Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp thông tin về thực trạng, qua đó đề ra các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn; góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN MINH KHOA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO - - - - - - - - - NGUYỄN MINH KHOA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Quang Vinh 2. PGS.TS Đặng Hà Việt Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Minh Khoa
- MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các từ, thuật ngữ viết tắt trong luận án Danh mục các đơn vị đo lường trong luận án MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC 5 SINH 1.1.1. Một số khái niệm 5 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của HS THCS 11 1.1.3. Tác dụng của tập luyện thể dục thể thao đến sự phát triển thể lực, 20 nâng cao sức khỏe cho học sinh THCS 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN 27 QUAN 1.2.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu về phát triển thể chất 27 1.2.2. Tổng quan các công trình về phát triển thể chất của học sinh 29 phổ thông ở Việt Nam 1.2.3. Tổng quan các công trình về phát triển thể chất của học sinh phổ thông tại các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc, trường chuyên 35 1.2.4. Tổng quan các công trình về phát triển thể chất của học sinh, sinh viên 37 1.3. GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TỈNH CÀ MAU 39
- 1.3.1. Khái quát về vị trí, tự nhiên, kinh tế, xã hội tại tỉnh Cà Mau 39 1.3.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tại Cà Mau 42 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 45 NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 45 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 45 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 47 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 47 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 48 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học 48 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 49 2.2.6. Phương pháp toán thống kê 49 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 50 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 50 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu 50 2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu 51 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 52 3.1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ 52 CHẤT CHO HỌC SINH THCS Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 3.1.1. Xác định tiêu chí và ứng dụng đánh giá thực trạng công tác GDTC cho HS THCS ở TP. Cà Mau 52 3.1.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo về công tác giáo dục thể chất cho học sinh THCS ở TP. Cà Mau. 66 3.1.3. Thực trạng mục đích, sự quan tâm, những khó khăn trở ngại 69 của giáo viên, học sinh THCS ở TP. Cà Mau về công tác GDTC 3.1.4. Bàn luận 80
- 3.2. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THCS Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 95 3.2.1. Cơ sở pháp lý 95 3.2.2. Cơ sở thực tiễn 98 3.2.3. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp 98 3.2.4. Lựa chọn các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Cà Mau 101 3.2.5. Bàn luận 113 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THCS Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 124 3.3.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm các giải pháp ngắn 124 3.3.2. Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả 127 3.3.3. Bàn luận 141 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 KẾT LUẬN 147 KIẾN NGHỊ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Ảnh hưởng của di truyền đến các chỉ tiêu hình thái Sau 11 1.2 Độ di truyền của một số chức năng ở con người 12 1.3 Độ di truyền của các chỉ tiêu quyết định tố chất vận động 12 Thực trạng thể chất học sinh khối 6 (11 tuổi) tại các trường THCS ở 3.1 thành phố Cà Mau Thống kê tiêu chí đánh giá thể chất học sinh khối 7 (12 tuổi) 3.2 Sau tại các trường THCS ở thành phố Cà Mau trang Thực trạng thể chất học sinh khối 8 (13 tuổi) tại các trường THCS ở 3.3 56 thành phố Cà Mau. Thực trạng thể chất học sinh khối 9 (14 tuổi) tại các trường THCS ở 3.4 thành phố Cà Mau Đánh giá thể lực học sinh khối 6 (11 tuổi) tại các trường THCS ở 3.5 59 thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Đánh giá thể lực học sinh khối 7 (12 tuổi) tại các trường THCS ở 3.6 60 thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Đánh giá thể lực học sinh khối 8 (13 tuổi) tại các trường THCS ở 3.7 61 thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Đánh giá thể lực học sinh khối 9 (14 tuổi) tại các trường THCS ở 3.8 62 thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Kết quả khảo sát học sinh đánh giá thực trạng công tác GDTC cho HS Sau 3.9 THCS ở TP. Cà Mau trang 63 Sự khác biệt về kết quả khảo sát học sinh trong đánh giá thực trạng 3.10 Sau công tác GDTC theo khối (lớp) trang Sự khác biệt về kết quả khảo sát học sinh trong đánh giá thực trạng 3.11 65 công tác GDTC theo giới tính Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC tại các Sau 3.12 trường THCS ở TP. Cà Mau trang Thực trạng thành phần đội ngũ giáo viên giảng dạy GDTC tại các 66 3.13 trường THCS tại TP. Cà Mau Thành phần giáo viên giới tính, trình độ học vấn với thâm niên giảng 3.14 68 dạy và lứa tuổi Thống kê chương trình giảng dạy môn thể dục chính khóa cho học Sau 3.15 sinh THCS tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau trang 68 3.16 Mục đích của học sinh tham gia học môn thể dục chính khóa 70 3.17 Mục đích của học sinh tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa 71 3.18 Mối quan tâm của HS tham gia học môn thể dục chính khóa 72 3.19 Mối quan tâm của HS tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa 73
- Kết quả khảo sát GV, cán bộ quản lý về những khó khăn, trở ngại khi 3.20 75 thực hiện công tác GDTC tại các trường THCS TP. Cà Mau So sánh kết quả khảo sát giữa giáo viên và cán bộ quản lý về những 3.21 khó khăn, trở ngại khi thực hiện công tác GDTC tại các trường THCS 77 TP. Cà Mau Kết quả khảo sát học sinh về những khó khăn, trở ngại khi học môn 3.22 78 thể dục chính khóa ở các trường THCS TP. Cà Mau Sự khác biệt về kết quả khảo sát học sinh về những khó khăn, trở ngại 3.23 khi học môn thể dục chính khóa ở các trường THCS TP. Cà Mau theo Sau khối (lớp) trang Sự khác biệt về kết quả khảo sát học sinh về những khó khăn, trở ngại 80 3.24 khi học môn thể dục chính khóa ở các trường THCS TP. Cà Mau theo giới tính So sánh giá trị trung bình các tiêu chí đánh giá thể chất HS 11 tuổi tại 3.25 các trường THCS TP. Cà Mau với TBTCVN, TBTCSCL, TBTCMB So sánh giá trị trung bình các tiêu chí đánh giá thể chất HS 12 tuổi tại các 3.26 Sau trường THCS TP. Cà Mau với TBTCVN, TBTCSCL, TBTCMB trang So sánh giá trị trung bình các tiêu chí đánh giá thể chất HS 13 tuổi tại các 3.27 83 trường THCS TP. Cà Mau với TBTCVN, TBTCSCL, TBTCMB So sánh giá trị trung bình các tiêu chí đánh giá thể chất HS 14 tuổi tại các 3.28 trường THCS TP. Cà Mau với TBTCVN, TBTCSCL, TBTCMB Sau Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh 3.29 trang Trung học cơ sở ở thành phố Cà Mau 101 Sau So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các trò chơi vận động phát triển thể 3.30 trang chất cho học sinh THCS TP. Cà Mau 108 So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm 3.31 đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (Khối 6) So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm 3.32 đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (Khối 7) So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm 3.33 Sau đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (Khối 8) trang So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm 3.34 127 đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (Khối 9) So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 3.35 theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT trước thực nghiệm So sánh kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đánh 3.36 giá công tác GDTC cho HS THCS ở TP. Cà Mau trước thực nghiệm So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm Sau 3.37 đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 6) trang So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm 128 3.38 đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 7) So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm Sau 3.39 đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 8) trang 3.40 So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể chất của nhóm 128
- đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 9) Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nam học sinh khối 6 nhóm 3.41 thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nữ học sinh khối 6 nhóm 3.42 thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nam học sinh khối 7 nhóm 3.43 thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nữ học sinh khối 7 nhóm 3.44 Sau thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm trang Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nam học sinh khối 8 nhóm 3.45 130 thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nữ học sinh khối 8 nhóm 3.46 thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nam học sinh khối 9 nhóm 3.47 thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá thể chất nữ học sinh khối 9 nhóm 3.48 thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nhóm 3.49 đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 6) So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nhóm 3.50 Sau đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 7) trang So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nhóm 3.51 133 đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 8) So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nhóm 3.52 đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (Khối 9) Sau So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng theo 3.53 trang Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT trước và sau thực nghiệm 139 So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 3.54 Sau theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT sau thực nghiệm trang So sánh kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đánh 3.55 140 giá công tác GDTC cho HS THCS ở TP. Cà Mau sau thực nghiệm
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 6 (11 tuổi) tại các trường THCS 3.1 60 ở thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 7 (12 tuổi) tại các trường THCS 3.2 61 ở thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 8 (13 tuổi) tại các trường THCS 3.3 62 ở thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 9 (14 tuổi) tại các trường THCS 3.4 63 ở thành phố Cà Mau theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT So sánh kết quả khảo sát học sinh đánh giá thực trạng công tác 3.5 64 GDTC cho HS THCS ở TP. Cà Mau Tỷ lệ % kết quả khảo sát mục đích của HS tham gia học môn thể 3.6 70 dục chính khóa Tỷ lệ % kết quả khảo sát mục đích của HS tham gia Hoạt động 3.7 71 TDTT ngoại khóa Tỷ lệ % kết quả khảo sát mối quan tâm của HS tham gia học môn 3.8 72 thể dục chính khóa Tỷ lệ % kết quả khảo sát mối quan tâm của HS tham gia Hoạt động 3.9 74 TDTT ngoại khóa So sánh những khó khăn, trở ngại của GV, cán bộ quản lý khi thực 3.10 76 hiện công tác GDTC tại các trường THCS ở TP. Cà Mau So sánh kết quả khảo sát học sinh về những khó khăn, trở ngại khi 3.11 79 học môn thể dục chính khóa ở các trường THCS TP. Cà Mau Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh 3.12 102 Trung học cơ sở ở thành phố Cà Mau So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nam 3.13 134 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 6 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của 3.14 135 nữ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 6 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của 3.15 135 nam nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 7 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của 3.16 136 nữ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 7 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nam 3.17 137 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 8 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nữ 3.18 137 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 8 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nam 3.19 138 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 9 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể chất của nữ 3.20 139 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm khối 9
- DANH MỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BMI Body mass Index CBQL Cán bộ quản lý CLB Câu lạc bộ CSVC Cơ sở vật chất ĐH Đại học GDTC Giáo dục thể chất GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giảng viên HLV Huấn luyện viên HKPĐ Hội khỏe phù đổng HS Học sinh HSSV Học sinh, sinh viên NCS Nghiên cứu sinh QĐ Quyết định RLTT Rèn luyện than thể SV Sinh viên SVHTTDL Sở văn hóa thể thao du lịch TBTCVN Trung bình thể chất Việt Nam TCVĐ Trò chơi vận động TD Thể dục TDTT Thể dục Thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VĐV Vận động viên XPC Xuất phát cao
- DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN cm Centimét g gam kg Kilôgam KG Kilôgam lực m Mét s Giây
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người” [75]. Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống” [5]. Luật Giáo dục quy định, trường Trung học cơ sở (THCS) là “cấp học” thứ hai trong bậc học phổ thông, là một “cơ sở giáo dục phổ thông” trong hệ thống giáo dục quốc dân THCS được xác định là một cấp học phổ cập nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nhân lực cho đất nước, do vậy phải có những đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và tổ chức đánh giá, để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội cũng như những yêu cầu mới của người học [52]. Vấn đề đánh giá đúng thực trạng để có cơ sở lựa chọn các giải pháp nâng cao thể chất cho học sinh phổ thông nói riêng là yêu cầu có tính cấp thiết, đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của toàn xã hội, trước hết là của ngành giáo dục nước nhà. Trong đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC cho học sinh phổ thông là góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện, bền vững, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, GDTC trong trường học nói chung và trường Trung học cơ sở nói riêng ở nước ta là một nội dung bắt buộc, được quy định tại Điều 41, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Và Điều 37 Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực 01/01/2014) quy định: “ Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;
- 2 ….”, “ Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, …” [14], [15]. Trong thời kỳ đất nước ta đang đổi mới công tác GDTC càng phải được coi trọng đúng với vị trí và ý nghĩa của nó để phát huy đầy đủ tính giáo dục toàn diện. Bởi vì: "Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh không những phải có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức mà còn phải là con người cường tráng về thể chất, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục đào tạo, y tế và Thể dục thể thao (TDTT)", đặc biệt đối với thế hệ trẻ vấn đề này cần đáng quan tâm nhiều hơn [7], [8]. Khẳng định điều này, ngày 01 tháng 12 năm 2011, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã ban hành nghị quyết số 08/NQ-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: "Thể dục thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức." và "Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và TDTT trường học."... [2]. Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 641/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, trong đó nhấn mạnh: "Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi"...[67]. Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt
- 3 giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.211 km2, địa hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt. Hàng năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét. Ngoài biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc. Khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão [102]. Cà Mau nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của cả vùng. Bên cạnh những lợi thế do điều kiện tự nhiên mang lại, Cà Mau đang thực hiện rất nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh. Do có vị trí địa lý tiền tiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi... tạo cho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt và dầu khí [103]. Cùng với với sự phát triển về kinh tế, phát triển giáo dục cũng được TP Cà Mau đặc biệt chú ý, trong đó có công tác giáo dục thể chất (GDTC). Những năm gần đây, công tác GDTC trong trường học các cấp tại Thành phố Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Để đảm bảo cho công tác GDTC trong nhà trường tại TP Cà Mau thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới, cần phải xây dựng những căn cứ khoa học và thực tiễn của công tác này tại địa phương. Muốn như thế phải dựa trên cơ sở nắm bắt được thực trạng về thể chất, xác định rõ các thông số cùng các quy luật phát triển về mặt hình thái so với nhu cầu, điều kiện sống vùng - miền hiện nay của học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất, nhận thức của nhà trường, trình độ giáo viên… hiện nay của nhà trường ở các Phường, Xã trên địa bàn TP Cà Mau để từ đó đưa ra giải pháp thiết thực có tính khả thi, giúp cho công tác GDTC ở
- 4 TP Cà Mau có sự chuyển biến tốt hơn, nhằm góp phần nâng cao thể chất cho học sinh. Vì vậy việc thực hiện đề tài này là một trong những việc cần thiết phục vụ cho chiến lược đào tạo con người ở TP Cà Mau theo Quyết định số 915/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Tỉnh Cà Mau ký ngày 12 tháng 06 năm 2014 về việc Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nói riêng và cả nước nói chung [85]. Phân tích tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau”. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp thông tin về thực trạng, qua đó đề ra các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn; góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau. Mục tiêu 2: Nghiên cứu các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở thành phố Cà Mau. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Cà Mau. Giả thuyết khoa học: Luận án giả thuyết rằng với những thông tin chính xác, khoa học và toàn diện về thực trạng làm cơ sở đề ra một số giải pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu của học sinh thì thể chất của học sinh Trung học cơ sở ở TP. Cà Mau sẽ phát triển tốt; qua đó nâng cao chất lượng công tác GDTC góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh THCS ở TP. Cà Mau.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH 1.1.1. Một số khái niệm. Thể chất Theo Nô vi cốp A.Đ, Matveép L.P “Thể chất là chất lượng cơ thể con người. Đó là những đặc trưng về hình thái và chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật sinh học. Thể chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động” [46, tr. 10]. Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì “Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện). Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng” [75]. - Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận và tư thế thân thể. Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể qua hoạt động cơ bắp là chính. Nó bao gồm các tố chất vận động (Sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo và khả năng phối hợp vận động...). Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Không chỉ là sự thích ứng đơn giản mà còn là đề kháng với bệnh tật. Giáo dục thể chất Theo Nô vi cốp A.Đ, Matveép L.P “Giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục-giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm của quá trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm vai trò chỉ
- 6 đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư phạm” [32, tr. 4], [46, tr. 16]. Theo quan điểm của A.M.Macximenko; B.C. Kyznhétxốp và Xôkhôlốp cho rằng: GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chuyên môn về TDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người [96], [97]. Theo Stephen J. Virgilio (1997) cho rằng: “GDTC cũng như các hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của GDTC với các hình thức giáo dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy có thể thấy, GDTC như một hình thức độc lập tương đối của quá trình giáo dục toàn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và lao động…” [95, tr. 3-4]. GDTC được thực hiện chủ yếu bằng phương tiện hoạt động vận động, giáo dục toàn diện và kỷ luật chặt chẽ, nhằm giúp học sinh có được những kiến thức, thái độ, niềm tin và cách cư xử nhằm đạt được một phong cách sống khỏe mạnh, năng động lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự hợp tác của nhà trường, gia đình và cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm cải thiện sức khỏe cho học sinh [75]. Giáo dưỡng thể chất Theo P.Ph. Lexgaphơtơ (1837- 1909), Nhà bác học Nga nổi tiếng, nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội, người sáng lập học thuyết về giáo dưỡng thể chất, bản chất của giáo dưỡng thể chất là làm sao để học, tách riêng các cử động ra và so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với các trở ngại, đồng thời khắc phục các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất [48, tr.30].
- 7 Hoàn thiện thể chất Theo Aulic, Nô vi cốp A.Đ, Matveép L.P “Hoàn thiện thể chất là tổng hợp các ý niệm về phát triển thể chất cân đối ở mức độ hợp lý và về trình độ huấn luyện thể lực toàn diện của con người” [1, tr. 44], [44, tr. 332]. Theo quan điểm của các tác giả B.C. Kyznhétxốp và Xôkhôlốp (2000) cho rằng: “Hoàn thiện thể chất là mức độ tối ưu tương ứng với một giai đoạn lịch sử nhất định, một trình độ thể lực toàn diện, đáp ứng đầy đủ với nhu cầu lao động và các hoạt động cần thiết khác, phát huy cao độ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người, phù hợp với qui luật phát triển toàn diện nhân cách và giữ gìn nâng cao sức khỏe để hoạt động tích cực bền lâu, có hiệu quả” [97, tr. 89]. Hiện nay, bước đầu tiên phổ cập cơ bản về sự hoàn thiện thể chất cho con người trong một số nước là tập luyện để đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho phù hợp với lứa tuổi [77] Phát triển thể chất Theo Nôvicôv. A.D và Matvêev. L.P “Phát triển thể chất của con người là quá trình biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cả cuộc sống cá nhân của nó” [44]. Sự phát triển thể chất biểu hiện như sự thay đổi về chiều cao, cân nặng thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi năng lực hoạt động các hệ cơ quan trong cơ thể (của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh, tâm lý và ý chí…) và được biểu hiện phát triển các các tố chất thể lực của con người bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẽo và khả năng phối hợp động tác (Khéo léo). Tuy nhiên theo Matvêev. L.P phát triển thể chất của con người còn phụ thuộc vào các điều kiện sống và hoạt động của con người (điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất, giáo dục, lao động, sinh hoạt..) và do đó sự “phát triển thể chất của con người là do xã hội tác động và tác động ở mức độ quyết định” [44, tr. 296], [61, tr. 91]. Từ đó cho thấy phát triển thể chất là
- 8 1 quá trình tự nhiên đồng thời là quá trình xã hội. Phát triển thể chất là quá trình tự nhiên vì nó tuân theo những quy luật sinh học tự nhiên, như: Quy luật phát triển thể chất theo lứa tuổi, giới tính. Quy luật thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, Quy luật thay đổi về hình thái dẫn đến thay đổi về chức năng, Quy luật thay đổi số lượng dẫn đến thay đổi chất lượng... Tuy vậy sự phát triển thể chất của con người còn chịu sự chi phối của môi trường xã hội như: điều kiện sống vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, học tập, nghỉ ngơi [75]. "Phát triển thể chất là một quá trình hình thành và thay đổi hình thái và chức năng sinh vật học cơ thể con người; quá trình đó xảy ra dưới sự ảnh hưởng của điều kiện sống, mà đặc biệt là giáo dục. Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào những quy luật khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường sống, quy luật tác dụng qua lại giữa sự thay đổi chức năng và cấu trúc của cơ thể, quy luật thay đổi dần dần về số lượng và chất lượng trong cơ thể…"[87]. Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Quang Quyền (1994) thì cho rằng: “Phát triển thể chất là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của một cá thể. Những biến đổi về mặt hình thái, chức năng tâm sinh lý và các tố chất vận động là những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển thể chất của cá thể đó. Phát triển thể chất là một quá trình chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Trong đó, các yếu tố xã hội đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự phát triển thể chất của cơ thể con người” [54, tr. 55]. Theo A.M. Macximenko: “Phát triển thể chất là quá trình và kết quả của sự biến đổi về hình thái và khả năng chức phận của cơ thể con người, đạt được dưới ảnh hưởng của di truyền, môi trường sống và mức độ tích cực vận động của cá nhân” [96, tr. 78].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 621 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 269 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 367 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 303 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 247 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 197 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 20 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn