Luận án tiến sĩ: Khả năng sinh trưởng, sản xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại Moncada
lượt xem 4
download
Mục tiêu của luận án là đánh giá được khả năng sinh trưởng của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội. Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội. Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Khả năng sinh trưởng, sản xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại Moncada
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI LƯƠNG ANH DŨNG KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN, RED ANGUS NUÔI TẠI MONCADA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI LƯƠNG ANH DŨNG KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN, RED ANGUS NUÔI TẠI MONCADA CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 9620105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. MAI VĂN SÁNH 2. TS. LÊ VĂN THÔNG HÀ NỘI – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018 Nghiên cứu sinh Lương Anh Dũng i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Mai Văn Sánh và TS. Lê Văn Thông là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc Viện Chăn Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, Trạm Lưu giữ và cung ứng tinh giống gia súc đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018 Nghiên cứu sinh Lương Anh Dũng ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii Danh mục các bảng ........................................................................................ viii Danh mục các hình ............................................................................................ x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết................................................................................................ 1 2. Mục tiêu ........................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận án............................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5 1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Brahman và Red Angus ............... 5 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Brahman ................................... 5 1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Red Angus ................................ 6 1.2. Khả năng sinh trưởng của bò đực giống và một số yếu tố ảnh hưởng ..... 7 1.2.1. Khả năng sinh trưởng ............................................................................ 7 1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của bò đực giống.................................................................................................... 12 1.3. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống và một số yếu tố ảnh hưởng .......................................................................................................... 14 1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống .... 14 iii
- 1.3.2. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh của bò đực giống........................................................................................ 20 1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống ..................................................... 28 1.4.1. Những đáp ứng của cơ thể bò khi nhiệt độ, độ ẩm môi trường tăng cao ............................................................................................... 29 1.4.2. Tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao đến khả năng sản xuất tinh của bò đực giống ................................................................................. 30 1.4.3. Chỉ số nhiệt ẩm (Temperature Humidity Index - THI)....................... 31 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 33 1.5.1. Tình hình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của bò Brahman và Red Angus ...................................................................................... 33 1.5.2. Tình hình nghiên cứu khả năng sản xuất tinh của bò đực giống ........ 36 1.5.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống.................................................................................................... 42 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 46 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 46 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................. 46 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: .......................................................................... 46 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ......................................................................... 46 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 46 2.3.1 Khả năng sinh trưởng .......................................................................... 46 2.3.2 Khả năng sản xuất tinh ........................................................................ 47 2.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh ................................................................... 48 iv
- 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 48 2.4.1. Điều kiện nghiên cứu .......................................................................... 48 2.4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng ....................................................... 51 2.4.3. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh ..................................................... 52 2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống.................................................................................................... 54 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 56 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 57 3.1. Khả năng sinh trưởng của bò đực giống Brahman và Red Angus ......... 57 3.1.1. Sinh trưởng tích luỹ ............................................................................ 57 3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối .......................................................................... 60 3.1.3. Sinh trưởng tương đối ......................................................................... 64 3.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus ....... 66 3.2.1. Lượng xuất tinh ................................................................................... 67 3.2.2. Hoạt lực tinh trùng .............................................................................. 70 3.2.3. Nồng độ tinh trùng .............................................................................. 73 3.2.4. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác ....................... 76 3.2.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ...................................................................... 79 3.2.6. Tỷ lệ tinh trùng sống ........................................................................... 81 3.2.7. Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh .......... 84 3.2.8. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông ........................................................ 86 3.2.9. Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn của một lần khai thác và của một năm/đực giống ............................................ 88 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống .............................. 91 v
- 3.3.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm trong chuồng nuôi, ngoài chuồng nuôi tại Moncada năm 2017 ......................................... 91 3.3.2. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò đực giống............................................................................................. 97 3.3.3. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh dịch của bò đực giống ....................................................................... 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 122 Kết luận.................................................................................................................. 122 Kiến nghị ............................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 125 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 137 vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt A Hoạt lực tinh trùng C Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch cs. Cộng sự HF Holstein Friesian K Tinh trùng kỳ hình Moncada Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada Mean Giá trị trung bình n Dung lượng mẫu n KT Số lần khai thác tinh dịch NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nxb Nhà xuất bản S Tinh trùng sống SE Sai số chuẩn TCVN 8925-2012 Tiêu chuẩn Quốc gia về tinh bò sữa, bò thịt – Đánh giá chất lượng THI Temperature Humidity Index – chỉ số nhiệt ẩm TTNT Thụ tinh nhân tạo V Lượng xuất tinh VAC Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1. Khối lượng bò đực giống tại các mốc tuổi ........................................................ 58 Bảng 3.2. Tốc độ sinh trưởng của bò đực giống ở các giai đoạn tuổi ............................... 61 Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của bò đực giống ở các giai đoạn tuổi .......................... 64 Bảng 3.4. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác qua hai năm xản xuất ...................... 67 Bảng 3.5. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất............................ 69 Bảng 3.6. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất .................. 70 Bảng 3.7. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ....................... 73 Bảng 3.8. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất .................. 74 Bảng 3.9. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ...................... 76 Bảng 3.10. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất ..................................................................................................... 77 Bảng 3.11. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ..................................................................................................... 79 Bảng 3.12. Tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất.................. 80 Bảng 3.13. Tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ...................... 81 Bảng 3.14. Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất .............. 82 Bảng 3.15. Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ................... 84 Bảng 3.16 Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh .......................... 85 Bảng 3.17. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình qua hai năm sản xuất ................ 86 Bảng 3.18. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình theo năm sản xuất ..................... 87 Bảng 3.19. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn trung bình qua hai năm sản xuất ............................................................................................................. 89 Bảng 3.20. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn trung bình theo từng năm sản xuất ............................................................................................................. 90 Bảng 3.21. Nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm trong và ngoài chuồng nuôi bò đực giống năm 2017................................................................................................. 92 Bảng 3.22. Số ngày trong từng tháng có chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi rơi vào từng vùng THI ........................................................................................................... 96 Bảng 3.23. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò đực giống ............ 98 viii
- Bảng 3.24. Nhiệt độ trực tràng của bò đực giống theo từng vùng THI............................... 99 Bảng 3.25. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi và nhịp thở của bò đực giống ........................... 101 Bảng 3.26. Nhịp thở của bò đực giống theo từng vùng THI ............................................. 102 Bảng 3.27. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo từng vùng THI ......................................................................................................... 106 Bảng 3.28. Mức độ giảm lượng xuất tinh/lần khai thác của bò đực giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ............... 107 Bảng 3.29. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo từng vùng THI ......................................................................................................... 109 Bảng 3.30. Mức độ giảm hoạt lực tinh trùng/lần khai thác của bò đực giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ................ 110 Bảng 3.31. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo từng vùng THI ......................................................................................................... 113 Bảng 3.32. Mức độ giảm nồng độ tinh trùng/lần khai thác của bò đực giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ................ 114 Bảng 3.33. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo từng vùng THI................................................................................................. 117 Bảng 3.34. Mức độ tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình/lần khai thác của bò đực giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ........ 118 ix
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Các dạng tinh trùng kỳ hình phổ biến(McGowan và cs., 2004) ...... 17 Hình 1.2 Bảng chỉ dẫn vùng thời tiết nguy hiểm đối với gia súc (Deke Alkire, 2009) ....................................................................................... 33 Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của bò đực Brahman và Red Angus qua các mốc tuổi .............................................................. 60 Hình 3.2 Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của bò đực Brahman và Red Angus qua các giai đoạn tuổi ......................................................................... 63 Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bò đực Brahman và Red Angus qua các giai đoạn tuổi .............................................................. 65 Hình 3.4. Diễn biến THI trong và ngoài chuồng nuôi theo từng tháng .......... 94 Hình 3.5. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhiệt độ trực tràng của bò đực giống Brahman ........................................................................... 100 Hình 3.6. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhiệt độ trực tràng của bò đực giống Red Angus........................................................................ 100 Hình 3.7. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhịp thở của bò đực giống Brahman .................................................................................. 104 Hình 3.8. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhịp thở của bò đực giống Red Angus............................................................................... 104 Hình 3.9. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với lượng xuất tinh của bò đực giống Brahman ........................................................................... 108 Hình 3.10. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với lượng xuất tinh của bò đực giống Red Angus........................................................................ 108 Hình 3.11. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Brahman ...................................................................... 111 x
- Hình 3.12. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với hoạt tinh trùng của bò đực giống Red Angus........................................................................ 112 Hình 3.13. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nồng độ tinh trùng của bò đực giống Brahman ...................................................................... 115 Hình 3.14. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nồng độ tinh trùng của bò đực giống Red Angus................................................................... 116 Hình 3.15. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống Brahman ............................................................... 119 Hình 3.16. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống Red Angus ............................................................ 120 xi
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT Sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước sẽ thúc đẩy các nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội, trong đó có nhu cầu về thực phẩm thịt, trứng, sữa... Đất nước ta đang trên đà phát triển, tốc độ phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ rất cao, nên nhu cầu về thực phẩm ngày càng lớn. Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi bò thịt nói riêng càng phải đẩy mạnh hơn nữa. Chăn nuôi bò thịt ở nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển nhất định, tỷ lệ bò lai đạt trên 60%, tăng năng suất, chất lượng thịt, song mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước, tức là 50% còn lại phải nhập khẩu (Hoàng Kim Giao, 2018). Một trong những nguyên nhân là do ngành chăn nuôi bò thịt nước ta xuất phát từ các giống bò địa phương hay còn gọi bò Vàng, khả năng sản xuất thịt thấp do có tầm vóc nhỏ bé, khối lượng trưởng thành con đực là 250-300kg con và cái là 160-200kg (Trần Trung Thông và cs., 2010). Tuy nhiên, bò Vàng có khả năng sinh sản tốt, khả năng chống chịu bệnh tật cao và thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Để phát huy những ưu điểm của bò Vàng và nâng cao khả năng sản xuất của chúng, cần phải nhập nội những giống bò thịt về lai tạo, nâng cao tầm vóc và sức sản xuất (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006). Trong nhiều năm qua, giống bò Brahman được dùng chủ yếu để cải tạo bò Vàng thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT). Bò Brahman có ưu điểm là giống bò thịt nhiệt đới, có sức đề kháng tốt với bệnh tật, sinh trưởng nhanh, khối lượng trưởng thành ở bò đực 800 – 1.100 kg, ở bò cái 450 – 650 kg, tỷ lệ thịt xẻ 53 – 58% (Lê Văn Thông và cs., 2014). Bò Brahman đã được nhập về Việt Nam từ nhiều nguồn và nhiều độ tuổi khác nhau, được người chăn nuôi cả nước ưa thích trong cải tạo đàn bò địa 1
- phương. Bò Red Angus có nguồn gốc vùng khí hậu ôn đới, là giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới có chất lượng thịt được đánh giá cao. Khối lượng trưởng thành bò đực 800 – 1000 kg, bò cái 550 –700 kg, tỷ lệ thịt xẻ 60 – 65% (Lê Văn Thông và cs., 2015). Năm 2015 lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu bò đực giống Brahman hậu bị từ Hoa Kỳ và bò đực giống chuyên thịt chất lượng cao Red Angus từ Australia nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng thịt đàn bò trong nước. Hai nhóm bò đực giống hậu bị này được nuôi dưỡng tại trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada nhằm khai thác, sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác TTNT bò trên cả nước. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có biên độ nhiệt và độ ẩm cao ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và sản xuất tinh của các bò đực giống nhập nội. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất tinh, đặc biệt là ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực Brahman và Red Angus nhập nội để đánh giá khả năng thích nghi, nâng cao khả năng sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác TTNT phát triển bò lai hướng thịt của Việt Nam. Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài: “Khả năng sinh trưởng, sản xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại Moncada” đã được nghiên cứu ngay từ khi nhập đàn bò về. 2. MỤC TIÊU - Đánh giá được khả năng sinh trưởng của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội. - Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội. - Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội. 2
- 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được khả năng sinh trưởng, sản xuất tinh, khả năng thích nghi của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội; đồng thời xác định được vùng chỉ số nhiệt ẩm trong chuồng nuôi thuận lợi và bất lợi cho khả năng sản xuất tinh của bò đực giống. - Kết quả của công trình nghiên cứu là tư liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường Đại học, viện Nghiên cứu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án giúp tìm ra những biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết nóng ẩm vào mùa hè của nước ta nhằm nâng cao khả năng sản xuất tinh, khai thác hiệu quả nguồn gen quý của hai giống bò nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các cơ sở chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh khác trong nước có biện pháp phòng tránh tác động của stress nhiệt nóng vào những thời điểm nắng nóng trong năm để nâng cao sức khỏe và khả năng sản xuất tinh của bò đực giống. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi từ 75 bắt đầu gây stress, trong đó bò Red Angus bị ảnh hưởng bởi Stress nhiệt lớn hơn bò Brahman. - Đã xác định được mối tương quan giữa chỉ số THI với một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống nghiên cứu. Trong đó, chỉ số THI tương quan nghịch với lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng; mối tương quan này là cao đối với bò đực giống Red Angus và trung bình với bò đực giống Brahman. Chỉ số THI có tương quan thuận chặt chẽ với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của hai nhóm bò nghiên cứu. 3
- - Đã xác định được trong từng vùng thời tiết, khi THI tăng lên một đơn vị làm giảm các chỉ tiêu V, A, C và làm tăng tỷ lệ kỳ hình trong tinh dịch của hai giống bò đực nghiên cứu; mức giảm của V, A, C và mức tăng tỷ lệ kỳ hình ở các vùng stress khác nhau là khác nhau. 4
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG BÒ BRAHMAN VÀ RED ANGUS 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Brahman Brahman là giống bò có u thuộc loài Bos indicus. Bò Brahman nổi tiếng là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giống Brahman được chọn tạo thành ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1900 từ các các giống bò Zêbu: Kankrej, Ongole, Gir, Krishna valley, Hariana và Bhagnari của tiểu lục địa ấn Độ được nhập vào Mỹ (Đinh Văn Cải, 2007). Bò Brahman có ngoại hình chắc khỏe, tầm vóc lớn hơn so với các giống bò Zêbu khác; hệ cơ bắp phát triển, có u cao, yếm thõng, da mềm, thịt săn và tai to dài cụp xuống. Bò có màu lông trắng xám hoặc đỏ. Tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu đựng rất tốt điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, kháng bệnh tốt, chuyển hoá tốt thức ăn có hàm lượng xơ cao. Brahman là giống chủ lực để lai tạo với các giống bò thịt cao sản ôn đới tạo ra nhiều giống bò thịt nhiệt đới năng suất cao như Droughtmaster, Braford, Brangus... (Lê Quang Nghiệp và cs., 2006). Khối lượng trưởng thành ở bò đực 800 – 1.100 kg, ở bò cái 450 – 650 kg, tỷ lệ thịt xẻ 53 – 58% (Lê Văn Thông và cs., 2014). Brahman là giống bò thịt phù hợp nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bởi khả năng chịu nhiệt, sức đề kháng bệnh tật và kháng côn trùng, tuổi thọ, khả năng chăn thả, khả năng sinh bê dễ dàng, khả năng làm mẹ và nuôi con tốt (Antonio và cs., 2006) Theo Jasmine Dillon và David Riley (2012), Brahman là giống bò phổ biến trong ngành chăn nuôi bò thịt của Hoa Kỳ; có ưu điểm: khả năng 5
- chịu nhiệt, thích hợp với vùng khí hậu cận nhiệt đới, khả năng kháng ký sinh trùng, khả năng sinh sản tốt. Trước đây ở Việt Nam, bò Brahman được nhập khẩu chủ yếu từ các nước CuBa và Australia. Qua nhiều thế hệ, bò Brahman đã thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người chăn nuôi cả nước. Bò Brahman có vai trò quan trọng trong công tác cải tạo, nâng cao tầm vóc bò thịt Việt Nam thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Năm 2015 bò đực giống Brahman hậu bị từ Hoa kỳ (nơi tạo ra giống bò này) lần đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam. Đây sẽ là nguồn gen quý góp phần quan trọng trong công tác cải tạo nâng cao tầm vóc và phát triển bò lai hướng thịt của Việt Nam. 1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Red Angus Red Angus là giống bò không có u thuộc loài Bos taurus, là giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới, có nguồn gốc từ vùng cao nguyên phía bắc Scotland từ thế kỷ thứ VIII. Bò có màu đỏ sẫm, không có sừng, có đặc trưng của giống bò thịt cao sản: chân thấp, thân hình vạm vỡ, xương thanh và nhỏ, mông đùi phát triển, cơ bắp nổi rõ, sinh trưởng nhanh. Khối lượng trưởng thành ở bò đực 800 – 1.000 kg, bò cái 550 – 700 kg, tỷ lệ thịt xẻ cao đạt 60 – 65% (Lê Văn Thông và cs., 2015). Thịt Bò Red Angus chủ yếu được biết đến như một loại thực phẩm tươi giá trị cao và là loại thịt bò chất lượng cao. Bò có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ trắng xen kẽ trong những thớ thịt giúp thịt mềm và có vị béo rất dễ chịu. Thịt bò Red Angus có màu đỏ tươi sáng. Ngoài ra, bò Red Angus có khả năng sinh sản cao và trưởng thành sớm, dễ nuôi (Wikipedia, 2018). Lịch sử hình thành, chọn lọc và chăn nuôi bò Red Angus tập trung và quy mô bắt đầu từ năm 1954 tại Hoa Kỳ. Khi thành lập Hiệp hội Red 6
- Angus Hoa Kỳ (RAAA), khởi đầu chỉ với 7 trang trại chăn nuôi. Chính từ đây, giống bò Red Angus được chọn lọc, chăn nuôi, phát triển và xuất đi các nước. Năm 1970, Hiệp hội Red Angus Australia được thành lập, rồi đến Canada, cho đến nay bò Red Angus đã được chăn nuôi phổ biến và trở lên nổi tiếng trên thế giới vì có năng suất và chất lượng thịt cao (Red Angus Association of America, 2018). Bò đực giống Red Angus mới chỉ được nhập khẩu về Việt nam từ Australia năm 2007, với số lượng chỉ có 04 bò đực về nuôi tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh; cho đến năm 2015 nhập thêm 09 bò đực giống nữa. Bò đực giống Red Angus có vai trò quan trọng trong công tác phát triển bò lai hướng thịt tại Việt Nam thông qua kỹ thuật TTNT. 1.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1.2.1. Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia súc tăng về kích thước và khối lượng. Sự thay đổi kích thước và khối lượng thể hiện ở sự thay đổi về chiều cao, chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của cơ thể. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài. Do có sự tương tác giữa kiểu gen và ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hoà và cân đối (Trần Đình Miên và cs., 1992). Quá trình phát triển của cơ thể từ bào thai đến cơ thể trưởng thành rồi già cỗi đều tuân theo những quy luật tự nhiên của sinh vật. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu quy luật nhằm mục đính tác động vào từng giai đoạn phát triển của cơ thể, tạo điều kiện tăng năng suất sản phẩm vật nuôi (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995). Quá trình phát triển của cơ thể gia súc tuân theo các quy luật sinh trưởng theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội (cattleya, dendrobium, oncidium) cho miền Bắc Việt Nam
261 p | 340 | 120
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam
231 p | 138 | 48
-
Luận án Tiến sĩ: Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt - Hoàng Thanh Hải
191 p | 180 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
0 p | 162 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội (cattleya, dendrobium, oncidium) cho miền Bắc Việt Nam
27 p | 212 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Sinh lý học thực vật: Nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu và đặc điểm nông sinh học của một số giống lúa tại Thừa Thiên Huế
114 p | 101 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
163 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết ở Việt Nam
222 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
212 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu biệt hóa tạo tế bào có chức năng gan từ tế bào gốc trung mô cuống rốn
138 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
182 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng tháo qua tràn Piano khi kể đến ảnh hưởng của mực nước hạ lưu
168 p | 23 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
26 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh lý học thực vật: Nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu và đặc điểm nông sinh học của một số giống lúa tại Thừa Thiên Huế
54 p | 112 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tham số thiết kế lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng
157 p | 13 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Vật liệu điện tử: Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật liệu nano tổ hợp Au với curcumin, ZnO, Ag nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt mầm bệnh
143 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn