intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:220

100
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá khía cạnh bình đẳng giới trong tiếp cận đất với tư cách là một yếu tố nguồn lực sản xuất trực tiếp. Thông qua việc xây dựng khung phân tích và sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng với phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui dựa trên số liệu thống kê qui mô lớn, mang tính đại diện cho cả nước, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ở cả 2 góc độ là khả năng được sử dụng đất để sản xuất và khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi, từ đó đề xuất quan điểm định hướng và các nhóm giải pháp để cải thiện vấn đề này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN QUúNH HOA B×NH §¼NG GIíI TRONG TIÕP CËn ®Êt S¶N XUÊT ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: kinh tÕ ph¸t triÓn M· sè: 62 31 01 05 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. GS.ts. Ng« Th¾ng Lîi 2.PGS.TS. NguyÔn ThÞ Lan H−¬ng Hµ néi, n¨m 2015
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoạn rằng, bản Luận án “Bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các số liệu, thông tin trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được trích dẫn theo đúng qui định về khoa học. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả là người duy nhất chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung Luận án. Tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành, trước hết, bằng sự nỗ lực và nghiêm túc nghiên cứu của tác giả, nhưng không thể thiếu được sự giúp đỡ và tư vấn nhiệt tình, trách nhiệm của rất nhiều người. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn: Bố, mẹ, chồng và các con, cùng các thành viên trong gia đình đã luôn động viên, chia sẻ, thông cảm và hỗ trợ những lúc khó khăn và bận rộn nhất, Các thày, cô giáo hướng dẫn: GS.TS Ngô Thắng Lợi đã tận tình chỉ bảo và định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện Luận án, PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương đã có những động viên và góp ý chi tiết trong quá trình hoàn thiện Luận án, TS La Hải Anh – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ths Phạm Ngọc Toàn – Viện Khoa học lao động và Xã hội đã hỗ trợ nhiệt tình về phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Kế hoạch và Phát triển, đặc biệt bộ môn Kinh tế Phát triển - trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã luôn động viên, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ tận tình về chuyên môn, Ban lãnh đạo, TS Doãn Hoàng Minh, Ths Đỗ Tuyết Nhung, và các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ hiệu quả về các thủ tục hành chính trong suốt quá trình học và bảo vệ Luận án. Sự quan tâm, chia sẻ và động viên của các Thày, Cô và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ.............................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Giới thiệu luận án .............................................................................................. 1 2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 4 3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 5 3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 9 4. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................. 15 4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 15 4.2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 15 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 16 5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 16 5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 16 6. Đóng góp chính của luận án............................................................................ 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT ................................................................................. 19 1.1. Bình đẳng giới ............................................................................................... 19 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 19 1.1.2. Các khía cạnh của bình đẳng giới ........................................................... 23 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá bình đẳng giới ....................................................... 26 1.2. Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ................................................ 31 1.2.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 31
  5. iv 1.2.2. Nội dung phân tích và tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất .............................................................................................................. 34 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ... 42 1.3. Kết luận chương 1......................................................................................... 47 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 48 2.1. Khung phân tích ........................................................................................... 48 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 49 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 49 2.2.2. Nguồn dữ liệu, số liệu ............................................................................. 50 2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 53 2.3.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 54 2.3.2. Mô hình hồi qui ....................................................................................... 57 2.4. Kết luận chương 2......................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 66 3.1. Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam....................................................... 66 3.1.1. Thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế ......................... 67 3.1.2. Thực trạng bình đẳng giới trong việc làm và thu nhập ........................... 70 3.1.3. Thực trạng bình đẳng giới dưới góc độ tăng cường “tiếng nói” ............. 72 3.2. Thực trạng các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ................................................................................................... 75 3.2.1. Thực trạng các chính sách, pháp luật (thể chế chính thức) bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ............................................. 75 3.2.2. Thực trạng yếu tố văn hóa, phong tục tập quán (thể chế phi chính thức) tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất .................................... 81 3.2.3. Thực trạng thị trường đất sản xuất ở Việt Nam ...................................... 85 3.2.4. Đặc điểm hộ gia đình Việt Nam ảnh hưởng tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ................................................................................................. 87
  6. v 3.3. Thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ........ 94 3.3.1. Bình đẳng giới về khả năng được sử dụng đất để sản xuất ..................... 94 3.3.2. Bình đẳng giới về khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi ................ 109 3.4. Đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai ở Việt Nam ................... 122 3.4.1. Những khía cạnh tích cực và nguyên nhân ........................................... 122 3.4.2. Những khía cạnh hạn chế và nguyên nhân............................................ 123 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ........................................................................................................ 129 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới việc thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ........................................................................ 129 4.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 129 4.1.2 Khó khăn ................................................................................................ 131 4.2. Quan điểm định hướng cải thiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất .. 133 4.3. Khuyến nghị giải pháp tăng cường bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất... 137 4.3.1. Hoàn thiện thể chế chính thức đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai...... 137 4.3.2. Đổi mới công tác truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội về quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ...................................................... 139 4.3.3. Nâng cao năng lực tự thân của phụ nữ .................................................. 142 4.3.4. Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện các chính sách liên quan đến quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ............................ 145 4.3.5. Thúc đẩy hoạt động của thị trường đất đai............................................ 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 153 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 164
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BTBDHMT : Bắc trung bộ và duyên hải Miền trung DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB : Đông Nam Bộ GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GDI : Chỉ số phát triển giới GEM : Chỉ số trao quyền giới KHKT : Khoa học kỹ thuật HDI : Chỉ số phát triển con người HĐND : Hội đồng Nhân dân UNDP : Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc VHLSS : Điều tra mức sống Hộ gia đình Việt Nam VARHS : Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực TN : Tây nguyên TDMNPB : Trung du và Miền núi trung du phía Bắc
  8. vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ 1. Bảng Bảng 1.1. Tổng hợp nội dung - tiêu chí - chỉ số đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ......................................................................................................... 41 Bảng 1.2. Các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất .......... 44 Bảng 2.1. Danh mục các biến sử dụng trong mô hình .............................................. 58 Bảng 2.2. Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình..................... 60 Bảng 3.1: Bất bình đẳng giới ở Việt Nam qua các chỉ số đánh giá .......................... 66 Bảng 3.2: Tiền lương bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương chia theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật, năm 2013 .............................................. 71 Bảng 3.3: Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ (%) .................................................. 88 Bảng 3.4: Cơ cấu chủ hộ theo nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân của chủ hộ (%) ... 89 Bảng 3.5: Qui mô hộ trung bình theo giới tính của chủ hộ chia theo thành thị nông thôn, vùng và dân tộc, năm 2012 (người) ................................................................. 91 Bảng 3.6. Đặc điểm hộ gia đình ở các nhóm thu nhập năm 2012 theo giới tính của chủ hộ (%) ................................................................................................................. 92 Bảng 3.7: Đặc điểm hoạt động kinh tế của các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ (%) .. 93 Bảng 3.8: Phân rã Oaxaca – Blinder về khoảng cách trong khả năng có đất sản xuất của các hộ gia đình .................................................................................................... 97 Bảng 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình hiện đang sử dụng/ quản lý đất sản xuất theo giới tính của chủ hộ phân theo vùng kinh tế (%) ..................................................................... 99 Bảng 3.10. Nguồn gốc đất sản xuất của các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ 102 Bảng 3.11. Tỷ lệ đất sản xuất theo 1 số nguồn gốc chính của các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ theo tỉnh .................................................................................. 105 Bảng 3.12. Cơ cấu người đứng tên trong sổ đỏ theo giới tính của chủ hộ (%) ...... 107 Bảng 3.13: Qui mô đất sản xuất của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ (m2) ... 110 Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng tới quy mô đất sản xuất sử dụng của hộ gia đình ... 114 Bảng 3.15: Phân rã Oaxaca – Blinder về khoảng cách diện tích đất bình quân của các hộ gia đình ........................................................................................................ 115 Bảng 3.16: Khoảng cách giới về quy mô đất sản xuất sử dụng theo vùng kinh tế (m2) .. 118 Bảng 11: Phân rã chi tiết sự khác biệt diện tích đất bình quân theo Oaxaca – Blinder (thủ tục Heckman 2 bước) ....................................................................................... 211
  9. viii 2. Hình vẽ: Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ................................................................................................................ 46 Hình 3.1: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đặc trưng theo tuổi và giới tính, 1/4/2013 ............................................................................................................ 68 Hình 3.2: Tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc trưng theo tuổi và giới tính, 1/4/2013 ......................................................................................... 69 Hình 3.3: Tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 – 2004; 2004 – 2009 và 2011 - 2016 (%) ........................................................................................ 73 Hình 3.4: Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các Bộ và cơ quan tương đương (%) .................. 74 Hình 3.5. Tỷ lệ hộ gia đình chủ hộ nữ phân theo vùng kinh tế ................................. 83 Hình 3.6: Tỷ lệ các hộ gia đình theo quy mô đất sản xuất theo giới tính chủ hộ .. 111 Hình 3.7: Khoảng cách giới trong cơ cấu đầu vào của sản xuất nông nghiệp ........ 121
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án “Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam” được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá khía cạnh bình đẳng giới trong tiếp cận đất với tư cách là một yếu tố nguồn lực sản xuất trực tiếp. Thông qua việc xây dựng khung phân tích và sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng với phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui dựa trên số liệu thống kê qui mô lớn, mang tính đại diện cho cả nước, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ở cả 2 góc độ là khả năng được sử dụng đất để sản xuất và khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi, từ đó đề xuất quan điểm định hướng và các nhóm giải pháp để cải thiện vấn đề này trong thời gian tới. Luận án được viết với tổng số trang là 151, trong đó ngoài phần mở đầu (18 trang), kết luận (3 trang), nội dung chính của luận án được trình bày theo 4 chương, trong đó: Chương 1 (29 trang) bên cạnh việc tổng quan về bình đẳng giới, chương này tập trung vào luận giải và làm rõ nội hàm, đề xuất các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; chương 2 (18 trang) trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nguồn số liệu được sử dụng và mô tả chi tiết phương pháp phân tích dữ liệu; Chương 3 (63 trang) tập trung phân tích thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của thực trạng này ở Việt Nam; Chương 4 (20 trang) đưa ra các quan điểm định hướng và khuyến nghị chính sách cải thiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam. Luận án được thực hiện thông qua tham khảo 112 tài liệu (gồm 46 tài liệu tiếng Việt và 66 tài liệu bằng tiếng Anh). Luận án được minh họa bằng 20 bảng số liệu, 8 hình vẽ và phần phụ lục (47 trang, chia thành 4 phụ lục với 25 bảng trình bày kết quả định lượng).
  11. 2 2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, vấn đề giới và bình đẳng giới đã trở thành vấn đề chính yếu trong các diễn đàn phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Với nhiều nỗ lực của chính phủ các quốc gia và các tổ chức quốc tế, bình đẳng giới đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là trong các khía cạnh như giáo dục, tuổi thọ trung bình, lao động việc làm hay cơ hội tham gia chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những lĩnh vực có nhiều tiến bộ vượt bậc, một số lĩnh vực bình đẳng giới khác hầu như có rất ít sự thay đổi, trong đó phải kể đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai. Dữ liệu thống kê ở phạm vi toàn thế giới đưa ra rất nhiều bằng chứng đối với tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai. Cơ sở dữ liệu toàn diện về Giới và quyền sử dụng đất của FAO đã chỉ ra rằng, tính trung bình, phụ nữ chiếm tới 43% lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong khi đó chỉ có khoảng từ 5 - 30% những người có nắm giữ đất nông nghiệp là phụ nữ. Không những có ít cơ hội hơn nam giới trong nắm giữ đất đai, ngay cả khi có cơ hội nắm giữ đất đai thì diện tích đất nắm giữ của phụ nữ cũng nhỏ hơn so với nam giới, thậm chí ở một số nước, diện tích đất của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ lớn gấp hơn 2 lần diện tích đất của các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ [71]. Việc vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận đất sản xuất là một trong các nguyên nhân làm hạn chế cơ hội kinh tế của phụ nữ, khiến năng suất trong sản xuất nông nghiệp của phụ nữ thấp hơn nam giới, từ đó tạo ra khoảng cách giới về thu nhập. Không những tồn tại khá dai dẳng trong xã hội, bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất còn khiến cho các nỗ lực giảm nghèo của các quốc gia bị hạn chế đi nhiều. Việc phụ nữ khó có thể tiếp cận với các quyền sở hữu đất đai làm tăng 60% so với mức trung bình nguy cơ bị thiếu đói [90]. “Nếu được trao quyền tiếp cận các nguồn lực bình đẳng với nam giới, phụ nữ ở các nước đang phát triển có thể tăng sản lượng trên các thửa ruộng mà họ canh tác lên từ 20-30% và nhờ đó giúp nâng tổng sản lượng nông nghiệp của các nước nghèo tăng lên từ 2,5 đến 4%. Sản lượng nông nghiệp tăng thêm đó có thể giúp làm giảm 12-17% số người đói nghèo trên thế giới, tương đương từ 100 đến 150 triệu người”[71]. Bên
  12. 3 cạnh đó, bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai còn tác động tới các khía cạnh phúc lợi xã hội khác. Khi phụ nữ có quyền sử dụng đất bình đẳng với nam giới, họ có nhiều khả năng hơn một cách đáng kể trong việc có tiếng nói quyết định trong gia đình [83], và các bằng chứng từ các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh đều chỉ ra rằng, khi người phụ nữ có tiếng nói quyết định nhiều hơn, thu nhập của hộ gia đình sẽ dành chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, quần áo, chăm sóc sức khỏe và giáo dục của con cái, điều này sẽ góp phần gia tăng các chỉ số về sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [71]. Cũng như xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam với những nỗ lực của mình trong hơn 2 thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong khía cạnh tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ và những thành tựu này được cộng đồng quốc tế công nhận. Theo báo cáo phát triển con người năm 2011, Việt Nam đứng thứ 128/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, mức trung bình trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI), nhưng xếp hạng 48 về chỉ số phát triển giới (GII). Việt Nam thực sự đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội kể từ sau đổi mới. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam: (i) vẫn là một quốc gia phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp; (ii) tình trạng nghèo vẫn còn chiếm một tỷ lệ tương đối cao; (iii) đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp, và (iv) phụ nữ lại là lực lượng lao động quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thì việc bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai sẽ có ý nghĩa quan trọng không phải chỉ ở góc độ xã hội mà nó còn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế: góp phần gia tăng khả năng cải thiện năng suất trong nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, giúp giảm nghèo bền vững. Nhận thức được điều này, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có một số chính sách nhằm tăng cường bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất sản xuất như việc ban hành Luật đất đai năm 2003 với quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được đứng tên cả vợ và chồng, Luật bình đẳng giới năm 2006… Tuy nhiên, có thể nguyên nhân sâu xa của vấn đề bất bình đằng giới trong tiếp cận đất đai vẫn
  13. 4 chưa được giải quyết triệt để thông qua các chính sách hiện hành, dẫn tới nội dung này vẫn chưa được cải thiện nhiều. Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 cho thấy, các hộ có chủ hộ nữ có tỷ lệ hộ không có đất cao hơn so với các hộ do nam giới làm chủ hộ (16% so với 8% hộ có chủ hộ là nam giới), nếu có đất thì diện tích đất cũng nhỏ hơn (diện tích đất nông nghiệp trung bình của các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ chỉ bằng 65% của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ). Bên cạnh đó tỷ lệ hộ gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả vợ và chồng chỉ đạt 12,9% trong năm 2012, mặc dù đã tăng lên tương đối so với tỷ lệ 8,6% năm 2010 nhưng vẫn ở mức thấp so với khoảng thời gian gần 10 năm thực hiện chính sách đất đai đảm bảo bình đẳng giới. Những nhận định sơ bộ trên đây cho thấy: việc đứng trên góc độ về kinh tế để nghiên cứu bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, cụ thể: (i) xây dựng khung nghiên cứu, bao gồm nội hàm, tiêu chí đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai; (ii) đánh giá một cách hệ thống khoa học dưới góc độ kinh tế thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam hiện nay; (iii) tìm nguyên nhân khiến bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và (iv) đưa ra các chính sách giúp cải thiện được tình trạng này, là thực sự cần thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam sẽ phải đương đầu với một loạt các vấn đề có ảnh hưởng tới quá trình phát triển như: Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu và sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam, việc nghiên cứu về bình đẳng giới nói chung và trong lĩnh vực tiếp cận đất đai lại càng trở nên quan trọng hơn trên các khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giới trong các lĩnh vực đã tồn tại từ lâu trong xã hội và trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây nó trở thành vấn đề được thảo luận sôi nổi trong các diễn đàn và chương trình nghị sự về phát triển. Chính vì vậy, có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước bàn về vấn đề này, nhưng trong đó có một phần tương đối lớn các công trình về Giới lại bàn về vấn đề phụ nữ và vai trò
  14. 5 của phụ nữ trong các mặt đời sống xã hội dưới góc độ của một môn khoa học xã hội về phụ nữ, và do đó tính gắn kết vấn đề giới với phát triển kinh tế của các vấn đề này hầu như không có, do đó tác giả sẽ không đi vào tổng quan các nghiên cứu này. Phần còn lại, với các công trình có tính gắn kết giữa vấn đề Giới và phát triển, sẽ là các nghiên cứu mà tác giả tập trung để đánh giá. Tuy nhiên, trong phần đánh giá tổng quan của mình, tác giả chỉ tập trung vào các nghiên cứu (lý thuyết và thực tiễn) trong và ngoài nước có mang tính điển hình cao – thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của các nghiên cứu trong các diễn đàn hoặc khi nhắc đến vấn đề giới, các nhà học giả trong và ngoài nước sẽ nhắc đến. Còn các nghiên cứu khác quá nhỏ lẻ, thì không thuộc nội dung được đề cập ở đây 3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3.1.1 Về bình đẳng giới Bình đẳng giới là vấn đề trung tâm của phát triển, bản thân nó là một mục tiêu của quá trình phát triển do đó có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bàn về vấn đề này. Các nghiên cứu này thường tập trung vào việc đưa ra định nghĩa hay quan niệm về bình đẳng giới, đưa ra các tiêu chí đánh giá bất bình đẳng giới theo các khía cạnh; đánh giá mối quan hệ giữa bình đẳng giới và tăng trưởng, phát triển kinh tế; đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới trên một số khía cạnh ở góc độ quốc gia hoặc quốc tế; hoặc đi tìm các nhân tố tác động tới bình đẳng giới. Ngân hàng thế giới (2001) với báo cáo “Đưa vấn đề giới vào phát triển: thông qua sự bình đẳng giới về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói”, được coi là nghiên cứu đầu tiên mang tính tổng hợp về vấn đề giới, chính sách công và sự phát triển. Thừa hưởng kết quả của các nghiên cứu đa ngành về vấn đề giới có liên quan đến sự phát triển như kinh tế, luật pháp, nhân khẩu học, xã hội học và các chuyên ngành khác đã được thực hiện trước đó, báo cáo đã đưa ra khái niệm bình đẳng giới là bình đẳng về luật pháp, về cơ hội (bao gồm cả sự bình đẳng trong thù lao công việc và việc tiếp cận đến nguồn vốn con người và các nguồn lực sản xuất khác cho phép mở ra các cơ hội này) và bình đẳng về “tiếng nói” (khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển), đồng thời chỉ ra thực trạng phân biệt giới theo các
  15. 6 khía cạnh đó trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt tập trung vào các nước đang phát triển, cũng như cái giá phải trả cho vấn đề bất bình đẳng giới đối với phúc lợi của con người cũng như quá trình phát triển. Báo cáo cũng chú trọng phân tích vai trò của thể chế xã hội như tập quán và luật lệ, các thể chế kinh tế như thị trường; vai trò của mối quan hệ quyền lực, nguồn lực và ra quyết định trong hộ gia đình; vai trò của những thay đổi kinh tế và chính sách phát triển như những yếu tố giải thích cho sự bất bình đẳng giới để từ đó giúp xác định các đòn bẩy chính sách hữu hiệu dể thực đẩy sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trong Báo cáo phát triển con người châu Á Thái Bình Dương (UN, 2009), Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) trong báo cáo phát triển con người năm 2010 (UNDP, 2010), cũng xem xét bình đẳng giới trong quyền pháp lý, tiếng nói trên chính trường, và quyền năng kinh tế và đưa cách tiếp cận đó vào việc xây dựng chỉ số đánh giá bất bình đẳng giới mới (GII). Sau hơn 1 thập kỷ kể từ báo cáo 2001 của Ngân hàng thế giới ra đời, quá trình hoàn thiện thể chế về mặt luật pháp đảm bảo bình đẳng giới đã được thực hiện rộng khắp nhất là ở các nước đang phát triển, do đó trong nghiên cứu gần đây nhất của Ngân hàng thế giới (2011), báo cáo phát triển thế giới 2012 với chủ đề “Bình đẳng giới và phát triển”, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó của Ngân hàng thế giới liên quan đến chủ đề giới, đã tập trung đánh giá bình đẳng giới được xem xét theo 3 khía cạnh: sự tích tụ năng lực (sức khỏe, học hành, tài sản vật chất); việc sử dụng năng lực để nắm bắt các cơ hội kinh tế và tạo thu nhập; và việc sử dụng các năng lực được tích tụ đó để tác động đến quyền lợi của cá nhân và hộ gia đình. Báo cáo đánh giá những bước tiến trong các khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, đồng thời cũng chỉ ra những khía cạnh bất bình đẳng giới còn tồn tại dai dẳng, từ đó lựa chọn chính sách tập trung giải quyết nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực ưu tiên. Trên cơ sở báo cáo phát triển thế giới 2012, Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (WB, 2012) đã nghiên cứu chi tiết các khía cạnh bất bình đẳng giới được đặt ra trong báo cáo phát triển thế giới trong bối cảnh của khu
  16. 7 vực Đông Á và Thái Bình Dương từ đó đưa ra cơ sở hoạch định chính sách hướng tới bình đẳng giới mang tính đặc trưng cho khu vực này. Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá thực trạng bình đẳng giới một cách tổng quát, có rất nhiều nghiên cứu quốc tế tập trung vào các khía cạnh cụ thể của vấn đề bình đẳng giới như bất bình đẳng giới trong giáo dục hay bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm. Với khía cạnh bất bình đẳng giới trong giáo dục, các nghiên cứu cho thấy, ở các nước phát triển đang có xu hướng đổi chiều bất bình đẳng từ bất lợi với trẻ em gái sang bất lợi đối với trẻ em trai ở tất cả các cấp học dưới góc độ tiếp cận với giáo dục (Jerry A. Jacobs (1996); Claudia Buchmann, Thomas A. DiPrete, và Anne McDaniel (2008); OECD (2011)), tuy nhiên ở các nước đang phát triển, trẻ em gái vẫn bất lợi hơn so với trẻ em trai trong cả khía cạnh tiếp cận và kết quả học tập (John Bauer, Wang Feng, Nancy E. Riley, Zhao Xiaohua, (1992);Vimala, R (2008); OECD (2011)). Với khía cạnh lao động và việc làm, các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào trong các hoạt động được trả lương ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn tồn tại bất bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động việc làm với lợi thế thuộc về nam giới (John Bauer, Wang Feng, Nancy E. Riley, Zhao Xiaohua, (1992); Paul Boyle, Tom Cooke, Keith Halfacree, Darren Smith (1999); David A. Cotter, Joan M. Hermsen, Reeve Vanneman (2004)...). Khi đánh giá các nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới, hầu hết các nghiên cứu về các khía cạnh nhỏ của vấn đề bất bình đẳng giới đều đề cập tới các yếu tố liên quan đến luật pháp, quan điểm và chuẩn mực xã hội, các chính sách liên quan và đặc biệt là các yếu tố liên quan đến các đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình (John Bauer, Wang Feng, Nancy E. Riley, Zhao Xiaohua, (1992); Paul Boyle, Tom Cooke, Keith Halfacree, Darren Smith (1999); David A. Cotter, Joan M. Hermsen, Reeve Vanneman (2004); Claudia Buchmann, Thomas A. DiPrete, và Anne McDaniel (2008) 3.1.2. Bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai Đất đai là một yếu tố nguồn lực sản xuất, do đó nội dung đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai được nghiên cứu cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vốn tín dụng hay tiếp cận thông tin. Các nghiên cứu ngoài nước, cho dù ở đánh giá
  17. 8 trên phạm vi toàn thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển (FAO, 2011) hay tập trung vào 1 số quốc gia như Bangladesh, Ghana, Tajikistan hay vùng (Christine G. Ishengoma, (1997); Hatcher, J. et.al. (2005); Shahnaj Parveen, (2008); Ogato, G. and J. Subramani.(2009); Alexander M. Danzer et.al. (2009) đều có chung kết luận là tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực nói chung vẫn diễn ra phổ biến, với bất lợi thuộc về phụ nữ. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân liên quan đến quan điểm truyền thống và phong tục tập quán, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân,... các nghiên cứu trên cũng đưa ra ngụ ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực cho phụ nữ. Mặc dù vậy các nghiên cứu chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động để từ đó đưa ra các lựa chọn ưu tiên về mặt chính sách. Bên cạnh các nghiên cứu bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực sản xuất chung, có tương đối nhiều các nghiên cứu đề cập tới bình đẳng giới trong tiếp cận yếu tố đất đai. Các nghiên cứu của Eve Crowley (1999); Linus Blom (2006); Nichols, S.; Crowley, E. and Komjathy, K. (1999); Carmen Diana Deere, Magdalena Leon (2003); Mechthild Runger (2006); Jagero, N et.al (2011); Nitya Rao (2011); Cheryl Doss et.al (2013); Henri – Ukoha, A. et al. (2014), với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng hoặc kết hợp cả hai, tất cả đều chỉ ra thực tế có tồn tại vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất, theo đó phụ nữ có ít khả năng tiếp cận và kiểm soát đất đai hơn nam giới, và nếu có thể tiếp cận với đất đai thì các mảnh đất cũng có diện tích nhỏ hơn và chất lượng thấp hơn. Các nghiên cứu trên cũng cho thấy tác động của các quan điểm truyền thống “trọng nam khinh nữ” trong trao quyền, kiểm soát và thừa kế đất đai (Jagero, N et.al (2011), các đặc điểm nhân khẩu học của phụ nữ như trình độ học vấn, tuổi, tình trạng hôn nhân của phụ nữ... (Henri – Ukoha, A. et al. (2014)) hay các yếu tố gắn với thể chế chính thức (Mechthild Runger (2006)) ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và kiểm soát đất đai của phụ nữ. Mặc dù vậy, phần lớn các nghiên cứu này xem xét đất đai với tư cách là tài sản của hộ gia đình mà chưa xem xét cụ thể đất đai dưới góc độ là nguồn lực sản xuất. Thêm vào đó nếu nghiên cứu ở phạm vi quốc gia thì chỉ dừng ở việc
  18. 9 mô tả dữ liệu cũng như sơ lược giải thích nguyên nhân trong bối cảnh phân tích so sánh với các quốc gia khác mà chưa đi sâu vào phân tích vai trò cũng như cơ chế tác động của các nguyên nhân đó, còn với các nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai thì cho dù là nghiên cứu định tính hay định lượng, các nghiên cứu mới chỉ tập trung khai thác dữ liệu thông qua các cuộc điều tra hay phỏng vấn với đối tượng hộ gia đình cụ thể, qui mô mẫu nhỏ tập trung theo một vùng nhất định của các quốc gia ví dụ như quận Bunyala của Kenya hay bang Abia thuộc Đông Nam Nigeria …và do đó các kết luận sẽ không có tính đại diện quốc gia. Tóm lại, các nghiên cứu ngoài nước cho dù xem xét dưới góc độ tổng quan, mang tính lý thuyết, hay với các vấn đề cụ thể, đánh giá thực trạng trong các khía cạnh của bình đẳng giới, đã cho thấy được một khung lý thuyết tương đối đồng nhất về quan điểm trong đánh giá bất bình đẳng giới, các nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới và tác động của vấn đề bất bình đẳng giới tới quá trình phát triển kinh tế, đây chính là cơ sở tương đối vững chắc để có thể tiến hành đánh giá toàn diện vấn đề bình đẳng giới và trong từng khía cạnh riêng lẻ để từ đó hoạch định các chính sách đảm bảo bình đẳng giới. Tuy vậy, vấn đề giới là vấn đề chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cấu trúc xã hội cũng như đặc trưng văn hóa, do đó các nghiên cứu này chỉ đóng vai trò giúp hình thành khung lý thuyết mà không thể áp dụng làm chính sách chung để giải quyết vấn đề bất bình giới nói chung và bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực sản xuất ở mỗi một quốc gia riêng lẻ, do đó đây chính là “khoảng trống’ mà tác giả đặt ra trong nghiên cứu của mình. 3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3.2.1 Về bất bình đẳng giới ở Việt Nam Có thể khẳng định rằng, cùng với việc ký các cam kết quốc tế về vấn đề giới, đồng thời dưới sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, vấn đề giới ở Việt Nam cũng đã được rất nhiều nghiên cứu đề cập tới cả ở góc độ tổng quan và những khía cạnh cụ thể của vấn đề bình đẳng giới.
  19. 10 Một nghiên cứu có thể được coi là đầu tiên của Việt Nam tổng quan về vấn đề giới đó là nghiên cứu của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ thực hiện với tên gọi “Phân tích tình hình và đề xuất chính sách nhằm tăng cường tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam”(2004) trong đó đề cập tới thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp chính sách của 4 khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, đó là vấn đề giới trong việc làm và địa vị kinh tế; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; sức khỏe và an toàn; và tham gia lãnh đạo và hoạt động chính trị. Tiếp theo nghiên cứu đó, đã có một số công trình khác cũng nhằm đánh giá tổng quan thực trạng vấn đề bình đẳng giới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách như Báo cáo thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam (2005, 2010); “Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam”(WB, 2006); “Đánh giá Giới ở Việt Nam” (WB, 2012); Chuỗi báo cáo của UNDP (2008) “Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ” - trong đó có báo cáo Việt Nam thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ thứ 3; Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB, 2008) “Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu dựa vào số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006” hay nghiên cứu của Naila Kabeer, Trần Thị Vân Anh, Vũ Mạnh Lợi (2005), “Chuẩn bị cho tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam”. Các nghiên cứu tổng quan này với việc đánh giá bất bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua các tiêu chí được đưa ra trong 2 chỉ số đánh giá bình đẳng giới của UNDP là GDI và GEM về cơ bản đã (i) đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới trên nhiều phương diện như giáo dục, y tế, và lao động việc làm, cũng như vị thế của phụ nữ Việt Nam trong các cơ quan quyền lực; và (ii) so sánh được vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế về vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, bên cạnh việc không đánh giá được hết các khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, các nghiên cứu này mặc dù cũng đã có sự kết hợp phương pháp đánh giá định tính và định lượng, các đánh giá dựa vào số liệu điều tra mức sống hộ gia đình đều là các dữ liệu theo các kỳ điều tra cách thời điểm công bố khá xa do đó đã bị lạc hậu khi bộ số liệu của các cuộc điều tra mới tiến hành được công bố, đặc biệt việc sử dụng mô hình kinh tế lượng trong các nghiên cứu này rất ít
  20. 11 được sử dụng. Mặt khác, các nghiên cứu tổng quan này cũng chưa chỉ ra các căn nguyên sâu xa của vấn đề bất bình đẳng giới để từ đó đề xuất các chính sách mang tính tổng thể nhưng hiệu quả. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quan, có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu xem xét vấn đề bất bình đẳng giới theo các khía cạnh hoặc trong nhóm nhỏ dân số. Trong lĩnh vực lao động và việc làm, các nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới đã tập trung vào một số khía cạnh như việc làm, thu nhập, tuyển dụng, di cư, lao động nữ nông thôn, tuổi nghỉ hưu, an sinh xã hội như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2006); Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới (2007 - 2008); Báo cáo của ILO (2007); Nguyễn Thị Bích Thúy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April Pham (2009); Trịnh Thu Nga (2010). Trong lĩnh vực giáo dục, các nghiên cứu về bất bình đẳng giới thường tập trung vào đánh giá sự khác biệt về trình độ dân trí giữa nam và nữ, cơ hội đi học các cấp phổ thông của trẻ em trai và gái (Đỗ Thiên Kính, (2005); Ngân hàng thế giới (2008)). Nghiên cứu của Vũ Hồng Anh (2010) được tập trung nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng giới trong cộng đồng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Với góc độ đặt vấn đề về những thách thức đặt ra trong việc thực hiện bình đẳng giới trong các điều kiện mới như biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa, cùng với những nghiên cứu ngoài nước, một số nghiên cứu trong nước cũng đã đề cập tới như Naila Kabeer và Trần Thị Vân Anh (2006); Phan Thị Nhiệm (2008), Nguyễn Thị Bích Thúy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April Pham (2009). Tuy nhiên, việc xem xét tác động của toàn cầu hóa mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu đơn lẻ trong một số lĩnh vực hẹp như lĩnh vực lao động và việc làm, hay đối tượng cụ thể là phụ nữ dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc của Việt Nam. 3.2.2. Về bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam Với khía cạnh tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tính tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới theo khía cạnh này. Đề cập tới thực trạng tiếp cận các yếu tố nguồn lực, chuỗi báo cáo kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn 2002 - 2012 do Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2