intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

25
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" trình bày các dung chính sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào; Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG VONGPHAKONE VONGSOUPHANH NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG VONGPHAKONE VONGSOUPHANH NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải 2. TS. Nguyễn Thị Thái Hưng Hà Nội, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và TS. Nguyễn Thị Thái Hưng. Số liệu trình bày trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của Luận án là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày……. tháng…….. năm 2021 Nghiên cứu sinh VONGPHAKONE VONGSOUPHANH
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................... 18 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 18 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 19 6. Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 20 7. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 21 CHƯƠNG 1: DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ......... 22 1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................. 22 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 22 1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 23 1.1.3. Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................... 25 1.2. Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa..... 29 1.2.1. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa..................... 29 1.2.2. Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa . 37 1.2.3. Xây dựng các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 41 1.3. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Lào ............ 51 1.3.1. Kinh nghiệm của các nước ................................................................ 51 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Lào...................................................... 59 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 62
  5. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHDCND LÀO ... 63 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa của CHDCND Lào .................. 63 2.1.1. Quy mô phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................... 63 2.1.2. Sử dụng lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................... 64 2.1.3. Năng suất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 64 2.1.4. Khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...... 65 2.1.5. Công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .. 66 2.1.6. Kết nối và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................... 66 2.2. Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào ..................................................................................... 67 2.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại ....................................................... 67 2.2.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào .......................................................................................................... 71 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào ........................................... 76 2.3.1. Số liệu................................................................................................ 76 2.3.2. Mô hình hồi quy ................................................................................ 76 2.3.3. Phân tích kết quả ............................................................................... 81 2.4. Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào ......................................................................... 92 2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 92 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ..................................................................... 92 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 102 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHDCND LÀO....................................... 103 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào ............................................................................................... 103
  6. 3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào . 103 3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng theo hướng tài chính bao trùm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào ....................... 107 3.1.3. Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới tác động của Covid- 19 ............................................................................................................... 110 3.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào ........................................................... 112 3.2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh112 3.2.1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cải thiện năng suất lao động ........ 113 3.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng đầu tư vào các tài sản cố định có giá trị, chủ động tiếp cận các khoản cho vay tín chấp, khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai .............................................. 115 3.2.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường xây dựng và củng cố mối quan hệ với ngân hàng thương mại, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp khác nhằm giảm bớt các rào cản tài chính và rào cản thể chế ...... 116 3.3. Khuyến nghị ........................................................................................... 117 3.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ Lào..................................................... 117 3.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Trung ương Lào ................................ 121 3.3.3. Khuyến nghị với ngân hàng thương mại Lào ................................. 123 3.3.3.3. Tổ chức tín dụng cần tiếp tục đổi mới và minh bạch hóa quy trình, thủ tục và điều kiện cấp tín dụng. Đồng thời, cần thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn 125 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 131 KẾT LUẬN .................................................................................................. 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Giải thích ASEAN Hiệp hội của quốc gia Đông Nam Á Khảo sát môi trường kinh doanh và Hiệu suất doanh BEEPS nghiệp BOL Ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào CHDCND Lào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào CIB Phòng thông tin tín dụng CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyến thông DERM Trái đấy kỹ thuật số tham khảo Model DFS Dịch vụ tài chính kỹ thuật số DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN Doanh nghiệp tư nhân DOIH Bộ công nghiệp và thủ công Mỹ nghệ DOSMEP Cục xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GoL Chính phủ Lào ICA Đánh giá môi trường đầu tư ICT Công nghệ thông tin và truyền thông IPD Cục xúc tiến đầu tư LDB Ngân hàng phát triển Lào LDC Nước kém phát triển
  8. LNCCI Phòng thương mại và công nghiệp quốc gia Lào LSCO Văn phòng ủy ban chứng khoán Lào LSX Sở giao dịch chứng khoán Lào MOIC Bộ công nghiệp và thương mại MSME Các doanh nghiệp nhỏ, nhỏ và vừa NEM Cơ chế kinh tế mới NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NPL Tỷ lệ nợ xấu NSEDP Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa Văn phòng thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp nhỏ và SMEPDO vừa SMEPF Quỹ khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa SOCBs Ngân hàng thương mại nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng WBES Khảo sát doanh nghiệp ngân hàng thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn tài trợ vốn lưu động.........................................................................73 Bảng 2.2. Nguồn tài trợ tài sản cố định .......................................................................73 Bảng 2.3. Loại tổ chức tài chính ..................................................................................74 Bảng 2.4. Tỷ lệ các DNNVV nộp đơn xin cấp tín dụng mới ....................................74 Bảng 2.5. Lý do không nộp đơn xin cấp tín dụng mới ..............................................75 Bảng 2.6: Mức độ trở ngại khi tiếp cận tín dụng ........................................................75 Bảng 2.7. Định nghĩa biến............................................................................................77 Bảng 2.8: Thống kê mô tả ............................................................................................79 Bảng 2.9: Kết quy hồi quy theo dữ liệu mảng ............................................................82 Bảng 2.10. Kết quả hồi quy: Tài sản bảo đảm ............................................................84 Bảng 2.11: Hồi quy theo mẫu con: trở ngại khi tiếp cận nguồn vốn.........................86 Bảng 2.12: Hồi quy theo mẫu con có tài sản bảo đảm: trở ngại khi tiếp cận nguồn vốn .................................................................................................................................87 Bảng 2.13: Hồi quy theo mẫu con: Rào cản thể chế ..................................................90 Bảng 2.14: Tác động của hối lộ ...................................................................................91
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Giá trị trung bình của tỷ lệ DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng qua các năm ................................................................................................................................72
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tại Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp này chiếm số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội, lấp đầy những khoảng trống nhỏ hẹp trong các thị trường và đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân. Do quy mô doanh nghiệp tương đối gọn nhẹ nên các DNNVV hoạt động khá linh hoạt trong hầu hết các lĩnh sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế Lào. Trong những năm qua, các doanh nghiệp này đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên do những hạn chế về kinh nghiệm quản lý, vận hành doanh nghiệp, hạn chế về quy mô tài sản đảm bảo nên khả năng tiếp cận với tín dụng ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại. Những DNNVV tại Lào khá linh hoạt và năng động trong kinh doanh, vì vậy, trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần được hỗ trợ, nhất là nguồn vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh… Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm vận hành, về quy mô tài sản đảm bảo, do đó hiện nay các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn. Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của các DNNVVtại Lào. Thêm vào đó là những bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, những khó khăn nội tại của kinh tế Lào cùng với lạm phát và lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp này. Hệ quả là rất nhiều DNNVV
  12. 2 tại Lào gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là ngừng hoạt động hay phá sản. Điều đó làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng nhằm khôi phục hoạt động sản xuất bị tổn hại do tác động tiêu cực của nền kinh tế bất ổn. Chính vì vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như những khó khăn mà các doanh nghiệp này đang phải đối mặt, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu để các DNNVV chủ động trong kinh doanh. Điều này đặt ra bài toán phải làm thế nào để nâng cao tiếp cận tín dụng cho các DNNVV. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cộng hòa Dân chủ Nhân tại Lào” làm luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học công bố trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của luận án. Tác giả chọn lọc và phân loại các công trình mà luận án có so sánh, kế thừa và phát triển theo 2 nhóm: (i) Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết để làm căn cứ khoa học, tạo nền tảng lý thuyết cơ bản khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, bao gồm lý thuyết phân bổ tín dụng, lý thuyết kinh tế học thể chế, lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội và lý thuyết kinh tế có điều tiết. (ii) Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm gồm các luận án tiến sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín mô tả kết quả nghiên cứu thực nghiệm về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV ở một số nước có những nét tương đồng với Lào.
  13. 3 2.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết 2.1.1.1. Lý thuyết phân bổ tín dụng Lý thuyết phân bổ tín dụng (credit rationing) được đề xuất bởi Stiglitz và Weiss (1981) và được phát triển bởi các nhà nghiên cứu khác như Namara và cộng sự (2020). Theo quy luật cung cầu tín dụng, bên cầu tín dụng (người đi vay - DNNVV) với mong muốn tối đa lợi ích kỳ vọng của mình từ việc vay tiền của bên cung tín dụng (người cho vay - NHTM), và để có quyền sử dụng số tiền vay này, DNNVV phải trả cho NHTM một khoản chi phí (lãi vay) trên cơ sở thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, nghiên cứu của Stiglitz và Weiss (1981) cho thấy quy luật cung cầu tín dụng dựa vào lãi suất không thể giải thích khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV do quyết định cấp tín dụng không chỉ đơn thuần bị điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường, mà quyết định cấp tín dụng phụ thuộc vào cách mà NHTM lựa chọn, đánh giá DNNVV dựa trên thông tin của DNNVV mà NHTM thu thập được. Điều này có nghĩa không phải tất cả DNNVV đều được cấp tín dụng khi có nhu cầu, NHTM sẽ quyết định cấp tín dụng và cấp bao nhiêu dựa trên một tập hợp các thông tin mà NHTM có được về DNNVV. Nói cách khác, dòng chảy vốn tín dụng không chỉ tuân theo lý thuyết cung cầu, nó là một quá trình cân nhắc, trong đó DNNVV nộp hồ sơ vay vốn, sau đó NHTM xác định số tiền cho vay dựa trên cách đánh giá của NHTM đối với DNNVV. Theo Stiglitz và Weiss (1981), thông tin bất cân xứng sẽ dẫn đến việc các NHTM hạn chế cấp tín dụng cho DNNVV do NHTM khó có thể phân biệt mức độ rủi ro và khả năng trả nợ giữa các DNNVV. Thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ tín dụng khi NHTM có ít thông tin hơn của DNNVV về tình hình tài chính, mục đích và quá trình sử dụng vốn vay của DNNVV, dẫn đến NHTM ra quyết định cấp tín dụng không còn chính xác. Thông tin bất cân xứng làm nảy sinh hai vấn đề làm cho NHTM không sẵn lòng cấp tín dụng
  14. 4 cho DNNVV đó là sự chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Để giảm thiểu rủi ro, NHTM đã thực hiện nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin về DNNVV và các dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV, việc sử dụng tài sản thế chấp là phương thức phổ biết nhất để giảm thiểu rủi ro cho NHTM. Trong nhiều trường hợp, NHTM sẽ quyết định không cấp tín dụng, cấp tín dụng ít hơn nhu cầu của DNNVV hoặc cấp tín dụng nhưng với lãi suất cao để bù đắp thiệt hại rủi ro mất vốn có thể xảy ra và các chi phí giao dịch phát sinh khi cấp tín dụng cho DNNVV. 2.1.1.2. Lý thuyết kinh tế học thể chế Lý thuyết kinh tế học thể chế (institutional economics) được khởi xướng trong nghiên cứu của Olson (1971) và sử dụng bởi các nghiên cứu gần đây như Adam (2020) và Meramveliotakis (2021). Sau đề xuất của Olson (1971), lý thuyết này tiếp tục được nghiên cứu bởi North và Thomas (1973) và được phát triển đầy đủ nhất trong nghiên cứu về các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế của North (1990). Các nghiên cứu này xuất phát từ một thực tế là có những hành động mà chỉ có sự hợp tác giữa các bên mới mang lại lợi ích tối ưu, tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp tác đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình nên điều này có thể ảnh hưởng đến bên còn lại. Việc hành động vì động cơ cá nhân hay chi phí giao dịch phát sinh làm cho các bên tham gia không muốn hợp tác, thậm chí cả khi hoạt động hợp tác đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Thể chế được hiểu là một loạt các quy tắc, quy định (luật chơi) mà các bên tham gia trong hoạt động hợp tác đặt ra, các bên tham gia phải tuân thủ luật chơi này. Lý thuyết kinh tế học thể chế chỉ ra rằng thể chế giúp gia tăng cơ chế kiểm soát nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng cam kết của luật chơi và làm gia tăng chi phí nếu không thực hiện đúng cam kết trong quá trình hợp tác. North (1990) đã chỉ ra rằng hợp tác lần đầu (trò chơi không lặp lại) thì người
  15. 5 chơi phải mất nhiều thời gian và công sức để đảm bảo tài sản của mình không bị mất đi và không bị lừa gạt. Lý thuyết này hàm ý rằng quan hệ tín dụng giữa NHTM và DNNVV chỉ diễn ra khi các bên tuân thủ luật chơi chung (các quy định trong hợp đồng tín dụng), các DNNVV sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận tín dụng ngân hàng nếu DNNVV chưa có thương hiệu, chưa tạo được lòng tin với NHTM hoặc thiếu các mối quan hệ cần thiết. Do đó, các NHTM thường ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với NHTM hơn là cho các doanh nghiệp nhỏ, DNNVV mới thành lập vay vốn do phải mất nhiều thời gian và công sức để đưa ra “luật chơi” phù hợp nhằm tránh rủi ro không thu hồi được vốn. 2.1.1.3. Lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội Trong số các công trình nghiên cứu về lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội (social network) thì tiêu biểu là nghiên cứu của (Granovetter, 1973) trong bài báo khoa học “The strength of Weak Ties” (Sức mạnh của các mối liên kết yếu). Nghiên cứu chỉ ra rằng mạng lưới quan hệ xã hội dùng để chỉ các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống của họ với tư cách là thành viên của xã hội. Lý thuyết này gợi ý rằng với mạng lưới quan hệ xã hội rộng lớn có thể mang lại cho DNNVV các cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, giảm các chi phí giao dịch, do mối quan hệ xã hội không những gắn kết các thành viên với nhau mà còn cung cấp thông tin chính xác, cần thiết cho các bên tham gia mạng lưới. 2.1.1.4. Lý thuyết kinh tế có điều tiết Lý thuyết kinh tế có điều tiết (economic regulation) là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có sự can thiệp của Nhà nước do Keynes (1936) khởi xướng trong nghiên cứu “The General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ).
  16. 6 Keynes (1936) đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó Keynes đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tài chính, tín dụng. Keynes (1936) cho rằng Nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế bằng cách tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng, sử dụng ngân sách nhà nước để bảo đảm hiệu quả ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như giảm lãi suất, giảm thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư. Sau đó một số lý thuyết hiện đại khác như lý thuyết kinh tế học thể chế, lý thuyết điều tiết, các lý thuyết này cũng tán thành với tư tưởng lý thuyết của Keynes là nhà nước cần can thiệp vào kinh tế, nhưng là can thiệp một cách thích hợp, có mức độ. 2.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm 2.1.2.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên thế giới đã có một số kết quả nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại một số quốc gia, nhưng để đánh giá một cách toàn diện, tổng hợp về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV thì tiêu biểu là nghiên cứu “The SME Banking Knowledge Guide” (Cẩm nang kiến thức dịch vụ ngân hàng cho DNNVV) của International Finance Corporation (2009). Nghiên cứu đã đánh giá các trở ngại, khó khăn khi NHTM cấp tín dụng cho DNNVV, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các NHTM muốn mở rộng tín dụng DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp cận tài chính là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của DNNVV, tỷ lệ các DNNVV gặp trở ngại khi tiếp cận tín dụng ngân hàng cao hơn gần 1/3 so với các doanh nghiệp có quy mô lớn. International Finance Corporation (2009) đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy DNNVV vẫn chưa được đáp ứng đầy
  17. 7 đủ về các sản phẩm, dịch vụ tài chính nói chung và về tiếp cận tín dụng ngân hàng nói riêng. Rào cản cơ bản khiến các NHTM khó mở rộng tín dụng DNNVV là do thiếu hụt thông tin, DNNVV không đủ tài sản thế chấp và chi phí phục vụ cao hơn các doanh nghiệp lớn do cần phải thực hiện các giao dịch có quy mô nhỏ. Rahman và cộng sự (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tại các quốc gia châu Âu, trong khi đó Gou và cộng sự (2018) nghiên cứu cho trường hợp của các DNNVV ở Trung Quốc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng DNNVV ở các quốc gia phát triển dễ dàng tiếp cận tài chính hơn ở các quốc gia đang phát triển, một mặt do ngành dịch vụ ngân hàng dành cho DNNVV ở các quốc gia đang phát triển còn non yếu, khi mà các NHTM thường cố gắng tránh rủi ro khi cấp tín dụng cho DNNVV. Mặt khác, do NHTM ở các quốc gia đang phát triển có nhiều yêu cầu về tài sản thế chấp hơn, quy mô tín dụng thấp và mức lãi suất cho vay cao hơn ở các quốc gia phát triển. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại một số tỉnh, thành phố khác nhau, điển hình là các nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010), Trần Trọng Huy (2013), Đặng Thị Huyền Hương (2016), Ngô Thị Mai Linh (2015), Nguyễn Thị Kim Lý (2013). Nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010) trong luận án tiến sĩ “Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở Việt Nam” đã làm rõ những lý luận về tín dụng đối với sự phát triển của DNNVV trong nền kinh tế thị trường; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các DNNVV Việt Nam gặp phải rất nhiều trở ngại về quy trình, thủ tục đi vay, do đó rất ít DNNVV có thể vay được vốn từ NHTM, còn lại đa phần DNNVV đi vay ngoài theo các mối quan hệ và với lãi suất rất cao so với lãi suất cho vay của NHTM; từ đó, luận án đề xuất 6 nhóm giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV.
  18. 8 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2013) trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV ở tỉnh Thái Bình” đã hệ thống được các vấn đề lý luận về nguồn vốn và khả năng tiếp cận vốn của DNNVV; nghiên cứu đã đánh giá tình hình tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tỉnh Thái Bình giai đoạn 2004 – 2010 qua việc phân tích theo 09 điều kiện cấp tín dụng của NHTM, qua đó nghiên cứu nhận định ở tỉnh Thái Bình thì lý do làm cho NHTM không yên tâm khi cấp tín dụng cho DNNVV là do năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, doanh nghiệp chưa xây dựng được dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tình hình tài chính thiếu lành mạnh, báo cáo tài chính thiếu minh bạch, tài sản đảm bảo không đủ về mặt giá trị và thiếu tính pháp lý. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn của DNNVV tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu của Ngô Thị Mai Linh (2015) trong luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập” đã tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV. Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng giải pháp tài chính để phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2014 đã chỉ ra rằng, chỉ gần 21% số DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội cho rằng thuận lợi trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, số còn lại gặp rất nhiều khó khăn, điều này xuất phát từ cả hai phía NHTM và DNNVV. Nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng các giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với sự phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2016) trong luận án tiến sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV; trên cơ sở phân
  19. 9 tích thực trạng nguồn vốn vay và sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố thuộc về DNNVV có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đồng thời nghiên cứu cũng nhận định rằng DNNVV Hà Nội có xác suất tiếp cận tín dụng ngân hàng cao hơn DNNVV cả nước nhưng lượng vốn vay được của mỗi doanh nghiệp lại thấp hơn so với DNNVV ở các địa phương khác. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. 2.1.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong các nghiên cứu trước đây đã công bố, ngoài các phân tích định tính thì các nghiên cứu cũng sử dụng khá đa dạng các mô hình kinh tế lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV như mô hình hồi quy đa biến, mô hình Probit, mô hình Tobit, mô hình EFA. Nền tảng của các nghiên cứu thực nghiệm này mô hình 5C của Jankowicz và Hisrich (1987) trong nghiên cứu “Intuition in small business lending decisions” (Phán xét và cảm nhận trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ). Jankowicz và Hisrich (1987) chỉ ra rằng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp phụ thuộc vào 5 nhân tố đó là vốn của doanh nghiệp (Capital), tài sản thế chấp (Collateral), năng lực trả nợ (Capacity), phẩm chất của chủ doanh nghiệp (Character) và các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng (Conditions). Mô hình 5C đã được áp dụng phổ biến trong công tác thẩm định tín dụng ở các NHTM tại Việt Nam nhằm đánh giá độ tin cậy của khách hàng, qua đó có cơ sở ra quyết định cấp tín dụng. Dựa trên mô hình 5C, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV ở các quốc gia, địa phương khác nhau.
  20. 10 Ngoài ra, dựa trên lý thuyết về mạng lưới quan hệ xã hội của Granovetter (1973), nhiều nghiên cứu gần đây cũng đề xuất thêm nhân tố mối quan hệ xã hội, quan hệ nghiệp vụ của DNNVV trong quá trình vay vốn ngân hàng. (1) Vốn của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp lớn thường có tính minh bạch tài chính cao, có uy tín tốt hơn các DNNVV trên thị trường vốn, như vậy các doanh nghiệp lớn thường dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng với mức lãi suất thấp. Các NHTM thường hạn chế cấp tín dụng cho DNNVV vì các dự án vay vốn của họ đa phần quy mô nhỏ, rủi ro cao hơn các doanh nghiệp lớn. (2) Tài sản thế chấp: Các NHTM thường có xu hướng dựa vào tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn vốn cho NHTM. Vì vậy, tài sản thế chấp trở thành nhân tố được các NHTM xem xét hàng đầu khi cấp tín dụng cho DNNVV. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ, khi thẩm định để cấp tín dụng các NHTM thường quan tâm nhất đến yếu tố tài sản bảo đảm và tài sản của chủ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quy mô nhỏ có tài sản đảm bảo sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn. (3) Năng lực trả nợ: Khi doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có khả năng thực hiện đúng các cam kết khi thực hiện vay vốn từ NHTM. Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận càng cao thì càng có nhiều cơ hội kinh doanh, mở rộng đầu tư hơn các doanh nghiệp khác, những dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ là minh chứng cần thiết để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng ngân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0