Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
lượt xem 7
download
Đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp tài liệu, rút ra những cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông, đồng thời tiến hành điều tra thực trạng phong trào TDTT, phong trào tập luyện cầu lông và hiệu quả hoạt động của CLB cầu lông CBVC và SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ đó tiến hành lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp đáp ứng nhu cầu tập luyện của hội viên trong CLB Cầu lông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH 19.9.2022LATS Hồng . gửi phản biện kín - Copy.docx KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO VIỆN –––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THU HỒNG NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THU HỒNG NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 ơ LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Bùi Ngọc 2. PGS.TS Lê Ngọc Trung Hà Nội – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hồng
- MỤC LỤC Trang bìa Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Thể dục thể thao 5 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể 5 thao trường học 1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ trong xây 8 dựng nguồn lực 1.2. Những khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10 1.2.1. Khái niệm và những cơ sở lí luận về biện pháp 10 1.2.2. Khái niệm về Câu lạc bộ 13 1.2.3. Khái niệm hiệu quả 13 1.2.4. Khái niệm hiệu quả hoạt động 14 1.2.5. Khái niệm hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ cầu lông 15 1.3. Cơ sở lý luận về Câu lạc bộ Thể dục thể thao trong các trường 16 Đại học 1.3.1. Cơ sở lý luận về Câu lạc bộ thể dục thể thao 16 1.3.2. Câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường đại học 19 1.4. Đặc điểm, mục đích, nội dung và các hình thức tổ chức câu 29 lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên
- 1.4.1. Mục đích của tổ chức hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ 29 viên chức và sinh viên 1.4.2. Nội dung hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và 30 sinh viên 1.4.3. Hình thức tổ chức hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên 32 chức và sinh viên 1.4.4. Hoạt động quản lý câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và 33 sinh viên các trường đại học 1.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ 35 cầu lông 1.4.6. Tác dụng của môn Cầu lông đối với cán bộ viên chức và sinh viên 40 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan 44 1.5.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về câu lạc bộ và môn 44 Cầu lông 1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về Câu lạc bộ Thể dục thể thao 47 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 50 2.2. Phương pháp nghiên cứu 51 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 51 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 51 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT 52 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 53 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm 56 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê 56 2.3. Tổ chức nghiên cứu 57 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 57 2.3.2. Thời gian nghiên cứu 57
- CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu thực trạng phong trào tập luyện thể dục thể 59 thao, hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.1. Thực trạng phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của 59 sinh viên và thực trạng thể dục thể thao ngoài giờ hành chính của cán bộ viên chức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.2. Thực trạng phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của cán bộ 71 viên chức và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và 83 thi đấu Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.4. Thực trạng hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức 92 và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.5. Bàn luận mục tiêu 1 109 3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu 117 quả hoạt động câu lạc bộ Cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.2.1. Phân tích SWOT về phong trào tập luyện và thực trạng hoạt 117 động động của môn Cầu lông 3.2.2. Xác định cơ sở khoa học và lựa chọn biện pháp 118 3.2.3 Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả thực hiện các biện 134 pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông cho cán bộ viên chức và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.2.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu 2 144 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết luận 148 Kiến nghị 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCN: Ban chủ nhiệm CB: Cán bộ CBVC: Cán bộ viên chức CLB: Câu lạc bộ CSVC: Cơ sở vật chất ĐH: Đại học ĐHSP Hà Nội 2: Đại học Sư phạm Hà Nội 2 GV: Giảng viên GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo GDTC: Giáo dục thể chất HLV: Huấn luyện viên HDV: Hướng dẫn viên HSSV: Học sinh sinh viên KT - XH: Kinh tế - Xã hội NCKH: Nghiên cứu khoa học SV: Sinh viên TDTT: Thể dục thể thao TN: Thực nghiệm VĐV: Vận động viên VH,TT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch XH: Xã hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Số Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ Trang Bảng 2.1 Khách thể nghiên cứu tham gia các hoạt động ngoại khóa 50 TDTT 2.2 Khách thể nghiên cứu tham gia tập luyện ngoại khóa môn 50 Cầu lông 2.3 Khách thể tham gia thực nghiệm 51 3.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên khoa GDTC Trường Sau tr. ĐHSP Hà Nội 2 59 3.2 Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của Trường ĐHSP Sau tr. Hà Nội 2 60 3.3 Thực trạng về tính chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa 62 của SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.4 Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 62 Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.5 Thực trạng tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 64 Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.6 Thực trạng về thời lượng tập luyện TDTT ngoại khóa của 65 SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.7 Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 66 Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.8 Thực trạng tham gia và các nội dung tập luyện TDTT ngoài 67 giờ hành chính của CBVC 3.9 Thực trạng hình thức tập luyện TDTT và hình thức tổ chức 69 tập luyện TDTT ngoài giờ hành chính của CBVC 3.10 Lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng phong trào tập luyện 71 và thi đấu Cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.11 Số lượng CBVC và SV tham gia tập luyện Cầu lông 73 3.12 Thực trạng về thời lượng tập luyện Cầu lông của CBVC và 74 SV Trường ĐHSP Hà Nội 2
- 3.13 Hình thức tổ chức tập luyện Cầu lông của CBVC và SV 77 Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.14 Đánh giá hiện trạng CSVC phục vụ cho tập luyện Cầu lông 79 3.15 Thực trạng đội ngũ GV, HDV hướng dẫn tập luyện môn 81 Cầu lông trong Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.16 Thực trạng các giải thi đấu Cầu lông trong và ngoài trường 82 được CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 tham gia 3.17 Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến 84 phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.18 Kết quả khảo sát về nhận thức, thái độ tập luyện Cầu lông 85 của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.19 Kết quả khảo sát về nhu cầu và động cơ tập luyện Cầu lông 86 của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.20 Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường thông qua ý kiến 88 đánh giá của CBVC và SV đối với tập luyện môn Cầu lông 3.21 Công tác tổ chức tập luyện Cầu lông của CBVC và SV 88 Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.22 Thực trạng nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động tập 90 luyện ngoại khóa Cầu lông của CBVC và SV 3.23 Nội dung tập luyện Cầu lông của CBVC và SV Trường 91 ĐHSP Hà Nội 2 3.24 Kết quả xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động 93 CLB Cầu lông CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.25 Các yếu tố đảm bảo và các hoạt động của CLB Cầu lông CBVC Trường ĐHSP Hà Nội 2 Sau tr. 3.26 Các yếu tố đảm bảo và các hoạt động của CLB Cầu lông 97 SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.27 Kết quả đánh giá của CBVC và SV về hiệu quả hoạt động 102 CLB Cầu lông 3.28 Đánh giá hiệu quả về tinh thần khi tham gia CLB Cầu lông của 104 CBVC và SV
- 3.29 Thực trạng trình độ thể lực của CBVC trong CLB Cầu lông 105 Trường ĐHSP Hà Nội 2 trước TN 3.30 Thực trạng trình độ thể lực của SV nam và SV nữ trong CLB Cầu lông Trường ĐHSP Hà Nội 2 trước TN Sau 3.31 Kết quả phân loại trình độ thể lực của SV trong CLB Cầu tr.105 lông lông Trường ĐHSP Hà Nội 2 Theo Quyết định số 53QĐ-BGD&ĐT 3.32 Kết quả học tập môn Cầu lông của SV trong CLB Cầu lông 106 Trường ĐHSP Hà Nội 2 niên khóa 39 (2015 - 2019) 3.33 Kết quả khảo sát số lượng CLB và hội viên tham gia CLB 107 Cầu lông trước TN 3.34 Số lượng vận động viên tham gia và thành tích thi đấu Cầu 108 lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 năm 2016 - 2017 3.35 Phân tích SWOT về hoạt động của CLB Cầu lông CBVC 3.36 Phân tích SWOT về hoạt động của CLB Cầu lông SV 3.37 Kiểm định phân tích SWOT về hoạt động CLB Cầu lông Sau của CBVC Trường ĐHSP Hà Nội 2 tr.117 3.38 Kiểm định phân tích SWOT về hoạt động CLB Cầu lông của SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.39 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia, CB quản lý, GV TDTT Sau về các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Cầu tr.122 lông của CBVC và SV 3.40 Nội dung tập luyện của CLB Cầu lông CBVC và SV 126 Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.41 Kết quả khảo sát cấu trúc nội tại của biện pháp chung nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông CBVC và CLB Cầu lông SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.42 Kết quả khảo sát cấu trúc nội tại của biện pháp chung nâng Sau cao hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông CBVC Trường tr.133 ĐHSP Hà Nội 2
- 3.43 Kết quả khảo sát cấu trúc nội tại của biện pháp chung nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.44 Kết quả thực hiện các biện pháp Sau tr.134 3.45 Các yếu tố đảm bảo và các hoạt động của CLB Cầu lông CBVC Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.46 Các yếu tố đảm bảo và các hoạt động của CLB Cầu lông Sau SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 tr.140 3.47 Sự hài lòng của CBVC đối với hoạt động tập luyện trong CLB Cầu lông 3.48 Sự hài lòng của SV đối với hoạt động tập luyện trong CLB Cầu lông 3.49 Đánh giá hiệu quả về tinh thần của CBVC khi tham gia vào 141 CLB Cầu lông sau thực nghiệm 3.50 Đánh giá hiệu quả về tinh thần của SV khi tham gia vào 142 CLB Cầu lông sau thực nghiệm 3.51 So sánh mức độ phát triển thể lực của SV trong CLB Cầu lông sau thực nghiệm Sau 3.52 Mức độ phát triển thể lực của CBVC trong CLB Cầu lông tr.142 Trường ĐHSP Hà Nội 2 sau TN 3.53 Kết quả phân loại trình độ thể lực của SV trong CLB Cầu lông trước và sau TN 3.54 Kết quả học tập môn Cầu lông của SV trong CLB Cầu lông 143 Trường ĐHSP Hà Nội 2 niên khóa 39 sau TN (2015 - 2019) 3.55 Số lượng VĐV tham gia và thành tích thi đấu Cầu lông của Sau CBVC và SV trường ĐHSP Hà Nội 2 năm 2017 - 2018 tr.143 Sơ đồ 1.1. Quy trình lựa chọn và đánh giá hiệu quả biện pháp 12 1.2 Mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB Cầu lông 16 Trường ĐHSP Hà Nội 2
- 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CLB 40 Cầu lông của CBVC và SV Biểu đồ 2.1 Biểu đồ ma trận SWOT 53 3.1 Kết quả đánh giá về hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông 103 CBVC và CLB Cầu lông SV 3.2 Biểu đồ ma trận SWOT về hoạt động CLB Cầu lông của CBVC Trường ĐHSP Hà Nội 2 118 3.3 Biểu đồ ma trận SWOT về hoạt động CLB Cầu lông của SV Trường ĐHSP Hà Nội 2
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Phát triển Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Trong những năm gần đây, sự nghiệp TDTT nước ta đã có nhiều tiến bộ. TDTT quần chúng, giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trường học tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và học sinh, sinh viên. Cơ sở vật chất (CSVC), kỹ thuật cho TDTT từng bước được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới. Trong Đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 khẳng định: Thực tiễn trong điều kiện đất nước có nhiều khó khăn, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội (XH), với những nỗ lực của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), công tác GDTC và thể thao trường học đã đạt những kết quả quan trọng trong việc phát triển thể chất nâng cao thể lực, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên (HSSV), góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, chất lượng GDTC và thể thao trường học nhìn chung còn nhiều bất cập, thể chất của HSSV chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [51]. Hoạt động TDTT và GDTC mang lại rất nhiều lợi ích cho HSSV. Các hoạt động TDTT ở các trường đại học phải kể đến như điền kinh, bơi lội, bóng rổ, cầu lông… Mỗi môn thể thao đều có những lợi thế khác nhau về rèn luyện sức khỏe cho người tập. Đặc biệt các câu lạc bộ (CLB) TDTT đang góp phần cải thiện những khó khăn mà nhà trường, CBVC và SV gặp phải và nâng cao hoạt động này. Nhận thức rõ vai trò tập luyện của TDTT đối với sức khỏe, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (ĐHSP Hà Nội 2) đã khuyến khích, động viên các
- 2 CBVC và SV tích cực tham gia vào các hoạt động TDTT trong Nhà trường với nhiều môn thể thao tự chọn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Để phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông có sức lan tỏa mạnh mẽ, Nhà trường đã chủ động chỉ đạo lồng ghép các hoạt động tập luyện gắn với các cuộc vận động “rèn luyện thể lực theo gương Bác Hồ vĩ đại” và hàng năm, tổ chức rất nhiều giải Cầu lông thu hút đông đảo CBVC và SV tham gia. Thực hiện quan điểm phát triển TDTT của Đảng và Nhà nước, trong những năm vừa qua, phong trào tập luyện môn Cầu lông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, CBVC có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm việc, giảng dạy; SV nâng cao thành tích học tập và hiểu biết, tăng cường tính đoàn kết giữa các đơn vị trong toàn trường. Bên cạnh đó, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đạt được nhiều thành tích thi đấu khi tham gia giải ngoài trường, giúp cho phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông từng bước ổn định, phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng tổ chức, thu hút số lượng CBVC và SV tham gia tập luyện đông đảo hơn. Hiện nay Trường ĐHSP Hà Nội 2 đang có 02 CLB cầu lông của CBVC và SV, mỗi CLB đều có sự tham gia của nhiều hội viên; nội dung và hình thức tổ chức ngày một đa dạng và phong phú; Nhưng thực tiễn cho thấy, hoạt động của hai CLB cầu lông còn chưa được tổ chức chặt chẽ và khoa học nên chất lượng chưa cao. Do đó cần tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của CLB cầu lông như: Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện cầu lông; Nội dung tập luyện; Nhận thức về môn Cầu lông của một bộ phận CBVC và SV; Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện của CB quản lý CLB; Cơ chế chính sách; CSVC, kinh phí duy trì hoạt động; Số lượng giảng viên (GV), hướng dẫn viên (HDV) tập luyện cầu lông; Số lượng CBVC và SV tham gia tập luyện trong CLB không thường xuyên…từ đó là cơ sở để tìm ra những biện pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB cầu lông. Vấn đề nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB TDTT cho CBVC và SV trong các trường học đã được nhiều
- 3 tác giả quan tâm nghiên cứu như: Nguyễn Gắng (2000): “Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế” [30]; Lê Thanh Hà (2010): “Nghiên cứu mô hình câu lạc bộ cầu lông trong một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội” [34]; Trần Kim Cương (2009): “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình câu lạc bộ TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình” [24]... Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về CLB cầu lông được rất ít tác giả nghiên cứu, đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu nào về hiệu quả hoạt động CLB Cầu lông của Trường ĐHSP Hà Nội 2. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả tập luyện môn Cầu lông, cũng như nâng cao sức khỏe thể lực cho CBVC và SV trong CLB cầu lông, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp tài liệu, rút ra những cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông, đồng thời tiến hành điều tra thực trạng phong trào TDTT, phong trào tập luyện cầu lông và hiệu quả hoạt động của CLB cầu lông CBVC và SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ đó tiến hành lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp đáp ứng nhu cầu tập luyện của hội viên trong CLB Cầu lông. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường thể lực, duy trì sức khỏe, phát triển số lượng hội viên và thúc đẩy phong trào tập luyện môn Cầu lông của CBVC và SV trong Trường ĐHSP Hà Nội 2. Mục tiêu nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng phong trào tập luyện TDTT và hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2. Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB cầu lông của CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2.
- 4 Giả thuyết khoa học của đề tài: Đề tài giả thuyết rằng hoạt động của CLB cầu lông CBVC và SV Trường ĐHSP Hà Nội 2 chưa có hiệu quả cao, nguyên nhân do chưa có biện pháp phù hợp để phát triển CLB cầu lông. Nếu lựa chọn được các biện pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn thì sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động CLB cầu lông, góp phần tăng cường thể lực, duy trì sức khỏe cho hội viên và làm phong phú nội dung, quy mô CLB cầu lông của CBVC, SV đồng thời thúc đẩy hoạt động TDTT trong Trường ĐHSP Hà Nội 2.
- 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Thể dục thể thao 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất và thể thao trường học Mục tiêu của GDTC và thể thao trường học là nhằm trang bị cho HSSV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập TDTT để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [51]. Luật TDTT số 26/2018/QH14 ngày 14/6/2018 đã xác định vai trò của GDTC và thể thao trường học là rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp TDTT. Do vậy, Đảng ta đã xác định: Mục tiêu chiến lược của TDTT là xúc tiến quá trình cải tạo nòi giống. Nhờ TDTT mà những yếu tố xã hội rất quan trọng như sức khỏe cường tráng, chiều cao, cân nặng, khả năng chống lại bệnh tật, tuổi thọ được tăng lên...”[ 59]. Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV. Trong đó đã nêu ra các chỉ tiêu đến năm 2015 có 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa, 45% số trường phổ thông có CLB TDTT, có CSVC phục vụ cho hoạt động TDTT, có đủ giáo viên (GV) và hướng dẫn viên (HDV) TDTT, thực hiện tốt hoạt động TT ngoại khóa, 75% số HSSV được đánh giá và xếp loại thể lực HSSV [6]. Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 3/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động thể thao trường học [63]. Trong đó nêu bật hoạt động GDTC và các hoạt động thể thao ngoại khóa của HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HSSV, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực… Chương trình chính khóa cũng
- 6 như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn HSSV tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa. Ngày 01/12/2011, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”. Văn bản hướng dẫn thực hiện nghị quyết ghi rõ: “Phát triển phong trào TDTT quần chúng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDTC và thể thao trường học” [5]. Ngày 31/01/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2015/NĐ-CP “Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong Nhà trường” với mục tiêu: trang bị cho HSSV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập TDTT nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó, thể thao trường học là hoạt động tự nguyện của HSSV được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, CLB TDTT, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu GTDC [66]. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TDTT số 26/2018/QH14 ngày 14/06/2018 bổ sung: “.... Nhà trường có trách nhiệm tổ chức thi đấu thể thao ít nhất một lần trong mỗi năm học. Nội dung, hình thức và các quy định về thi đấu thể thao phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện CSVC của Nhà trường” [59]. Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/08/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục [12]; Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTC, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2019-2020 như sau: Tiếp tục triển khai Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/05/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch triển khai quyết định số 1076/QĐ-TTG ngày 17/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025” [9]; Kế hoạch 398/KH-BGDĐT
- 7 ngày 09/05/2019 về việc thực hiện kết luận của Bộ trưởng tại hội nghị “Nâng cao chất lượng GDTC và thể thao trường học” ngành giáo dục (thông báo số 158/TB-BGDĐT ngày 04/03/2019) [10]. Công văn của Bộ GD&ĐT số 3833/BGDĐT-GDTC ngày 23/08/2019 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTC, thể thao và y tế trường học năm 2019 - 2020 có nhiệm vụ cụ thể như sau: “Đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực HSSV, tạo sự hứng thú, yêu thích của HSSV đối với GDTC. Chuẩn bị điều kiện về CSVC, đội ngũ GV thể dục đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới; Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao trường học, tạo điều kiện cho HSSV, CBVC được thường xuyên tham gia tập luyện, thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động CLB thể thao trong các cơ sở giáo dục” [11]. Công văn 3520/BGDĐT-GDTC ngày 11/09/2020 về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDTC, thể thao và y tế trường học năm học 2020 - 2021 với nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh việc thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động CLB thể thao trong các cơ sở giáo dục; sử dụng và tham gia các hoạt động GDTC trên không gian mạng an toàn, hiệu quả, tăng cường công tác XH hóa, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia các tổ chức XH, các chương trình, dự án hỗ trợ nhằm phát triển công tác GDTC và thể thao trường học; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 [13]. Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động thể thao trong Nhà trường, bao gồm nội dung tổ chức hoạt động thể thao; nhiệm vụ và quyền của GV GDTC và người học; tài chính và CSVC. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để sưu tầm các bài tập TDTT nhằm đa dạng hoá nội dung, hình thức luyện tập [14]. Tóm lại: Các nghị quyết, văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhất quán: coi trọng và đề cao vài trò của TDTT trong xã hội, trong đó có TDTT trường học các cấp. GDTC là một môn học thuộc chương trình giáo dục quốc dân, là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Chính vì vậy, đổi
- 8 mới công tác GDTC và TDTT trường học các cấp và đặc biệt là XH hóa TDTT trong trường học bằng cách phát triển các hình thức CLB TDTT cơ sở là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn này. 1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ trong xây dựng nguồn nhân lực Ngày 19/05/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ)” [1], cụ thể: Về mục tiêu tổng quát: Xây dựng đội ngũ CB, nhất là CB cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Về nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ CB, đảng viên và thế hệ trẻ, chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng đội ngũ CB các cấp có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới: Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải nâng cao trách nhiệm, triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác CB và tạo môi trường, điều kiện để xây dựng, phát triển đội ngũ CB.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 622 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 271 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 372 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 308 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 248 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 29 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 35 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 38 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 28 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 20 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 24 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn