intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN 2. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hương
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Nội dung những công trình khoa học liên quan đến luận án đã giải quyết và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 23 Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 26 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 26 2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 41 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 61 3.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ 61 3.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 81 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 110 4.1. Một số nhận xét 110 4.2. Một số kinh nghiệm 134 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 171
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội LHPN : Liên hiệp Phụ nữ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lớn mạnh không ngừng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để có thể đảm đương xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị của đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị xã hội nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) nói riêng, trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những trọng tâm của công tác lãnh đạo của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham gia quản lý nhà nước, xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội LHPN Việt Nam thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với phụ nữ Việt Nam... Hưng Yên là một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh giàu truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này, đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng. Chính nơi đây là quê hương của phong trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1997, sau ngày tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh,
  7. 2 Hưng Yên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và hoạt động sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc. Kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng khởi sắc, tiềm năng du lịch được chú trọng đầu tư và khai thác có hiệu quả... Góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, không thể không nói đến vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên và các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh. Từ sau ngày tái lập Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội LHPN Tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội LHPN tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống của Tỉnh. Những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết để rút kinh nghiệm cho hoạt động của Hội trong thời gian tiếp theo. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII), nhằm làm rõ vai trò to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng quê hương xứ nhãn, góp phần giúp Đảng bộ Tỉnh tổng kết công tác vận động quần chúng trong tình hình mới; từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hệ thống chính trị trong Tỉnh nói chung, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội LHPN nói riêng. Qua đó, góp phần đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy Hội LHPN và hoạt động của phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh từ sau khi tái lập Tỉnh (1997), trải qua các kỳ Đại hội (Đại hội
  8. 3 XIV, nhiệm kỳ 1997 - 2000; Đại hội XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015); đúc kết một số kinh nghiệm, góp phần đưa phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên phát triển vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đề ra, Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề: - Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh. - Trình bày có hệ thống các quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh. - Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
  9. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN trên các phương diện: - Phân tích quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN. - Quá trình Đảng bộ Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh trên các mặt: + Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với Hội LHPN. + Xây dựng, phát triển tổ chức Hội: Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ Hội và phát triển hội viên. + Chỉ đạo Hội LHPN tỉnh, trực tiếp là hội viên phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội. + Nâng cao chất lượng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng tổ chức Hội. + Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ XVII). Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic, khoa học, luận án mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1997 và sau năm 2015. Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, gồm thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động.
  10. 5 4. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ nữ. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác phụ nữ; những văn kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên; nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; điều tra, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để hoàn thành mục tiêu mà luận án đề ra. + Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 để phân kỳ thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày có hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp logic được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, liên kết các nội dung đó để làm rõ sự phát triển về nhận thức và quá trình hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Trong chương 4, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu để khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ lãnh đạo Hội LHPN tỉnh từ 1997 đến 2015.
  11. 6 + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích, tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ; đồng thời phân tích, tổng hợp những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp thống kê được dùng để thống kê những số liệu về các hoạt động cụ thể của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp đối chiếu để làm rõ sự phát triển về chủ trương cũng như sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với các hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp điều tra phỏng vấn được dùng để đánh giá tác động của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội LHPN và phong trào phụ nữ Tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2015. 5. Đóng góp mới của Luận án Một là, tổng quan những nội dung cơ bản của những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, khái quát những kết quả đạt được, chỉ rõ những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu. Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong những năm 1997-2015 trên các khía cạnh: quan điểm, chủ trương của Đảng; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hoạt động Hội LHPN tỉnh trước năm 1997. Ba là, phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác vận động phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN. Bốn là, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn 1997-2005 và 2005-2015 trên phương diện: Xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
  12. 7 Năm là, luận án đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Sáu là, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Phụ nữ và công tác phụ nữ là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phụ nữ được công bố dưới các hình thức như: sách, bài viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ… Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu: 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Công trình khoa học: Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước của Nguyễn Thị Thanh Hòa [56]; Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước của Nguyễn Thị Bình [26]; Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000 của Trương Mỹ Hoa [49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của Nguyễn Thị Mão [126]... Những công trình trên đã khẳng định vị trí của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặc biệt là vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975 - 1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [58]. Cuốn sách nêu bật hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Qua đó, khẳng định những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình phát triển của đất nước, dự báo những bước đi tiếp theo để phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI. Cuốn Những chặng đường đã qua của Lê Chân Phương [146]. Tác phẩm tái hiện lại những kỷ niệm sâu sắc nhất về những chặng đường hoạt động cách
  14. 9 mạng gắn bó với đồng chí, đồng bào trong những năm kháng chiến gian khổ với mong muốn góp phần nhỏ bé vào kho tàng đấu tranh cách mạng của phụ nữ và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu. Công trình: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [60]. Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước, từ khi có Đảng đến những năm đầu thế kỷ XXI, công trình đã đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới (1986-2001). Khẳng định bước trưởng thành của phụ nữ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, gia đình, xã hội, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thiên niên kỷ mới. Gắn liền vấn đề phụ nữ với nghiên cứu về giới, cuốn sách: Phụ nữ, giới và phát triển của Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng [1] đã cung cấp hệ thống những quan điểm, phạm trù, khái niệm, phương pháp và các vấn đề cơ bản dưới góc độ phụ nữ học. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích các chính sách xã hội đối với phụ nữ, làm luận cứ khoa học cho việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội và bình đẳng giới, trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở Việt Nam. Cuốn sách Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [69]. Cuốn sách đã trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ Hội các cấp sử dụng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Cuốn sách: Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước của Dương Thị Xuân [185], đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước vì sự tiến bộ của phụ nữ; đồng thời, nêu lên những kết quả hoạt động của
  15. 10 phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tác giả khẳng định, phụ nữ Việt Nam không chỉ có vị trí, vai trò trong nước, mà còn có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Bài viết: Công tác tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức của Lê Lục [125], đã phân tích vai trò đặc biệt quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức. Tác giả nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò của phụ nữ trong xã hội là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thời kỳ đổi mới đất nước. Cuốn sách Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững của Lê Thi [151], tác giả đưa ra những chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại và nêu ra những suy nghĩ về công, dung, ngôn, hạnh từ xưa đến nay. Những phẩm chất đó được coi như cẩm nang để phụ nữ thời kỳ mới dựa trên tiêu trí đó để phấn đấu, rèn luyện. Cuốn sách Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của Dương Thị Minh [131], đã phân tích, làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của gia đình; đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai trò của phụ nữ; đồng thời, đưa ra các giải pháp để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ban Tổ chức Trung ương, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị [21]. Kết quả nghiên cứu đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ; đồng thời, đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong tình hình mới. Cuốn sách Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [66], làm rõ vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm (1930-2007). Đồng thời, nêu bật
  16. 11 những quan điểm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phụ nữ và phong trào phụ nữ; đề cao và khẳng định vai trò, vị trí và sức mạnh to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Qua việc nghiên cứu những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và 20 năm đổi mới đất nước, công trình khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ; đồng thời, nêu bật sự nỗ lực, những đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ, phong trào phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch, Những vấn đề giới từ lịch sử đến hiện đại [121], đã nghiên cứu vấn đề giới từ nhiều cách tiếp cận, trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đến vấn đề giới trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vấn đề giới trong một số thông tin phương tiện đại chúng và trong sách giáo khoa. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ đến vấn đề giới. Đó cũng chính là căn cứ lý luận và thực tiễn về thực trạng về giới ở nước ta hiện nay. Bài viết: Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Thị Thanh Hòa [51]. Bài viết đã nêu bật vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, gắn mọi hoạt động của phụ nữ với thi đua yêu nước, không ngừng phát huy sức mạnh, sự chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Công trình nghiên cứu: Nghiên cứu gia đình, thế giới thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh [132], tập trung nghiên cứu về gia đình trong bối cảnh mới, đặc biệt đề cập đến vấn đề phụ nữ Việt Nam và việc tham gia vào công tác chính trị, việc làm và lao động nữ thời kỳ đổi mới. Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [52]. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, tác giả khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tác giả đề nghị Bộ chính trị và Ban Bí thư tiếp tục quan
  17. 12 tâm chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN các cấp, các ngành các đoàn thể, tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng của mình trong hệ thống chính trị. Bài viết: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Phạm Hạnh Sâm [149]. Tác giả khẳng định được tham gia lãnh đạo, quản lý, được trao quyền, cùng với việc trau dồi về phẩm chất, năng lực thực sự, người phụ nữ sẽ thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý trí, nguyện vọng của chính bản thân phụ nữ. Đồng thời, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng, sức lực và trí tuệ, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới đất nước và cho sự nghiệp bình đẳng giới. Cuốn sách: Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Hoàng Thị Ái Nhiên [144]. Tác giả đề cập đến quan điểm của Đảng và nhà nước về vai trò của phụ nữ; đưa ra con số thống kê cụ thể về việc phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết: Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng và phát triển, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh của Nguyễn Thị Thanh Hòa [54]. Bài viết khẳng định, với trên 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong các ngành nghề, lĩnh vực, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới là mục tiêu, chương trình hành động của Hội LHPN. Bài viết: Năm năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Thị Thu Hồng [120]. Bài viết đã hệ thống kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngoài ra, dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau của nhiều chuyên ngành khoa học như: Triết học, Xã hội học, Hồ Chí Minh học..., các công trình khoa học trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh, cả trên phương diện lý luận và
  18. 13 thực tiễn về vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay trong quá trình đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Những công trình khoa học nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; làm rõ về chủ trương, đường lối công tác phụ nữ nói chung, lãnh đạo tổ chức Hội LHPN và phong trào phụ nữ nói riêng của Đảng; nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, một thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam (chiếm trên 50% dân số và lực lượng lao động xã hội). Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị nói riêng là một yêu cầu mang tính khách quan. Đây là lĩnh vực nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam, có các công trình nghiên cứu về đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị nói chung. Tiêu biểu là: Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gồm: Đổi mới mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp phường trong điều kiện kinh tế thị trường của Dương Xuân Ngọc [133]; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội của Nguyễn Khánh Ngọc, Phạm Ngọc Quang [134]; Về giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay của Đặng Đình Tân [150]; Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân hiện nay của Ngô Huy Tiếp [157].
  19. 14 Các công trình nêu trên cung cấp những tri thức tổng thể, toàn diện về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nói riêng. Đây là những kiến thức quý, làm cơ sở để tác giả có thể nghiên cứu sâu hơn về sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trong đó có Hội LHPN. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam, còn có các công trình nghiên cứu về công tác vận động phụ nữ, đáng chú ý là: Lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976), tập I [72]; Lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976) (1976-1912), tập II của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam [73]. Cuốn sách đã tổng kết, đánh giá một cách hệ thống quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển về tổ chức, hoạt động của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu rõ vai trò chỉ đạo tích cực, chủ động, sự sáng tạo trong vận dụng, cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng vào nhiệm vụ công tác Hội; đoàn kết, tập hợp và vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Hội trong các giai đoạn cách mạng. Đồng thời, góp phần tôn vinh những cán bộ, hội viên, phụ nữ có nhiều đóng góp cho đất nước, cho sự phát triển của Hội LHPN Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách Biên niên lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam [74], tập hợp các sự kiện cơ bản được chọn lọc, đối chiếu, xác minh và hệ thống hóa nhằm qua đó thể hiện một cách toàn diện quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hệ thống các quan điểm, đường lối, cảu Đảng với công tác phụ vận trong đó có Hội LHPN Việt Nam; giới thiệu một cách sinh động hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng.
  20. 15 Bài viết: Làm tốt công tác vận động, quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Hòa [55]. Tác giả nêu bật những kết quả của công tác Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam những năm 2007 - 2012, góp phần to lớn vào thành tựu chung, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Đồng thời, qua thực tiễn phong trào phụ nữ và nhu cầu của hội viên, bài viết nêu rõ những dự báo về thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn mới, đồng thời đề ra những định hướng lớn và giải pháp có tính đột phá của Hội, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong công tác vận động nhằm quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Những công trình nghiên cứu trên, từng bước làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ vận; khẳng định vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đề cập đến thực trạng và những vấn đề cấp bách đặt ra trong công tác vận động phụ nữ thời kỳ đổi mới; đồng thời, đề ra một số giải pháp, định hướng chỉ đạo để thực hiện tốt hơn công tác phụ vận của Đảng trong tình hình mới. Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của đất nước, đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện công tác phụ nữ của Đảng đã và đang thu hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu, trước hết là của chính tổ chức Hội LHPN Việt Nam, có thể kể đến một số công trình: Bài viết: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng các mô hình hoạt động của Trương Thị Khuê [122]. Bài viết đề cập đến mô hình tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nhằm nâng cao kiến thức và năng lực của phụ nữ. Cuốn sách: Các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [61], đã dày công tra cứu, sưu tầm những quy định từ Hiến pháp và pháp luật hiện hành về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2