intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay (Capsicum spp.)

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm xác định khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép. Xác định khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép. Xác định khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên cây ớt cay ghép gốc. Xác định mối tương quan di truyền và đặc điểm hình thái của các giống ớt làm gốc và ngọn ghép.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay (Capsicum spp.)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ THỊ BÍCH THỦY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO XANH, SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY ỚT CAY (Capsicum spp.) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG 2018 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ THỊ BÍCH THỦY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO XANH, SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY ỚT CAY (Capsicum spp.) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ NGÀNH: 62 62 01 10 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN THỊ BA PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU NGA 2018 2
  3. LỜI CẢM TẠ Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến! - PGS.TS. Trần Thị Ba, người đã tận tình hướng dẫn, đã kịp thời chia sẻ những khó khăn, động viên tinh thần, gợi ý và những lời khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án nầy - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga, người đã đóng góp những ý kiến xác đáng góp phần hoàn chỉnh luận án. Xin chân thành cảm ơn hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở: - GS.TS. Lê Văn Hòa, PGS.TS. Trần Vũ Phến, TS. Nguyễn Phước Đằng và PGS.TS. Lê Vĩnh Thúc (Trường Đại học Cần Thơ) - TS. Võ Hữu Thoại (Viện Cây ăn quả miền Nam) - TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai (Trung tâm Giống Nông nghiệp-Sở Nông nghiệp &PTNT Vĩnh Long) Đã dành nhiều thời gian quí báu để đọc và đóng góp ý kiến cho luận án được hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! - Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ Nhiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Khoa Sau Đại học và Trung tâm Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp. - Quý Thầy, Cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp Bộ môn Khoa học Cây trồng, Bảo vệ Thực vật, Di truyền Giống Nông nghiệp-Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng; Bộ môn Sư phạm Sinh học-Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ. - Các học viên cao học Nguyễn Thị Vẽ, Lê Thị Bích Trâm, Nguyễn Thị Như Thơ, Đinh Quy Chhai, Nguyễn Thanh Phong, Cao Bá Lộc và Nguyễn Thị Cẩm Hằng. - TS. Huỳnh Kỳ, ThS. Lê Thị Ngọc Xuân, KS. Bùi Văn Tùng, ThS. Nguyễn Châu Thanh Tùng… Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những chân tình, sự giúp đỡ của bè bạn, các em sinh viên khóa 37, 38, 39, 40, của những nông dân đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện những thí nghiệm ngoài đồng (Đồng Tháp, An Giang, thành phố Cần Thơ) mà tôi không thể liệt kê ra hết trong trang cảm tạ nầy. Cuối cùng, sự thành công hôm nay không thể thiếu sự hy sinh, chia sẻ và động viên của mẹ, chị ba và các anh em trai tôi. Võ Thị Bích Thủy 1
  4. 2
  5. TÓM TẮT Bệnh héo xanh đã gây thiệt hại nặng nề ở những vùng thâm canh ớt ở đồng bằng sông Cửu Long, vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại có phạm vi ký chủ rộng trên nhiều loại rau và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, đặc biệt trong mùa mưa. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh héo xanh, chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Sử dụng gốc ghép là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh khả thi nhất, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam đối với cây cà chua, tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố trên cây ớt cay. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay (Capsicum spp.)” được thực hiện từ 2013-2017 nhằm xác định: 1/ Khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép, 2/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép, 3/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên cây ớt cay ghép, 4/ Mối tương quan di truyền và đặc điểm hình thái của các giống ớt và 5/ Gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt cay điều kiện ngoài đồng. Mười sáu thí nghiệm đã tiến hành tại Đại học Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ. Mười giống ớt làm gốc ghép (địa phương và nhập nội) và 2 giống ớt cay làm ngọn ghép (Hiểm lai 207 và Sừng vàng nhập nội, F1) đang được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy: 1/ Khả năng gây hại cao nhất là 2 chủng vi khuẩn Rs1 (xã Tân Bình) và Rs2 (xã Tân Quới) với tỉ lệ bệnh 93,8 và 95,8%, được phân lập ở huyện Thanh Bình-Đồng Tháp trong số 6 chủng được thu thập và phân lập ở tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang trên cây ớt cay làm ngọn ghép. 2/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh (chủng Rs1 và Rs2) của các giống ớt làm gốc ghép: Đà Lạt, TN592, TN598, TN607, TN557, Hiểm 27 (tỉ lệ bệnh 5,1-45,8%) đều thấp hơn 2 giống ớt làm ngọn điều kiện nhà lưới, 50 ngày sau khi lây bệnh. 3/ Khả năng chống chịu bệnh héo xanh của các tổ hợp ớt ghép đều thấp hơn Đối chứng không ghép điều kiện nhà lưới ở 40 ngày sau khi lây bệnh: (i) Tổ hợp Hiểm lai 207 trên gốc (Đà Lạt, TN592, TN557, TN607, Hiểm 27) có tỉ lệ bệnh thấp tương đương 1/3 so với Đối chứng không ghép và (ii) Tổ hợp ớt Sừng vàng trên 5 giống làm gốc có tỉ lệ bệnh thấp hơn 1/7 so với Đối chứng không ghép. Tổ hợp ghép của 2 loại ớt làm ngọn trên gốc TN557 kiểm soát bệnh héo xanh tốt hơn Đối chứng ghép và không ghép. 3
  6. 4/ (i) Các giống ớt làm gốc ghép có kiểu gen gần nhau dựa vào giá trị hệ số tương đồng và sơ đồ nhánh của dấu phân tử ISSR, chúng sẽ là nguồn bố mẹ dùng lai tạo giống gốc ghép kháng bệnh héo xanh, hiện tại có thể tự nhân giống làm gốc ghép vì đây là các giống tự thụ phấn và (ii) Mười hai giống ớt (làm gốc và ngọn ghép) khá tương đồng về đặc điểm hình thái, chỉ số Shannon trung bình của 19 tính trạng là 0,69; năng suất hạt ớt cao nhất ở TN557. 5/ Hiệu quả của ớt ghép điều kiện ngoài đồng: (i) Đại học Cần Thơ (2 vụ liên tiếp trên một nền đất, lây bệnh nhân tạo): Gốc TN557 có tỷ lệ bệnh héo xanh (17,5%) thấp nhất khi ghép với 2 loại ngọn, gốc TN607 chỉ có tỷ lệ bệnh (16,7%) thấp nhất khi ghép với ngọn Sừng vàng. (ii) Tỉnh Đồng Tháp: Gốc TN557, TN607 đều cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất. Điều kiện có lây bệnh nhân tạo, tỉ lệ bệnh ở gốc TN557 21,3%, thấp hơn Đối chứng (51,9%); ngọn Sừng vàng 33%, thấp hơn Hiểm lai 207 (46,5%). Không lây bệnh nhân tạo, gốc TN557 12,5% và TN607 là 18,8%, cũng thấp hơn Đối chứng (43,8%). Gốc TN557, TN607 đạt năng suất cao khi tổ hợp với cả 2 loại ngọn, 1,3-1,4 lần cao hơn Đối chứng. Năng suất ớt ghép vụ thuận (gieo tháng 10) 4-6 lần cao hơn vụ nghịch (gieo tháng 4). (iii) Tỉnh An Giang: Gốc TN557 và TN607 chống chịu bệnh héo xanh tốt, gốc TN557 đạt hiệu quả cao hơn khi có và không có lây bệnh nhân tạo. Ngọn Hiểm lai 207 chống chịu bệnh tốt hơn Sừng vàng khi có lây bệnh nhân tạo. Năng suất của ớt ghép gốc TN557 cao hơn 1,46 lần so với Đối chứng. Ngọn Sừng vàng ghép TN557 cho năng suất tăng 82,2% so với Đối chứng. (iv) Thành phố Cần Thơ: Gốc TN557 ghép với 2 loại ngọn đều chống chịu bệnh héo xanh tốt và năng suất cao hơn các tổ hợp còn lại. Các tổ hợp ớt ghép đều không làm thay đổi chất lượng trái như hàm lượng vitamin A và C, độ cay và độ dày thịt trái) so với không ghép. Từ khóa: Bệnh héo xanh, gốc ghép, ớt hiểm, ớt sừng vàng, năng suất, Ralstonia solanacearum 4
  7. SUMMARY Bacterial wilt caused serious damage in the intensive hot peppers in the Mekong Delta, Ralstonia solanacearum, which has a wide range of hosts on vegetables and is stored in soil for a long time, specially severe damage in high temperature and high humidity conditions, especially during rainy season. There is no effective preventive measures against bacterial wilt, mainly based on chemical method. The use of rootstock is one of the most feasible precautions against bacterial wilt, which has been widely used in the world and in Vietnam for tomato plants. However, there have been no studies published in Vietnam yet. Therefore, "Study of bacterial wilt disease tolerance, plant growth, fruit yield and quality on grafted hot pepper (Capsicum spp.)" was carried out from 2013-2017 to determine: 1/ The ability to cause disease of different strains of Ralstonia solanacearum on hot peppers as scions, 2/ The capable tolerance to bacterial wilt of pepper varieties as rootstocks, 3/ The capable tolerance to bacterial wilt of pepper grafted combinations, 4/ The genetic relation and morphological characteristics of hot pepper as scions and rootstocks, 5/ The ability of rootstocks scions of hor pepper with capable tolerance to bacterial wilt, plant growth, fruit yield and quality in field condition. Sixteen experiments were conducted at Can Tho University, Dong Thap province, An Giang province and Can Tho city. Ten local and imported pepper varieties were used as rootstocks and 2 hot pepper scion varieties (F1) namely Hiem lai 207 and Sung vang had been widely grown in the Mekong Delta (MD). The results show that: 1/ Two strains of Rs1 (Tan Binh commune) and Rs2 (Tan Quoi commune) that were capable of highest damaged to bacterial wilt with disease incidence of 93.8 and 95.8%, colectted in Thanh Binh district, Dong Thap province in total six strains were collected and isolated in Dong Thap, An Giang, Vinh Long and Kien Giang provinces. 2/ The capable tolerance of bacterial wilt (strain Rs1 and Rs2) of six rootstock pepper varieties as Da Lat, TN592, TN598, TN607, TN557, Hiem 27 (disease incidence of 5.1-45.8%) were less than two scion pepper varieties in net house condition at 50 days post-inoculation. 3/ The capable tolerance of bacterial wilt of grafted combinations were lower than non-grafted treatment as control in net house condition at 40 days post-inoculation: (i) Combination of Hiem lai 207 and 5 rootstocks (Da Lat, TN592, TN557, TN607, Hiem 27) had a low disease incidence (1/3) compared with non-grafted control and (ii) Combination of Sung vang and 5 rootstocks (as above) had a low incidence (1/7) compared with non-grafted control. 5
  8. Combination of two scions (Hiem lai 207 and Sung vang) and TN557 rootstock could manage bacterial wilt better than grafted and non-grafted controls. 4/ (i) The rootstock pepper varieties had the lowest genetic variation based on the value of similarity coefficient and the UPGMA dendrogram of ISSR profiles, can be used as parental source for breeding line to improve rootstock pepper varieties resistant to bacterial wilt, at present these varieties can be propagate as rootstock because these are self-pollinating varieties and (ii) Twelve hot chilli varieties (as rootstock and scions) had rather similar morphological characteristics, the average Shannon index of 19 morphological traits was 0.69; pepper seed yield was highest in TN557 (3.54 t/ha). 5/ Effect of grafted pepper in field conditions: (i) Can Tho University (2 crops consecutively on a land, artificial pathogen noculation): TN557 rootstock had the lowest disease incidence (17.5%) as grafted with Hiem lai 207 and Sung vang. TN607 rootstock was grafted with Sung vang which had the lowest disease incidence (16.7%). (ii) Dong Thap province: TN557 and TN607 rootstocks had highest bacterial wilt tolerance. Under pathogen inoculation condition: The percentage of disease incidence on rootstocks TN557 was 21.25%, lower than control (51.9%); Sung vang 33%, lower than Hiem lai 207 (46,5%). Under non- pathogen inoculation condition: The percentage of disease incidence on rootstocks TN557 was 12.5% and TN607 was 18.8%, also lower than control (43.8%). The combination of TN557, TN607 rootstocks and Hiem lai 207 and Sung vang had high fruit yield, 1.3-1.4 times higher than the control. The yield of chilli grafted in right season (sown in October) was 4-6 times higher than the off- seasons (sown in April). (iii) An Giang province: TN557 and TN607 rootstocks were good tolerant to bacterial wilt, TN557 with or without pathogen inoculation had higher efficacy. The Hiem lai 207 was tolerant to bacterial wilt better than Sung vang under pathogen inoculation. The grafted fruit yield on TN557 rootstock was 1.46 times higher than that of control. Sung vang scion variety grafted on TN557 gave 82.2% increase in fruit yield compared to the control. (iv) Can Tho city: TN557 rootstock with two types of scions (Hiem lai 207 and Sung vang) were tolerant to bacterial wilt and higher fruit yield than the rest. The grafted pepper combinations did not change fruit quality such as vitamin content (A and C), capsainoid and flesh thickness compared with no graft. Keywords: Bacterial wilt, Hiem pepper, Ralstonia solanacearum, rootstock, sung vang pepper, yield. 6
  9. MỤC LỤC Cảm tạ ........................................................................................................................... i Tóm tắt ......................................................................................................................... ii Summary ..................................................................................................................... iv Lời cam đoan............................................................................................................... vi Mục lục....................................................................................................................... vii Danh sách bảng ............................................................................................................ x Danh sách hình .......................................................................................................... xiii Danh sách từ viết tắt .................................................................................................. xvi Chương 1 Giới thiệu................................................................................................... 1 1.1 Mở đầu ................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu ................................................................................................................. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.6 Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo ..................................................................... 3 1.7 Ứng dụng khoa học và thực tiễn ............................................................................ 4 Chương 2 Tổng quan tài liệu..................................................................................... 5 2.1 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh, khả năng chịu ngập, sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái trên cây rau ................................................... 5 2.1.1 Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ ghép trên cây rau ....................... 5 2.1.2 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh trên rau ..................... 5 2.1.3 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chịu ngập nước .................................... 7 2.1.4 Ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng và năng suất trên rau ........................ 9 2.1.5 Ảnh hưởng của gốc ghép đến chất lượng trái ..................................................... 9 2.2 Cơ sở khoa học của sự tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép trên cây rau họ cà hình thành cây ghép ............................................................................................. 10 2.2.1 Cơ chế hình thành cây ghép .............................................................................. 10 2.2.2 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép ........................................................ 11 2.2.3 Yêu cầu của giống làm gốc ghép ...................................................................... 12 2.2.4 Sự tương thích của gốc ghép và ngọn ghép ...................................................... 12 2.3 Nguồn gốc và đặc điểm cây ớt ............................................................................. 13 2.3.1 Nguồn gốc cây ớt .............................................................................................. 13 2.3.2 Phân loại cây ớt ................................................................................................ 13 2.3.3 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và Việt Nam ............................................... 14 2.3.4 Đặc điểm hình thái cây ớt ................................................................................. 15 2.3.5 Tính đa dạng di truyền các giống ớt .................................................................. 18 2.3.6 Phương pháp đánh giá đa dạng hình thái .......................................................... 19 2.3.7 Các nghiên cứu về sự đa dạng hình thái, nông học của ớt ................................ 20 2.4 Tác nhân, triệu chứng bệnh, khả năng gây hại, sự phân bố địa lý và sự lưu tồn bệnh héo xanh vi khuẩn ....................................................................................... 21 8
  10. 2.4.1 Tác nhân gây bệnh vi khuẩn.............................................................................. 21 2.4.2 Điều kiện phát triển và khả năng lưu tồn .......................................................... 21 2.4.3 Triệu chứng bệnh héo xanh do vi khuẩn ........................................................... 22 2.4.4 Sự phát sinh bệnh héo xanh do vi khuẩn........................................................... 22 2.4.5 Phân bố địa lý và sự lưu tồn mầm bệnh ............................................................ 23 2.4.6 Các nghiên cứu về khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên ớt ... 23 2.5 Một số kết quả nghiên cứu về gốc ghép cây rau .................................................. 24 2.5.1 Trên thế giới ...................................................................................................... 24 2.5.2 Ở Việt Nam ....................................................................................................... 26 2.5.3 Ưu điểm và hạn chế về gốc ghép trên cây rau .................................................. 26 Chương 3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 28 3.1 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 28 3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 28 3.1.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu ................................................................. 29 3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 31 3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 33 3.3.1 Khảo sát khả năng gây hại của các chủng R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép ................................................................................................... 33 3.3.2 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên các giống ớt dùng làm gốc và ngọn ghép .................................................. 38 3.3.3 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt cay ghép gốc .......................................................................................... 38 3.3.4 Khảo sát đặc điểm hình thái và tìm mối tương quan di truyền của các giống ớt dùng làm gốc và ngọn .................................................................................. 42 3.3.5 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt ghép điều kiện ngoài đồng ................ 45 3.3.6 Phương pháp thống kê số liệu ........................................................................... 50 Chương 4 Kết quả và thảo luận .............................................................................. 51 4.1 Khảo sát khả năng gây hại của các chủng R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép ...................................................................................................... 51 4.1.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................................ 51 4.1.2 Tỉ lệ bệnh héo xanh trên cây ớt ......................................................................... 51 4.1.3 Cấp bệnh héo xanh ............................................................................................ 55 4.2 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên các giống ớt dùng làm gốc và ngọn ghép ..................................................... 56 4.2.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................................ 56 4.2.2 Đánh giá khả năng kháng bệnh héo xanh trên 12 giống ớt với vi khuẩn R. solanacearum (5-10/2014)................................................................................ 66 4.3 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt cay ghép gốc ...................................................................................... 66 4.3.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................................ 66 4.3.2 Đánh giá khả năng tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép HL207 ............................. 66 9
  11. 4.3.3 Đánh giá hiệu quả chống chịu bệnh do vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt HL207 ghép trên các gốc ớt chống chịu bệnh triển vọng ............................. 67 4.3.4 Đánh giá hiệu quả chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên cây ớt SV ghép trên các gốc ớt chống chịu bệnh triển vọng .............................................. 72 4.3.5 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh và năng suất của gốc ớt ghép với hai ngọn HL207 và SV (11/2015-5/2016) .................................................. 77 4.4 Khảo sát đặc điểm hình thái và tìm mối tương quan di truyền của các giống ớt dùng làm gốc và ngọn ......................................................................................... 85 4.4.1 Khảo sát mối tương quan di truyền của các giống ớt ........................................ 85 4.4.2 Đặc tính hình thái của 12 giống ớt .................................................................... 89 4.5 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt ghép điều kiện ngoài đồng ............... 99 4.5.1 Ảnh hưởng của bốn loại gốc ghép ớt đến sinh trưởng và năng suất ớt SV ...... 99 4.5.2 Khả năng chống chịu bệnh héo xanh và năng suất của gốc ớt ghép với hai ngọn HL207 và SV tại Khu thực nghiệm-ĐHCT (3-10/2015) ....................... 100 4.5.3 Khả năng chống chịu bệnh héo xanh và năng suất của gốc ớt với trên hai ngọn HL207 và SV, Khu thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-3/2016) .................. 106 4.5.4 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên ớt cay tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp (4-9/2015) trong điều kiện có lây bệnh nhân tạo ........................................................................ 113 4.5.5 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên ớt cay tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp (10/2015-5/2016) ........ 119 4.5.6 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên ớt cay tại huyện Chợ Mới, An Giang (4-10/2015) trong điều kiện có lây bệnh nhân tạo .......................................... 126 4.5.7 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên ớt cay tại huyện Chợ Mới, An Giang (11/2015-5/2016) trong điều kiện không có lây bệnh nhân tạo.................................................... 130 4.5.8 Ảnh hưởng của giống và gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo vi khuẩn và năng suất ớt cay tại quận Bình Thủy, TPCT (01-6/2017) trong điều kiện có lây bệnh nhân tạo............................................................... 134 4.5.9 Một số chỉ tiêu chất lượng trái ........................................................................ 136 Chương 5 Kết luận và đề xuất .............................................................................. 139 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 139 5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 141 Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 142 Phụ lục ..................................................................................................................... 155 10
  12. DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên Bảng Trang 3.1 Tên và nguồn gốc của 12 giống ớt trong thí nghiệm 29 3.2 Các chủng R. solanacearum được phân lập trên cây ớt ở ĐBSCL 33 3.3 Loa ̣i, lươ ̣ng và thời kì bón phân cho ớt (kg/ha) 43 4.1 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 12 NSKLB ở 2 giống ớt HL207 52 và SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.2 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 32 NSKLB ở 2 giống ớt HL207 52 và SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.3 Cấp bệnh héo xanh thời điểm 12 NSKLB ở 2 giống ớt HL207 và 55 SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.4 Cấp bệnh héo xanh thời điểm 32 NSKLB ở 2 giống ớt HL207 và 56 SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.5 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 20 NSKLB của 12 giống ớt, 57 Nhà lưới-ĐHCT (12/2013-5/2014) 4.6 Tỉ lệ bệnh héo xanh thời điểm 50 NSKLB của 12 giống ớt, Nhà 58 lưới-ĐHCT (12/2013-5/2014) 4.7 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 20 NSKLB của 12 giống ớt, Nhà 61 lưới-ĐHCT (12/2013-5/2014) 4.8 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 50 NSKLB của 12 giống ớt, Nhà 61 lưới-ĐHCT (12/2013-5/2014) 4.9 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 5 NSKLB của 12 giống ớt, Nhà 62 lưới-ĐHCT (5-10/2014) 4.10 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 32 NSKLB của 12 giống ớt, 63 Nhà lưới-ĐHCT (05-10/2014) 4.11 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 5 NSKLB của 12 giống ớt, Nhà 64 lưới-ĐHCT (5-10/2014) 4.12 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 32 NSKLB của 12 giống ớt, Nhà 65 lưới-ĐHCT (5-10/2014) 4.13 Thành phần năng suất ớt HL207 ghép trên 10 loại gốc ghép, Nhà 66 lưới-ĐHCT 4.14 Tỉ lệ sống, thời gian phục hồi và đường kính gốc thân của các 67 gốc ớt khác nhau trên ngọn HL207, Nhà lưới-ĐHCT 4.15 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 20 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 69 ghép/ngọn ớt HL207, tại Nhà lưới-ĐHCT 4.16 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 40 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 70 ghép/ngọn ớt HL207, tại Nhà lưới-ĐHCT 4.17 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 20 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 71 ghép/ngọn ớt HL207, tại Nhà lưới-ĐHCT 4.18 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 40 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 72 ghép/ngọn ớt HL207, Nhà lưới-ĐHCT 4.19 Thời gian phục hồi, tỉ lệ sống và đường kính gốc thân của các 73 gốc ớt khác nhau trên ngọn SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.20 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 20 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 74 ghép/ngọn ớt SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.21 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 40 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 75 11
  13. ghép/ ngọn ớt SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.22 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 20 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 76 ghép/ngọn ớt SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.23 Cấp bệnh héo xanh ở thời điểm 40 NSKLB trên 5 tổ hợp ớt 76 ghép/ngọn ớt SV, Nhà lưới-ĐHCT 4.24 Năng suất ở các nghiệm thức ớt ghép/ngọn SV đến thời điểm 40 77 NSKLB, Nhà lưới-ĐHCT 4.25 Tỉ lệ bệnh (%) héo xanh tại thời điểm 145 NSKLB của các gốc 79 ghép với ớt HL207 và SV, Nhà lưới-ĐHCT (11/2015-5/2016) 4.26 Trung bình cấp bệnh héo xanh tại thời điểm 145 NSKLB của các 81 gốc ghép với HL207 và SV, Nhà lưới-ĐHCT (11/2015-5/2016) 4.27 Mật số vi khuẩn R. solanacearum trong cây các gốc ghép khác 82 nhau với ớt HL207 và SV thời điểm 60 NSKLB, Nhà lưới- ĐHCT (11/2015-5/2016) 4.28 Trọng lượng trái của các gốc ghép khác nhau với ớt HL207 và 83 SV, Nhà lưới-ĐHCT (11/2015-5/2016) 4.29 Số trái trên cây của các gốc ghép khác nhau trên ớt HL207 và 84 SV, Nhà lưới-ĐHCT (tháng 11/2015-5/2016) 4.30 Năng suất của các gốc ghép khác nhau trên ớt HL207 và SV, 85 Nhà lưới-ĐHCT (11/2015-5/2016) 4.31 Sự đa hình của 15 mồi ISSR của 16 giống/dòng ớt nhập nội và 87 địa phương 4.32 Đánh giá nhị phân từ kết quả băng khuếch đại của 15 mồi ISSR 88 (để tìm đánh hệ số tương đồng Jaccard’s) của 16 giống/dòng ớt nhập nội và địa phương 4.33 Tổng hợp các đặc tính hình thái tử diệp, cây con và cây trưởng 94 thành của 12 giống ớt, khu Thực nghiệm-ĐHCT 4.34 Tổng hợp các đặc tính hình thái hoa, trái và hạt của 12 giống ớt, 95 khu Thực nghiệm-ĐHCT 4.35 Tình hình sinh trưởng của 12 giống ớt, khu Thực nghiệm-ĐHCT 96 4.36 Thành phần năng suất và năng suất trái của 12 giống ớt, 97 khu Thực nghiệm-ĐHCT 4.37 Số hạt/trái, năng suất hạt, tỉ số năng suất trái/năng suất hạt của 12 98 giống ớt, khu Thực nghiệm-ĐHCT 4.38 Tỉ lệ sống và năng suất ớt SV ghép lên bốn loại gốc ghép ớt, khu 99 Thực nghiệm-ĐHCT 4.39 Tỉ lệ bệnh héo xanh tại thời điểm 120 NSKLB của các gốc ghép 102 với ớt HL207 và SV, Khu thực nghiệm-ĐHCT (3-10/2015) 4.40 Trung bình cấp bệnh héo xanh tại thời điểm 120 NSKLB của các 103 gốc ghép khác nhau với ớt HL207 và SV, khu Thực nghiệm- ĐHCT (3-10/2015) 4.41 Số trái trên cây của các gốc ghép khác nhau với ớt HL207 và SV, 104 khu Thực nghiệm-ĐHCT (3-10/2015) 4.42 Trọng lượng trái trên cây của các gốc ghép khác nhau với ớt 105 HL207 và SV, khu Thực nghiệm-ĐHCT (tháng 3-10/2015) 4.43 Năng suất của các gốc ghép khác nhau với ớt HL207 và SV, khu 106 Thực nghiệm-ĐHCT (tháng 3-10/2015) 12
  14. 4.44 Tỉ lệ bệnh héo xanh thời điểm 65 NSKLB của các gốc ghép trên 108 ớt HL207 và SV, khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-3/2016) 4.45 Trung bình cấp bệnh héo xanh thời điểm 65 NSKLB của các gốc 109 ghép với 2 loại ớt, khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-3/2016) 4.46 Số trái trên cây của các gốc ghép khác nhau với ớt HL207 và SV, 111 khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-3/2016) 4.47 Trọng lượng trái trên cây của các gốc ghép khác nhau với ớt 111 HL207 và SV, khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-3/2016) 4.48 Năng suất của các gốc ghép khác nhau với ớt HL207 và SV, khu 112 Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-03/2016) 4.49 Cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 và 115 SV qua các thời điểm, Thanh Bình, Đồng Tháp (4-9/2015) 4.50 Tình hình sinh trưởng của gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 và 116 SV thời điểm 90 NSKT, Thanh Bình, Đồng Tháp (4-9/2015) 4.51 Số trái trên cây của các gốc ghép ớt khác nhau với 2 loại ớt 117 HL207 và SV, Thanh Bình, Đồng Tháp (4-9/2015) 4.52 Năng suất trái ớt của các gốc ghép ớt khác nhau với 2 loại ớt 118 HL207 và SV, Thanh Bình, Đồng Tháp (4-9/2015) 4.53 Cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép ớt với ớt HL207 và SV qua 121 các thời điểm, Thanh Bình, Đồng Tháp (10/2015-5/2016) 4.54 Tình hình sinh trưởng của các gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 122 và SV thời điểm 120 NSKT, Thanh Bình (10/2015-5/2016) 4.55 Số trái trên cây của các gốc ghép ớt khác nhau với 2 loại ớt 124 HL207 và SV, Thanh Bình, Đồng Tháp (10/2015-5/2016) 4.56 Năng suất ớt của các gốc ghép ớt khác nhau với 2 loại ớt HL207 124 và SV, Thanh Bình, Đồng Tháp (10/2015-5/2016) 4.57 Số trái trên của 4 giống gốc ớt ghép với 2 loại ngọn ớt khác 129 nhau, Chợ Mới, An Giang (4-10/2015) 4.58 Năng suất thực tế của 4 giống gốc ớt ghép với 2 loại ngọn ớt 129 khác nhau, Chợ Mới, An Giang (tháng 4-10/2015) 4.59 Số trái trên cây của 4 giống gốc ớt ghép với 2 loại ngọn ớt khác 133 nhau, Chợ Mới, An Giang (11/2015-5/2016) 4.60 Năng suất thực tế của 4 giống gốc ớt ghép với 2 loại ngọn ớt 133 khác nhau, Chợ Mới, An Giang (11/2015-5/2016) 4.61 Tỉ lệ bệnh héo xanh các gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 và SV 135 tại thời điểm 30 NSKLB, Bình Thủy, TPCT (01-6/2017) 4.62 Tỉ lệ bệnh héo xanh các gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 và SV 135 thời điểm 90 NSKLB, Bình Thủy, TPCT (01-6/2017) 4.63 Cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 và 136 SV tại thời điểm 90 NSKLB, Bình Thủy, TPCT (01-6/2017) 4.64 Năng suất ớt của các gốc ghép ớt khác nhau với 2 loại ớt HL207 136 và SV, Bình Thủy, TPCT (1-6/2017) 4.65 Độ dày thịt trái, độ cứng; hàm lượng Vitamin C, Vitamin A và 137 Capsaicin của 4 giống gốc ớt ghép với 2 loại ớt HL207 và SV 13
  15. DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Sự bất tương hợp trong ghép cây dưa lê (Aloni et al., 2010) 10 2.2 Sự tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép (a) T = 1, ớt HL207/Hiểm 27; 11 (b) T = 1, Cà chua RC250/cà chua HW96; (c) T < 1, Dưa lê/ Bình bát dây và (d) T > 1, Cà chua RC250/cà tím EG203 (Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2016) 2.3 Dạng cây ớt (IPGRI et al., 1995): (a) Bò lan; (b) Chặt và (c) Thẳng 15 2.4 Lông tơ ở thân ớt (IPGRI et al., 1995) 16 2.5 Các dạng lá ớt (IPGRI et al., 1995); (a) Dạng tam giác; 16 (b) Dạng trái xoan và (c) Dạng mũi mác 2.6 Vị trí hoa ớt lúc trổ (IPGRI et al., 1995): (a) Rũ xuống; 17 (b) Trung gian và (c) Thẳng 2.7 Dạng trái ớt (IPGRI et al., 1995) 17 3.1 Địa bàn thu thập vi khuẩn và bố trí thí nghiệm của luận án 28 3.2 Sơ đồ hệ thống các nội dung nghiên cứu của luận án 32 3.3 Phân lập vi khuẩn (a) Thân cây ớt bị bệnh héo xanh và (b) Kiểm tra 33 sự hiện diện vi khuẩn từ mô mạch dẫn của cây bị bệnh thông qua dòng vi khuẩn tuôn ra từ mô cắt tại ruộng canh tác 3.4 Các bước phân lập vi khuẩn R. solanacearum từ thân cây ớt bệnh 35 (Burgess et al., 2009): (a) và (b) Cắt rời rễ phụ và rửa mẫu; (c) Khử trùng bề mặt thân cây bệnh; (d) Cắt nhỏ mẫu bệnh và nhỏ 3 giọt nước cất vô trùng lên mẫu bệnh; (e) và (f) Dùng que cấy vi khuẩn đã được khử trùng vạch giọt huyền phù vi khuẩn 3.5 Vi khuẩn: (a) Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường King B và (b) 36 Tưới dung dịch huyền phù vi khuẩn R. solanacearum vào gốc cây ở các thí nghiệm trong chậu trong nhà lưới 3.6 Các cấp bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên ớt trồng 37 trong chậu 3.7 Thao tác ghép nối ống cao su trên ớt: (a) Cây ớt được 35 ngày tuổi, 40 (b) Cắt bỏ ngọn của gốc ghép, (c) Cắt lấy ngọn ghép, (d) Gắn ống cao su vào ngọn ghép, (e) Gắn ngọn ghép có ống cao su vào gốc ghép và (f) Cây hoàn chỉnh sau khi ghép 3.8 Tóm tắt tiến trình ghép gốc ớt 41 3.9 Cách bảo vệ giống ớt không bị thụ phấn chéo: (a) Giăng mùng cách 43 ly và (b) Cột chỉ đánh dấu trái dùng lấy giống ở trong mùng 3.10 Lây bệnh nhân tạo ở các thí nghiệm trồng dưới đất ở ngoài đồng: 47 (a) Cây con giai đoạn lây bệnh và (b) Tiêm dung dịch huyền phù vi khuẩn R. solanacearum vào gốc cây con 3.11 Các cấp bệnh héo xanh trên ớt SV: (a) Cấp 0; (b) Cấp 1; (c) Cấp 2; 48 (d) Cấp 3; (e) Cấp 4 và (f) Cấp 5 3.12 Các cấp bệnh héo xanh trên ớt HL207: (a) Cấp 0; (b) Cấp 1; (c) 48 Cấp 2; (d) Cấp 3; (e) Cấp 4 và (f) Cấp 5 4.1 Mức độ bệnh trên ớt HL207 thời điểm 32 NSKLB: (a) Chủng Rs1, 53 (b) Chủng Rs2, (c) Chủng Rs3, (d) Chủng Rs4, (e) Chủng Rs5, (f) 14
  16. Chủng Rs6 và (g) Đối chứng-không lây bệnh 4.2 Mức độ bệnh trên ớt SV thời điểm 32 NSKLB: (a) Chủng Rs1, (b) 54 Chủng Rs2, (c) Chủng Rs3, (d) Chủng Rs4, (e) Chủng Rs5, (f) Chủng Rs6 và (g) Đối chứng-không lây bệnh 4.3 Tỉ lệ bệnh trên chủng Rs1 ở 12 giống ớt thời điểm 35 NSKLB 59 4.4 Tỉ lệ bệnh héo xanh trên chủng Rs2 ở 12 giống ớt thời điểm 35 60 NSKLB 4.5 Phẫu diện ngang thân cây ớt ghép tại vị trí ghép thời điểm 7 68 NSKGh của các tổ hợp ghép trên ngọn ghép HL207 4.6 Phẫu diện ngang thân cây ớt ghép tại vị trí ghép thời điểm 15 68 NSKGh của các tổ hợp ghép trên ngọn ghép HL207 4.7 Phẫu diện ngang thân cây ớt ghép tại vị trí ghép thời điểm 73 7 NSKGh của các tổ hợp ghép trên ngọn ghép SV 4.8 Phẫu diện ngang thân cây ớt ghép tại vị trí ghép thời điểm 15 74 NSKGh của các tổ hợp ghép trên ngọn ghép SV 4.9 Trung bình TLB héo xanh của các gốc ghép trên ớt HL207 và SV 78 qua các thời điểm, Nhà lưới-ĐHCT (11/2015-5/2016) 4.10 Trung bình cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép khác nhau trên ớt 80 HL207 và SV qua các thời điểm khảo sát, Nhà lưới-ĐHCT (11/2015-5/2016) 4.11 Phổ điện di 16 giống ớt nhập nội và địa phương bằng con mồi 86 ISSR3M (A) và ISSR9 (B) trong đó mũi tên trắng chỉ ra băng đa hình. M: 2-log thang (NEB) 4.12 Đồ thị nhánh cho 16 giống ớt 88 4.13 Dạng cây của 12 giống ớt ở thời điểm 50% cây có trái chín 90 4.14 Màu cánh hoa của 12 giống ớt: (a) Màu tím; (b) Màu trắng viền 91 tím; (c) Màu vàng-xanh và (d) Màu trắng 4.15 Vị trí cuống hoa của 12 giống ớt vào giai đoạn trổ: (a) Thẳng; (b) 92 Trung gian và (c) Rũ xuống 4.16 Màu trái khi chín của các giống ớt: (a) Màu cam; (b) Màu đỏ cam 93 và (c) Màu đỏ 4.17 Dạng trái của 12 giống ớt 94 4.18 Cây ớt chết do bệnh héo vi khuẩn ở nghiệm thức đối chứng không 100 ghép thời điểm 80 NSKT, khu Thực nghiệm-ĐHCT, 2014 4.19 Trung bình TLB héo xanh các gốc ghép khác nhau trên ớt HL207 101 và SV qua các thời điểm, Khu thực nghiệm-ĐHCT (3-10/2015) 4.20 Trung bình cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép trên ớt HL207 và 103 SV qua các thời điểm, khu Thực nghiệm-ĐHCT (3-10/2015) 4.21 Trung bình TLB héo xanh của các gốc ghép trên ớt HL207 và SV 107 qua các thời điểm, khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-3/2016) 4.22 Trung bình cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép khác nhau trên ớt 109 HL207 và SV qua các thời điểm khảo sát, khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-3/2016) 4.23 Mức độ nhiễm bệnh của các gốc ghép ớt với ngọn ớt HL207 thời 110 điểm 65 NSKLB, (a) Hiểm 27, (b) TN557, (c) TN607, (d) Đà Lạt, 15
  17. (e) ĐC ghép và (f) ĐC không ghép, khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-03/2016) 4.24 Mức độ nhiễm bệnh của các gốc ghép ớt với ngọn SV thời điểm 65 110 NSKLB, tại khu Thực nghiệm-ĐHCT (10/2015-03/2016) 4.25 Diễn biến TLB héo xanh của các gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 113 và SV qua các thời điểm, Thanh Bình, Đồng Tháp (tháng 4-9/2015) 4.26 Diễn biến TLB héo xanh của các gốc ghép ớt với 2 loại ớt HL207 120 và SV qua các thời điểm, Thanh Bình, Đồng Tháp (10/2015- 5/2016) 4.27 Trung bình TLB héo xanh của các gốc ghép trên ớt HL207 và SV 127 qua các thời điểm khảo sát, Chợ Mới, An Giang (4-10/2015) 4.28 Trung bình cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép trên ớt HL207 và 128 SV qua các thời điểm khảo sát, Chợ Mới, An Giang (4-10/2015) 4.29 Trung bình TLB héo xanh của các gốc ghép trên ớt HL207 và SV 129 qua các thời điểm khảo sát, Chợ Mới, An Giang (11/2015-5/2016) 4.30 Trung bình cấp bệnh héo xanh của các gốc ghép trên ớt HL207 và 132 SV qua các thời điểm, Chợ Mới, An Giang (11/2015-5/2016) 16
  18. DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt ABA Abscisic acid AVRDC Trung tâm Nghiên cứu Rau Châu Á DNA Deoxyribonucleic acid ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐC Đối chứng ĐHCT Đại học Cần Thơ ĐL Đà Lạt EPPO European and Mediterranean Plant Protection Organization FAOSTAT Food and Agriculture Organization of the United Nations HL207 Hiểm lai 207 HPLC High Performance Liquid Chromatography HT Hiểm trắng HX Hiểm xanh IAA Indole acetic acid IPGRI International Plant Genetic Resources Institute ISSR Inter Simple Sequence Repeats KLB Không lây bệnh NN&SHƯD Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng NSKLB Ngày sau khi lây bệnh NSKT Ngày sau khi trồng NSKGh Ngày sau khi ghép OD Optical density OEPP Organisation Européenne et Méditerranéenne pour la Protection des Plantes PAL Phenylalanine ammonia lyase PCR Polymerase Chain Reaction RAPD Random Amplified Polymorphic DNA RNA Ribonucleic acid ROS Reactive oxygen species R. solanacearum Ralstonia solanacearum SNP Single nucleotide polymorphism SSR Solid state relay SV Sừng vàng TLB Tỉ lệ bệnh UENF Universidade Estadual do Norte Fluminense Darcy Ribeiro VK Vi khuẩn 17
  19. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Mở đầu Ớt cay (Capsicum annuun L.) thuộc họ cà, chứa nhiều Vitamin A, C và E (Pickersgill, 1997), là một loại rau gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Sản phẩm từ cây ớt là nông sản có giá trị kinh tế cao vì không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm và làm dược liệu để bào chế thuốc. Do nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu tăng, diện tích trồng ớt gần đây có chiều hướng gia tăng (Lê Thị Thanh Thủy, 2014). Bệnh héo xanh (bacteria wilt) đã và đang gây thiệt hại nặng nề ở các vùng chuyên canh ớt cay và ớt ngọt trên thế giới. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum (R. solanacearum) là tác nhân gây bệnh trên vài trăm loại cây trồng khác nhau thuộc 44 họ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Hayward, 1991 và Mimura et al., 2009). Ở Việt Nam vi khuẩn R. solanacearum gây hại quan trọng trên khoai tây, cà chua, ớt, cà tím, khổ qua, khoai lang, gừng,… (Burgess et al., 2008), vi khuẩn này có phạm vi ký chủ rộng và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, đặc biệt trong mùa mưa (Phạm Văn Kim, 2000; Hà Viết Cường, 2008). Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng chuyên canh ớt huyện Thanh Bình-tỉnh Đồng Tháp hàng năm có khoảng 1.500 ha, chủ yếu xuất khẩu; vùng trồng ớt tập trung huyện Chợ Mới và huyện An Phú-tỉnh An Giang, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo-tỉnh Tiền Giang, huyện Giồng Riềng-tỉnh Kiên Giang... đã bị bệnh héo xanh gây thiệt hại nặng nề, đang là một trong những vấn đề nan giải trong sản xuất ớt (Trần Thị Ba, 2016). Mầm bệnh héo xanh lưu tồn lâu trong xác bả thực vật, có thể lan truyền qua hạt, đất, động vật và con người. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh héo xanh, chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học, gây phá vỡ cân bằng sinh học, tác nhân dễ phát sinh nòi kháng đồng thời gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (Keinath et al., 1998 và Ji et al., 2008), nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả cao vì thuốc không thể thấm sâu vào vùng rễ. Một số phương pháp kiểm soát bệnh đã được khuyến cáo như vệ sinh đồng ruộng, luân canh và sử dụng vi khuẩn đối kháng, nhưng sử dụng giống ớt chống chịu bệnh là một chiến lược chính đối với việc bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên ớt (Tran Ngoc Hung and Byung-Soo Kim, 2012). Việc nghiên cứu chọn giống ớt chưa được quan tâm nhiều nên năng suất chưa cao (Trương Trọng Ngôn và Nguyễn Trí Yến Chi, 2013). Sử dụng gốc ghép là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh khả thi nhất, được sử dụng 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2