Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu phân tích ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nhằm đưa ra gợi ý chính sách cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LƯU HUYỀN TRANG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LƯU HUYỀN TRANG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ SỸ CƯỜNG 2. TS. PHẠM QUỲNH MAI HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nghiên cứu sinh Lưu Huyền Trang i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Sỹ Cường và TS. Phạm Quỳnh Mai đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, đưa ra những lời khuyên chân thành, chia sẻ những ý kiến và kinh nghiệm quý báu giúp tôi có thể có được những kiến thức, định hướng cũng như phương pháp nghiên cứu, và cả động lực để hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Học Viện Tài Chính, Bộ môn Phân tích chính sách, Khoa Sau Đại học cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh đã nhiệt tình truyền đạt cho nghiên cứu sinh như tôi những kiến thức vô cùng bổ ích, những phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ từ các chuyên gia kinh tế tài chính, nhà nghiên cứu, các kế toán trưởng tại các công ty, cũng như bạn bè và đồng nghiệp dành cho tôi trong thời gian viết luận án. Cuối cùng, tôi dành sự biết ơn tới tới gia đình, những người đã luôn tạo điều kiện, và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ này, tôi đã vượt qua những khó khăn và hoàn thành luận án của mình Nghiên cứu sinh Lưu Huyền Trang ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................5 5. Số liệu nghiên cứu ...................................................................................................6 6. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................7 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................8 CHƯƠNG 1................................................................................................................9 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................9 1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của doanh nghiệp qua kênh thu nhập công ...................................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của chính sách thu tới hoạt động của các DNNVV ................................................................................................................9 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng gián tiếp của chính sách thu tới hoạt động của các DNNVV ..............................................................................................................16 1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của doanh nghiệp qua kênh chi tiêu công ...................................................................................17 1.2.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của chính sách chi tới hoạt động của DNNVV ....................................................................................................................17 1.2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng gián tiếp của chính sách chi tới hoạt động của DNNVV ....................................................................................................................22 1.3. Những giá trị khoa học, thực tiễn luận án được kế thừa và khoảng trống nghiên cứu .............................................................................................................................25 1.3.1. Những giá trị khoa học, thực tiễn luận án được kế thừa .................................25 iii
- 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................26 1.4. Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu và khung phân tích ...........................28 1.4.1. Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu .......................................................28 1.4.2. Khung phân tích của luận án ...........................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30 CHƯƠNG 2..............................................................................................................31 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................................................................................31 2.1. Khái quát về doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................31 2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và tiêu chí xác định DNNVV .............................31 2.1.2. Đặc trưng của DNNVV ...................................................................................34 2.1.3. Đo lường hoạt động của DNNVV...................................................................35 2.2. Lý luận chung về chính sách tài khóa ................................................................38 2.2.1. Khái niệm và phân loại chính sách tài khóa....................................................38 2.2.2. Các kênh thực thi của chính sách tài khóa ......................................................42 2.3. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của DNNVV ...................................................................................................................................44 2.3.1. Ảnh hưởng của chính sách tài khóa qua kênh thu nhập công tới hoạt động của DNNVV ....................................................................................................................45 2.3.2. Ảnh hưởng của chính sách tài khóa qua kênh chi tiêu công tới hoạt động của DNNVV ....................................................................................................................48 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá chính sách tài khóa đối với DNNVV..................................53 2.3.4. Các nhân tố liên quan tới ảnh hưởng của chính sách tài khóa đối với hoạt động của các DNNVV .......................................................................................................56 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về việc sử dụng chính sách tài khóa hỗ trợ DNNVV và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................................64 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng chính sách tài khóa hỗ trợ DNNVV ...........64 2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................73 CHƯƠNG 3..............................................................................................................74 iv
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................74 3.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020..................................................................................................................74 3.1.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu của DNNVV .............................................74 3.1.2. Tình hình hoạt động của DNNVV ..................................................................77 3.2. Thực trạng chính sách tài khóa đối với DNNVV tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 ...........................................................................................................................81 3.2.1. Khuôn khổ pháp lý về chính sách tài khóa đối với DNNVV .........................81 3.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tài khóa với DNNVV giai đoạn 2011-202086 3.3. Đánh giá chung về thực trạng chính sách tài khóa đối với DNNVV tại Việt Nam .................................................................................................................................100 3.3.1. Các kết quả đạt được .....................................................................................100 3.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại ............................................................................102 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................110 CHƯƠNG 4............................................................................................................111 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM ..................111 4.1. Phân tích ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của DNNVV tại Việt Nam thông qua mô hình định lượng .......................................................................111 4.1.1. Khung phân tích mô hình và giả thuyết nghiên cứu .....................................111 4.1.2. Phương pháp ước lượng ................................................................................116 4.1.3. Dữ liệu và biến số .........................................................................................118 4.1.4. Kết quả ước lượng và thảo luận ....................................................................126 4.2. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của DNNVV .................................................................................................................................143 4.2.1. Ảnh hưởng tích cực của chính sách tài khóa tới hoạt động của các DNNVV .................................................................................................................................143 4.2.2. Những vấn đề còn tồn tại ..............................................................................148 4.2.3. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại ..............................................................150 v
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................154 CHƯƠNG 5............................................................................................................155 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ................155 HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ............................155 5.1. Bối cảnh kinh tế xã hội đến năm 2030 .............................................................155 5.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................155 5.1.2. Bối cảnh Việt Nam ........................................................................................157 5.2. Quan điểm sử dụng chính sách tài khóa hỗ trợ phát triển DNNVV tới năm 2030 .................................................................................................................................160 5.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài khóa hỗ trợ cho các DNNVV tại Việt Nam .........................................................................................................................161 5.3.1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thu ngân sách nhà nước .............161 5.3.2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách chi ngân sách nhà nước..............167 5.3.3. Nhóm giải pháp tăng cường thực thi chính sách tài khóa .............................171 5.3.4. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế vĩ mô ..................................................173 5.3.5. Nhóm giải pháp khác hỗ trợ DNNVV ..........................................................175 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................176 KẾT LUẬN ............................................................................................................177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................180 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Ký hiệu Giải thích BTC Bộ Tài Chính BTTTT Bộ Thông tin truyền thông Chi TX Chi thường xuyên CSTK Chính sách tài khóa DN Doanh nghiệp Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign DNFDI Direct Investment) DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN Doanh nghiệp tư nhân DT Doanh thu ĐTPT Đầu tư phát triển FEM Fixed Effects Model: Mô hình hiệu ứng cố định GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội GNNS Gánh nặng ngân sách GTGT Giá trị gia tăng KHCN Khoa học công nghệ KQHĐ Kết quả hoạt động KTXH Kinh tế xã hội NCS Nghiên cứu sinh NĐ Nghị định NĐ-CP Nghị định- Chính phủ NQ Nghị quyết NSNN Ngân sách nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương NSTW Ngân sách trung ương OLS Ordinary least squares: Bình phương nhỏ nhất thông thường Provincial Competitiveness Index: Chỉ số năng lực cạnh PCI tranh cấp tỉnh QH Quốc hội vii
- R&D Research and Development: Nghiên cứu và phát triển REM Random Effects Model: Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên ROA Return on Assets: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return on equity: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS Return on sales: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu TCTK Tổng cục Thống kê TFP Total Factor Productivity: Năng suất nhân tố tổng hợp TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân TT Thông tư TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TTg Thủ tướng chính phủ TSCĐ Tài sản cố định TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương Mại Thế giới viii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại DNNVV của Việt Nam .......................................................33 Bảng 3.1. Tỷ trọng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo quy mô giai đoạn 2011-2020 (Đơn vị tính: %) ........................................................................77 Bảng 4.1: Các biến trong mô hình và các tác động kỳ vọng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp................................................................................................122 Bảng 4.2. Mô tả thống kê các biến trong Mô hình 1.1, 1.2, 2.1 và 2.2 ..............124 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của gánh nặng ngân sách tới hoạt động của DNNVV .......................................................................................................127 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của gánh nặng thuế thu nhập doanh nghiệp tới hoạt động của DNNVV.....................................................................135 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của chi đầu tư phát triển tới hoạt động của DNNVV .......................................................................................................139 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của chi thường xuyên tới hoạt động của DNNVV .............................................................................................................141 ix
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung phân tích luận án ......................................................................29 Hình 3.1. Số lượng DNNVV đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2020 (Đơn vị: Doanh nghiệp) ............................................................75 Hình 3.2. Cơ cấu tổng tài sản của các doanh nghiệp theo quy mô ......................78 Hình 3.3. Cơ cấu doanh thu theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2011-2020 ...78 Hình 3.4. Mức doanh thu bình quân DNNVV giai đoạn 2011-2020 chia theo quy mô doanh nghiệp ..................................................................................................79 Hình 3.5. Tỉ lệ doanh nghiệp có lãi (%) và lợi nhuận bình quân (triệu đồng) của DNNVV giai đoạn 2011-2020 ....................................................................80 Hình 3.6: Số liệu Thu ngân sách nhà nước và GDP giai đoạn 2011-2020 .........87 Hình 3.7: Cơ cấu nộp ngân sách theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2011-2020 ..............................................................................................................................88 Hình 3.8. Gánh nặng ngân sách bình quân và doanh thu bình quân theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2011-2020 ......................................................................89 Hình 3.9. Gánh nặng ngân sách bình quân theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2011-2020.............................................................................................................90 Hình 3.10. Gánh nặng thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận bình quân theo quy mô doanh nghiệp qua các năm giai đoạn 2011-2020 ....................................91 Hình 3.11: Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2020 ...................................93 Hình 3.12: Chi đầu tư phát triển của các vùng kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 ..............................................................................................................................95 Hình 3.13. Chi đầu tư phát triển bình quân DNNVV qua các năm giai đoạn 2011- 2020 ......................................................................................................................96 Hình 3.14. Chi thường xuyên bình quân DNNVV qua các năm giai đoạn 2011- 2020 ......................................................................................................................98 Hình 4.1: Khung phân tích mô hình ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam ..................................................................112 x
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là khu vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Không chỉ góp phần làm gia tăng tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế, các DNNVV còn có những đóng góp quan trọng cho NSNN, giải quyết công ăn việc làm và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Tại Việt Nam, các DNNVV đã và đang được xem là động lực phát triển của nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2011-2020, các DNNVV chiếm hơn 97% số lượng các DN tại Việt Nam (Sách trắng DN Việt Nam năm, 2021)[2]. Trong đó các DN siêu nhỏ chiếm khoảng 2/3 số DN và gần 1/3 tổng số DN có quy mô nhỏ. Với đặc trưng là một quốc gia đang phát triển, tổng nguồn lực xã hội vẫn còn bị hạn chế, việc phát triển kinh tế tại Việt Nam dựa trên các DNNVV là một bước đi hoàn toàn hợp lý và phù hợp với bối cảnh hiện tại. Các con số thống kê cho thấy khu vực DN này đóng góp khoảng 45% cho GDP, 31% tổng thu NSNN và tạo việc làm cho khoảng trên 5 triệu lao động (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021)[2]. Xác định được vai trò quan trọng của các DNNVV, Việt Nam thời gian qua đã và đang nỗ lực tháo gỡ mọi rào cản, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực DN này. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (2017)[1] khẳng định “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. NQ có ý nghĩa quan trọng cho việc định hướng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, với phần lớn trong số đó là các DNNVV. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vai trò của các DNNVV ngày càng được khẳng định, việc hỗ trợ các DNNVV hoạt động tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng ổn định, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Kể từ năm 2011 tới nay, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ các DN khu vực này, trong đó đặc biệt là những hỗ trợ về mặt tài chính. CSTK và chính sách tiền tệ được xem là hai chính sách quan trọng có tác động trực tiếp và gián tiếp tới DNNVV. Tuy nhiên, trong điều kiện không phải DN nào cũng có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của hệ thống Ngân hàng, việc thực 1
- hiện chính sách tiền tệ hỗ trợ khu vực DN này vẫn còn nhiều hạn chế. CSTK được xem là công cụ hợp lý và nhận được sự quan tâm của các DN nói chung và DNNVV nói riêng. Trong thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều CSTK nới lỏng, cụ thể là điều chỉnh các chính sách thu và chính sách chi ngân sách, nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV có được các nguồn lực để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có thể nhận thấy thông qua sự phát triển liên tục của các DNNVV trong nền kinh tế cả về số lượng, quy mô và chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả của các chính sách này đối với hoạt động của DNNVV. Đến nay, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về hiệu quả thực sự của các CSTK tới hoạt động của DNNVV. Các nghiên cứu dựa trên nền tảng kinh tế -tài chính về ảnh hưởng của CSTK tới DN nói chung và DNNVV nói gần như rất hạn chế và kỹ thuật phân tích còn đơn giản, chưa giải quyết được triệt để vấn đề. Xuất phát từ lý do đó, NCS đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chung: Phân tích ảnh hưởng của CSTK đến hoạt động của DNNVV tại Việt Nam nhằm đưa ra gợi ý chính sách cải thiện hoạt động của các DN này. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, xây dựng khung phân tích ảnh hưởng của CSTK tới hoạt động của DNNVV. Thứ hai, phân tích thực trạng việc thực hiện CSTK có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở những đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện CSTK hỗ trợ các DNNVV tại Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về DNNVV, CSTK và ảnh hưởng của CSTK tới hoạt động của DNNVV; Tìm hiểu bài học kinh nghiệm về CSTK hỗ trợ các DNNVV của 1 số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2
- - Phân tích tình hình hoạt động của DNNVV và việc thực hiện các CSTK thông qua chính sách thu và chính sách chi ngân sách tại Việt Nam. - Xây dựng các mô hình kinh tế lượng, kết hợp với phân tích định tính để phân tích xem liệu thay đổi trong thu-chi NSNN có ảnh hưởng tới hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam? Ảnh hưởng của CSTK bị chi phối bởi các nhân tố liên quan đến hoạt động của DNNVV như thế nào. - Đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện CSTK hỗ trợ hoạt động của DNNVV tại Việt Nam đến năm 2030. 3. Câu hỏi nghiên cứu chính (1) CSTK tác động đến DNNVV qua những kênh nào về mặt lý thuyết? (2) Thực trạng CSTK với DNVV ở Việt Nam giai đoạn những năm vừa qua như thế nào? (3) Những thay đổi CSTK qua việc điều chỉnh chính sách thu NSNN có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV tại Việt Nam? (4) Việc thay đổi CSTK thông qua điều chỉnh chính sách chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại Việt Nam? (5) Có sự khác biệt về tác động của thay đổi CSTK thông qua chính sách thu NSNN và chính sách chi NSNN tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV ở các ngành nghề và các vùng địa lý khác nhau không? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Ảnh hưởng của CSTK, cụ thể là ảnh hưởng của chính sách thu và chi NSNN tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: • Nội dung của CSTK: 3
- - Luận án tập trung vào nghiên cứu tác động của chính sách thu và chi NSNN đến hoạt động của DNNVV hay tiếp cận CSTK theo nghĩa hẹp. Chính sách thu ngân sách ở đây bao gồm các chính sách liên quan tới các khoản thu thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ nộp ngân sách khác của DNNVV. Chính sách chi bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của Chính phủ. Cụ thể là tác động của gánh nặng thu NSNN và ảnh hưởng của chi NSNN đến hoạt động của DNNVV tại Việt Nam, những nội dung khác của CSTK không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Luận án không đi sâu vào phân tích chi tiết ảnh hưởng của từng nội dung chính sách thu và chính sách chi. Tuy nhiên để đảm bảo tính logic thì khuôn khổ pháp lý của các chính sách cũng sẽ được giới thiệu. • Phạm vi về hoạt động của DNNVV: Luận án giới hạn nghiên cứu về hoạt động của DNNVV là hoạt động kinh doanh – kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác. Chỉ tiêu chính được lựa chọn để phân tích ảnh hưởng của CSTK tới hoạt động của DN là doanh thu. + Phạm vi về thời gian: Thời gian phân tích: Luận án phân tích thực trạng hoạt động của DNNVV, ảnh hưởng của CSTK đến hoạt động của DNNVV trong giai đoạn từ 2011-2020. Lý do NCS lựa chọn giai đoạn nghiên cứu này là do sự phát triển của DNNVV thực sự bùng nổ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã khiến các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn. Để vực dậy nền kinh tế và xác định được vai trò của DNNVV trong bối cảnh mới, từ năm 2011 Chính phủ đã có nhiều động thái tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực DN này. Trong giai đoạn 2011 tới 2020, đã có nhiều chính sách ưu đãi khác nhau được ban hành và áp dụng. Giai đoạn 10 năm này cũng đánh dấu cả một quá trình thực hiện chiến lược KTXH của Việt Nam. Vì vậy việc phân tích một giai đoạn với nhiều chuyển biến của các DNNVV sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về hiệu quả của chính sách. Hơn nữa, CSTK thường có độ trễ, do đó không thể lựa chọn nghiên cứu trong một khoảng thời gian quá ngắn. 4
- Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận án, số liệu về tài khóa và điều tra DN trên toàn quốc cũng mới chỉ có đến năm 2020 song để đảm bảo tính thời sự cho các đề xuất chính sách, các văn bản chính sách sẽ được cập nhật đến 2022. Thời gian áp dụng các khuyến nghị đưa ra: đến năm 2030 + Phạm vi về không gian: Các DNNVV ở Việt Nam và khảo cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận của luận án: Để phát hiện về ảnh hưởng của CSTK với DNNVV, luận án sẽ sử dụng cách nhìn từ góc độ kinh tế, tài chính vĩ mô và tổng thể nhằm góp phần hoàn thiện CSTK hỗ trợ phát triển các DNNVV tại Việt Nam. Do vậy, phân tích từng nội dung chính sách thu hay chi NSNN mang tính vi mô, cụ thể sẽ không phải là cách tiếp cận trong luận án này. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính trong nghiên cứu. Các phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp định tính Phương pháp nghiên cứu tại bàn (rà soát tài liệu, thông tin hiện có): Bao gồm các phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống các nghiên cứu lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về các CSTK và ảnh hưởng của chính sách tới hoạt động của DNNVV. Phương pháp này cũng dùng để tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan, xác định các chỉ tiêu của CSTK, chỉ tiêu liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê thứ cấp, luận án sẽ đánh giá tình hình phát triển của DNNVV trong giai đoạn nghiên cứu. Thống kê các chính sách, các ưu đãi tài khóa dành cho DNNVV. Phương pháp khảo cứu chuyên gia: thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu các chuyên gia để làm rõ thêm các đánh giá và cung cấp thông tin và nhận định về ảnh hưởng của CSTK tới hoạt động của các DNNVV trong thực tiễn. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm: nhà quản lý, nhà nghiên cứu, kế toán, kiểm toán viên làm việc tại các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. 5
- Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án xây dựng một số mô hình và sử dụng các kỹ thuật phân tích kinh tế lượng với dữ liệu bảng để đo lường ảnh hưởng của CSTK tới hoạt động của DNNVV với sự hỗ trợ của phần mềm Stata16. Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) khẳng định tồn tại sự khác biệt đặc trưng giữa các DN và theo thời gian, sự khác biệt này có tương quan với các biến độc lập và FEM đánh giá sự khác biệt đặc trưng đó đến biến phụ thuộc. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) giả định có sự khác biệt đặc trưng giữa các đơn vị, nhưng sự khác biệt là ngẫu nhiên (nằm trong sai số ngẫu nhiên) và không tương quan với biến giải thích. Kiểm định Hausman (Hausman, 1978) [118] để lựa chọn mô hình FEM hoặc REM. Mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, phương pháp nghiên xử lý dữ liệu, biến số và thước đo sẽ được trình bày chi tiết, cụ thể ở trong nội dung của luận án này. Với các phương pháp trên, luận án sử dụng kỹ thuật tổng hợp, so sánh, diễn giải để tập hợp các thông tin từ phân tích định tính và định lượng. 5. Số liệu nghiên cứu Số liệu của luận án được thu thập từ các nguồn sau: (1) Số liệu kinh tế nói chung như GDP, lạm phát, … được sử dụng từ các nguồn TCTK, Bộ Kế Hoạch Đầu tư, Ngân hàng Thế Giới, Quỹ tiền tệ quốc tế… (2) Số liệu về DNNVV thu thập từ điều tra DN, bao gồm: (i) Tổng điều tra DN của TCTK hàng năm 2011-2020. Đây là bộ dữ liệu điều tra trên quy mô tổng thể nền kinh tế, với mục tiêu thu thập thông tin toàn bộ DN của cả nền kinh tế; (ii) Dữ liệu thống kê về DN trong Sách Trắng DN hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (3) Số liệu về NSNN lấy từ Quyết toán ngân sách hàng năm của BTC và Sở Tài chính các địa phương (4) Số liệu về thể chế môi trường kinh doanh: lấy từ bộ dữ liệu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương Mại Công nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2011-2020. Bộ dữ liệu PCI được xây dựng dựa trên khảo sát DN 6
- nhằm tính điểm và xếp hàng chất lượng môi trường kinh doanh của địa phương trong việc tạo điều kiện phát triển khu vực DN. 6. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của CSTK qua việc điều chỉnh chính sách thu và chi tiêu công đến hoạt động của DNNVV. Luận án đã mô tả rõ hơn về lý thuyết kênh tác động trực tiếp và gián tiếp của CSTK, cụ thể là việc thay đổi chi và thu NSNN có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Luận án cũng đã chỉ ra rằng tác động của CSTK đến hoạt động DNNVV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, qua việc phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về áp dụng CSTK hỗ trợ hoạt động của các DNNVV, luận án cũng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc điều chỉnh các quyết định về thu và chi ngân sách nhằm thúc đẩy hoạt động của các DNNVV. Về mặt thực tiễn: Bằng việc kết hợp cả phân tích định lượng với dữ liệu lớn (khảo sát toàn bộ doanh nghiệp của Tổng cục thống kê giai đoạn 2011-2020) và phân tích định tính, luận án đã có những đóng góp mới như sau Thứ nhất, luận án đã cũng cấp các bằng chứng định lượng rõ ràng về ảnh hưởng của CSTK qua cả kênh thu nhập công và chi tiêu công tới hoạt động của DNNVV tại Việt Nam trên quy mô toàn quốc và thời gian khá dài. Đây là điểm mới so với những nghiên cứu trước đây chỉ phân tích ảnh hưởng của một số CSTK cụ thể ở giai đoạn ngắn hoặc chỉ trong một địa phương, một vùng cụ thể. Điều này cung cấp các đánh giá mang tính khái quát và mang tính tổng thể hơn. Thứ hai, luận án đã đánh giá thực tiễn CSTK qua kênh thu nhập công với DNNVV qua tính toán GNNS với loại hình DN này. Luận án đã cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, GNNS và gánh nặng thuế TNDN của các DNNVV có xu hướng giảm dần và tách động tích cực tới việc thay đổi kết quả hoạt động của DN. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy DNNVV hoạt động trong ngành xây dựng, ngành bán buôn, bán lẻ…hưởng lợi từ chính sách về thu ngân sách hơn các ngành khác. 7
- Thứ ba, luận án cho thấy chính sách chi NSNN như chi ĐTPT và chi TX có tác động tích cực tới thay đổi KQHĐ của DN. Tuy nhiên, tác động tới DNNVV của chính sách chi TX còn chưa rõ rệt như chính sách chi ĐTPT. Luận án cho thấy muốn thúc đẩy hoạt động của các DNNVV cần có những hỗ trợ cụ thể, rõ ràng hơn về chi NSNN. Thứ tư, luận án cũng đã chứng minh được tác động của CSTK bị ảnh hưởng của nhiều các yếu tố cả bên trong và bên ngoài DNNVV, như năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có tác động tích cực tới ảnh hưởng của CSTK đối với DNNVV. Về những đề xuất giải pháp mới: Nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp hoàn thiện CSTK hỗ trợ DNNVV như: (i) áp dụng cho DNNVV mức thuế TNDN thấp hơn thuế suất thông thường, (ii) thực hiện chế độ kế toán đơn giản làm giảm chi phí tuân thủ thuế; (iii) tăng cường các khoản chi hỗ trợ trực tiếp theo Luật hỗ trợ DNNVV. Luận án cũng gợi ý một số giải pháp khác nhằm tăng cường tính hiệu quả của các CSTK hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn tới. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 5 chương. Cụ thể: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách tài khóa và ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương 3: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và chính sách tài khóa đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Chương 5: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 833 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 390 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 301 | 44
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 250 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 241 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 252 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 226 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn