Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 hiện nay
lượt xem 14
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ, của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN DƢƠNG CHÊT L¦îNG L·NH §¹O X¢Y DùNG KHU VùC PHßNG THñ CñA C¸C TØNH ñY, ThµNH ñY TR£N §ÞA BµN QU¢N KHU 7 HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN DƢƠNG CHÊT L¦îNG L·NH §¹O X¢Y DùNG KHU VùC PHßNG THñ CñA C¸C TØNH ñY, ThµNH ñY TR£N §ÞA BµN QU¢N KHU 7 HIÖN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nƣớc Mã số : 931 02 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Tiến Hải 2. PGS. TS Vũ Đình Tấn HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, sáng tạo của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Dƣơng
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 17 1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết 26 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƢỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ CỦA CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 7 30 2.1. Các tỉnh, thành phố và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7 30 2.2. Các tỉnh ủy, thành ủy và chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 44 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ CỦA CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 7 73 3.1. Thực trạng chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 73 3.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 97 Chƣơng 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ CỦA CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 7 HIỆN NAY 113 4.1. Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 hiện nay 113 4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 hiện nay 123 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 182
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. An ninh nhân dân ANND 2. Chất lượng lãnh đạo CLLĐ 3. Chiến tranh nhân dân CTND 4. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 5. Cơ quan quân sự CQQS 6. Dân quân tự vệ DQTV 7. Đảng ủy quân sự ĐUQS 8. Hội đồng nhân dân HĐND 9. Khu vực phòng thủ KVPT 10. Kinh tế - xã hội KT - XH 11. Lực lượng vũ trang LLVT 12. Phương thức lãnh đạo PTLĐ 13. Quân khu 7 QK7 14. Quân sự, quốc phòng QS, QP 15. Quân ủy Trung ương QUTW 16. Quốc phòng toàn dân QPTD 17. Quốc phòng, an ninh QP, AN 18. Trực thuộc Trung ương TTTW 19. Ủy ban nhân dân UBND 20. Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đã khẳng định KVPT và xây dựng tỉnh, thành phố TTTW thành KVPT vững chắc là chủ trương chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước; sự kế thừa, phát triển cao của nghệ thuật CTND Việt Nam, là vấn đề bao trùm trong công tác QS, QP địa phương nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về QP, AN. Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra yêu cầu rất cao, bức thiết về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, do đó vai trò của KVPT tỉnh, thành phố ngày càng trở nên quan trọng. Các tỉnh, thành phố TTTW luôn được xác định là đơn vị quan trọng trong xây dựng KVPT, xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn chặt với xây dựng thế trận ANND vững mạnh, sẵn sàng chuyển thành thế trận CTND, chủ động đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố TTTW thành KVPT vững chắc trong tình hình mới, Bộ Chính trị yêu cầu: “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò tham mưu của ban, ngành, đoàn thể các cấp, nòng cốt là cơ quan quân sự, công an, biên phòng trong xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ” [16, tr.2]. Các tỉnh, thành phố trên địa bàn QK7 là những địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, nằm trong thế trận chiến lược phòng thủ đặc biệt quan trọng và có tiềm năng lớn để phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực của QK7 và cả nước. Hiện nay, để xây dựng các tỉnh, thành phố trên địa bàn thành KVPT vững chắc, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó vai trò lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy là vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định, trực tiếp góp phần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với tăng cường củng cố QP, AN và đối ngoại. Do đó, CLLĐ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7 trực tiếp quyết định chất lượng xây dựng KVPT ở các địa phương. Vì vậy, nâng cao CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7 hiện nay là đòi hỏi khách quan, yêu cầu cấp thiết đối với các tỉnh, thành phố trên địa bàn QK7.
- 6 Nhận thức đúng vị trí, vai trò của KVPT và lãnh đạo xây dựng KVPT tỉnh, thành phố trên địa bàn QK7, trong những năm qua, các tỉnh ủy, thành ủy đã quan tâm lãnh đạo xây dựng KVPT vững chắc, góp phần quan trọng vào xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy còn bộc lộ những hạn chế nhất định đồng thời cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết. Nổi lên là, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng về ý nghĩa, tầm quan trọng của KVPT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa thật đầy đủ, sâu sắc, còn chủ quan, thiếu cảnh giác; việc cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách QP, AN của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của QUTW, nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh QK7 thành nghị quyết, chủ trương, kế hoạch, quy chế, quy định để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT còn chưa kịp thời, đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình; chưa phân định rõ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa chức năng lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy với chức năng quản lý, điều hành của chính quyền; nội dung, phương thức và vận hành cơ chế lãnh đạo xây dựng KVPT chưa sát với yêu cầu, đặc điểm địa bàn; lãnh đạo tổ chức triển khai có mặt còn thiếu linh hoạt; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các CQQS, công an, bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trong tham mưu cho lãnh đạo, chỉ đạo có nội dung chưa thực sự thống nhất, đồng bộ… Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục ổn định, kinh tế phát triển, QP, AN được củng cố và tăng cường…Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta; mặt trái nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của đất nước. Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN có sự phát triển mới về nhiều mặt; công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít
- 7 khó khăn, thách thức; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là sự biến đổi khí hậu đã và đang làm cho các hình thái thiên tai, thảm họa môi trường, dịch bệnh ngày càng phức tạp, khó lường, cả về kiểu loại, cấp độ, vùng phân bố và chu kỳ xuất hiện, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân; tình hình biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, trực tiếp đe dọa đến độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, đòi hỏi việc chủ động chuẩn bị đất nước về mọi mặt, nhất là lãnh đạo xây dựng tỉnh, thành phố TTTW thành KVPT vững chắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7 hiện nay. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 7 hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn CLLĐ xây dựng KVPT, đề xuất những giải pháp nâng cao CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7 hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo xây dựng KVPT và CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7. Đánh giá đúng thực trạng CLLĐ xây dựng KVPT, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7 hiện nay.
- 8 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chất lượng lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về lãnh đạo và CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy TTTW trên địa bàn QK7. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế ở các tỉnh, thành phố TTTW trên địa bàn QK7 bao gồm: Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các CQQS tỉnh, thành phố gồm: Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn phục vụ cho luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2008 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, luật pháp của Nhà nước về QP, AN, bảo vệ Tổ quốc; công tác QS, QP địa phương và xây dựng KVPT. Cơ sở thực tiễn Hiện thực lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT tỉnh, thành phố của QUTW, Bộ Quốc phòng, thường xuyên trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh QK7; hiện thực hoạt động lãnh đạo và CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy TTTW trên địa bàn QK7; hiện thực xây dựng KVPT tỉnh, thành phố trên địa bàn QK7; các báo cáo sơ, tổng kết, các tài liệu, số liệu về xây dựng KVPT tỉnh, thành phố của QUTW, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, các tỉnh ủy, thành ủy TTTW, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh QK7 và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả.
- 9 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: kết hợp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng và luận giải làm rõ quan niệm lãnh đạo và CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7. Khái quát những kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7. Đề xuất những nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong nâng cao CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7 hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về CLLĐ, nâng cao CLLĐ xây dựng KVPT của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7; cung cấp thêm luận cứ khoa học phục vụ cho QUTW, Tổng cục Chính trị, Đảng ủy QK7, các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK7 vận dụng để nâng cao CLLĐ xây dựng KVPT vững chắc hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng, CTĐ, CTCT ở các học viện, nhà trường quân đội và các trường chính trị tỉnh, thành phố. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác quân sự, quốc phòng, phòng thủ dân sự và khu vực phòng thủ 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác quân sự, quốc phòng, phòng thủ dân sự A.T. An-tu-nin (1980), Phòng thủ dân sự [1]. Tác giả cuốn sách đã đề cập đến một hoạt động hết sức quan trọng của công tác QS, QP địa phương, đó là hoạt động phòng thủ dân sự, khẳng định: Phòng thủ dân sự là sự nghiệp của toàn dân. Việc chuẩn bị cho nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm một hệ thống các biện pháp đồng bộ, trong đó, biện pháp quan trọng nhất là huấn luyện, luyện tập, xây dựng lực lượng, trang bị, phương tiện, các công trình phòng thủ dân sự và hướng dẫn cho nhân dân các biện pháp phòng tránh, cấp cứu cho nhau và tự cấp cứu. Bảo vệ nhân dân bằng các công trình được xây dựng từ trước là hiệu quả nhất, sơ tán, phân tán nhân dân là biện pháp tích cực, quan trọng, bảo đảm cho mỗi người dân luôn có tâm thế chủ động, sẵn sàng hành động đúng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện đặc biệt của chiến tranh. N.I.Nie-kra-xốp (1987), Công tác tổ chức giáo dục thể thao quốc phòng trong trường học [122]. Cuốn sách đã tổng kết quá trình hoạt động của Hội tình nguyện giúp đỡ hải, lục, không quân toàn Liên Xô (gọi tắt là hội Đô- xáp Liên Xô) trong các trường học với mục đích giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng, huấn luyện những kiến thức, kỹ năng QS, QP cần thiết cho học sinh. Tác giả khẳng định mỗi người Xô-viết yêu nước, bất kỳ ở cương vị nào đều cần thiết phải được chuẩn bị về mặt quốc phòng, việc huấn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản về quân sự sẽ góp phần củng cố khả năng phòng thủ đất nước.
- 11 Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp (1998), Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội [159]. Tác giả cuốn sách đã khẳng định tổ chức xây dựng lực lượng dân quân để tiến hành CTND, bảo vệ Tổ quốc XHCN là cần thiết, xuất phát từ luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính chất chính nghĩa và vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN, vấn đề này xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử và truyền thống của dân tộc Nga. Về tổ chức xây dựng lực lượng, công trình này đã nêu rõ ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh cùng với việc động viên quân đội, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã thành lập các sư đoàn dân quân. E.G.Vapilin, Q.Đ. Muliava (2001), Các vấn đề xã hội của giáo dục quân sự [157]. Các tác giả cuốn sách đã đề cập một cách toàn diện về giáo dục quân sự ở Nga bao gồm: mục đích, ý nghĩa, đối tượng, nội dung, phương pháp tiến hành. Về mục đích giáo dục quốc phòng ở Nga được các tác giả chỉ rõ là nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước và tinh thần sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho mọi người dân, đồng thời ở Nga quan niệm quốc phòng được hiểu theo nghĩa rộng, đó không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà có liên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước. Vì thế, hệ thống và nội dung giáo dục quốc phòng ở Nga được tổ chức chặt chẽ, toàn diện, sâu sắc, được bao quát trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào các vấn đề như chiến lược quốc phòng, chính sách quốc phòng, kinh tế quân sự, sự phát triển công nghiệp quốc phòng… Lý Xương Giang, Tiểu Kính Dân, Vương Bảo Tôn (1999), Chiến lược phát triển giáo dục quốc phòng ở Trung Quốc [96]. Ngoài việc đề cập các nội dung chủ yếu như quan niệm về giáo dục quốc phòng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục quốc phòng… nhóm tác giả nhấn mạnh yêu cầu phải giáo dục quốc phòng cho toàn dân, coi trọng giáo dục ý thức quốc phòng đến mọi người dân, xây dựng củng cố thế trận lòng dân là cơ sở, nền tảng cho xây dựng thế trận quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế koạch phát triển KT - XH; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao
- 12 đời sống cho nhân dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng miền. Các tác giả xác định đây là giải pháp hữu hiệu để tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc (2013), Lý luận chiến lược quân sự Trung Quốc [99]. Đây là một trong những tài liệu quan trọng trong hệ thống lý luận quân sự quốc gia của Trung Quốc, nội dung cuốn sách tập trung tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận chiến lược quân sự hiện đại mang màu sắc Trung Quốc, gồm: lý luận cơ bản về chiến lược, dự báo hình thái chiến lược và xây dựng kế hoạch chiến lược trong sử dụng lực lượng quân sự. Cuốn sách gồm có 12 chương, 412 trang, đặc biệt trong Chương 5: Làm phong phú và phát triển tư tưởng chiến lược phòng ngự tích cực của Trung Quốc thực hiện tư tưởng: phòng ngự từ xa: “về nội dung chiến lược quân sự đòi hỏi phải xóa bỏ tư duy chiến lược truyền thống đơn thuần, chỉ phòng thủ biên giới lãnh thổ sang phòng ngự từ xa” [99, tr. 165]. Trong cuốn sách này, ở Chương 12 xây dựng lực lượng quân sự hiện đại đặc sắc Trung Quốc có bàn sâu về thúc đẩy xây dựng lực lượng dự bị động viên và lực lượng chi viện chiến lược để góp phần hỗ trợ ứng phó tình huống khẩn cấp trong thời bình. Sỉ-phon-keo-sa May (2013), Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [119], tác giả luận án đã luận giải làm rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng nền QPTD đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào; làm rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và các quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về xây dựng tiềm lực quốc phòng trong tình hình mới. Theo tác giả, xây dựng tiềm lực QPTD là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xây dựng này, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò làm tham mưu, tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, nòng cốt là CQQS địa phương đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng.
- 13 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về khu vực phòng thủ Sống-ca-bun-khun (2006), “Một số vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của Lào trong thời kỳ mới” [136]. Tác giả bài báo đã khẳng định những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nước Lào trong thời kỳ mới, nhất là các thế lực thù địch chống phá trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Qúa trình xây dựng thế trận QPTD của Lào, tác giả đã nêu lên một số kinh nghiệm như: Vấn đề thực hiện xây dựng KVPT tỉnh ở một số địa bàn chiến lược; thế trận QPTD của KVPT địa phương bằng sự liên kết, đan xen chặt chẽ giữa tiềm lực, lực lượng và thế trận; xây dựng thế trận vững mạnh, vấn đề cốt lõi là xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; có nhiều chính sách khuyến khích đưa người dân ra định canh, định cư sinh sống trên những địa bàn chiến lược về quốc phòng; xây dựng các công trình phòng thủ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ KVPT của địa phương. Phôn-thong Phăn-cha-lơn-phôn (2011), Nghiên cứu xây dựng và hoạt động của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào [126]. Tác giả luận án nghiên cứu luận giải rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của bộ đội địa phương trong KVPT tỉnh ở Bắc Lào, trên cơ sở đó xác định yêu cầu, nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và hoạt động của bộ đội địa phương tham gia xây dựng KVPT tỉnh, góp phần củng cố nhiệm vụ QP, AN ở Lào. Khăm-phun Lươn-sôm-vẳng (2016), “Xây dựng tiềm lực quân sự khu vực phòng thủ các tỉnh ở địa bàn Nam Lào trong tình hình mới” [116]. Tác giả bài báo nhận định, trong giai đoạn hiện nay, đất nước Lào có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức nhất là âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Lào. Vì vậy, xây dựng nền QPTD vững mạnh; xây dựng KVPT ở các tỉnh vững chắc; chú trọng xây dựng và phát triển LLVT nhân dân Lào nói chung, lực lượng DQTV nói riêng rộng khắp, vững mạnh về mọi mặt, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở đảm bảo giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là yếu tố quan trọng hàng đầu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào trong giai đoạn hiện nay.
- 14 Panhothon Keo-visit (2019), “Xây dựng tiềm lực vận tải trong khu kinh tế - quốc phòng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [107]. Tác giả bài báo nhấn mạnh, quá trình xây dựng tiềm lực vận tải khu kinh tế - quốc phòng gồm nhiều công việc, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành trong và ngoài quân đội với nhiều lực lượng tham gia, nhiều khó khăn phức tạp, kinh phí đầu tư lớn, thời gian dài. Để thực hiện tốt vấn đề này, đòi hỏi phải phát huy vai trò chủ trì của đoàn kinh tế - quốc phòng; giải quyết tốt các vấn đề của đoàn kinh tế - quốc phòng trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án các cấp, các ngành, các địa phương cũng có trách nhiệm tham gia đầy đủ và tích cực, theo đó cần tiến hành một số nội dung như: xây dựng lực lượng vận tải; xây dựng lực lượng sửa chữa máy móc, sản xuất phượng tiện vận tải thô sơ của hậu cần nhân dân cụm bản; xây dựng mạng đường giao thông vận tải. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác quân sự, quốc phòng và khu vực phòng thủ 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác quân sự, quốc phòng A.A.Ê-pi-sép (1978), Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên xô [95]. Công trình trên tập trung vào một số vấn đề cốt lõi sau: Một là, khẳng định Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội và lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với LLVT và sự nghiệp quốc phòng. Hai là, khẳng định vai trò lãnh đạo ngày càng tăng của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, đặc biệt là trong lĩnh vực QS, QP. Ba là, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công tác QS, QP nên Đảng phải có cơ chế lãnh đạo, những quy định cụ thể để cấp ủy địa phương thực hiện chức năng lãnh đạo một cách có hiệu quả. E.Ph. Xu-li-mốp, V.V. Se-li-ac (1980), Sự lãnh đạo khoa học các lực lượng vũ trang Xô viết [161]. Cuốn sách khẳng định vị trí, vai trò, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với LLVT và sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ
- 15 Tổ quốc là tất yếu khách quan và là nguồn gốc của sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội. Các tác giả nhấn mạnh cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công tác QS, QP; Đảng Cộng sản phải có cơ chế lãnh đạo và những quy định cụ thể để cấp ủy địa phương, các ban, ngành, mọi tổ chức cùng thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác QS, QP ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Chương Tư Nghị (1986), Giáo trình công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [124]. Tác giả và các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định để xây dựng nền QPTD và tiến hành CTND có hiệu quả, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mặt của công tác QS, QP địa phương như: công tác xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân; công tác tuyển quân; công tác xây dựng và huy động quân dự bị. Đặc biệt, từ việc phân tích làm rõ vị trí, vai trò của lực lượng dân quân - một thành phần quan trọng trong LLVT địa phương, các tác giả yêu cầu: “Đảng ủy và chính quyền địa phương phải coi việc xây dựng văn minh tinh thần dân quân là vấn đề có ý nghĩa quan trọng của công tác đảng quản lý lực lượng vũ trang trong tình hình mới, phải đặt công tác này vào vị trí mới, phải đưa vào chương trình nghị sự hàng ngày, đưa vào quy hoạch tổng thể xây dựng văn minh tinh thần”[124, tr.700]. U-đôm Xay-mường-khột (2011), Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào [160]. Luận án trên đã tập trung luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn công tác xây dựng LLVT địa phương trong KVPT tỉnh; xây dựng quan niệm và những vấn đề có tính nguyên tắc; làm rõ thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những kinh nghiệm xây dựng LLVT địa phương trong KVPT tỉnh; về nội dung xây dựng LLVT, theo tác giả phải xây dựng một cách toàn diện, chú trọng xây dựng yếu tố chính trị, tinh thần; xây dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của LLVT địa phương trong KVPT; xây dựng cơ sở vật chất hậu cần và
- 16 lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu cho LLVT địa phương trong KVPT; xây dựng kế hoạch bảo đảm trang bị cho LLVT địa phương trong KVPT; xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, các tổ chức quần chúng trong LLVT địa phương vững mạnh toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trong LLVT địa phương. Tác giả đã đề xuất được 5 giải pháp, trong đó đề xuất giải pháp thứ nhất về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền đối với nhiệm vụ xây dựng LLVT địa phương trong KVPT tỉnh ở địa bàn Trung Lào hiện nay. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về Đảng Cộng sản lãnh đạo khu vực phòng thủ Phôn-thong Phăn-cha-lơn-phôn (2011), “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền các cấp trong xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị ở các tỉnh Bắc Lào” [127]. Tác giả bài báo xác định để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành chính quyền các cấp trong xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản: Thứ nhất, cấp ủy đảng phải có nghị quyết lãnh đạo, UBND; CQQS địa phương các cấp phải có kế hoạch xây dựng lực lượng bộ đội địa phương vững mạnh toàn diện, trọng tâm là xây dựng về chính trị. Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân tham gia xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh toàn diện. Thứ ba, tiếp tục nắm và thực hiện tốt các nguyên tắc xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị. Theo đó, đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương các cấp cần phải lãnh đạo, quản lý điều hành xây dựng lực lượng của KVPT, trực tiếp là xây dựng LLVT địa phương vững mạnh, trước hết là vững mạnh về chính trị. Khăm-sỏn-kẹo Bun-păn (2012), “Một số yêu cầu về lực lượng vũ trang địa phương tham gia xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ở Nam Lào” [26]. Tác giả bài báo khẳng định: LLVT địa phương phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW và Bộ Quốc Phòng, trực tiếp lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền địa phương. Để lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đối với LLVT địa phương tham gia xây dựng KVPT tỉnh; cần bồi dưỡng nâng cao
- 17 nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền địa phương về nhiệm vụ QS, QP địa phương. Đồng thời, phải đổi mới nâng cao năng lực, phương pháp lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương sát với tình hình thực tiễn, góp phần thiết thực vào xây dựng KVPT tỉnh ở Nam Lào hiện nay. Si-phon Keo-sa-may (2016), “Một số vấn đề xây dựng thế trận Quốc phòng toàn dân của Lào trong thời kỳ mới” [106]. Tác giả bài báo nhận định bước vào thời kỳ đổi mới, Lào có nhiều thuận lợi căn bản song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức nhất là các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Khẳng định vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của cấp ủy địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tiềm lực, lực lượng và thế trận, nhất là xây dựng lực lượng và xây dựng thế trận QPTD, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới. Bài báo xác định phải xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực quân sự; tiềm lực kinh tế, văn hóa - xã hội, trong đó xây dựng về tiềm lực chính trị, tinh thần phải xây dựng cả về tư tưởng, tổ chức, coi trọng xây dựng hệ thống chính trị là nội dung quan trọng nhất của xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần. Về xây dựng tiềm lực, lực lượng và thế trận quân sự phải coi trọng xây dựng LLVT địa phương, xây dựng thế trận, nhất là xây dựng hệ thống đồn biên phòng, xây dựng làng xã chiến đấu, hệ thống vật cản vùng giáp biên và KVPT then chốt trong KVPT tỉnh, huyện. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác quân sự, quốc phòng và xây dựng khu vực phòng thủ 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác quân sự, quốc phòng Lê Văn Bình (2014), Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên [17]. Tác giả cuốn sách đã khẳng định vị trí, vai trò của thế trận QPTD gắn với thế trận ANND ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, chỉ ra tính tất yếu khách quan; những đặc điểm thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức xây dựng, trên cơ sở đó đề xuất các giải
- 18 pháp để xây dựng các nội dung của thế trận QPTD gắn với thế trận ANND trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay: Thứ nhất, xây dựng thế trận QP, AN ở từng địa phương phải đặt trong tổng thể của thế trận QP, AN trên địa bàn Tây Nguyên; Thứ hai, coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo cơ sở vững chắc cho thế trận QP, AN; Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền và phát huy vai trò làm tham mưu của ban, ngành các cấp trong quá trình xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND. Nguyễn Đức La (2016), Xây dựng tiềm lực quốc phòng của các tỉnh biên giới Tây Bắc trong tình hình mới [110]. Tác giả luận án luận giải về khái niệm xây dựng tiềm lực quốc phòng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng tiềm lực quốc phòng; đánh giá đặc điểm địa bàn về khí hậu, thời tiết, thủy văn, dân cư, QP, AN, kinh tế, xã hội và làm rõ thực trạng; xác định 5 yêu cầu và 4 nội dung giải pháp xây dựng tiềm lực quốc phòng của các tỉnh biên giới Tây Bắc trong tình hình mới. Ngô Xuân Lịch (2018), “Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh, tạo nền tảng vững chắc tăng cường sức mạnh quốc phòng” [111]. Tác giả khẳng định vấn đề xây dựng nền QPTD vững mạnh và thế trận CTND vững chắc là tất yếu khách quan có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong chống giặc ngoại xâm, là nghệ thuật quân sự đặc sắc của Việt Nam; khái quát những kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những kết quả đạt được, những hạn chế về xây dựng nền QPTD trong thời kỳ đổi mới; xác định các giải pháp tập trung vào tăng cường lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo chiến lược, tham mưu cho Đảng, Nhà nước; xây dựng LLVT nhân dân ba thứ quân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước; kết hợp chặt chẽ phát triển KT - XH gắn với tăng cường củng cố QP, AN để xây dựng nền QPTD vững mạnh. Vũ Quang Hiển (2019), Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản [98]. Cuốn sách cung cấp một góc nhìn
- 19 toàn diện về đường lối quân sự Việt Nam với những chiến lược, sách lược, chiến thuật thể hiện qua mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của lĩnh vực QS, QP phù hợp thực tiễn cách mạng qua các thời kỳ, đồng thời góp phần gợi mở những đề xuất nhằm tiếp tục xây dựng LLVT nhân dân vững mạnh toàn diện, phát huy tối đa sức mạnh của thế trận QPTD, thế trận ANND, đủ sức bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN trong tình hình mới. Bộ Quốc phòng (2019), Quốc phòng Việt Nam 2019 [21]. Nội dung cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất, bối cảnh chiến lược và chính sách quốc phòng; Phần thứ hai, xây dựng nền QPTD gồm 4 nội dung: xây dựng tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng quốc phòng; xây dựng thế trận QPTD; lãnh đạo, quản lý quốc phòng; Phần thứ 3, Quân đội nhân dân và DQTV gồm các nội dung: Truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam; Lịch sử hình thành và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam; tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam; phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam; lịch sử hình thành và phát triển DQTV; chức năng, nhiệm vụ của DQTV; tổ chức của DQTV và phương hướng xây dựng DQTV. 1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng khu vực phòng thủ Trần Xuân Đán (2018), Nâng cao năng lực tham mưu của đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố về xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn Quân khu 3 trong tình hình mới [42]. Luận án đã nghiên cứu, đề xuất lý luận về nâng cao năng lực tham mưu của ĐUQS tỉnh, thành phố về xây dựng KVPT trên địa bàn Quân khu 3; đánh giá rõ thực trạng năng lực tham mưu của ĐUQS tỉnh, thành phố cho cấp ủy địa phương về xây dựng KVPT trong thời gian qua, rút ra kinh nghiệm nâng cao năng lực tham mưu của ĐUQS tỉnh, thành phố về xây dựng KVPT; trên cơ sở xác định yêu cầu, nội dung nâng cao năng lực tham mưu của ĐUQS tỉnh, thành phố về xây dựng KVPT, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham mưu của ĐUQS tỉnh, thành phố về xây dựng KVPT trên địa bàn Quân khu 3 trong tình hình mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 164 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 13 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 18 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn