh giá năng lực cạnh tranh của mình; Chưa xác định đầy đủ và đánh giá đúng những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam (yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan); Chưa đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam; Chưa dự báo xu hướng cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam khi vị trí, vai trò của từng loại hình báo chí có thay đổi. Chưa đề xuất một cách có căn cứ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam trong thời kỳ mới. Có thể khẳng định trang tin điện tử TDTT của ngành ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng, đặc biệt trong công tác TDTT. So với nhu cầu, yêu cầu của bạn đọc, Trang tin điện tử TDTT còn nhiều hạn chế, bất cập. Xuất phát từ những lý do nêu trên, dựa vào các phân tích về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam; làm rõ những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
- 4 Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Mục tiêu 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam và kinh nghiệm thế giới. Mục tiêu 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Giả thuyết khoa học: Năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam còn nhiều bất cập. Nếu xây dựng được các giải pháp có đủ cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Mô hình nghiên cứu lý thuyết: Giả thuyết là năng lực cạnh tranh có quan hệ cùng chiều với các yếu tố Nội dung/Thiết kế/Tổ chức/Thân thiện với người dùng của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Mỗi yếu tố này lại có quan hệ cùng chiều với các tiêu chí thứ cấp đánh giá chất lượng Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Mô hình nghiên cứu lý thuyết được luận án sử dụng để thiết kế nghiên cứu và phát triển thang đo.
- 5 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm chính phủ điện tử Các định nghĩa về Chính phủ điện tử bao gồm từ “việc sử dụng ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc phục những rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên giấy tờ truyền thống” cho tới “sử dụng ICT để cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân, các đối tác kinh doanh và người lao động”. Chính phủ điện tử bao gồm việc tự động hóa hoặc vi tính hóa các thủ tục giấy tờ hiện hành và qua đó sẽ tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lược, giao dịch kinh doanh, lắng nghe người dân và cộng đồng cũng như trong việc tổ chức và cung cấp thông tin [16], [20], [64]. Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử được thực hiện theo 4 bước sau: Đưa thông tin lên các trang tin điện tử. Mở rộng khả năng cho người dân truy cập thông tin trực tuyến, tiếp xúc với các cơ quan Chính phủ bằng thư điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử khác. Trao đổi hai chiều và giao dịch trên mạng 24/24 giờ và 7/7 ngày trong tuần thông qua các ứng dụng tự phục vụ. Các dịch vụ trực tuyến được tích hợp mạnh mẽ ở một cổng dịch vụ, phát huy tối đa cơ chế một cửa, tạo nên hiệu quả trong giao dịch giữa Chính phủ và người dân, doanh nghiệp. Trang tin điện tử TDTT của ngành TDTT đã được xây dựng và triển khai với tên miền www.tdtt.gov.vn 1.1.2. Khái niệm Trang tin điện tử và chất lượng website Trang tin điện tử trên Internet là trang tin hoặc tập hợp trang tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang tin điện tử (website), trang cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal)... [22].
- 6 Chất lượng là một trong những khái niệm thường được sử dụng trong các lĩnh vực đời sống. Chịu tác động tổng hợp từ nhiều yếu tố như kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, thói quen... của con người. Chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quyết định của khách hàng trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên, khái niệm chất lượng vần còn chưa thống nhất do sự khác biệt về quan điểm, do xem xét trên các khía cạnh khác nhau, cách tiếp cận quản lý chất lượng khác nhau. Khái niệm chất lượng được một số chuyên gia định nghĩa như sau: Theo Crosby (1989) thì chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định, Juran (1998) lại có tiếp cận khác, ông cho rằng chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu [99], [104]. Ishikawa (1989) mở rộng thêm theo hướng hiệu quả, ông định nghĩa: Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất [105]. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2000 định nghĩa chất lượng là: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Với định nghĩa trên, chất lượng là một khái niệm tương đối, có đặc điểm là: Mang tính chủ quan và thay đổi theo thời gian không gian và điều kiện sử dụng [90]. Như vậy: Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, không chỉ làm hài lòng mà còn làm họ say mê sản phẩm. Xem xét chất lượng sản phẩm hay dịch vụ đứng trên quan điểm người tiêu dùng có ý nghĩa sống còn cho hoạt động của mỗi cá nhân hay tổ chức. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. Ngoài ra, khi nói đến chất lượng không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán, vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm.
- 7 Website có chất lượng là website thoả mãn được ba điều kiện sau đây: Nội dung hấp dẫn, đầy đủ, hợp với chủ ý của việc xây dựng website. Được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc/khai thác dễ định hướng trong website. Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung. 1.1.3. Khái niệm cạnh tranh Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc trong kinh tế học và gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Có cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp, quốc gia. Nội hàm về khái niệm cạnh tranh đã được nhiều nhà kinh tế nghiên cứu qua một thời gian dài và trên phạm vi nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm cạnh tranh vẫn chưa đạt tới sự thống nhất. Vào thế kỷ XIX, Các Mác cho rằng: “Cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định” [60]. Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Chủ nghĩa tư bản phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã đi dần vào quỹ đạo của sự ổn định với xu hướng chủ đạo là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước, thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lê nin viết: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh,
- 8 tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” [47]. Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong cuốn Hán - Việt Từ - Điển giải thích “Cạnh tranh là ganh đua hơn thua” [56]. Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt giải nghĩa rằng: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” [38]. Theo Từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau [89]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” [83]. Theo Từ điển Kinh doanh của Anh thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình” [103]. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” cho rằng cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) [70]. Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả [65]. Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành
- 9 động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua [32]. Các tác giả trong cuốn “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh”, thuộc dự án VIE/97/016 thì cho rằng: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua” [88]. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” thì cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh [74]. Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian” [58]. Từ sự phân tích trên có thể rút ra một số nội dung chính của khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế như sau: Cạnh tranh là sự giành giật thị trường các yếu tố đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa các chủ thể kinh tế. Mục đích trực tiếp là thu về lợi nhuận cao nhất có thể. Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh. Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau cạnh tranh như: đặc tính và chất lượng sản phẩm; giá bán sản phẩm; nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bán hàng; hình thức thanh toán.
- 10 Tổng hợp các phân tích nêu trên thì có thể xem cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trong một môi trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể thông qua việc: giảm chi phí, tăng chất lượng, quảng cáo… nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, mẫu mã đẹp, phục vụ tiện ích để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích - đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận trong khi đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó thường xuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng ngang bằng hay tốt hơn. Đối với hoạt động báo chí do có chức năng đặc thù nên động lực, mục đích cạnh tranh của báo chí có khác với các lĩnh vực khác, chẳng hạn trong kinh tế mục đích lợi nhuận là tối đa. Đối với báo chí, trang tin điện tử thì nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị, tạo đồng thuận xã hội lại là mục tiêu cao nhất. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các cơ quan báo chí với nhau, giữa các cơ quan báo chí với các trang tin điện tử, giữa báo chí trong nước với báo chí quốc tế mà ngay cả giữa các loại hình báo chí khác nhau (báo hình, báo nói, báo in, báo mạng điện tử…). Hiện nay, đã và đang hình thành các tập đoàn truyền thông đa phương tiện, tích hợp tất cả các loại hình báo chí, đặc biệt là có sử dụng tối đa ứng dụng Internet. Trước xu thế phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tương lai báo in được dự báo sẽ vô cùng khó khăn. Các loại hình báo chí, trang tin điện tử sẽ phải tham gia đồng thời vào cuộc cạnh tranh cả về nội dung, hình thức và phương thức phát hành để thu hút mối quan tâm của độc giả. Tham gia vào cơ chế cạnh tranh, trang tin điện tử TDTT Việt Nam cần từng bước khẳng định vị thế, giá trị của mình và có thể trở thành kênh thông tin có liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về TDTT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 269 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 367 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 303 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 247 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 197 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 91 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn