Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông
lượt xem 240
download
Mục đích nghiên cứu của luận án: Vận dụng DHTDA vào dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học Trung học phổ thông (THPT) nhằm hình thành cho HS năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm nhỏ, khuyến khích HS phát triển các kĩ năng sống hợp tác, biết phát hiện và giải quyết vấn đề, biết tìm kiếm và xử lí thông tin, từ đó chiếm lĩnh tri thức và có thái độ sống tích cực, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông
- 1 bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr−êng ®¹i häc s− ph¹m Hµ Néi ------ ------ ph¹m hång b¾c VËN DôNG PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC THEO Dù ¸N TRONG D¹Y HäC PHÇN HO¸ PHI KIM CH¦¥NG TR×NH HO¸ HäC trung häc phæ th«ng Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số :62141011 LuËn ¸n tiÕn sÜ gi¸o dôc häc Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SỬU Hµ Néi - 2013
- 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Tác giả Phạm Hồng Bắc
- 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Thị Sửu đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo tổ Phương pháp giảng dạy khoa Hoá học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, học sinh các trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Phạm Hồng Thái, Thăng Long, Nguyễn Thị Minh Khai, Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Chúc Động (Hà Nội), Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Lê Xoay, Trần Phú (Vĩnh Phúc) và Đinh Thiện Lý (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Ban biên tập Khoa học tự nhiên, các đơn vị trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Tác giả Phạm Hồng Bắc
- 4 MỤC LỤC Trang M U ......................................................................................................................................1 1. Lí do ch n tài.......................................................................................................................1 2. M c ích và nhi m v nghiên c u..........................................................................................3 3. Khách th nghiên c u .............................................................................................................4 4. !i t"#ng nghiên c u..............................................................................................................4 5. Ph&m vi nghiên c u.................................................................................................................4 6. Gi) thuy+t khoa h c.................................................................................................................4 7. Ph"/ng pháp nghiên c u........................................................................................................4 8. i m m2i c3a tài.................................................................................................................5 9. C6u trúc c3a lu:n án................................................................................................................5 CH NG 1. C S LÍ LU N VÀ TH C TI N C A VI C V N D NG PH NG PHÁP D#Y H%C THEO D ÁN TRONG D#Y H%C HOÁ H%C PH) THÔNG.......................6 1.1. L;ch s= v6n nghiên c u....................................................................................................6 1.1.1. Ph-.ng pháp d4y h6c theo d; án trên th> gi@i.......................................................6 1.1.2. MBt sD h-@ng nghiên cEu vH D4y h6c theo d; án trên th> gi@i..............................7 1.1.3. NhJng nghiên cEu D4y h6c theo d; án K ViLt Nam ...............................................8 1.2. Xu h"2ng ?i m2i ph"/ng pháp d&y h c ..........................................................................11 1.2.1. S; cPn thi>t phQi RSi m@i ph-.ng pháp d4y h6c ..................................................11 1.2.2. Xu h-@ng RSi m@i ph-.ng pháp d4y h6c K ViLt Nam...........................................13 1.2.3. Si m@i ph-.ng pháp d4y h6c hoá h6c K tr-Ung Trung h6c phS thông .............14 1.2.4. Wnh h-@ng RSi m@i ph-.ng pháp d4y và h6c theo h-@ng tích c;c....................15 1.3. D&y — h c tích cBc ...............................................................................................................16 1.3.1. Tính tích c;c...........................................................................................................16 1.3.2. Ph-.ng pháp d4y h6c tích c;c trong d4y h6c hoá h6c.........................................17 1.3.2.1. Khái ni m ph ng pháp d y h c tích c c.................................................17 1.3.2.2. Nét c tr ng c a ph ng pháp d y h c tích c c trong d y h c hoá h c.18 1.4. D&y h c theo dB án — mDt ph"/ng pháp d&y h c tích cBc ...............................................19 1.4.1. Khái niLm D4y h6c theo d; án ..............................................................................19 1.4.2. Phân lo4i d; án h6c t^p .......................................................................................21 1.4.3. C. sK khoa h6c c`a D4y h6c theo d; án................................................................21 1.4.3.1. " c i#m tâm sinh lí c a h c sinh Trung h c ph) thông ........................21 1.4.3.2. C s, tri-t h c c a D y h c theo d án......................................................23
- 5 1.4.3.3. C s, giáo d0c h c c a D y h c theo d án ..............................................23 1.4.3.4. C s, tâm lí h c c a D y h c theo d án...................................................24 1.4.3.5. Quan i#m d y h c phân hoá trong D y h c theo d án ........................25 1.4.4. ac Ribm c`a D4y h6c theo d; án.........................................................................27 1.4.5. Quy trình tS chEc D4y h6c theo d; án ..................................................................29 1.4.6. ánh giá k>t quQ h6c t^p trong D4y h6c theo d; án.............................................33 1.4.7. u Ribm và h4n ch> c`a D4y h6c theo d; án........................................................35 1.4.7.1. 4u i#m .......................................................................................................35 1.4.7.2. H n ch- ........................................................................................................36 1.4.8. iHu kiLn Rb D4y h6c theo d; án trong môn Hoá h6c R4t hiLu quQ ....................37 1.5. MDt s! kE thu:t d&y h c tích cBc hF tr# d&y h c theo dB án.............................................38 1.5.1. D4y h6c nhóm........................................................................................................39 1.5.1.1. Khái ni m.....................................................................................................39 1.5.1.2. Các cách thành l7p nhóm...........................................................................39 1.5.1.3. Ti-n trình d y h c nhóm ............................................................................39 1.5.1.4. 4u i#m và nh ;c i#m c a d y h c nhóm .............................................41 1.5.2. Kg thu^t khhn ph` bàn ...........................................................................................41 1.5.3. Kg thu^t Rat câu hji 5W1H.....................................................................................43 1.5.4. S. Rl t- duy............................................................................................................43 1.5.4.1. Khái ni m s < t duy ...............................................................................43 1.5.4.2. S> d0ng s < t duy trong ho t ?ng h c t7p .........................................44 1.5.4.3. Cách thi-t l7p s < t duy .........................................................................45 1.5.4.4. S> d0ng s < t duy trong D y h c theo d án .......................................45 1.6. ThBc tr&ng vi c s= d ng d&y h c theo dB án trong d&y h c hoá h c trung h c ph? thông hi n nay..........................................................................................47 1.6.1. iHu tra ti>n hành trên giáo viên...........................................................................47 1.6.2. iHu tra ti>n hành trên h6c sinh............................................................................49 Ti u k+t ch"/ng 1 ......................................................................................................................50 CH NG 2. V N D NG PH NG PHÁP D#Y H%C THEO D ÁN TRONG D#Y H%C PH N HOÁ H%C PHI KIM CH NG TRÌNH HOÁ H%C TRUNG H%C PH) THÔNG .....51 2.1. Phân tích nDi dung, c6u trúc phKn hoá h c phi kim trong ch"/ng trình hoá h c nâng cao trung h c ph? thông .........................................................................................51 2.1.1. Vai trò c`a nBi dung phPn hoá h6c phi kim trong ch-.ng trình hoá h6c nâng cao Trung h6c phS thông...................................................................................................51
- 6 2.1.2. Phân tích khái quát mpc tiêu nBi dung ki>n thEc, kg nhng trong phPn hoá h6c phi kim ch-.ng trình nâng cao Trung h6c phS thông ...............................................51 2.2. Xây dBng h th!ng tài các dB án h c t:p phKn hoá h c phi kim trung h c ph? thông ...........................................................................................................54 2.2.1. Nguyên trc l;a ch6n nBi dung h6c t^p Rb xây d;ng d; án h6c t^p hoá h6c........54 2.2.2. Xây d;ng hL thDng RH tài các d; án h6c t^p theo d4ng bài ..................................54 2.2.2.1. Ch @ d án nghiên cBu v@ chCt ..............................................................54 2.2.2.2. Ch @ d án nghiên cBu v@ các h c thuy-t, Enh lu7t hoá h c c bGn và các khái ni m hoá h c ...........................................................................55 2.2.3. Xây d;ng hL thDng RH tài các d; án h6c t^p theo quy mô c`a d; án ...................56 2.2.3.1. H thIng @ tài d án nhJ ..........................................................................56 2.2.3.2. H thIng @ tài d án trung bình...............................................................61 2.2.3.3. H thIng @ tài d án lKn ...........................................................................69 2.3. T? ch c và ánh giá các ho&t Dng h c t:p theo d&y h c theo dB án..............................83 2.3.1. TS chEc các ho4t RBng h6c t^p trong D4y h6c theo d; án ...................................83 2.3.1.1. Các b Kc chuLn bE c a GV và HS cho m?t d án h c t7p.............................83 2.3.1.2. Thi-t k- giáo án ti-n trình D y h c theo d án.........................................85 2.3.2. Thi>t k> công cp và ph-.ng án Ránh giá k>t quQ h6c t^p c`a h6c sinh ...............94 2.3.2.1. Thi-t k- b? công c0 ánh giá ......................................................................94 2.3.2.2. Thi-t k- ph ng án ánh giá ...................................................................108 2.4. Xây dBng và ph"/ng pháp s= d ng t" li u h c t:p.........................................................108 2.4.1. Ý nghga c`a viLc xây d;ng nguln t- liLu trong D4y h6c theo d; án .....................108 2.4.2. Xây d;ng nguln t- liLu h6c t^p...........................................................................109 2.4.2.1. Nguyên tOc l a ch n và xây d ng ngu d0ng trong D y h c theo d án ...........109 2.4.3. Cách su dpng nguln t- liLu.................................................................................112 2.4.3.1. S> d0ng ngu d0ng ngu
- 7 3.3.2. Chuwn bW th;c nghiLm s- ph4m ..........................................................................115 3.3.3. K> ho4ch ti>n hành th;c nghiLm s- ph4m ......................................................... 115 3.3.4. Ti>n hành th;c nghiLm s- ph4m ........................................................................116 3.4. K+t qu) và phân tích k+t qu) thBc nghi m s" ph&m ......................................................122 3.4.1. K>t quQ th;c nghiLm s- ph4m.............................................................................122 3.4.2. Phân tích k>t quQ th;c nghiLm s- ph4m.............................................................122 3.4.2.1. Phân tích Enh tính...................................................................................122 3.4.2.2. Phân tích Enh l ;ng ................................................................................134 Ti u k+t ch"/ng 3 ....................................................................................................................147 KxT LU N VÀ KHUYxN NGHy ................................................................................................148 1. NhJng k>t quQ R4t R-vc ............................................................................................148 2. H-@ng phát tribn c`a RH tài.......................................................................................149 3. Khuy>n nghW...............................................................................................................149 DANH M C CÁC CÔNG TRÌNH KHOA H%C LIÊN QUAN xN LU N ÁN..........................151 { TÀI NGHIÊN C|U KHOA H%C .........................................................................................152 SÁCH ( ~NG TÁC GI•)...........................................................................................................152 TÀI LI U THAM KH•O ............................................................................................................153
- 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các kĩ thuật dạy học, kĩ năng hỗ trợ Dạy học theo dự án ...................... 38 Bảng 2.1. Bảng kiểm quan sát quy trình hoạt động nhóm...................................... 96 Bảng 2.2. Bảng kiểm quan sát quá trình thực hiện dự án nhóm............................. 97 Bảng 2.3. Bảng kiểm đánh giá bài trình diễn đa phương tiện ................................ 99 Bảng 2.4. Bảng kiểm đánh giá bài tự giới thiệu về nhóm/đội............................... 102 Bảng 2.5. Bảng kiểm đánh giá Sổ theo dõi dự án ................................................ 103 Bảng 2.6. Phiếu đánh giá hoạt động thành viên nhóm......................................... 105 Bảng 2.7. Phiếu nhìn lại quá trình thực hiện dự án ............................................. 106 Bảng 2.8. Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm HS (Phiếu đánh giá dành cho GV tham dự và các nhóm HS đánh giá chéo)...................................... 107 Bảng 2.9. Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm HS (Phiếu đánh giá dành cho GV trực tiếp thực hiện) ....................................................................... 108 Bảng 3.1. Bảng thống kê danh sách đề tài dự án học tập, trường, lớp, GV các lớp thực nghiệm từng thành viên trong nhóm).............................. 116 Bảng 3.2. Bảng thống kê các giai đoạn thể hiện năng lực sáng tạo của HS......... 130 Bảng 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tới sự thành công của các dự án học tập.... 133 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 1...................................................................... 135 Bảng 3.5. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra số 1 vòng 1..... 135 Bảng 3.6. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 1 vòng 1................... 136 Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 1...................................................................... 136 Bảng 3.8. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra số 2 vòng 1..... 137 Bảng 3.9. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 2 vòng 1................... 137 Bảng 3.10. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 2...................................................................... 139 Bảng 3.11. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra số 1 vòng 2... 139 Bảng 3.12. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 1 vòng 2................. 140
- 9 Bảng 3.13. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 2...................................................................... 140 Bảng 3.14. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra số 2 vòng 2... 141 Bảng 3.15. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 2 vòng 2................. 141 Bảng 3.16. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 3...................................................................... 143 Bảng 3.17. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả bài kiểm tra số 1 vòng 3 ........... 143 Bảng 3.18. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 1 vòng 3................. 144 Bảng 3.19. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 3...................................................................... 144 Bảng 3.20. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra số 2 vòng 3... 145 Bảng 3.21. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 2 vòng 3................. 146
- 10 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của DHTDA....................................................... 27 Hình 1.2. Quy trình tổ chức DHTDA..................................................................... 30 Hình 1.3. Sơ đồ các bước của DHTDA theo tác giả Đỗ Hương Trà ...................... 30 Hình 1.4. Sơ đồ tiến trình dạy học nhóm ............................................................... 39 Hình 1.5. Minh hoạ kĩ thuật “khăn phủ bàn”........................................................ 42 Hình 1.6. Minh hoạ kĩ thuật “5W1H” cho một DA................................................ 43 Hình 3.1. Biểu đồ các giai đoạn thể hiện năng lực sáng tạo của HS.................... 130 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của HS với DHTDA ....................... 131 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 1 .................................... 135 Hình 3.4. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 1 vòng 1 .......... 136 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 1 .................................... 137 Hình 3.6. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 2 vòng 1 .......... 137 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 2 .................................... 139 Hình 3.8. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 1 vòng 2 .......... 140 Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 2 .................................... 141 Hình 3.10. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 2 vòng 2......... 141 Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 vòng 3 .................................. 143 Hình 3.12. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 1 vòng 3......... 144 Hình 3.13. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 vòng 3 .................................. 145 Hình 3.14. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của HS bài 2 vòng 3......... 146 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung kiến thức phần hoá học phi kim nâng cao THPT .......... 53 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mối liên hệ giữa các nội dung nghiên cứu các chất ..................... 54
- 11 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ đầy đủ Chữ viết tắt Bài kiểm tra Bài KT Công nghệ thông tin CNTT Công nghiệp CN Đại học ĐH Đại học Sư phạm ĐHSP Dạy học theo dự án DHTDA Đối chứng ĐC Dự án DA giáo viên GV học sinh HS Nhà xuất bản NXB phòng thí nghiệm PTN phương pháp dạy học PPDH phương pháp dạy học theo dự án PPDHTDA phương trình hoá học PTHH sách giáo khoa SGK thực nghiệm TN thực nghiệm sư phạm TNSP Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế giới đang bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi giáo dục phải luôn đổi mới để đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Tại Quyết định số 711/QĐ–TTg ngày 13/6/2012, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát cho nền giáo dục nước ta: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.” Từ mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục này, nền giáo dục nước ta cần có những đổi mới sâu rộng, toàn diện mọi thành tố của quá trình dạy học hướng đến sự hình thành và phát triển năng lực và khả năng học tập suốt đời cho học sinh (HS). Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) có ý nghĩa quyết định cần được triển khai ở các môn học và cấp học. Một trong những định hướng đổi mới PPDH hiện nay là vận dụng các PPDH tích cực đã được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và áp dụng vào thực tiễn dạy học các môn học một cách hiệu quả. Đó là những PPDH hiện đại định hướng vào người học, nhằm phát huy được năng lực nhận thức, năng lực độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của người học được áp dụng trong dạy học ở các lớp học và môn học. Định hướng đổi mới PPDH đã được cụ thể hoá trong Điều 28.2 Luật Giáo dục (năm 2005): “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng
- 2 vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” PPDH theo dự án (Project-based Learning – PBL, còn gọi là Dạy học theo dự án – DHTDA) là một trong các PPDH tích cực, hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà nền giáo dục tiên tiến cần có, phù hợp với Điều 28.2 Luật Giáo dục Việt Nam và có thể áp dụng được ở trường phổ thông nước ta trong điều kiện hiện nay. Từ đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho PPDH mới này và coi đây là PPDH quan trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống. DHTDA hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn nội dung việc học với thực tế cuộc sống, giúp phát triển cho HS các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc trong nhóm, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)…; cho phép HS làm việc một cách độc lập lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, có chiều sâu và gắn với thực tiễn để hình thành kiến thức và tham gia tích cực trong các hoạt động có sự phối hợp với các thành viên khác để tạo ra sản phẩm xác định. DHTDA ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, còn kích thích hứng thú say mê tìm tòi nghiên cứu của người học, trau dồi văn hoá, khả năng lao động trí óc cho người học. Cách học dựa trên dự án (DA) không chỉ tập trung vào các chương trình giảng dạy mà còn khám phá các chương trình này, yêu cầu HS phải đặt câu hỏi, tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp, thay đổi cách học từ việc “GV nói” thành “HS thực hiện”. Như vậy, GV đóng vai trò là người hướng dẫn hỗ trợ việc tự nghiên cứu của HS; HS có quyền tự chủ về kế hoạch hành động, phương pháp, phương tiện, các hướng sáng tạo sản phẩm, và đặc biệt biết ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để hoàn thành mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thời kì đổi mới và hội nhập. Ở Việt Nam, việc thực hiện PPDHTDA mới được công ty Intel Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp trong chương trình Intel® Teach to the Future – Dạy học cho tương lai tại Việt Nam sau khi thử nghiệm triển khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả nước từ năm 2003, đến 6/12/2005 chính thức đưa vào triển khai ở các trường Trung học cơ sở (THCS). DA Việt – Bỉ thực hiện trong 4,5 năm từ 2004 đến 2009 tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc.
- 3 Hoá học là môn học khoa học tự nhiên được dạy ở trường phổ thông từ lớp 8 THCS nên HS đã được tích luỹ vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội nhất định. Hoá học đặc biệt có mối liên kết với các môn học khác như Sinh học, Địa lí, Vật lí,... nên việc ứng dụng kiến thức môn học trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng DHTDA thông qua sự tích hợp kiến thức của các môn học này. Tuy nhiên, việc áp dụng DHTDA trong dạy học hoá học ở trường phổ thông chưa được chú ý tương xứng với tầm quan trọng trong thực tiễn do môn học mang lại. Cho đến nay, chưa có một đề tài nghiên cứu sâu về hệ thống lí luận và vận dụng PPDHTDA trong dạy học hoá học phổ thông được công bố. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp Dạy học theo dự án trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng DHTDA vào dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học Trung học phổ thông (THPT) nhằm hình thành cho HS năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm nhỏ, khuyến khích HS phát triển các kĩ năng sống hợp tác, biết phát hiện và giải quyết vấn đề, biết tìm kiếm và xử lí thông tin, từ đó chiếm lĩnh tri thức và có thái độ sống tích cực, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu – Nghiên cứu cơ sở lí luận về PPDH tích cực và hệ thống hoá cơ sở lí luận về DHTDA. – Điều tra thực trạng việc vận dụng DHTDA trong dạy học hoá học THPT. – Phân tích nội dung phần hoá học phi kim trong chương trình hoá học nâng cao THPT. – Xây dựng tư liệu dạy học phần nội dung kiến thức về hoá học phi kim chương trình hoá học nâng cao THPT. – Xây dựng các DA học tập phần phi kim chương trình hoá học nâng cao THPT và phương pháp tổ chức thực hiện.
- 4 – Thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập theo DHTDA của HS trong việc áp dụng DHTDA. – Thực nghiệm sư phạm (TNSP) đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung đã đề xuất và xử lí các số liệu thực nghiệm để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng DHTDA vào dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao ở trường THPT. 3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Vận dụng DHTDA trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phần hoá học phi kim nâng cao lớp 10, 11 chương trình hoá học THPT. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được hệ thống các DA phù hợp, đa dạng và có hệ thống tư liệu dạy học phong phú, đồng thời biết cách sử dụng DHTDA phối hợp hợp lí với các PPDH khác để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các DA thì sẽ nâng cao tính tích cực độc lập và phát triển được năng lực hợp tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, năng lực sáng tạo, nâng cao hứng thú học tập cho HS, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nghiên cứu lí luận – Nghiên cứu các tài liệu trong nước và ngoài nước về lí luận dạy học, Tâm lí học, Giáo dục học và các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài. – Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá ... trong nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới việc đổi mới PPDH, PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực, DHTDA. – Phân tích nội dung chương trình hoá học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao để đề xuất các cách vận dụng DHTDA cho phù hợp và hiệu quả.
- 5 7.2. Nghiên cứu thực tiễn – Điều tra cơ bản thực trạng việc vận dụng các PPDH tích cực, DHTDA trong dạy học hoá học ở trường THPT. – Lấy ý kiến chuyên gia về tính phù hợp của các DA và tư liệu dạy học, tính hiệu quả của việc áp dụng DHTDA cho HS THPT thông qua dạy học phần hoá học phi kim. – TNSP đánh giá tính phù hợp và khả thi của các đề xuất. 7.3. Phương pháp xử lí thông tin Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lí và đánh giá kết quả TNSP. 8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI – Tổng quan một cách hệ thống cơ sở lí luận về đổi mới PPDH, DHTDA và áp dụng PPDHTDA trong dạy học hoá học ở trường phổ thông. – Điều tra, đánh giá thực trạng sự vận dụng DHTDA trong dạy học hoá học phổ thông. – Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung xây dựng DA học tập, xây dựng một hệ thống các DA cho phần hoá học phi kim và phương pháp tổ chức thực hiện. – Thiết kế bộ công cụ đánh giá hiệu quả DHTDA trong dạy học hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT. – Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học nâng cao THPT hỗ trợ GV và HS trong DHTDA. – Xây dựng một số giáo án bài dạy có sử dụng DHTDA phần hoá học phi kim chương trình THPT và tiêu chí đánh giá DA. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận chung và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPDHTDA trong dạy học hoá học phổ thông (45 trang). Chương 2: Vận dụng PPDHTDA trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình hoá học THPT (63 trang). Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (34 trang).
- 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN V6 THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC PHỔ THÔNG 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Phương pháp dạy học theo dự án trên thế giới [57] Dạy học DA là một trong những phương pháp dạy học tiêu chuẩn (Apel & Knoll), được coi là một phương tiện qua đó người học có thể phát triển khả năng tự lập và trách nhiệm, khả năng thực hành các hoạt động xã hội và dân chủ. Được bắt nguồn từ châu Âu nhưng phương pháp DA là một sản phẩm chính hãng của phong trào giáo dục tiến bộ Mỹ. William Heard Kilpatrick là người đầu tiên đã mô tả chi tiết phương pháp này trong bài viết nổi tiếng toàn thế giới “Phương pháp DA” (1918). Theo Michael Knoll, sau khi nghiên cứu trên 53 tác giả với 73 tài liệu tham khảo khoa học được công bố từ những năm 1880 đến 1995 trên các lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, kĩ thuật, y học, giáo dục, CNTT,…, lịch sử phát triển của phương pháp DA có thể được chia thành năm giai đoạn chính như sau: 1590 – 1765: Sự khởi đầu của dạy học DA tại các trường kiến trúc ở châu Âu. 1765 – 1880: Dạy học DA trở thành một PPDH được áp dụng thường xuyên, bắt đầu ở các trường kĩ thuật của Pháp, Đức và Thuỵ Sĩ. Năm 1865, được William B. Rogers, Đại học (ĐH) Kĩ thuật Massachusetts giới thiệu ở Mỹ. 1880 – 1915: Calvin M. Woodward, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa O'Fallon (thuộc ĐH Washington) đưa phương pháp DA vào trường đào tạo nghề của trường mình, tại đó sinh viên không chỉ thiết kế mà trực tiếp tạo ra các sản phẩm. Dần dần, cách dạy này lan rộng ra các trường nghề (theo Charles R. Richards), rồi trở thành một phong trào cải cách giáo dục (theo David. S. Snedden, Rufus W. Stimson) áp dụng vào các ngành khoa học nói chung (theo John F. Woodhull). Những quan điểm triết học giáo dục và lí thuyết nhận thức của J.Dewey đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lí thuyết cho phương pháp DA của các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỉ XX. 1915 – 1965: Kilpatrick đề cập tới dạy học DA là “hành động có mục đích bằng cả trái tim” – đề cao ý nghĩa “mục đích” của dạy học DA: cho HS tự do hành động nhằm phát triển sự độc lập, tư duy phê phán và năng lực hành động. Tư tưởng
- 7 này của Kilpatrick đã giảm dần mức độ ảnh hưởng ở Mỹ nhưng lại nhận được sự đón nhận của châu Âu, Ấn Độ và Cộng hoà liên bang Xô-viết. 1965 – nay: Phương pháp DA của Kilpatrick, hiện được áp dụng như PPDH tích cực được tái thiết ở Đức, Thuỵ Sĩ và các nước châu Âu khác. Dưới ảnh hưởng của nền giáo dục tiểu học Anh, các nhà giáo dục Mỹ cố gắng xác định lại phương pháp DA, nhìn nhận nó như một PPDH phụ trợ quan trọng bên cạnh chương trình giảng dạy hướng vào chủ đề, hướng vào giáo viên (teacher–oriented, subject– centered) truyền thống. Có thể coi đây là giai đoạn tái thiết dạy học DA và làn sóng thứ ba của việc phổ biến dạy học DA có tính chất quốc tế. Như vậy, việc học tập thông qua các DA đã được bắt đầu từ 300 năm trước và đã có những biến động, di chuyển qua lại từ định nghĩa, cách thức tiến hành, phương thức áp dụng, mức độ phổ biến,... từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ quốc gia/châu lục này sang quốc gia/châu lục khác. Ngày nay, theo Knoll, M., DHTDA đang ở áp dụng rất phổ biến trong tất cả các cấp học ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Các DA học tập được HS thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nhà nghiên cứu và công trình tiêu biểu của họ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lí luận của DHTDA là: Dewey, J. [48 – 51], Richards, C. R. [58], Kilpatrick, W. H. [56], Horn, E. [55], Collings, E. [47], Alberty, H. B. [44], Bleeke, M. H. [45], Church, R. L. [46], ,Schäfer, U. [59], Holmes, L. E [54]. Tất cả các công trình trên đều đề cập đến cơ sở lí luận của DHTDA, bản chất quá trình thực hiện DHTDA ở nhiều góc độ khác nhau, trong các môn học khác nhau. 1.1.2. Một số hướng nghiên cứu về Dạy học theo dự án trên thế giới Những kết quả nghiên cứu về DHTDA của thế giới trong vài chục năm trở lại đây rất phong phú, tập trung vào các vấn đề: (1) Đánh giá hiệu quả của DHTDA (đánh giá tổng kết), chia thành 5 hướng sau: Sự gia tăng thành tích của HS; Tăng khả năng giải quyết vấn đề của HS; Tăng cường sự học sâu; Tiến bộ về các năng lực đặc thù của môn học và năng lực chung khi thực hiện DA; Những thay đổi trong việc giải quyết vấn đề theo nhóm, thói quen làm việc và các hành vi khác. (2) Đánh giá hoặc mô tả mức độ thành công của việc tiến hành DHTDA (trong giáo dục và đào tạo).
- 8 (3) Đánh giá vai trò của các yếu tố đặc trưng của người học đối với hiệu quả hoặc sự phù hợp của DHTDA (tác động tới việc bồi dưỡng năng khiếu). (4) Thử nghiệm một vài đề xuất cải tiến DHTDA (nghiên cứu can thiệp). 1.1.3. Những nghiên cứu Dạy học theo dự án ở Việt Nam Ở Việt Nam, DHTDA đã được sử dụng trong đào tạo – dạy học Cao đẳng và ĐH thông qua các đồ án tốt nghiệp các ngành học, bắt đầu là các trường ĐH kĩ thuật. Hiện nay, các hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận thực hiện trong các trường ĐH nói chung và trong đào tạo GV đã rất quen thuộc với sinh viên. Trong các hình thức này, sinh viên tự lực thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV. Trong giáo dục phổ thông, vào những năm 1960 – 1980, ở các trường phổ thông cũng có những hoạt động gần gũi với DHTDA. Đặc biệt trong những năm 1980, cùng với sự phát triển của phong trào hướng nghiệp, nhiều trường đã thực hiện các DA như DA trồng cây, DA phát triển vườn trường. Tuy nhiên cho đến nay, DHTDA vẫn chưa được sử dụng như một PPDH phổ biến ở mọi cấp, bậc học. Một số năm gần đây, một số cơ sở đào tạo đã bước đầu quan tâm đến PPDH này. Với những ưu điểm vượt trội, DHTDA đã đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu và DHTDA được đề cập nhiều hơn trong các tài liệu tiếng Việt với những tên gọi khác nhau như: đề án, DHTDA, PPDHTDA, phương pháp DA. Với sự tăng cường hợp tác quốc tế, DHTDA đã được tăng cường giới thiệu và sử dụng ở Việt Nam thông qua các DA đào tạo bồi dưỡng GV như các chương trình: Dạy học cho tương lai của Intel (Intel Teach to the Future), “Đưa kĩ năng CNTT vào dạy học” (Partner in leaning) của Microsoft hoặc Ứng dụng CNTT trong dạy học (ICT in Education) do UNESCO tổ chức đã đề ra mục đích chính là giúp GV biết sử dụng máy vi tính, tài liệu trên Internet để phát triển trí tưởng tượng của HS, dẫn dắt HS tới phương pháp học tập hiệu quả trên cơ sở của DHTDA. Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, cùng với việc thực hiện các DA phát triển giáo dục, DA giáo dục môi trường, DHTDA bước đầu đã được áp dụng trong một số môn học. Việc đưa phương pháp DHTDA vào dạy học và triển khai DA trong thực tế đã được phát triển chính thức thành một chiến lược dạy học ở nhiều môn học của trường phổ thông thông qua các chương trình bồi dưỡng GV. Đáng chú ý là sự triển khai của chương trình dạy học của Intel và Dự án Việt – Bỉ ở nước ta.
- 9 Chương trình dạy học của Intel [7], [61] Trong một thập kỉ qua, Chương trình dạy học của Intel đã giúp các GV khối phổ thông trở thành những nhà sư phạm hiệu quả thông qua việc hướng dẫn cho GV đưa công nghệ vào bài học, cũng như thúc đẩy kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kĩ năng hợp tác đối với HS. Việt Nam là một trong hai nước đầu tiên trên thế giới giới thiệu Khoá học Khởi đầu của Intel. Chương trình dạy học của Intel được áp dụng thí điểm cho khối phổ thông năm 2004 với mục tiêu đào tạo cho GV phương pháp phát huy việc học dựa trên DA và kết hợp có hiệu quả việc sử dụng máy vi tính với các chương trình dạy học hiện có giúp HS đạt được kết quả học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, GV còn tạo ra các công cụ đánh giá tối ưu cũng như cách cân đối bài giảng với mục tiêu học tập. Số GV phổ thông tham gia chương trình tăng nhanh trong vòng 3 năm sau đó. Trong năm 2006, chương trình đã bồi dưỡng cho hơn 6000 GV của 17 tỉnh, thành phố và tháng 9/2012, chương trình vẫn tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ và GV Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đánh giá tác động và thực tế triển khai chương trình, công ty Intel và Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc tiếp tục triển khai chương trình trong những năm tiếp theo. Chương trình DHTDA của DA Việt – Bỉ Từ năm 1997 đến nay, chính phủ Vương quốc Bỉ đã thực hiện hai DA hỗ trợ cho các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng áp dụng phương pháp dạy và học tích cực cho ngành giáo dục Việt Nam. DA Việt Bỉ I đã đầu tư cho 7 tỉnh từ năm 1999 đến 2003 và DA Việt Bỉ II đã đầu tư cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 2005 đến 2009. Để mở rộng, nâng cao hơn nữa nhận thức, kĩ năng áp dụng phương pháp dạy – học tích cực trong năm học 2008 – 2009, DA đã tập huấn sâu thêm về ba PPDH mới: Học theo góc, Học hợp đồng, Học theo DA cho GV cốt cán, các chuyên gia trong nước và các bộ quản lí các cấp ở địa phương để họ trở về địa phương tự nghiên cứu, lựa chọn những bài học phù hợp (trong chương trình CĐSP, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS) và thiết kế các hoạt động dạy học áp dụng các PPDH mới này. Các giờ học được tổ chức ghi hình, lưu giữ làm tài liệu, được đưa ra đánh giá, rút kinh nghiệm và lựa chọn một số giờ học tốt, thể hiện rõ đặc trưng của ba PPDH trên để giới thiệu trong khoá tập huấn cho toàn bộ GV của các trường tham gia DA. Từ 3/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai tập huấn các tỉnh thành còn lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 269 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 367 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 303 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 247 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 198 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 91 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn