intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:327

51
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kế toán "Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp may mặc Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ; Khảo sát, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- ĐỖ THỊ THẢNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- ĐỖ THỊ THẢNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN MẠNH DŨNG 2. TS. NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thảnh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 7 1.1. Nghiên cứu về hoàn thiện kiểm soát nội bộ....................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu quốc tế.......................................................................................... 7 1.1.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 8 1.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ..... 11 1.2.1. Nghiên cứu quốc tế........................................................................................11 1.2.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................13 1.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính ......................... 15 1.3.1. Nghiên cứu quốc tế........................................................................................15 1.3.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................16 1.4. Nghiên cứu về tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính .......... 17 1.4.1. Nghiên cứu quốc tế........................................................................................17 1.4.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................24 1.5. Kết quả từ các nghiên cứu trước ...................................................................... 25 1.5.1. Đối với các nghiên cứu có liên quan hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ .....25 1.5.2. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.......................................................................................................26 1.5.3. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính ........................................................................................................................27 1.5.4. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính.....................................................................................................27 1.6. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả ......................... 28 1.6.1. Khoảng trống nghiên cứu ..............................................................................28
  5. iii 1.6.2. Hướng nghiên cứu của tác giả .......................................................................30 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ....................32 2.1. Kiểm soát nội bộ ................................................................................................ 32 2.1.1. Bản chất của kiểm soát nội bộ .......................................................................32 2.1.2. Các khung về kiểm soát nội bộ .....................................................................36 2.1.3. Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ ..........................................................39 2.2. Hiệu quả tài chính ............................................................................................. 50 2.2.1. Khái niệm ......................................................................................................50 2.2.2. Đo lường hiệu quả tài chính ..........................................................................51 2.3. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ... 54 2.4. Các lý thuyết có liên quan ................................................................................. 57 2.4.1. Lý thuyết đại diện (agency theory)................................................................58 2.4.2. Lý thuyết bất định (contingency theory) .......................................................59 2.4.3. Lý thuyết hành vi ...........................................................................................60 2.4.4. Lý thuyết phân tích lợi ích - chi phí (cost – benefit analysis theory) ............61 2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 62 2.5.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết .......................................................................62 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................71 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................72 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ........................................ 72 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................72 3.1.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................73 3.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 76 3.2.1. Nguồn dữ liệu ................................................................................................76 3.2.2. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính .............................................77 3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................78 3.3. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 85 3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................85
  6. iv 3.3.2. Mô hình nghiên cứu, nhân tố và thang đo chính thức ...................................86 3.3.3. Khảo sát định lượng chính thức ....................................................................91 3.3.4. Phân tích dữ liệu định lượng .........................................................................93 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................95 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ, HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM .....................96 4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp may Việt Nam ............................................. 96 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dệt May tại Việt Nam..............96 4.1.2. Đặc điểm hoạt động của ngành may mặc Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ .......................................................................................................................99 4.1.3. Chọn mẫu các doanh nghiệp may mặc Việt Nam để nghiên cứu ...............102 4.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam .... 103 4.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát ................................................................103 4.2.2. Thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro ..........................................................110 4.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát ..................................................................115 4.2.4. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông ...........................................120 4.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát ....................................................................124 4.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam .......................................................................................................................... 127 4.3.1. Kết quả đạt được..........................................................................................127 4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................129 4.4. Thực trạng hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp May mặc Việt Nam . 132 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................136 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM ...........................................................................137 5.1. Kết quả thống kê mô tả ................................................................................... 137 5.1.1. Mô tả mẫu khảo sát .....................................................................................137 5.1.2. Mô tả các biến .............................................................................................138 5.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo .................................................. 143 5.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ............................................................ 146 5.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định .......................................................... 149
  7. v 5.5. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính ........................................................ 151 5.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết .......................................................................151 5.5.2. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ........................................................153 5.5.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình ...........................................154 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................155 CHƯƠNG 6. THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM .................................................156 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 156 6.1.1. Ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến hiệu quả tài chính ....................157 6.1.2. Ảnh hưởng của đánh giá rủi ro đến hiệu quả tài chính ...............................158 6.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động kiểm soát đến hiệu quả tài chính ......................158 6.1.4. Ảnh hưởng của thông tin và truyền thông đến hiệu quả tài chính ..............159 6.1.5. Ảnh hưởng của giám sát đến hiệu quả tài chính .........................................159 6.2. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu .............................................................. 160 6.2.1. Khuyến nghị về môi trường kiểm soát ........................................................160 6.2.2. Khuyến nghị về đánh giá rủi ro ...................................................................164 6.2.3. Khuyến nghị về hoạt động kiểm soát ..........................................................166 6.2.4. Khuyến nghị về thông tin và truyền thông ..................................................171 6.2.5. Khuyến nghị về hoạt động giám sát ............................................................174 6.3. Điều kiện thực hiện .......................................................................................... 177 6.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ..............................................................177 6.3.2. Đối với hiệp hội dệt may Việt Nam ............................................................177 6.3.3. Đối với doanh nghiệp may mặc...................................................................178 TÓM TẮT CHƯƠNG 6 ............................................................................................179 KẾT LUẬN ................................................................................................................180 DANH SÁCH CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ...................181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC ...................................................................................................................195
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích thuật ngữ AICPA Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants) AR Augmented Reality BSCI Business Social Compliance Initiative CFA Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory factor analysis) CMT Cut Make Trim - gia công thuần túy COBIT Control Objectives for Information and Related Technology (Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực có liên quan) COSO Hiệp hội các tổ chức tài trợ (Committe of Sponsoring Organizations) CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp DN Doanh nghiệp ĐGRR Đánh giá rủi ro EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) ERM Hệ thống quản trị rủi ro (Enterprise Risk Management) ERP Hoạch định nguồn lực (Enterprise resource planning systems) FOB Free on Broad - mua nguyên liệu, bán thành phẩm HĐGS Hoạt động giám sát HĐKS Hoạt động kiểm soát HQTC Hiệu quả tài chính HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ IIA Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ ISACA Information system audit and control association
  9. vii Ký hiệu Giải thích thuật ngữ ITGI Information technology governance institute KSNB Kiểm soát nội bộ OBM Original Brand Manufacturing - phương thức hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng thương mại trong và ngoài nước theo thương hiệu riêng của mình ODM Original Design Manufacturing - chủ động từ nguyên liệu, thiết kế, sản xuất thành phẩm OEM Original Equipment Manufacturer ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets) ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity) ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales) SAS Tuyên bố về các chuẩn mực kiểm toán (Statement on Auditing Standards) SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling)
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu ............................64 Bảng 2.2: Thang đo các biến kiểm soát .........................................................................67 Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ................................................................70 Bảng 3.1: Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia ...................................................78 Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố KSNB đến hiệu quả tài chính ........................................................................................................79 Bảng 3.3: Thang đo hiệu quả tài chính ..........................................................................87 Bảng 3.4. Thang đo môi trường kiểm soát ....................................................................87 Bảng 3.5. Thang đo nhận diện và đánh giá rủi ro .........................................................88 Bảng 3.6. Thang đo hoạt động kiểm soát ......................................................................89 Bảng 3.7. Thang đo thông tin và truyền thông ..............................................................90 Bảng 3.8. Thang đo giám sát .........................................................................................90 Bảng 3.9. Thang đo của biến kiểm soát.........................................................................91 Bảng 3.10: Số lượng mẫu và cơ cấu đối tượng khảo sát ...............................................93 Bảng 4.1: Kim ngạch xuất khẩu của may mặc Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2014 đến 2019 .............................................................98 Bảng 4.2. Xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang các thị trường năm 2015 - 2019 .....98 Bảng 4.3. Lao động và cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ......99 Bảng 4.4. Hiệu quả kinh doanh của ngành may mặc từ năm 2015 - 2019 ..................100 Bảng 4.5. Phân loại doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo quy mô lao động ...........101 Bảng 4.6. Phân loại doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam theo hình thức sở hữu ......102 Bảng 4.7: Kết quả điều tra về môi trường kiểm soát ...................................................103 Bảng 4.8: Kết quả điều tra về đánh giá rủi ro ..............................................................113 Bảng 4.9: Kết quả điều tra về hoạt động kiểm soát .....................................................116 Bảng 4.10: Kết quả điều tra về thông tin và truyền thông...........................................121 Bảng 4.11: Bảng điều tra về hoạt động giám sát .........................................................125 Bảng 4.12. Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROA trung bình ngành.. 133 Bảng 4.13. Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROS trung bình ngành 133 Bảng 4.14: Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROE trung bình ngành .. 134
  11. ix Bảng 4.15: Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo hiệu quả sử dụng lao động .......................................................................................... 134 Bảng 5.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................137 Bảng 5.2: Thống kê mô tả biến môi trường kiểm soát ................................................138 Bảng 5.3: Thống kê mô tả biến đánh giá rủi ro ...........................................................139 Bảng 5.4: Thống kê mô tả biến hoạt động kiểm soát ..................................................140 Bảng 5.5: Thống kê mô tả biến thông tin và truyền thông ..........................................141 Bảng 5.6: Thống kê mô tả biến giám sát .....................................................................142 Bảng 5.7: Thống kê mô tả biến hiệu quả tài chính ......................................................143 Bảng 5.8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo .........................143 Bảng 5.9: Kết quả kiểm tra KMO and Bartlett's Test .................................................146 Bảng 5.10: Bảng phương sai trích ...............................................................................147 Bảng 5.11: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt ...........................................................150 Bảng 5.12: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt ...........................................................152 Bảng 5.13: Hệ số hồi quy các mối quan hệ (chưa chuẩn hóa) và (chuẩn hóa) ...........153 Bảng 5.14: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................154 Bảng 6.1: Mức độ đóng góp của các nhân tố ..............................................................157 Bảng 6.2: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) 6 biến quan sát ......................................160 Bảng 6.3: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 9 biến đánh giá rủi ro .....................164 Bảng 6.4: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 11 biến hoạt động kiểm soát ..........167 Bảng 6.5: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 5 biến thông tin và truyền thông ....171 Bảng 6.6: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 5 biến giám sát ...............................175
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................63 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................................75 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức.....................................................................86 Hình 4.1. Biểu KNXK hàng dệt may từ 2005 đến 2017 ...............................................97 Hình 5.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) thang đo các nhân tố tác động ...........................149 Hình 5.2: Kết quả SEM mô hình NC (chuẩn hóa) ......................................................151 Hình 6.1. Kết quả mô hình nghiên cứu chính thức .....................................................156
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệu quả tài chính và KSNB là một trong những vấn đề được các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau và rất nhiều kết quả khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Nếu như hiệu quả tài chính là một khía cạnh quan trọng của việc lập kế hoạch chiến lược, đánh giá hiệu quả kinh doanh và điều hành công ty thì KSNB lại là hệ thống các quy trình, chính sách, thủ tục kiểm soát do đơn vị tự thiết kế và áp dụng để quản lý hữu hiệu các hoạt động. Thiết lập KSNB hữu hiệu giúp các nhà quản lý đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp lý, đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh đến khả năng đạt được các mục tiêu của nhà quản lý. Do đó, KSNB của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng tác động, liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ. Năm 2019, ngành xuất khẩu lớn thứ 2 của nền Việt Nam ghi nhận kết quả xuất siêu 16,62 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành vẫn còn một số yếu kém, bất cập như nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phụ thuộc vào nước ngoài, phương thức CMT (Cut - Make - Trim) vẫn là chủ yếu (chiếm 65%), hàng FOB mới chiếm 25%, ODM và OBM chỉ đạt 10%. Vì thế, hiệu quả sản xuất ngành dệt may còn thấp và giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu chỉ rơi vào khoảng 25%. Tuy nhiên, nhìn lại tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, chi phí lao động được coi là một trong những lợi thế của Việt Nam để cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may thế giới đã dần mất đi. Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đã đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói với chất lượng ngày càng cao, giá thành thấp và thời gian giao hàng đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của các đối tác trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành may mặc Việt Nam có những đặc thù riêng không giống với các ngành khác đó là các doanh nghiệp may mặc đa phần là công ty quy mô vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động theo hình thức là may gia công xuất khẩu theo đơn hàng nên chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất
  14. 2 trong tổng giá thành vì vậy muốn tăng hiệu quả hoạt động đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc phải kiểm soát được vấn đề nhân sự. Thêm vào đó NVL lại chủ yếu do khách hàng chuyển đến nên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp may mặc là cần phải kiểm soát tốt các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tránh để mất mát, hư hỏng. Mặt khác trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết và sẽ có hiệu lực trong tương lai gần đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tuy nhiên cũng đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc ứng xử như chuẩn mực về lao động, trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh tổng thể cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không hiệu quả, nguồn cung ứng và tiêu thụ lệ thuộc quá lớn vào nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động lớn với tỷ lệ biến động lao động cao,... Trong bối cảnh đó, hệ thống KSNB được coi là một trong những phương sách hữu hiệu làm gia tăng giá trị cho quản lý doanh nghiệp. Đứng trước những vấn đề tồn tại trong ngành may mặc đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến nguyên nhân là do yếu kém từ hệ thống KSNB. Vì vậy, việc thiết kế, vận hành và đánh giá mức độ tác động của KSNB đến HQTC góp phần định hướng xây dựng và hoàn thiện KSNB nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam là vấn đề rất cần thiết. Những nghiên cứu trước đây đã xem xét, nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB hay tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động hay hiệu quả tài chính nhưng với mỗi bối cảnh quốc gia khác nhau, ngành khác nhau và sử dụng các phương pháp khác nhau. Mặt khác, theo lý thuyết bất định cho rằng không thể có một hệ thống quản trị duy nhất cho tất cả các tổ chức. Như vậy có thể nói rằng KSNB với mỗi tổ chức khác nhau sẽ khác nhau hay mỗi mô hình ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính trong các ngành khác nhau có sự khác nhau do đó đòi hỏi phải được nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm ngành, từng bối cảnh khác nhau. Hiện nay chưa có nghiên cứu định lượng nào về mối quan hệ giữa KSNB đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam. Thêm vào đó, kết quả của những nghiên cứu khác về KSNB không thể giải thích được trong trường hợp của doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu trước, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực trạng KSNB, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Nghiên cứu sinh đề xuất chủ đề nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn
  15. 3 đề đang được quan tâm về mặt lý luận và đưa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm giúp cho các cơ quan hữu quan, đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề cấp thiết trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp may mặc Việt Nam một cách hữu hiệu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB và hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp may mặc Việt Nam ảnh hưởng đến KSNB. Tìm hiểu thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Phân tích, đánh giá tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB và nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: (i) Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp may mặc Việt Nam ảnh hưởng đến KSNB. (ii) Khảo sát, đánh giá thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. (iii) Kiểm định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. (iv) Đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB để nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết nào cho KSNB, hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp sản xuất? Câu hỏi 2: Đặc điểm của DN may mặc Việt Nam có ảnh hưởng đến KSNB như thế nào? Câu hỏi 3: Thực trạng KSNB, hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 4: Mức độ tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 5: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm hoàn thiện KSNB để nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
  16. 4 - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam. + Phạm vi về nội dung: nghiên cứu được thực hiện tập trung vào việc đo lường tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính theo định hướng cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. + Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2019 Địa bàn nghiên cứu và khảo sát được thực hiện tại các khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp may mặc như: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu xác định nhân tố, biến số và hoàn thiện thang đo nháp của các biến trong mô hình nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu đi trước kết hợp với việc phỏng vấn sâu các chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo trong đó nghiên cứu sơ bộ định lượng trên quy mô mẫu hẹp để đánh giá độ tin cậy của thang đo nháp nhằm đưa ra thang đo chính thức cho nghiên cứu. Tiếp đến là nghiên cứu chính thức định lượng trên quy mô mẫu rộng được thực hiện thông qua công cụ phân tích EFA, CFA để kiểm định thang đo các nhân tố, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình SEM. 6. Đóng góp của luận án Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã cho thấy luận án có một số đóng góp mới cả về mặt lý luận và thực tiễn trong các doanh nghiệp may mặc tại bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Về lý luận: trên cơ sở nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các nghiên cứu trước và đặc biệt là trong điều kiện cụ thể ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án đã xác định được đặc điểm của các doanh nghiệp may mặc có ảnh hưởng đến KSNB. Trên cơ sở đó luận án đã làm rõ mối quan hệ và tác động giữa KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Về thực tiễn: (i) Kết quả nghiên cứu khẳng định sự thiết kế chưa đầy đủ và sự vận hành thiếu hiệu quả của KSNB là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả tài chính
  17. 5 của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa cao; (ii) Khẳng định doanh nghiệp có KSNB tốt có thể ngăn chặn được các nguy cơ xảy ra gian lận và sai sót trong hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Kết quả của luận án sẽ giúp chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại về thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Xác định được mức độ ảnh hưởng của KSNB tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam từ đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện KSNB. Đưa ra các khuyến nghị và điều kiện thực hiện KSNB nhằm cải thiện hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Nghiên cứu được thực hiện gồm 6 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan và phân tích đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp và đi sâu nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính. Qua đó thấy được kết quả đạt được từ những nghiên cứu trước và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Từ đó chỉ ra khoảng trống lý thuyết mà Luận án cần tập trung giải quyết. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trong chương này trình bày một số vấn đề chung về kiểm soát, KSNB, hiệu quả tài chính đồng thời giới thiệu các lý thuyết có liên quan được dung làm nền tảng cho việc nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính. Qua cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu, trong chương này sẽ đưa ra khái niệm về KSNB, hiệu quả tài chính, thang đo KSNB, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và mô hình nghiên cứu đề xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương này trình bày PPNC, quy trình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, quy trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu theo từng giai đoạn nghiên cứu định tính và định lượng. Chương 4. Thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Chương này trình bày kết quả của nghiên cứu bao gồm: đặc điểm của các doanh nghiệp may mặc ảnh hưởng đến KSNB, thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
  18. 6 Chương 5. Kết quả nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Chương này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Chương 6. Bàn luận và khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Chương này đưa ra các quan điểm định hướng, đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng tăng cường hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Trong chương này cũng nêu rõ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  19. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về hoàn thiện kiểm soát nội bộ 1.1.1. Nghiên cứu quốc tế Nghiên cứu về các yếu tố cấu thành KSNB là cơ sở quan trọng để thiết kế, xây dựng, đánh giá và hoàn thiện KSNB tại các đơn vị, ngành nghề. Hiểu được điều đó Arens và cộng sự (1988) là tác giả đầu tiên đã đề cập rất cụ thể và rõ ràng về các yếu tố cấu thành KSNB trong DN gồm 3 nhân tố: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Conor O’leary (2005) đã phát triển mô hình đánh giá KSNB thông qua phỏng vấn 94 kiểm toán viên từ 5 công ty kiểm toán úc về phương pháp đánh giá HTKSNB. Mô hình đánh giá KSNB tác giả đề xuất ICE (Internal Control Evaluation) được xây dựng gồm 3 thành phần: môi trường KS, hệ thống thông tin và thủ tục KS. Trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò của môi trường KS; đồng thời chỉ ra 7 yếu tố mô hình ICE đề xuất sử dụng để đánh giá của kiểm toán viên về môi trường KS. Việc lựa chọn các nhân tố cấu thành KSNB là cơ sở để các tác giả đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện KSNB tại một đơn vị, một lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Noorvee, L (2006) đã đánh giá KSNB của 3 công ty sản xuất tại Estonia. Nghiên cứu đã dựa vào 5 thành phần KSNB của COSO và đặt câu hỏi phỏng vấn cho từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi thành phần của KSNB giữ một vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống KSNB trong đó môi trường kiểm soát và giám sát giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lập BCTC. Dinapoli, T.P (2007) đã cho rằng các nguyên tắc cơ bản của KSNB bắt nguồn từ việc tổ chức tốt kỹ thuật và thực hành. Theo đó, nếu KSNB được đặt trong khung khái niệm gồm 5 thành phần: môi trường KS, truyền thông, đánh giá rủi ro, hoạt động KS và giảm sát cùng sự hỗ trợ của 2 hoạt động đánh giá và lập kế hoạch chiến lược sẽ đảm đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Nghiên cứu này nhằm giải thích cho chính quyền Bang New York về tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động làm việc hàng ngày của họ. Karagiorgos, T và cộng sự (2008) đã cho rằng hệ thống KSNB được tổ chức tốt sẽ đảm bảo an toàn và sự lành mạnh trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại Hy Lạp. Thông qua tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã chỉ ra rằng các thành phần của KSNB sẽ quyết định đến sự tồn tại và thành công trong kinh
  20. 8 doanh đối với NHTM. Nghiên cứu đã dựa theo khuôn khổ COSO xây dựng bảng hỏi theo các nội dung là 5 thành phần KSNB. Kết quả nghiên cứu từ thống kê mô tả số liệu cho thấy cả 5 thành phần của KSNB đều có vai trò quan trọng trong hoạt động NHTM. M Tang & M Zhang (2010) cho rằng việc hoàn thiện KSNB của doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là nhu cầu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược phát triển của mình. Kết quả nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiểu biết của người dân về KSNB trong toàn bộ quá trình sản xuất ở các DN vừa và nhỏ; nâng cao việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và truyền đạt thông tin; hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro; tăng cường giám sát nội bộ DN. Samuel, I.K & Wagoki, J. (2014) cho rằng việc thiết lập hệ thống KSNB sẽ giúp đạt được mục tiêu, ngăn ngừa tổn thất nguồn lực, lập BCTC đáng tin cậy và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định. Thông qua đánh giá vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các trường đại học công lập ở Kenya. Nghiên cứu đã sử dụng khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO. Với 138 quan sát kết quả nghiên cứu đã cho thấy các trường đại học có cấu trúc các thành phần của hệ thống KSNB rõ ràng và tương đối tốt. Các nghiên cứu về hoàn thiện KSNB đều cho rằng hoàn thiện và đổi mới hệ thống KSNB có vai trò rất quan trọng để quản lý rủi ro và là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của tổ chức liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả và hiệu năng của hoạt động và sự tuân thủ các luật và quy định hiện hành. Các nghiên cứu đều có tính kế thừa là dựa vào kinh nghiệm xây dựng thành công KSNB của các nước trên thế giới và dựa vào khung lý thuyết của COSO và Basel để nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các ngành hoặc một ngành cụ thể đã được nhiều tác giả quan tâm. Nhưng các nghiên cứu chủ yếu theo hướng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB. Trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2