Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xác định mô hình vận động viên thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nghiên cứu xác định mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao qua các giá trị sinh học về hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng, tâm lý làm cơ sở khoa học phục vụ công tác tuyển chọn, HL và đào tạo VĐV TDDC nữ cấp cao đạt được thành tích tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xác định mô hình vận động viên thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam
- ` BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LÝ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC DỤNG CỤ NỮ CẤP CAO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
- 2 TP. HỒ CHÍ MINH, 2018 BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LÝ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC DỤNG CỤ NỮ CẤP CAO VIỆT NAM Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC 2
- ` Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Lan TS. Nguyễn Thành Ngọc TP.HỒ CHÍ MINH, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Lý
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT HL Huấn luyện HLV Huấn luyện viên LVĐ Lượng vận động TDDC Thể dục dụng cụ TĐTL Trình độ tập luyện TDTT Thể dục thể thao TTTT Thành tích thể thao VĐV Vận động viên VN Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chấm điểm vân da tổng hợp của VĐV Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các chỉ số và các chỉ số về hình thái Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các test về thể lực và kỹ thuật Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các test về chức năng Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các test về tâm lý Bảng 3.5 Mức độ quan trọng của các nội dung cấu thành thành tích thể thao. Mức độ quan trọng của các chỉ số hình thái, các test kiểm tra thể lực, kỹ Bảng 3.6 thuật, chức năng, tâm lý của VĐV TDDC cấp cao.(n=8) Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số hình thái xác định mô hình VĐV Bảng 3.7 về hình thái của VĐV TDDC nữ cấp cao VN (n=24) Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực cho VĐV TDDC nữ (n Bảng 3.8 = 24) Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá kỹ thuật cho nữ VĐV TDDC Bảng 3.9 (n = 24) Kết quả phỏng vấn lựa chọn test kiểm tra đánh giá chức năng cho VĐV Bảng 3.10 TDDC nữ (n =24) Kết quả phỏng vấn lựa chọn test kiểm tra tâm lý cho VĐV TDDC nữ cấp Bảng 3.11 cao (n = 24) Tỉ lệ lượng cơ và lượng mỡ giữa 2 chi trên, dưới và thân của VĐV Bảng 3.12 TDDC nữ cấp caoVN. Chiều cao, cân nặng và chỉ số khối BMI của VĐV cấp cao VN và thế Bảng 3.13 giới So sánh các chỉ số hình thái của VĐV TDDC nữ cấp cao VN và Trung Bảng 3.14 Quốc Bảng 3.15 Cấu trúc somatotype của VĐV cấp cao VN và thế giới Bảng so sánh lượng mỡ giữa VĐV TDDC nữ cấp cao VN và các nước Bảng 3.16 trên thế giới
- Bảng 3.17 Kết quả tổng hợp sinh trắc vân da của VĐV TDDC nữ cấp cao VN Bảng 3.18 Kết quả kiểm tra thể lực của nữ VĐV TDDC cấp cao VN So sánh kết quả kiểm tra thể lực giữa VĐV TDDC nữ VN với mô hình Bảng 3.19 HL thể lực VĐV TDDC nữ tham dự Olympic của Nga Kết quả đánh giá lực cơ gập-duỗi gối của VĐV TDDC nữ cấp cao VN Bảng 3.20 trên hệ thống Biodex Bảng 3.21 Kết quả kiểm tra kỹ thuật của VĐV TDDC nữ cấp cao VN Bảng 3.22 Giai đoạn chạy đà Bảng 3.23 Giai đoạn giậm nhẩy Bảng 3.24 Giai đoạn bay trên không Bảng 3.25 Giai đoạn tiếp đất Bảng 3.26 Chỉ số VO2max và Mạch tối đa của VĐV TDDC nữ Công suất yếm khí (Anaerobic Wingate test) của VĐV TDDC nữ cấp cao Bảng 3.27 VN Kết quả kiểm tra tâm lý VĐV thể dục dụng cụ VN qua các test phản xạ Bảng 3.28 (ms) Kết quả kiểm tra loại hình thần kinh của nữ VĐV TDDC cấp cao VN theo Bảng 3.29 biểu 808 Bảng 3.30 Phân loại loại hình thần kinh theo Phùng Vĩ Quyền Tỉ lệ lượng cơ và lượng mỡ giữa 2 chi trên, dưới và thân của VĐV Bảng 3.31 TDDC nữ cấp cao VN DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH NỘI DUNG TRANG BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Quá trình huấn luyện động tác TDDC Hình 1.2 Các dạng (chủng) vân tay Hình 1.3 (a) Vân hình cung (vân sóng), (b) Vân hình sao ki (vân móc) Hình 1.4 Vân xoáy Hình 1.5 Cách đếm số đường chỉ tay Hình 1.6 Đại ngư tế và Tiểu ngư tế Hình 1.7 Khu vực giữa các ngón tay Hình 1.8 Tam giác tay Hình 1.9 Góc atd Hình 1.10 Nếp gấp bàn tay Hình 1.11 Một số dạng biến dị của nếp gấp bàn tay (thông quán) Hình 3.1 Mạng lưới mở rộng Heath-Carter
- Hình 3.2 Hình thể somatotype của nữ VĐV TDDC cấp cao VN Hình 3.3 Hình ảnh góc atd của VĐV TDDC nữ cấp cao VN Hình 3.4 (a) Vân móc hai đầu; (b) Vân hình cung (hình sóng) Hình 3.5 Vân10 đầu ngón tay của nữ VĐV cấp cao VN Hình 3.6 Minh họa nếp gấp bàn tay bình thường Hình 3.7 Khu vực Đại ngư tế Hình 3.8 Khu vực Tiểu ngư tế Hình 3.9 Hình ảnh 3 nếp gấp bàn tay bình thường Hình 3.10 Tam giác tay Cấu trúc hình thể Somatotype trung bình của VĐV một số môn Hình 3.11 thể thao Thành phần cơ thể và chuyển hóa cơ bản của VĐV TDDC nữ Hình 3.12 cấp cao VN Hình 3.13 động tác Urchenko Hình 3.14 Quy trình huấn luyện đồng bộ Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ % các chuyên gia được khảo sát
- 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục thể thao (TDTT ) là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, trong đó thể thao thành tích cao là nhân tố cấu thành nền TDTT xã hội. Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những kỷ lục. Quá trình phát triển TDTT song hành cùng sự tiến triển của con người và xã hội. Thể thao thành tích cao là môi trường thể thao chuyên nghiệp mang tính cạnh tranh lớn. Kỷ lục mà các vận động viên (VĐV) đạt được qua các kỳ thi đấu đỉnh cao (các cuộc thi vô địch thế giới, Olympic v.v..) gần như đạt tới giới hạn thể chất của con người, vì vậy VĐV cấp cao là những nhân tài của đất nước. Cùng môi trường tập luyện, điều kiện thi đấu nhưng chỉ có những VĐV có thể chất thật tốt mới đạt được thành tích vượt trội. Tính cạnh tranh khốc liệt vì thành tích sẽ đào thải những VĐV không thích hợp với môi trường thể thao thành tích cao, chọn lọc những VĐV với những đặc điểm hình thái, chức năng, thể lực...mang tính nổi trội phù hợp từng môn thể thao. Thể dục dụng cụ (TDDC) là môn thi đấu Olympic. TDDC cũng là môn thể thao nằm trong hệ thống giáo dục thể chất của nền giáo dục Việt Nam (VN). TDDC có vị trí và vai trò quan trọng rất đặc biệt, nó đảm bảo cho con người sự phát triển toàn diện về mặt thể chất, củng cố và nâng cao sức khoẻ, năng động trong cuộc sống, học tâp và bảo vệ tổ quốc với hiệu quả cao. TDDC có một bề dày về lịch sử phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. TDDC đỉnh cao vừa mang tính thi đấu và biểu diễn. Năm 1954 dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô (cũ) TDDC mang tính thi đấu chính thức có mặt ở Việt Nam. Năm 1963 đội tuyển TDDC Việt Nam đã tham dự cuộc thi đấu quốc tế tại Ganefo (Indonexia). Tại cuộc thi này, tuy còn non trẻ song các
- 10 VĐV Việt Nam đã thi đấu xuất sắc, đạt hạng 3 và 4 cá nhân, huy chương đồng đội nam và nữ, chỉ xếp sau Trung Quốc và Triều Tiên. Trải qua chặng đường phát triển theo sự thăng trầm của đất nước TDDC luôn là lá cờ đầu trong phong trào tập luyện thể thao với các VĐV tên tuổi như: Trần Đức Tài, Nguyễn Đức Lâm, Nguyễn Thị Kiều Khanh, Nguyễn Thị Bích v.v…và đặc biệt VĐV Lê Thuý Liễu vinh dự được biểu diễn cho Bác Hồ xem nhân dịp Bác đến thăm trung tâm huấn luyện quốc gia tại Nhổn. Trong chiến lược phát triển TDTT VN đã được Thủ tướng ban hành theo quyết định số 2198/QĐTTG. Nội dung quan trọng của quyết định trên là nâng tầm mục tiêu của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế, phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng bền vững và phù hợp với tầm vóc, hình thể và trình độ phát triển của kinh tế xã hội, con người Việt Nam, nâng cao thành tích thể thao trong các kỳ đại hội thể thao Châu Á, hướng tới giành được huy chương trên đấu trường Olympic. Trong quyết định này TDDC là môn thể thao trọng điểm được ưu tiên đầu tư và phát triển. Đây là một vinh dự , là niềm tự hào, nhưng cũng đầy trọng trách của những người làm công tác đào tạo và huấn luyện (HL) thể thao thành tích cao môn TDDC. Thành tích vang dội của các VĐV đội tuyển TDDC quốc gia với các tên tuổi hiện nay như Ngân Thương, Hà Thanh, Vân Anh, Thu Huyền, Phước Hưng, Thanh Tùng v.v…đã khẳng định vị thế của môn TDDC Việt Nam trên đấu trường quốc tế, ở những giải thi đấu lớn. Chúng ta có VĐV đạt chuẩn cấp cao thế giới như Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng đã 2 lần đạt chuẩn tham dự Olympic 2012, 2016 và đã giành được rất nhiều thành tích cao ở các giải thi đấu khác (nổi bật nhất là huy chương vàng (HCV) môn nhẩy chống ở cúp thế giới 2011 của Phan Thị Hà Thanh). Đây là những hình mẫu
- 11 đại diện của môn TDDC. Tuy nhiên số lượng VĐV cấp cao như Phan Thị Hà Thanh còn quá ít. Hơn nữa mục tiêu lớn của chúng ta là phải có được tấm huy chương trên đấu trường Olympic. Do đó vấn đề đặt ra là dựa trên các khuôn mẫu điển hình này xác định được mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao VN của môn TDDC nói riêng và thể thao VN nói chung. Tác giả Nguyễn Xuân Sinh và cs [28] cho rằng: việc xem xét thành tích thi đấu của những VĐV đoạt vị trí cao trong giải vô địch thế giới và Olympic là mốc phân tích kết quả tổng hợp của các cuộc thi lớn nhất, để có thể xác định chiều hướng phát triển của thể dục, dự đoán thành tích trong thời gian tới. Trên cơ sở những số liệu đó có thể xây dựng “mẫu người tập thể dục tương lai”. Các ngưỡng thành tích hiện tại có tác dụng quan trọng đến việc chuẩn bị đào tạo VĐV thể dục cấp thấp. Như vậy, có thể xem thành tích của VĐV nổi tiếng thế giới, các bài tập của họ cũng như các chỉ số khác biểu thị trình độ thể lực, trạng thái chức năng, tâm lý…là tiêu chuẩn để xác định mẫu VĐV thể dục Xác định mô hình trình độ VĐV đẳng cấp cao để định hướng trong công tác tuyển chọn, HL đã được nhiều chuyên gia trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu như: Colovieva E.B (1985) [66], Zorin I., Ganhiukin A. (1986) [56] Gaverdovxki IU.K. [50], Phạm Ngọc Viễn (1990)[40], Lê Nguyệt Nga (2003) [22], Huỳnh Thúc Phong (2016) [26]. Xác định mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao thông qua các thông số về hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý giúp định hướng công tác tuyển chọn các cấp độ, điều chỉnh kế hoạch HL nhất là với VĐV đang có thành tích là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này. Với những lý do nêu trên, để tránh lãng phí hay
- 12 bỏ sót nhân tài của đất nước tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu xác định mô hình vận động viên thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam". Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xác định mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao qua các giá trị sinh học về hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng, tâm lý làm cơ sở khoa học phục vụ công tác tuyển chọn, HL và đào tạoVĐV TDDC nữ cấp cao đạt được thành tích tốt hơn. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu 1: Nghiên cứu xác định nội dung mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao Việt Nam Mục tiêu cụ thể: 1.1. Tổng hợp các chỉ số, các test xác định nội dung mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao 1.2. Phỏng vấn các chuyên gia lựa chọn các test 1.3. Lựa chọn các chỉ số, các test xác định mô hình VĐV nữ cấp cao. Mục tiêu nghiên cứu 2: Xác định mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao VN Mục tiêu cụ thể: 1. Hình thái 2. Thể lực 3. Kỹ thuật 4. Chức năng, 5. Tâm lý 6. Mô hình tổng hợp VĐV TDDC nữ cấp cao Việt Nam.
- 13 Giả thuyết khoa học của đề tài Giả thiết khoa học của đề tài là: Xác định được mô hình VĐV TDDC nữ cấp cao VN (về hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý) giúp cho công tác tuyển chọn đào tạo thể thao thành tích cao hiệu quả hơn, hợp lý hơn. Dựa trên cơ sở đó giúp cho các nhà chuyên môn, các huấn luyện viên (HLV) trong công tác tuyển chọn, HL, đào tạo, dự báo chính xác tiềm năng phát triển thành tích của các VĐV. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lược về lịch sử phát triển môn TDDC 1.1.1. Lịch sử phát triển môn thể dục và môn TDDC trên thế giới Lịch sử phát triển môn TDDC song hành cùng sự phát triển của loài người từ xa xưa. Ở các quốc gia cổ đại khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập... Các dân tộc da đỏ ở Châu Mỹ, các dân tộc vùng Trung Á sử dụng các bài tập nhào lộn như những phương tiện bổ trợ cho dạy võ và vật. Ở Ấn Độ từ xa xưa đã biết luyện khí công. Ở Trung Quốc hình thành hệ thống thể dục chữa bệnh. Ở Ai Cập có loại thể dục gắn liền với các nghi lễ của đạo Hồi. Lần đầu tiên thuật ngữ "Thể dục" xuất hiện ở Hy lạp vào thế kỷ VIII trước công nguyên vào giai đoạn hưng thịnh của nền văn hoá cổ Hy Lạp. Thời kỳ này có các trường chuyên để dạy giờ học thể dục gọi là trường thể dục. Sau Hy Lạp cổ đại người La Mã đã sử dụng rộng rãi các bài tập nhào lộn khác nhau. Ngay từ thời kỳ này đã hình thành những nét đặc trưng của thể dục hiện đại. Như vậy thời kỳ cổ đại các
- 14 phương tiện của thể dục đã khá phong phú và đa dạng, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đến giữa thế kỷ XIX đã hình thành ba hệ thống thể dục khác nhau: hệ thống Thể dục Đức (thể dục thể hình hay thể dục lực sỹ) là phương tiện để phát triển các tố chất vận động, gồm nhiều các bài tập thể dục phức tạp, trong đó có các bài tập trên dụng cụ thể dục. Nhà sư phạm có công sáng lập trường phái Đức là F. Lan (17781852) đã khẳng định các bài tập thể dục trên dụng cụ có tác dụng tốt hơn so với các bài tập tay không và với dụng cụ. Hệ thống Thể dục Thuỵ Điển (thể dục vệ sinh) như là phương hướng và phương tiện quan trọng để củng cố sức khoẻ và phát triển năng lực thể chất của con người. Phương pháp tập luyện của trường phái Thể dục Thuỵ Điển dựa trên cơ sở dấu hiệu về mặt giải phẫu học và hình thái học, có nghĩa các bài tập được soạn thảo để phát triển từng bộ phận riêng biệt của cơ thể, ví dụ các nhóm cơ riêng biệt: tay, chân, lưng, bụng... Trường phái Thể dục Pháp là Thể dục thực dụng, là phương tiện để dạy người người lính biết khắc phục các chướng ngại vật khác nhau, thường gặp trong chiến đấu. Theo các tác giả Gaverdovxki IU.K.[54]; Nguyễn Xuân Sinh và cs [27]: vào những năm 60 của thế kỷ XIX ở Châu âu còn hình thành một hệ thống thể dục có tầm quan trọng và mang ý nghĩa giáo dục xã hội và phát triển nền thể dục thao thế giới là hệ thống Thể dục "Chim ưng" của Tiệp Khắc. Đặc điểm chính của hệ thống thể dục này: các bài tập thể dục tự do hay thể dục dụng cụ phải chú ý đến vẻ đẹp hình thể khi tạo hình động tác, các ngón tay, mũi chân phải được duỗi thẳng, các động tác nhẩy, các bài liên hợp thể dục tự do và thể dục dụng cụ phải được thực hiện chính xác và đẹp. Trong hệ thống thể dục "Chim ưng" lần đầu tiên xuất hiện thể
- 15 dục đồng diễn quần chúng và các cuộc thi đấu về thể dục. Cuối thế kỷ XIX hệ thống Thể dục dựa trên các luận điểm khoa học lần đầu tiên xuất hiện. Ở nước Nga có hệ thống Thể dục P. Létgap, ở Pháp có hệ thống Thể dục của G. Đêmenhi. Năm 1881, Liên Đoàn Thể Dục Thế Giới (gọi tắt là FIG) đã ra đời để tổ chức và lãnh đạo các cuộc thi đấu quốc tế. Thể dục đã được đưa vào chương trình thi đấu ngay từ Đại hội Olympic Quốc tế lần thứ nhất ở Aten (Hy lạp). Thể dục được chính thức công nhận là một trong nhiều môn thi đấu chính của Đại hội Olympic Mùa Hè. Sự ra đời của Liên Đoàn Thể Dục Thế Giới đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể dục nói chung và môn thể dục dụng cụ nói riêng. Cuộc thi vô địch đầu tiên của môn TDDC diễn ra tại Bỉ vào năm 1903. Thời kỳ đó các cuộc thi chỉ dành cho nam giới, cứ 2 năm một lần, cho đến lúc Đại chiến thế giới lần thứ nhất bùng nổ (19141918). Từ năm 1922 các cuộc thi vô địch thế giới được quy định lại cứ 4 năm một lần xen giữa các kỳ thi đấu Olympic. Lần đầu tiên các VĐV nữ môn TDDC được tham gia thi đấu trên đấu trường Olympic vào năm 1928 và cuộc thi vô địch thế giới vào năm 1938. Các VĐV nữ thi các môn giống như VĐV nam với các dụng cụ như xà đơn thấp, vòng treo động, thể dục tự do đồng đội với dụng cụ. Năm 1952 tại Olympic mùa hè diễn ra ở Hanxinhki (Phần Lan) cuộc thi TDDC chỉ dành cho các VĐV TDDC nam. Năm 1958 tại giải thi đấu quán quân thế giới chương trình thi đấu gồm 6 môn cho nam (thể dục tự do, ngựa vòng, vòng treo, nhẩy chống, xà kép và xà đơn) và 4 môn cho nữ (thể dục tự do, nhẩy chống, xà lệch và cầu thăng bằng), đây cũng là năm thành tích được xác định ở vòng chung kết đơn môn của nam và nữ. Năm 1972 bổ sung thêm chung kết xác định vô địch toàn năng các môn hỗn hợp. Tại các cuộc thi đấu lớn thành tích luôn thuộc về VĐV các nước khu vực châu
- 16 Âu( Liên xô, Tiệp khắc, Đức…). Sau những năm 1990 VĐV các nước như Trung quốc, Rumani, Mỹ… là những đối thủ ngang tài, ngang sức. Từ đó đến nay dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Thể dục thế giới, môn Thể dục nói chung và TDDC nói riêng liên tục đi lên, phát triển bền vững và rộng khắp các châu lục, nhất là các nước như Liên Xô (cũ), Đức, Rumani, Nhật Bản, Pháp, Ý, Mỹ… Với các tên tuổi như Khorkina Svetlana, Turiseva Ludmila, Susunova Elena, Nemov Aleksei, Takashi, Ohno, Akinori Nakayama,... Ngân Thương, Trương Minh Sang, Hà Thanh, Phạm Phước Hưng, Lê Thanh Tùng là những tên tuổi của VĐV TDDC VN được xướng lên với niềm tự hào dân tộc trên đấu trường quốc tế. Năm 2016 VĐV Phạm Phước Hưng vinh dự có động tác mang tên mình. 1.1.2. Lịch sử phát triển môn TDDC tại Việt Nam Trước thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, các bài tập thể dục được phát triển trong khuôn khổ các hoạt động thể thao dân tộc truyền thống, chưa trở thành môn tập luyện và thi đấu độc lập. Thực dân Pháp trong thời kỳ cai trị nước ta có đưa vào một số môn như đội hình, đội ngũ, xà đơn, xà kép, nhưng cũng chỉ phục vụ cho chính quyền Pháp, không có một cuộc thi đấu chính thức nào. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Sau thập kỷ 60 thể dục đồng diễn với quy mô khác nhau được đưa vào chương trình hoạt động các ngày lễ lớn, các đại hội thể dục thể thao. So với các môn thể dục khác thì TDDC phát triển nhanh và rộng hơn cả. Theo tác giả Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự [27] có thể phân chia thành bốn giai đoạn phát triển sau: Giai đoạn I từ năm 1955 đến năm 1970: Giai đoạn này bắt đầu hình thành phong trào tập luyện môn TDDC tại một số thành phố, tỉnh thành lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Nhờ sự giúp đỡ về mọi mặt của các
- 17 chuyên gia Liên Xô các HLV, giáo viên, cán bộ và lực lượng VĐV nòng cốt đã được đào tạo bài bản. Cuộc thi đấu đầu tiên về thể dục đã được tổ chức vào năm 1967 tại Hà Nội. Từ đó đội tuyển quốc gia về TDDC ra đời đã tham gia tập huấn và thi đấu ở nhiều giải nước ngoài như ở Đại hội TDTT thế giới tại Inđônêxia năm 1963, năm 1966 tại Campuchia. TDDC thời kỳ này tuy còn rất non trẻ song cũng xuất hiện nhiều gương mặt VĐV điển hình như Trần Đức Tài, Lê Thuý Liễu, Nguyễn Thị Kiều Khanh… Lớp VĐV kế tiếp như : Phan Thanh Lan , Phan Thanh Liên, Phạm Thuý Lan, Ngô Thanh Hảo v.v... Giai đoạn II từ năm 1970 đến 1979: Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, phong trào tập luyện TDTT chuyển hướng sang phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Các cán bộ và VĐV được đưa đi Trung quốc tập huấn để chuẩn bị cho thời kỳ sau chiến tranh. Sau khi tổ quốc thống nhất các thành phố lớn đã khôi phục lại và củng cố mạnh mẽ phong trào tập luyện TDTT, bộ môn Thể dục của Tổng Cục TDTT tổ chức thường xuyên các cuộc thi các cấp độ khác nhau làm tiền đề cho các giải vô địch sau này. Giai đoạn III từ năm 1979 đến năm 1994: Giai đoạn này sự kiện quan trọng nhất là thể dục Việt Nam gia nhập Liên đoàn Thể dục Thế giới, đồng thời trở thành thành viên của phong trào Olympic Quốc tế. Năm 1987 Việt Nam đã áp dụng luật thi đấu và bài thi theo quy định của quốc tế, đánh dấu một sự trưởng thành về chất khẳng định trình độ đẳng cấp của các VĐV Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Giai đoạn này thiên hướng chủ yếu đào tạo các VĐV TDDC nữ (Nguyễn Kim Lan , Kim Xuân, Thanh Xuân…) VĐV TDDC nam phát triển chậm và chưa rộng khắp cả nước. Năm 1988 TDDC tham gia Đại hội TDTT Đông Nam Á (SEA Games) và Đại hội Thể thao Châu Á.
- 18 Giai đoạn IV từ 1995 đến nay: TDDC đã có những bước tiến mạnh, vững chắc và toàn diện ở cả nam và nữ, đã xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật trong các cuộc thi đấu quốc tế như Hoàng Tố Lynh, Trương Minh Sang, đặc biệt VĐV Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng, Lê Thanh Tùng đã ghi tên trong bảng vàng danh dự của môn TDDC không chỉ ở Việt Nam, rạng danh trên đấu trường quốc tế. Hà Thanh đã giành được huy chương đồng vô địch thế giới ở môn nhảy chống, giành xuất tham dự Olympic 2012, 2016. 1.2. Một số đặc điểm môn TDDC 1.2.1. Đặc điểm môn TDDC TDDC là một trong các môn thi đấu Olympic có từ rất sớm trong lịch sử phát triển thể thao thế giới. Trải qua hơn trăm năm FIG không ngừng lớn mạnh và phát triển đến bây giờ. TDDC cùng với sự phát triển của xã hội từng bước chinh phục các đỉnh cao, hoàn thiện trong mọi lĩnh vực giáo dục và huấn luyện, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học... Chiều dài lịch sử đó gắn liền với sự thay đổi mạnh mẽ về độ khó của động tác, chất lượng và cường độ tập luyện. Kỹ thuật động tác, các cấu trúc tổ hợp động tác phong phú khác nhau làm nền cho sự bảo toàn và phát triển môn TDDC. Đặc điểm kỹ thuật và các chuyển động tương phản là nét đặc trưng môn TDDC hiện đại. Tác giả Gaverdovxki IU.K. và cs [50] cho rằng: so sánh với các môn thể thao khác, các chuyển động của TDDC có tính chất đơn giản, chỉ là các chuyển động gập duỗi các khớp như khớp bả vai, khớp hông...Chuyển động gập duỗi hết biên độ dao động. Tuy nhiên các chuyển động đơn giản này phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối trong mối liên hệ giữa không gian
- 19 và thời gian. Các chuyển động này phải thực hiện ở các tư thế phức tạp khác nhau ở một thời điểm nhất định. Theo tác giả Bùi Nguyệt Nga và cs [21]: phần lớn các chuyển động trong môn TDDC thực hiện ở điều kiện phức tạp, đòi hỏi khắt khe về thời gian và sự chuyển đổi hướng liên tục. Mỗi động tác chuẩn phải đảm bảo tính kỹ thuật điêu luyện, phân định được cảm giác không gian thời gian và các chỉ số sức mạnh, nghệ thuật cao và tính nhịp điệu. Để làm được điều này đòi hỏi sự đáp ứng của cơ thể VĐV về mặt thể lực, các xung động thần kinh cơ tối đa, công suất phát lực cực đại, sự khéo léo và cảm giác thăng bằng chuẩn. TDDC hiện đại rất đa dạng và phong phú về cấu trúc, năng lượng sinh cơ học, VĐV cấp cao cần có trình độ về kỹ thuật, thể lực, chức năng cơ thể và tâm sinh lý phù hợp, lòng say mê để đáp ứng được yêu cầu, mục đích của mỗi cuộc thi. Theo tác giả Arcaeb L.IA.,Xutrin H.G. [49]: khi thực hiện các động tác trong TDDC không phải là sức mạnh tuyệt đối mà là sức mạnh tương đối do đó phải tính toán đến từng kg cân nặng của VĐV. Cùng với sự phát triển nhanh về độ phức tạp của động tác trong TDDC hiện đại đòi hỏi VĐV phải đáp ứng được tố chất đặc trưng quan trọng về thể lực là sức mạnh tốc độ. Sự phát triển và hoàn thiện các nhóm cơ lưng bụng có liên quan mật thiết tới chất lượng thực hiện các động tác . Đặc trưng cơ bản của TDDC là các bài tập trên dụng cụ: xà đơn, xà kép, ngựa vòng, vòng treo đối với nam, xà lệch, cầu thăng bằng, nhẩy chống, tự do đối với nữ. Trải qua nhiều năm phát triển, dụng cụ tập luyện môn TDDC có nhiều thay đổi để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng động tác, ví dụ: xà lệch, lúc đầu cả nam và nữ đều sử dụng xà giống nhau, sau đó cải tiến cho phù hợp với nữ theo tiêu chuẩn của FIG quy định.
- 20 Dụng cụ tập luyện phải đảm bảo tính đàn hồi tốt nhằm mục đích bảo toàn năng lượng cho động tác và tránh nguy hiểm cho người tập. Theo tác giả Nguyễn Xuân Sinh và cs [27]: khi thực hiện toàn bộ nội dung thi đấu, ở mỗi một dụng cụ các động tác mang nét đặc trưng riêng về tư thế vận động. Ở ngựa vòng và cầu thăng bằng chủ yếu các tư thế có điểm tỳ và điểm tựa, ở xà lệch và xà kép gồm các tư thế treo, điểm tựa. Nhẩy chống, tự do là các tư thế chống, tỳ. Các tác giả Arcaeb L.IA., Xutrilin H.G.[49] cho rằng; về góc độ sinh lý hoạt động chuyển động của các động tác trong TDDC liên quan đến công suất phát lực ở mức độ vừa và lớn. Phần lớn các động tác thực hiện trong điều kiện yếm khí hoặc trong điều kiện ưa yếm khí, việc nín thở khi làm động tác xảy ra thường xuyên. Năng lượng đảm bảo cho quá trình sinh lực của cơ xảy ra trong cơ thể VĐV TDDC hình thành không bằng con đường hấp thu oxy của phổi từ môi trường xung quanh và dự trữ trong cơ khi thực hiện động tác, mà bằng con đường từ các phản ứng hoá học trong cơ thể, các phản ứng này xảy ra ở cơ. Vì vậy chế độ sinh lực của các hoạt động này về hình thức có thể coi là hoạt động yếm khí. Tác giả Catraev V.I. [60] trong nghiên cứu của mình đã cho thấy: tần số mạch đập hay tần số co bóp của tim trong quá trình tập luyện ở các VĐV đẳng cấp cao môn TDDC dao động từ 120200 lần/phút. Độ khó bài thi ngày càng được nâng cao cùng với lượng vận động (LVĐ) tăng lên để hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động. Ở một số nước có nền TDDC phát triển VĐV phải tập 3 lần/ngày, phần lớn LVĐ trong tập luyện và thi đấu thực hiện trong điều kiện yếm khí. Ngay sau khi kết thúc bài tự do, mạch đo được 200 lần/phút, quãng nghỉ giữa các lần di chuyển dụng cụ mạch đo được 120 lần/phút. Trước mỗi bài thi ở dụng cụ mạch đo được ở VĐV
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 268 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 364 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 299 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 244 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 196 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 146 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 90 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 24 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 23 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn