intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRỊNH KIÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 16 - 17 THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRỊNH KIÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 16 - 17 THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Đức Dũng. 2. PGS.TS Đặng Thị Hồng Nhung. HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Trịnh Kiên
  4. MỤC LỤC Trang bìa. Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Danh mục các đơn vị đo lƣờng trong luận án. Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ trong luận án. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 8 1.1. Đặc điểm đặc trƣng cơ bản và xu thế phát triển của bóng đá hiện đại.. ............................................................................................................ 8 1.1.1. Đặc trưng cơ bản của bóng đá hiện đại. .......................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động vận động trong môn bóng đá. ................ 11 1.2. Các quan điểm và phân loại sức bền trong huấn luyện thể thao. ..... 13 1.2.1. Các quan điểm về sức bền trong huấn luyện thể thao. .................. 13 1.2.2. Phân loại sức bền. .......................................................................... 16 1.3. Đặc điểm sức bền chuyên môn trong bóng đá và mối quan hệ giữa sức bền với các tố chất thể lực. ............................................................. 18 1.3.1. Khái quát về sức bền chuyên môn trong bóng đá.......................... 18 1.3.2. Đặc điểm sức bền chuyên môn trong bóng đá: ............................. 20 1.3.3. Xu hướng huấn luyện sức bền chuyên môn cho vận động viên bóng đá. .................................................................................................. 21 1.3.4. Mối quan hệ giữa sức bền với các tố chất thể lực trong bóng đá .. 23 1.3.5. Các nguyên tắc huấn luyện sức bền chuyên môn cho vận động viên bóng đá. ......................................................................................... 27 1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý trong huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17.................................... 30 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức bền sinh lý của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ............................................................... 30 1.4.2. Phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ....................................................... 35
  5. 1.4.3. Khái quát về đặc điểm tâm - sinh lý nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ................................................................................... 39 1.5. Lƣợng vận động bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. .......................... 43 1.5.1. Khái niệm bài tập thể chất trong huấn luyện thể thao. .................. 43 1.5.2. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. .............................................. 46 1.5.3. Lượng vận động bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ................... 49 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan............................................... 52 1.7. Nhận xét. ................................................................................................. 58 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 60 2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. ..................................................... 60 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 60 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................... 60 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 61 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................. 61 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. ................................................. 61 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. .................................................... 62 2.2.4. Phương pháp kiểm tra tâm lý. ........................................................ 65 2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh. ........................................................ 66 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................... 67 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................. 71 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 72 2.3. Tổ chức nghiên cứu. ............................................................................... 75 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. .................................................................... 75 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................... 76 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu. ..................................................................... 77 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. ...................... 78 3.1. Nghiên cứu đặc điểm và thực trạng phát triển sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ... 78
  6. 3.1.1. Xác định test đánh giá sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................. 78 3.1.2. Đánh giá đặc điểm sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................. 86 3.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................ 89 3.1.4. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................. 91 3.1.5. Bàn luận về đặc điểm và thực trạng phát triển sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội................................................................................................. 99 3.2. Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội.......................................................................................................... 108 3.2.1. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội......... 108 3.2.2. Ứng dụng, xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................................................................. 112 3.2.3. Bàn luận về kết quả lựa chọn, ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. .................................................................. 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 130 A. Kết luận. .................................................................................................. 130 B. Kiến nghị: ................................................................................................ 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 122 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 131
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CLB - Câu lạc bộ. CT - Chuyển tiếp. ĐC - Đối chứng. GDTC - Giáo dục thể chất. HCB - Huy chương bạc. HCV - Huy chương vàng. HLV - Huấn luyện viên. HLTT - Huấn luyện thể thao. HL&TĐ - Huấn luyện và Thi đấu LVĐ - Lượng vận động. SBCM - Sức bền chuyên môn. TDTT - Thể dục thể thao. TĐ - Thi đấu. TĐTL - Trình độ tập luyện. THPT - Trung học phổ thông. TN - Thực nghiệm. VĐV - Vận động viên. XPT - Xuất phát thấp.
  8. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG TRONG LUẬN ÁN ATP - Adenosine Triphosphate HR - Tần số tim (ck/ph). HW - Chỉ số công năng tim. m - Mét ms - Mili giây. s - Giây VO2Max (ml/ph/kg) - Thể tích hấp thụ oxy tối đa, đơn vị đo mililit/phút/kilogram VO2/HR (ml/mđ) - Lượng oxy hấp thụ trong một chu chuyển tim, đơn vị đo Mililít/nhịp. VE (lít/ph) - Thông khí phổi , đơn vị đo lít/phút.
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang 1.1 Sự phát triển sức nhanh của VĐV bóng đá lứa tuổi 26 11 - 14 1.2 Lượng vận động trong huấn luyện sức bền chuyên Sau 51 môn cho VĐV bóng đá trẻ 1.3 Phương pháp tổ chức tập luyện và lượng vận động 52 trong huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức Sau 81 bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội (n = 30). 3.2 Kết quả xác định mối tương quan giữa các test Sau 84 đánh giá sức bền chuyên môn với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. 3.3 Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá Sau 84 sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội Biểu 3.4 Kết quả so sánh sức bền chuyên môn của nữ VĐV Sau 86 bảng bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội theo các vị trí chuyên môn thi đấu có cùng độ tuổi. 3.5 Kết quả so sánh sức bền chuyên môn của nữ VĐV Sau 86 bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội theo các vị trí chuyên môn thi đấu có cùng độ tuổi. 3.6 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ 3.7 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ 3.8 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo 3.9 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn
  10. Thể loại Số Nội dung Trang 3.10 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ 3.11 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ 3.12 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo 3.13 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng Sau 89 test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn 3.14 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ 3.15 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 Biểu thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ bảng 3.16 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo 3.17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn 3.18 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ 3.19 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ 3.20 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo 3.21 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn Sau 89 theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn
  11. Thể loại Số Nội dung Trang 3.22 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức bền 91 chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 3.23 Thực trạng phân bổ thời gian trong chương trình 92 huấn luyện nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 3.24 Thực trạng phân bổ thời gian cho các nội dung 92 huấn luyện nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 3.25 Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền 94 chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 tại một số Trung tâm TDTT trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.26 Thực trạng sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng Sau 97 đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội Biểu 3.27 Thực trạng sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng Sau 97 bảng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội 3.28 Thực trạng kết quả xếp loại tổng hợp sức bền 98 chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 3.29 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức Sau 111 bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội (n = 30) 3.30 Nội dung huấn luyện nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 117 - 17 theo chu kỳ tuần của nhóm thực nghiệm 3.31 Nội dung huấn luyện theo chu kỳ một số tuần của 117 nhóm thực nghiệm 3.32 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên 118 môn của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm. 3.33 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên 119 môn của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm.
  12. Thể loại Số Nội dung Trang 3.34 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên 120 môn của đối tượng nghiên cứu sau 12 tháng thực nghiệm. 3.35 Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá sức Sau 120 bền chuyên môn của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm. 3.36 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức bền Sau 120 chuyên môn của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 20). 3.37 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức bền Sau 120 chuyên môn của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 20). 3.38 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp sức bền chuyên 122 môn của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm. 3.1 So sánh kết quả xếp loại sức bền chuyên môn của 2 122 Biểu đồ nhóm đối chứng và thực nghiệm. 3.1 Lượng vận động theo chu kỳ tuần cho nhóm thực 116 Sơ đồ nghiệm 2.1 Chạy 5 lần  30 m. 67 Hình vẽ 2.2 Test Yo-Yo IR1 70 2.3 Chạy sút bóng vào cầu môn 10 quả liên tiếp. 70
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với một số môn thể thao của Việt Nam, môn bóng đá nữ đã đạt thành tích cao trong các cuộc tranh tài chính thức tại khu vực, châu lục và thế giới, được toàn xã hội thừa nhận, đánh giá cao, nhiệt tình ủng hộ và tự hào. Thành công đó do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản về tổ chức, quản lý đó là bước đầu hình thành được một hệ thống huấn luyện hiện đại, khoa học. Cũng như nhiều môn thể thao khác ở Việt Nam, bóng đá đã phát triển sâu rộng, và là môn thể thao quần chúng và truyền thống. Cùng với đó, bóng đá nữ Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về thành tích ở khu vực và quốc tế: tại giải vô địch bóng đá nữ Châu Á, đội tuyển Việt Nam đã 7 lần vào vòng chung kết; tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những đội nữ mạnh nhất, với 5 lần vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á, trong đó lần gần đây nhất là SEA Games 29 đã diễn ra tại Malaysia (năm 2017); tại giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, Việt Nam đã 2 lần vô địch giải đấu vào các năm 2006 và 2012; tại Đại hội Thể thao châu Á, thành tích cao nhất của đội tuyển nữ Việt Nam là vào tới bán kết năm 2014. Cùng với sự phát triển của bóng đá nữ Việt Nam, từ năm 2009 đến nay, bóng đá nữ Hà Nội đã khẳng định ngôi vị số 1 trong làng bóng đá nữ toàn quốc với 5 Cúp vô địch, 2 HCB tại giải Vô địch quốc gia; 1 HCV môn bóng đá nữ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI - 2010. Đội U19 đã giành được 3 HCV, 2 HCB và vô địch lượt đi Giải Bóng đá nữ U19 quốc gia năm 2014. Năm 2012, đội bóng đá nữ khối THPT lần đầu tiên giành HCV cho Hà Nội tại Giải Bóng đá khối THPT Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Hàng năm, bóng đá nữ Hà Nội đóng góp cho đội tuyển quốc gia, đội U19 quốc gia từ 20 đến 25 VĐV. Tại Giải Vô địch quốc gia năm 2014, đội tuyển nữ Hà Nội 1 đã xuất sắc đoạt cúp vô địch, đồng thời, ghi dấu mốc son lần thứ 10 bóng đá nữ Hà Nội vô địch quốc gia trong tổng số 17 kỳ giải.
  14. 2 Ngày nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV bóng đá đòi hỏi bên cạnh các bài tập phát triển tố chất thể lực, phải đặc biệt chú ý tới những bài tập nhằm phát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế, đặc biệt là sức bền. Sức bền là khả năng khắc phục mệt mỏi, duy trì hoạt động và nhanh chóng hồi phục của VĐV. Sức bền chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng đá gồm sức bền ưa khí, sức bền yếm khí chung và sức bền yếm khí cục bộ. Tố chất sức bền chuyên môn có ý nghĩa quyết định vì nó là cơ sở, là tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác, phù hợp với đặc điểm của từng môn thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, đảm bảo hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu. Sức bền chuyên môn giúp cho VĐV phát triển khả năng hoạt động, khối lượng tập luyện và thi đấu có hiệu quả trong suốt thời gian dài. Sức bền chuyên môn trong thi đấu đảm bảo cho VĐV giữ được nhịp độ trận đấu với hiệu suất thi đấu ổn định và luôn phát huy được các ưu điểm về kỹ - chiến thuật. Ngoài ra, sức bền chuyên môn đóng vai trò quyết định trong những trận đấu căng thẳng, đồng thời làm cho VĐV không nản chí khi bị đối phương dẫn điểm. Sức bền chuyên môn là một yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện thể lực cho VĐV. Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV bóng đá nữ ở Việt Nam cho thấy, chất lượng đào tạo các VĐV đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV bóng đá nữ đã đạt được như kỹ, chiến thuật… còn một nhược điểm rất lớn cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn của VĐV còn rất hạn chế. Điều này được bộc lộ qua khả năng thi đấu của các VĐV bóng đá nữ còn kém đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu. Trong huấn luyện VĐV bóng đá nữ, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên
  15. 3 môn. Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý… thì không thể chiến thắng được đối phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý… tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Trong thi đấu bóng đá, việc chạy bộ liên tục trong vòng 90 phút liền dù ở bất cứ cường độ nào đi chăng nữa cũng đòi hỏi ở VĐV một sức chịu đựng cũng như thể lực cao. Chính vì thế, những cầu thủ bóng đá thường có giới hạn sức bền cao hơn hẳn so với người bình thường. Các cầu thủ cũng thường tập các bài tập rèn luyện sức bền trước khi chính thức đi thi đấu. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể chuyển từ đi bộ sang trạng thái chạy nước rút cũng như có thể hồi phục nhanh để làm điều này liên tục trong suốt trận đấu. Vì thế, huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn sẽ đảm bảo phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV. Điều này được thể hiện ở những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu. Xu hướng phát triển của bóng đá hiện đại đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với lượng vận động lớn và khả năng ổn định tâm lý cao trong thời gian dài. Do đó, việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bóng đá nữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo VĐV bóng đá trẻ (lứa tuổi 16 - 17), mà vấn đề này cho đến nay các HLV vẫn chưa thực sự coi trọng trong công tác đào tạo - huấn luyện. Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện nữ VĐV bóng đá trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cho thấy, quá trình huấn luyện tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn cho VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, cụ thể là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời
  16. 4 gian nhất định, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, có ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại để đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó. Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học. Mặt khác, qua theo dõi các trận thi đấu của nữ VĐV bóng đá các câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, điểm yếu về mặt thể lực của VĐV đã được thể hiện rõ rệt, các VĐV không đủ sức di chuyển trong suốt trận đấu, đặc biệt vào các thời điểm nửa cuối hiệp thi đấu thứ hai, dẫn đến khả năng phối hợp chiến thuật, khả năng định hướng, phán đoán và di chuyển trong phòng thủ còn chậm, sự phối hợp tấn công còn ở mức độ trung bình về các mặt kỹ - chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý thi đấu. Vì thế, vấn đề nghiên cứu lựa chọn được các phương tiện và phương pháp huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 trên địa bàn thành phố Hà Nội là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo nữ VĐV bóng đá trẻ hiện nay. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao nói chung và nữ VĐV bóng đá trẻ nói riêng là một điều cấp bách không thể thiếu được. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên còn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế, đặc biệt trong môn bóng đá nữ hiện nay thì hầu như chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ. Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nhằm nghiên cứu về các tố chất thể lực chuyên môn riêng lẻ của VĐV các môn thể thao như: Trần Tuấn Hiếu (2004), Lê Hồng Sơn (2006), Nguyễn Đương Bắc (2007), Ngô Ích Quân (2007), Vũ Xuân Thành (2012), Phạm Văn Diện (2014), Lê Trí Trường (2012)… Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xây dựng được hệ
  17. 5 thống các nội dung, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn cho VĐV một số môn thể thao ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu và giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Song song với các công trình này là các công trình nghiên cứu nhằm phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ cho VĐV bóng đá như: Nguyễn Đăng Chiêu (2004), Nguyễn Đức Nhâm (2005); Phạm Xuân Thành (2007), Trần Duy Hòa (2012), Võ Văn Quyết (2016)… Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xác định hệ thống các nội dung, tiêu chuẩn đánh giá năng lực chuyên môn, đánh giá sự phát triển các chức năng tâm - sinh lý; cũng như xác định hệ thống các bài tập phát triển các tố chất sức bền chuyên môn, sức mạnh, sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá các lứa tuổi ở các giai đoạn huấn luyện khác nhau. Với môn bóng đá nữ, do môn này đang trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam, hiện tại mới chỉ có 08 tỉnh thành đầu tư phát triển, nên cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá một cách đầy đủ. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, song các kết quả nghiên cứu đó cũng đã xác định được cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở khoa học đưa ra được những luận điểm trong lĩnh vực huấn luyện phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu tham khảo chuyên môn hết sức đáng quý trong lĩnh vực đào tạo - huấn luyện nâng cao tố chất thể lực nói chung và sức bền chuyên môn nói riêng cho nữ VĐV bóng đá trẻ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài luận án nghiên cứu: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội” được xác định là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn nói riêng cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa sâu.
  18. 6 Mục đích nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển tố chất sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17, luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện. Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đã xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu đặc điểm và thực trạng phát triển sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Tổng hợp tài liệu, phỏng vấn các chuyên gia lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn; Kiểm định cơ sở khoa học (kiểm định độ tin cậy, tính thông báo và tính phân bố chuẩn…) của các test đã lựa chọn; Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 ứng dụng trong quá trình huấn luyện. Xác định đặc điểm phát triển sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá thông qua các test đã lựa chọn; Đánh giá thực trạng về công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu; Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội trong quá trình huấn luyện; Đánh giá thực trạng về nội dung chương trình huấn luyện, các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội.
  19. 7 Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội, đồng thời thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn huấn luyện sức bền chuyên môn, giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung sau: Phỏng vấn lựa chọn các bài tập chuyên môn phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17. Xây dựng nội dung các bài tập đã lựa chọn. Xây dựng chương trình, kế hoạch huấn luyện trên cơ sở các bài tập đã lựa chọn nhằm ứng dụng trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tổ chức thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả các bài tập chuyên môn đã lựa chọn. Giả thuyết khoa học của đề tài luận án. Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội hiện nay còn nhiều hạn chế nhất định. Vì thế, nếu lựa chọn được hệ thống bài tập phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu.
  20. 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Đặc điểm đặc trƣng cơ bản và xu thế phát triển của bóng đá hiện đại. 1.1.1. Đặc trưng cơ bản của bóng đá hiện đại. Bóng đá là môn thể thao tập thể mang đầy mầu sắc cảm xúc, sự hấp dẫn của bóng đá thể hiện ở tính đa dạng của các tình huống trong một trận đấu và các phương án giải quyết từng tình huống cụ thể mang đầy tính ngẫu hứng, sáng tạo tuỳ phong cách thi đấu của mỗi cầu thủ. Trong thi đấu bóng đá không có tình huống nào trùng lặp và không có khuôn mẫu nào thích hợp cho mỗi trường hợp. Tính chất đa dạng, muôn hình muôn vẻ đó đòi hỏi mỗi cầu thủ tính sáng tạo rất lớn. Mỗi đợt tấn công hay phòng thủ đều có những nét riêng mà cầu thủ cần nhanh chóng tìm ra biện pháp ứng biến thích hợp. Lựa chọn các phương án giải quyết tối ưu trong một thời gian ngắn đòi hỏi cầu thủ phải có khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy, bởi vì các nhân tố kích thích thường xuyên tác động tới VĐV như: Sự di chuyển không ngừng của đồng đội, đối phương, hướng bay của bóng, cảm nhận về không gian và thời gian trong quá trình xử lý các tình huống luôn biến đổi… [1], [26], [29]. Bóng đá đã trở thành phương tiện hoạt động, rèn luyện thể chất cho đông đảo người tập luyện và thi đấu, loại hình nghệ thuật thực sự này góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá của nhân dân và quan hệ quốc tế theo yêu cầu của nhiệm vụ xã hội. Nghệ thuật bóng đá càng trở lên phong phú khoa học hơn. Các yếu tố về tâm lý, thể lực, kỹ - chiến thuật của bóng đá hiện đại tiếp tục được phát triển toàn diện. Những chiến thuật cứng nhắc, thiếu cân đối, những động tác kỹ thuật vụng về, tố chất thể lực thiếu toàn diện… đã trở lên xa lạ với bóng đá hiện đại. Để đạt được thành tích trong hoạt động bóng đá, các yếu tố tâm lý, thể lực, kỹ - chiến thuật, phải liên kết gắn bó với nhau một cách hoàn hảo trong toàn bộ đội bóng cũng như ở từng cầu thủ [1], [4]. Dưới đây là ba nét đặc trưng cơ bản nhất tạo ra xu thế phát triển của bóng đá hiện đại:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2