intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: An Nhiên Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

61
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm rõ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết về tác động giữa loại hình sở hữu và hiệu quả hoạt động cũng nhƣ đưa ra những lý giải về mặt cơ chế cho mối quan hệ này. Đề xuất các khuyến nghị về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua những chính sách về (i) quản lý, giám sát và minh bạch hóa các tỷ lệ sở hữu; (ii) điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu phù hợp đối với từng loại hình sở hữu ngân hàng; (iii) nâng cao năng lực quản trị công ty trong ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------oOo-------------- PHẠM MẠNH HÙNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------oOo---------------- PHẠM MẠNH HÙNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. LÊ VĂN LUYỆN 2. TS. NGUYỄN VĂN KHÁCH HÀ NỘI, 2018 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của luận án là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên. Ngƣời cam đoan NCS. Phạm Mạnh Hùng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của nghiên cứu sinh trong một thời gian dài. Đề hoàn thành luận án không chỉ bằng nỗ lực của bản thân mà bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đã nhận đƣợc sự đóng góp quý báu từ phía các cá nhân và tổ chức đã đồng hành cúng nghiên cứu sinh suốt thời gian qua. Trƣớc hết, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai giáo viên hƣớng dẫn khoa học là PGS.TS. Lê Văn Luyện và TS. Nguyễn Văn Khách đã trực tiếp hƣớng dẫn và động viên nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng gửi lời tri ân tới các Thầy, Cô của Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học Học viện Ngân hàng, các Thầy, Cô hội đồng các cấp đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận án Phạm Mạnh Hùng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  5. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.................................................................. iv DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP .................................................................. v LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI . 7 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỂ CẤU TRÚC SỞ HỮU TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG....................................................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu tại các quốc gia phát triển ................................................................ 9 1.1.2. Nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển..................................................... 11 1.1.3. Nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................................... 14 1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 20 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....... 24 2.1. CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.... 24 2.1.1. Cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp .................................................................. 24 2.1.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp................................................................ 25 2.1.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...... 28 2.2. CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................................................................................... 33 2.2.1. Cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại ............................................... 33 2.2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ................................................ 36 2.2.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại……… ......................................................................................................................... 40 2.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THÔNG QUA QUẢN TRỊ CÔNG TY ............... 52 2.3.1. Quản trị công ty trong ngân hàng thƣơng mại .................................................. 52 2.3.2. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại..................................................................................................... 55 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................... 60 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  6. ii 3.1. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ..................................................... 60 3.1.1. Quy định chung về vấn đề sở hữu trong ngân hàng thƣơng mại .................... 60 3.1.2. Quy định về sở hữu của ngân hàng thƣơng mại này trong ngân hàng thƣơng mại khác ........................................................................................................................... 61 3.1.3. Quy định về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại ................... 63 3.1.4. Quy định về việc sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ......................... 63 3.1.5. Quy định về lựa chọn cổ đông chiến lƣợc đối với ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc cổ phần hóa ............................................................................................................. 65 3.1.6. Quy định về đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại......................................................................................................................... 66 3.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 68 3.2.1. Khái quát cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam .................... 68 3.2.2. Sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............... 74 3.2.3. Sở hữu tƣ nhân trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................. 76 3.2.4. Sở hữu nƣớc ngoài trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............ 79 3.2.5. Hiện tƣợng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ... 83 3.3. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................... 90 3.3.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ....................... 90 3.3.2. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần .......................... 98 3.3.3. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại có sở hữu nƣớc ngoài . 107 3.4. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ........................................................................................... 114 3.4.1. Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc sau khi cổ phần hóa.................................. 116 3.4.2. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ......................................................................... 120 3.5. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CẤU TRÚC SỞ HỮU ...................... 123 3.5.1. Những điểm tích cực............................................................................................ 123 3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................................. 125 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  7. iii CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................................. 132 4.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG ................... 132 4.1.1. Quy mô mẫu và nguồn số liệu ............................................................................ 132 4.1.2. Các biến số và phƣơng pháp định lƣợng .......................................................... 133 4.2. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG ............................................................. 137 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 137 4.2.2. Phân tích tƣơng quan giữa các biến .................................................................. 140 4.2.3. Kết quả mô hình hồi quy .................................................................................... 142 4.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ......................................................................................... 147 4.3.1. Nhận xét về kết quả hồi quy ............................................................................... 147 4.3.2. Giải thích về kết quả hồi quy.............................................................................. 149 CHƢƠNG 5: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................................. 152 5.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................................... 152 5.1.1. Những định hướng lớn về phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ......................................................................................................................... 152 5.1.2. Định hƣớng về cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam . 155 5.2. KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................ 156 5.2.1. Khuyến nghị về điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ......................................................................................................................... 156 5.2.2. Khuyến nghị về kiểm soát và minh bạch hóa sở hữu tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................................................................... 165 5.2.3. Khuyến nghị về nâng cao năng lực quản trị công ty cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................................................................... 173 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 185 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 187 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 196 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  8. iv DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Tên đầy đủ bằng tiếng Anh BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế Bank of International Settlement CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu Capital Adequacy Ratio COI Chi phí trên thu nhập Cost on Income CPH Cổ phần hóa CSTT Chính sách tiền tệ DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc ECB Ngân hàng trung ƣơng châu Âu European Central Bank FED Cục dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve System HĐQT Hội đồng quản trị IFC Tổ chức tài chính Quốc tế International Finance Corporation IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund IPO Phát hành cổ phiếu lần đầu ra Initial Public Offering công chúng M&A Mua bán, sáp nhập ngân hàng Mergers and Acquisitions NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHNNg Ngân hàng nƣớc ngoài NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc NHTW Ngân hàng trung ƣơng NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin NPL Tỷ lệ nợ xấu Non Performing Loan OECD Tổ chức hợp tác và phát triển Organization for Economic kinh tế Cooperation and Development R&D Nghiên cứu và phát triển Research and Development ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return on Assets ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return on Equity TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trƣờng chứng khoán USD Đô la Mỹ USA dollar VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản VND Việt Nam đồng WB Ngân hàng thế giới World bank WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới World Trade Organization Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  9. v DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ 1. Danh mục bảng Bảng 2.1: Một số vụ quốc hữu hóa ngân hàng giai đoạn 2007-2009 ............................41 Bảng 3.1: Thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài so với vốn điều lệ tại một NHTM Việt Nam...........................................................................................64 Bảng 3.2: Yêu cầu tăng vốn tối thiểu đối với một số loại hình TCTD .........................69 Bảng 3.3: Vốn điều lệ của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................70 Bảng 3.4: Cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 30/12/2016 ......................73 Bảng 3.5: Sở hữu Nhà nƣớc tại các NHTMNN .............................................................75 Bảng 3.6: Danh sách các NHTMCP tại Việt Nam .......................................................77 Bảng 3.7: Sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại một số ngân hàng Việt Nam ............80 Bảng 3.8: Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam ..........................................82 Bảng 3.9: Quan hệ sở hữu chéo tại các ngân hàng liên doanh ......................................84 Bảng 3.10: Hệ số ROA và ROE của các NHTMNN ....................................................95 Bảng 3.11: Hệ số CAR của các NHTMNN ..................................................................95 Bảng 3.12: Thay đổi tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc và các chỉ tiêu tài chính của NHTMNN .97 Bảng 3.13: Tổng tài sản của một số NHTMCP .............................................................98 Bảng 3.14: Tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP ...........................100 Bảng 3.15: Lợi nhuận của các NHTMCP....................................................................102 Bảng 3.16: Chỉ số ROA, ROE của các NHTMCP ......................................................102 Bảng 3.17: Hệ số CAR của một số NHTMCP ...........................................................103 Bảng 3.18: Hệ số đòn bầy tài chính của các NHTMCP ..............................................104 Bảng 3.19: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP ..........................................................104 Bảng 3.20: Một số chỉ tiêu tài chính của NHTMNN và NHTMCP ............................105 Bảng 3.21: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của một số chỉ tiêu tài chính theo ....107 Bảng 3.22: Sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại một số ngân hàng Việt Nam ..108 Bảng 3.23: Tăng trƣởng dƣ nợ của một số NHTM có sở hữu nƣớc ngoài .................110 Bảng 3.24: Một số chỉ tiêu hiệu quả của các NHTM có sở hữu nƣớc ngoài ..............111 Bảng 3.25: Hệ số CAR và nợ xấu của NHTM có sở hữu nƣớc ngoài ........................113 Bảng 3.26: Kết quả điểm quản trị công ty của NHTMNN và NHTMCP ...................114 Bảng 3.27: Ví dụ về ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc do NHNN chỉ định ............127 Bảng 4.1: Kì vọng kết quả mô hình nghiên cứu và những nghiên cứu trƣớc đó ........136 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  10. vi Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến hồi quy trong mô hình nghiên cứu .....................137 Bảng 4.3: Giá trị CGI trung bình của từng ngân hàng theo biến khảo sát ..................138 Bảng 4.4: Phân tích CGI theo các nhóm ngân hàng thƣơng mại ................................139 Bảng 4.5: Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình .......................................141 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAA ...............................................142 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAE ................................................144 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc NPL ...................................................145 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp GMM ..................................................146 Bảng 5.1: Lộ trình tái cơ cấu lại hệ thống TCTD Việt Nam .......................................152 Bảng 5.2: Phân loại các nhóm ngân hàng theo sở hữu của Nhà nƣớc ........................157 Bảng 5.3: Lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc ..........................................................157 Bảng 5.4: So sánh các mặt tích cực và tiêu cực của các kịch bản nới room ...............164 Bảng 5.5: Các giá trị quan trọng của cơ cấu quản trị doanh nghiệp hiệu quả .............177 2. Danh mục hình Hình 2.1: Cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng .....56 Hình 2.2: Mô hình tam giác về quản trị công ty trong NHTM .....................................57 Hình 3.1: Sở hữu chéo giữa Vietinbank và IVB ...........................................................86 Hình 3.2: Sở hữu chéo của ngân hàng An Bình và các công ty liên quan ....................87 Hình 3.3: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP ............................................................88 Hình 3.4: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP và doanh nghiệp .................................89 Hình 3.5: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP và doanh nghiệp .................................90 Hình 3.6: Tăng trƣởng Tổng tài sản của các NHTMNN giai đoạn 2011 – 2016 ..........92 Hình 3.7: Tăng trƣởng Vốn chủ sở hữu của các NHTMNN giai đoạn 2011 – 2016 ....92 Hình 3.8: Thị phần tín dụng của các khối ngân hàng ....................................................93 Hình 3.9: Thị phần huy động vốn của các khối ngân hàng ..........................................93 Hình 3.10: Tình hình thanh khoản của các NHTMNN ................................................94 Hình 3.11: Tăng trƣởng lợi nhuận các NHTMNN .......................................................94 Hình 3.12: Đòn bẩy tài chính các NHTMNN ...............................................................96 Hình 3.13: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN .................................................................96 Hình 3.14: Tình hình thanh khoản của các NHTMCP ................................................101 Hình 3.15: Sự thay đổi vốn chủ sở hữu của Vietinbank và Vietcombank ..................110 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu Mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một chủ đề đã đƣợc nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Nền tảng lý thuyết nghiên cứu về vấn đề hoạt động của doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ giữa sở hữu và quản trị công ty đƣợc các tác giả Berle và Means [43] công bố lần đầu tiên vào năm 1932. Suốt nửa thế kỷ sau đó rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các nghiên cứu tại Anh và Hoa Kỳ, đã tập trung khảo sát giả thuyết về mức độ tác động của sở hữu đến hiệu quả hoạt động và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Lý thuyết về quản trị công ty trong công ty cổ phần cho rằng sự tách rời giữa quyền sở hữu và điều hành công ty có thể cho phép các nhà quản trị công ty theo đuổi mục tiêu riêng hơn là tập trung tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Vì vậy, mâu thuẫn có thể sẽ nảy sinh từ sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông và mục tiêu của nhà quản lý doanh nghiệp. Bản chất và mức độ của mâu thuẫn này sẽ phụ thuộc vào mức độ phân tách giữa sở hữu và quản trị cũng nhƣ sự khác biệt trong mục tiêu của cổ đông và nhà quản lý. Cuối cùng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ chịu tác động từ sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý. Trên cơ sở lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu trên phạm vi thế giới đã đƣợc thực hiện để đánh giá mối quan hệ giữa cấu trức sở hữu và hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, không thể không nhắc đến một loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng, là trung gian tài chính trong nền kinh tế, đó là các ngân hàng thƣơng mại. Trải qua hơn 20 năm cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bƣớc phát triển rõ rệt mà một trong những điểm đáng chú ý nhất đó là sự đa dạng hóa trong cấu trúc sở hữu. Các tổ chức tín dụng Việt Nam từ chỗ là hệ thống ngân hàng một cấp chủ yếu phục vụ mục tiêu kinh tế kế hoạch của chính phủ thì hiện nay đã là một hệ thống hoạt động dựa trên nguyên tắc thị trƣờng với nhiều loại hình cơ cấu sở hữu nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài… Sự đa dạng về cấu trúc sở hữu một mặt đã tạo nên sự phát triển tích cực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam những năm qua. Ví dụ nhƣ đối với sở hữu nhà nƣớc, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần đƣợc thực thi, nhà nƣớc chủ trƣơng phải có đại diện của mình trong mỗi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  12. 2 ngân hàng và các ngân hàng quốc doanh lớn đã đƣợc lựa chọn để góp vốn với tƣ cách cổ đông nhà nƣớc. Sự hiện diện của những ngân hàng quốc doanh nhằm mục đích hạn chế những hoạt động vƣợt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có cũng nhƣ những yếu kém ban đầu từ phía các ngân hàng cổ phần mới đƣợc thành lập. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Nếu nhƣ ban đầu, gần nhƣ sở hữu Nhà nƣớc chiếm lĩnh toàn bộ thị trƣờng tài chính, ngân hàng thì đến nay, khối tƣ nhân và nƣớc ngoài cũng tham gia vào thị trƣờng năng động này. Cùng với quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng, các loại hình sở hữu trong ngân hàng trở nên đa dạng và phức tạp hơn đã đặt ra các yêu cầu quản lý nghiêm ngặt hơn của các cơ quan chức năng. Đồng thời, bản thân các NHTM cũng đối mặt với những thách thức trong việc thực thi các biện pháp quản trị hợp lý. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải làm rõ vai trò sở hữu đối với hiệu quả hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đồng thời tiến hành tái cơ cấu từng bƣớc đối với hệ thống ngân hàng mà trong đó những cải cách về cấu trúc sở hữu tại các NHTM là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để từ đó từng bƣớc nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Trên tinh thần đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012. Trong đề án đƣợc phê duyệt, vấn đề cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng là ƣu tiên hành đầu để bảo đảm mục tiêu đến năm 2020 phát triển hệ thống đa năng theo hƣớng hiện đại, hoạt động an toàn. Tuy nhiên, đối với thực tế nghiên cứu tại Việt Nam, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là chƣa có nghiên cứu đƣa ra sự lý giải về cơ chế tác động này. Điều này gây ra sự thiếu hụt về mặt cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng nhƣ những đánh giá cụ thể về mối quan hệ này, dẫn đến những khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách. Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn của việc làm sáng tỏ những vấn đề trên, nghiên cứu sinh đã quyết định chọn chủ đề “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sỹ với mong muốn đƣa ra đƣợc những phân tích, nhận định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam thông qua những thay đổi về cơ cấu sở hữu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  13. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Làm rõ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết về tác động giữa loại hình sở hữu và hiệu quả hoạt động cũng nhƣ đƣa ra những lý giải về mặt cơ chế cho mối quan hệ này. Phân tích thực trạng tác động của sở hữu trong mỗi quan hệ với mức độ hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay theo từng nhóm sở hữu ngân hàng, bao gồm sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tƣ nhân và sở hữu nƣớc ngoài. Xây dựng mô hình kinh tế lƣợng xác định mức độ ảnh hƣởng và chiều hƣớng tác động của các tỷ lệ sở hữu và chất lƣợng quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. So sánh kết quả kiểm định với lý thuyết, giải thích sự khác biệt nếu có giữa lý thuyết và thực tế. Đề xuất các khuyến nghị về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua những chính sách về (i) quản lý, giám sát và minh bạch hóa các tỷ lệ sở hữu; (ii) điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu phù hợp đối với từng loại hình sở hữu ngân hàng; (iii) nâng cao năng lực quản trị công ty trong ngân hàng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng chính của luận án là thực trạng cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiêu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Đồng thời, luận án cũng tập trung lý giải mối quan hệ này thông qua chất lƣợng quản trị công ty trong nội bộ các ngân hàng thƣơng mại. Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ thuận chiều, cấu trúc sở hữu tác động tới hoạt động quản trị công ty và tới lƣợt mình hoạt động quản trị công ty sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, cấu trúc sở hữu và mối quan hệ với hiêu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trong đó luận án nghiên cứu dựa trên số liệu của 26 NHTM Việt Nam. Các ngân hàng lựa chọn trong mẫu bao gồm cả những ngân hàng 100% vốn nhà nƣớc, ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc chi phối (trên 50%), ngân hàng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  14. 4 thƣơng mại cổ phần và ngân hàng có sở hữu nƣớc ngoài. Nhìn chung quy mô mẫu nhƣ vậy là đủ để đại diện cho tổng thể hệ thống các NHTM trong nƣớc gồm 31 ngân hàng nhƣ hiện nay. Số lƣợng ngân hàng trong mẫu chiếm trên 80% của tổng thể, và nếu tăng quy mô mẫu lên thì có thể gặp trở ngại về sự sẵn có của số liệu do một số ngân hàng công bố thông tin không đầy đủ hoặc đã đƣợc sáp nhập với các ngân hàng khác trong quá trình tái cơ cấu. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: tập trung trong giai đoạn 2011 – 2016, bên cạnh đó một số nội dung phân tích của NCS trong luận án có sử dụng số liệu về hoạt động ngân hàng trong những năm trƣớc đó. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lƣợng. Với mục tiêu chính đã trình bày của nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc vận dụng một cách phù hợp với các nội dung nghiên cứu. Cụ thể nhƣ sau: - Phương pháp hệ thống, tổng hợp lý thuyết: Luận án khai thác các tài liệu theo các chủ đề về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM, trên cơ sở phân tích theo chủ đề, sắp xếp các thông tin thu thập đƣợc để phát hiện ra những quan điểm nghiên cứu của các tác giả khác nhau, từ đó hình thành nên một hệ thống lý thuyết cần thiết cho mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát, phỏng vấn chuyên gia: Nghiên cứu sinh thiết kế bộ câu hỏi để đánh giá chất lƣợng quản trị công ty của các ngân hàng Việt Nam liên quan đến cấu trúc sở hữu thông qua việc tính toán chỉ số CGI. Để trả lời bộ câu hỏi này NCS kết hợp giữa việc khai thác tài liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên và báo cáo quản trị công ty của các ngân hàng và việc phỏng vấn cán bộ quản lý tại các ngân hàng đó. Đồng thời, quá trình phỏng vấn chuyên gia cũng giúp hình thành những ý tƣởng khuyến nghị trong chƣơng thứ 5 của luận án. - Phương pháp thống kê, phân tích, tồng hợp: Sau khi có kết quả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập đƣợc về các chỉ tiêu cấu trúc sở hữu, kết quả hoạt động, chất lƣợng quản trị công ty, các dữ liệu đƣợc đƣa vào các bảng tính Excel để thống kê và đƣa ra số liệu tổng hợp, sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh ngang giữa các ngân hàng và so sánh dọc theo thời gian để đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  15. 5 - Phương pháp hồi quy kinh tế lượng theo mô hình dữ liệu bảng: Ngoài các phƣơng pháp kể trên, luận án sử dụng mô hình kinh tế lƣợng GMM, mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM cho dữ liệu bảng trên phần mềm STATA để kiểm chứng ảnh hƣởng của sở hữu nhà nƣớc, sở hữu nƣớc ngoài, quản trị công ty theo loại hinh sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc đo lƣờng thông qua các chỉ tiêu sinh lời và rủi ro. 4.2. Nguồn số liệu Trong luận án, dữ liệu đƣợc khai thác trên cơ sở cả nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có uy tín và có thể đối chiếu. Đối với dữ liệu sơ cấp đƣợc sử dụng để tính điểm quản trị công ty CGI cho các ngân hàng. Cơ sở để tính điểm là bảng hỏi 35 câu đƣợc thiết kế nhƣ phiếu khảo sát, và NCS sẽ tìm câu trả lời cho những câu hỏi này để tính điểm dựa trên những thông tin thu thập đƣợc về tình hình quản trị công ty của ngân hàng thông qua (i) phỏng vấn trực tiếp với cán bộ ngân hàng; (ii) tổng hợp thông tin từ các báo cáo của ngân hàng. Dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc thu thập từ nguồn cung cấp số liệu Bankscope cũng nhƣ một số cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Thế giới... Bankscope là một nguồn cơ sở dữ liệu có uy tín trên thế giới, lƣu trữ dữ liệu của hơn 10000 TCTD trên toàn cầu. Những dữ liệu ngân hàng thu thập đƣợc từ nguồn Bankscope bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, một số thông tin đặc biệt là các thông tin về tỷ lệ sở hữu, quản trị công ty của các NHTM Việt Nam không đƣợc tổng hợp đủ trên Bankscope, vì vậy nghiên cứu sinh tìm kiếm những thông tin này dựa trên các Báo cáo thƣờng niên và Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng. Nguồn dữ liệu này sẽ bổ sung cho những thông tin còn thiếu từ nguồn Bankscope. 5. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận, luận án đã khái quát một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM. Đặc biệt, luận án đã đƣa ra đƣợc cơ chế tác động từ cấu trúc sở hữu tới vấn đề quản trị của các ngân hàng, từ đó tác động tới hiệu quả hoạt động của NHTM. Đây là một khía cạnh phát triển mới quan trọng khi so sánh với các nghiên cứu khác cùng chủ đề. Về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ một số nội dung chính sau: Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cơ cấu sở hữu của các NHTM Việt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  16. 6 Nam hiện nay về sở hữu Nhà nƣớc, sở hữu nƣớc ngoài, hiện tƣợng sở hữu chéo, và so sánh ảnh hƣởng của những hình thức sở hữu này với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, luân án đã nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam, bao gồm: - Ảnh hƣởng của sở hữu Nhà nƣớc ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam. - Sở hữu nƣớc ngoài có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam - Sở hữu tập trung có ảnh hƣởng thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng - Cấu trúc sở hữu trong mối liên quan đến chất lƣợng quản trị công ty ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Thứ hai, luân án đã đƣa ra đƣợc những đánh giá về xu hƣớng thay đổi trong cấu trúc sở hữu tại các NHTM Thứ ba, kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trên với những chính sách đã đƣợc ban hành về sở hữu và quản lý Nhà nƣớc trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng nhƣ định hƣớng chính sách trong thời gian tới, luân án đã đề xuất một số khuyến nghị về quản lý sở hữu trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, bao gồm: (i) giám sát và minh bạch hóa vấn đề sở hữu; (ii) quản lý mức sở hữu hợp lý trong NHTM; và (iii) Cải thiện chất lƣợng quản trị công ty trong ngân hàng. 6. Kết cầu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 3: Thực trạng tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 4: Mô hình kiểm đinh tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 5: Các khuyến nghị về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  17. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỂ CẤU TRÚC SỞ HỮU TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng từ lâu đã nhận đƣợc sự quan tâm từ phía các cơ quan quản lý cũng nhƣ các nhà nghiên cứu. Xét về mặt lịch sử, vấn đề này lần đầu tiên đƣợc đề cập trong cuốn sách “Công ty hiện đại và Tài sản cá nhân” của Adolph Berle và Gardiner Means [43] vào năm 1932. Theo lập luận của Berle và Means, sự phân tán trong sở hữu cổ phần tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của công ty. Sự mở rộng quyền sở hữu này có thể cho phép các nhà quản lý theo đuổi lợi ích riêng của họ và không phù hợp với lợi ích các cổ đông, do vậy, việc vận hành công ty bị ảnh hƣởng bởi sự phân biệt quyền sở hữu và cấu trúc kiểm soát. Từ đó, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này đã đƣợc xây dựng trên cơ sở các quan sát đa dạng về những loại hình công ty, khu vực địa lý cũng nhƣ loại hình sở hữu khác nhau. Trong nghiên cứu về các ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu, Demsetz (1983)[57] cho rằng cấu trúc sở hữu cần đƣợc xem xét là một biến nội sinh và nó phản ánh các tác động của thị trƣờng tài chính đối với cổ phiếu của doanh nghiệp. Khi chủ sở hữu của các công ty cổ phần quyết định bán các cổ phiếu đang nắm giữ hay các cổ đông mua thêm cổ phiếu phát hành thêm của các công ty đại chúng, thực tế là họ đang làm thay đổi cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp (quyền sở hữu của doanh nghiệp đƣợc phân tán hay lan tỏa giữa các chủ sở hữu hơn nữa). Các quyết định nhƣ mua hay bán cổ phiếu của doanh nghiệp phản ánh mong muốn của các chủ sở hữu hiên tại và chủ sở hữu tiềm năng đồi với doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị thâu tóm, chủ sở hữu cũ không có ƣu thế hơn chủ sở hữu mới và những chủ sở hữu mới sau khi thâu tóm có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và chiếm ƣu thế trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, cấu trúc sở hữu bất kể là theo hình thức tập trung hay phân tán đều phản ánh mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông trong doanh nghiệp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  18. 8 Trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi nhà quản trị, chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu, Jensen và Meckling (1976) [75] đã đặt giả thiết tỷ lệ sở hữu của ban quản lý doanh nghiệp là yếu tố ngoại sinh và sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) để thực hiên nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp những chứng cứ về việc tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên ban quản lý càng lớn thì các quyết định của nhà quản lý càng có xu hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ bám sát theo mục tiêu cuối cùng của quản trị doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu. Tuy nhiên, nghiên cứu thực chứng của Cho (1998) [48] về cấu trúc sở hữu, đầu tƣ và giá trị doanh nghiệp cho thấy tồn tại mối quan hệ ngƣợc giữa mức độ sở hữu của Ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả đã tập trung vào giả thuyết rằng việc sở hữu nội bộ ảnh hƣởng đến đầu tƣ, từ đó sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp (đo lƣờng bởi Tobin’s Q). Sử dụng các hệ phƣơng trình hồi quy OLS chéo, các tác giả đã tìm ra ảnh hƣởng tích cực của đầu tƣ tới giá trị doanh nghiệp, đồng thời giá trị doanh nghiệp lại ảnh hƣởng lên cấu trúc sở hữu nội bộ. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Mỹ thu đƣợc những kết quả khác nhau. Đề xuất về tính chất nội sinh của cấu trúc sở hữu trong đo lƣờng tác động tới hiệu quả hoạt động, Demsetz và Lehn (1985) [58] đã kiểm định thực nghiệm với 511 doanh nghiệp lớn của Mỹ, với sự quan sát các hình thức trong cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp nhƣ: sở hữu tổ chức, sở hữu cá nhân, sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất. Hai tác giả đã sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính mà trong đó cấu trúc sở hữu đƣợc xem là biến nội sinh. Ngày nay, cấu trúc sở hữu đƣợc coi là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của công ty đã đƣợc công nhận rộng rãi trong các tài liệu tài chính - kinh tế (Cornett và cộng sự, 2009 [54]). Với vai trò là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, ngân hàng là một đối tƣợng nghiên cứu phổ biến để kiểm tra mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển và Việt Nam với những kết quả khác nhau. Sau đây, luận án sẽ hệ thống lại những nghiên cứu nổi bật về chủ đề này lần lƣợt tại các quốc gia phát triển, quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi và Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  19. 9 1.1.1. Nghiên cứu tại các quốc gia phát triển Sự gia tăng toàn cầu hóa trong ngành tài chính từ những năm 1990 trở lại đây đã dẫn tới những thay đổi đáng kể trong các cấu trúc quyền sở hữu ngân hàng trên toàn thế giới. Ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển, tỷ trọng các ngân hàng do nƣớc ngoài sở hữu tăng lên, trong khi đó đồng thời quyền sở hữu nhà nƣớc tại các ngân hàng có xƣ hƣớng giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đã làm trầm trọng thêm cuộc tranh luận về cơ cấu sở hữu của ngành ngân hàng và những hậu quả đối với các trung gian tài chính. Một số đã chỉ ra sự hiện diện của các ngân hàng nƣớc ngoài ở các nƣớc đang phát triển nhƣ là một cơ chế chủ yếu để dẫn truyền cuộc khủng hoảng 2008-2009 từ các nƣớc tiên tiến sang các nƣớc đang phát triển (ví dụ nhƣ báo cáo của IMF năm 2009). Đồng thời, các nƣớc đang phát triển nhƣ Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ, nơi các ngân hàng do chính phủ quản lý có tầm quan trọng lớn thì hệ thống đã hồi phục nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng, tạo ra sự quan tâm đến vai trò các ngân hàng này có thể đảm trách trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Lý do và ảnh hƣởng của chính phủ và sở hữu ngân hàng nƣớc ngoài là một chủ đề gây tranh cãi. Có hai quan điểm ôn hòa của các ngân hàng nhà nƣớc. Quan điểm “xã hội” nhấn mạnh rằng bằng cách giúp vƣợt qua những thất bại của thị trƣờng và tận dụng các nguồn lực, các ngân hàng nhà nƣớc có thể thúc đẩy các khoản đầu tƣ nâng cao phúc lợi xã hội (Stiglitz, 1993 [109]). Quan điểm “phát triển” có liên quan nhấn mạnh rằng các ngân hàng nhà nƣớc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành công nghiệp chiến lƣợc mà khu vực tƣ nhân không thể hoặc không muốn tài trợ, do đó giúp đẩy nhanh sự phát triển kinh tế (Gerschenkron, 1962 [65]). Ngƣợc lại, có hai quan điểm nhấn mạnh rằng sở hữu của ngân hàng chính phủ có thể dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Theo quan điểm của ngƣời đại diện, ngay cả khi chính phủ có những mục đích tốt nhất, xung đột lợi ích giữa chính phủ và các quan chức đƣợc chỉ định để quản lý các ngân hàng do chính phủ quản lý có thể làm tăng thiếu hiệu quả hoạt động và phân bổ sai (Hart và cộng sự, 1997)[68]. Quan điểm “chính trị” cho thấy các ngân hàng nhà nƣớc là cơ chế để các chính trị gia theo đuổi các mục tiêu của họ (ví dụ nhƣ tái tranh cử, lợi nhuận cá nhân ...) dẫn đến phân bổ sai tài nguyên (ví dụ nhƣ tài trợ cho ngƣời ủng hộ hoặc của những ngƣời có lợi ích nhóm) và hiệu quả kinh tế không cao (Shleifer và Vishny, 1988 [95]). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
  20. 10 Liên quan đến quan điểm này, các mô hình kinh tế chính trị cho thấy các chính trị gia có xu hƣớng ủng hộ sở hữu ngân hàng của chính phủ khi trách nhiệm giải trình và sự độc lập của tƣ pháp là thấp, vì các chính trị gia có thể khai thác những lợi ích mà không phải gánh chịu hậu quả cá nhân (Perotti và Vorage, 2010)[102]. Các lập luận chính ủng hộ chủ sở hữu ngân hàng nƣớc ngoài là các ngân hàng nƣớc ngoài có thể mang lại vốn, kỹ thuật và đổi mới sản phẩm (đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển), tăng cƣờng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của ngành ngân hàng (Levine, 1997 [82]). Mặt khác, những ý kiến lo ngại phần lớn tập trung vào việc các ngân hàng nƣớc ngoài có thể gây bất ổn cho ngành ngân hàng địa phƣơng bằng cách truyền những cú sốc từ bên ngoài và đe dọa sự sống còn của các ngân hàng trong nƣớc bằng cách tăng cạnh tranh (Stiglitz, 1993)[109]. Cuối cùng, các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thể làm giảm khả năng tiếp cận tài chính cho phần lớn các doanh nghiệp trong nƣớc và ngƣời tiêu dùng nếu họ chỉ tập trung vào phân khúc ít rủi ro và minh bạch nhất của thị trƣờng (Detragiache và cộng sự, 2008 [55]). Theo Gursoy và Aydogan (2002) [66], xét về hình thức của chủ sở hữu, các ngân hàng đƣợc chia ra thành ngân hàng quốc doanh, ngân hàng tƣ nhân, và ngân hàng nƣớc ngoài. Trong đó, sở hữu nhà nƣớc trong ngân hàng phổ biến hơn ở các quốc gia đang phát triển và những quốc gia mà Chính phủ can thiệp nhiều hơn vào thị trƣờng tiền tệ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu này thì ảnh hƣởng của sở hữu nhà nƣớc đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng không có sự khác biệt nhiều ở các quốc gia phát triển. Đồng tình với quan điểm này, nghiên cứu của La Porta và cộng sự (2000) [80] chỉ ra rằng, với thu nhập bình quân đầu ngƣời càng cao thì tác động tiêu cực của sở hữu nhà nƣớc đến hiệu quả hoạt động của NHTM càng giảm, hơn nữa sở hữu nhà nƣớc tại các ngân hàng này lại ít hơn so với những nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ 92 NHTM nhà nƣớc của 27 nƣớc phát triển trên toàn thế giới. Trong nghiên cứu “Bank Ownership and Performance” của Micco và cộng sự [92], xuất bản tháng 11/2004, các tác giả đã xây dựng bộ số liệu gồm xấp xỉ 50,000 quan sát của 119 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1995-2002 để mô tả ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở các nƣớc đang phát triển, có mối liên hệ mật thiết giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong khi các quốc gia phát triển lại không có mối liên hệ này, hoặc có nhƣng không đáng kể. Sự tác động đối với các quốc gia đang phát triển là Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2