Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của một số quốc gia thành viên ASEAN trong tiến trình hội nhập và bài học cho Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận án "Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của một số quốc gia thành viên ASEAN trong tiến trình hội nhập và bài học cho Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá những tác động của chính sách đến việc đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân ở hai nước Indonexia, Thái Lan dựa trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng của hai quốc gia trên trong tiến trình hội nhập. Từ thực tiễn của Việt Nam và vận dụng bài học kinh nghiệm Indonexia, Thái Lan để hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của một số quốc gia thành viên ASEAN trong tiến trình hội nhập và bài học cho Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------------ PHẠM THỊ MAI NGỌC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CHO NÔNG DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THÀNH VIÊN ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------------ PHẠM THỊ MAI NGỌC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CHO NÔNG DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THÀNH VIÊN ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung 2. TS. Vũ Trọng Bình HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án “Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của một số quốc gia thành viên ASEAN trong tiến trình hội nhập và bài học cho Việt Nam” là kết quả nghiên cứu riêng, độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của các tài liệu trích dẫn. Tác giả luận án Phạm Thị Mai Ngọc
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ quản lý, giảng viên khoa Kinh tế, Hội đồng Khoa học khoa Kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Nhung, TS Vũ Trọng Bình, PGS. TS Lê Xuân Bá đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, lãnh đạo Trường Đại học Phương Đông đã có nhiều hỗ trợ trong quá trình hoàn thành luận án. Tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng với nguồn lực có hạn nên luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô, bạn đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp nội dung trên. Tác giả luận án Phạm Thị Mai Ngọc
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CHO NÔNG DÂN .................................................................. 9 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 9 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 9 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 18 1.2. Nhận xét các nghiên cứu đã thực hiện ........................................................... 23 1.2.1. Nghiên cứu về chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân ................. 23 1.2.2. Nghiên cứu về các chính sách đất đai, nguồn nhân lực, vốn hạ tầng nông nghiệp và tín dụng nông thôn, khoa học công nghệ và quản lý thị trường nông sản trong tiến trình hội nhập tại các nền kinh tế Indonexia, Thái Lan và Việt Nam ...................................................................................... 25 1.2.3. Nhận xét chung và khoảng trống nghiên cứu ......................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CHO NÔNG DÂN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .......................................................................................................... 29 2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân ................................................. 29 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 29 2.1.2. Cơ sở hình thành chính sách...................................................................... 34 2.1.3. Vai trò của chính sách ............................................................................ 38 2.1.4. Đặc điểm của chính sách ........................................................................... 39 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng ............................................................................. 42 2.1.6. Đánh giá chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................... 46 2.2. Nội dung chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân trong bối cảnh hội nhập .................................................................................................................... 50 2.2.1 Chính sách đất đai ................................................................................... 50 2.2.2 Chính sách nguồn nhân lực nông nghiệp ................................................ 52 2.2.3. Chính sách vốn đầu tư và tín dụng ......................................................... 54
- 2.2.4. Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp và phục vụ cho nông dân ...................................................................... 57 2.2.5. Chính sách tổ chức và quản lý thị trường nông sản ............................... 59 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 61 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ NÔNG DÂN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA INDONEXIA VÀ THÁI LAN ............................................................................................................... 62 3.1. Bức tranh chung về ngành nông nghiệp của các nước ASEAN và quá trình hội nhập của nó .............................................................................................. 62 3.1.1. Tổng quan về ngành nông nghiệp của các nước ASEAN ...................... 62 3.1.2. Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của ngành nông nghiệp các nước ASEAN .................................................................................................... 65 3.2. Thực trạng hệ thống chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ............................................ 69 3.2.1. Những thay đổi trong định hướng chiến lược nông nghiệp của Indonexia .......................................................................................................... 69 3.2.2. Một số chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân ở Indonexia .. 72 3.3. Thực trạng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân trong hội nhập kinh tế của Thái Lan ..................................................................................... 89 3.3.1. Những thay đổi trong định hướng chiến lược và chính sách nông nghiệp của Thái Lan ......................................................................................... 89 3.3.2. Một số chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Thái Lan ............. 91 3.4. Đánh giá tác động của chính sách nhà nước đến đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia và Thái Lan trong tiến trình hội nhập ...................... 109 3.4.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 109 3.4.2. Đánh giá các chính sách cụ thể ............................................................ 111 3.5. Bài học của Indonexia, Thái Lan về thực hiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân trong hội nhập ................................................................... 120 3.5.1. Bài học về qui hoạch, quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả để bảo vệ nông dân ......................................................................................... 120
- 3.5.2. Bài học về nâng cao trình độ, kỹ năng lao động của nông dân đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại, gắn kết họ bằng lợi ích trong các tổ chức nông nghiệp nông thôn ...................................................... 121 3.5.3. Bài học về hỗ trợ vốn có trọng điểm cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và tín dụng cho nông dân để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của lao động nông nghiệp ............................................................................... 122 3.5.4. Bài học về ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ mang lại giá trị gia tăng cao ......................................... 123 3.5.5. Bài học về chính sách mở cửa thị trường phát triển nông sản xuất khẩu để nông dân giàu có ............................................................................... 124 Chương 4: THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CHO NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA INDONEXIA VÀ THÁI LAN . 126 4.1. Thực trạng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân ở Việt Nam .... 126 4.1.1. Thực trạng chính sách .......................................................................... 126 4.1.2. Đánh giá tác động của chính sách nông nghiệp đến đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................... 134 4.2. Triển vọng phát triển của nông nghiệp Việt Nam – Cơ hội và thách thức nhìn dưới góc độ đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế........................................................................................ 143 4.2.1. Bối cảnh mới trong nước và quốc tế .................................................... 143 4.2.2. Cơ hội và thách thức do bối cảnh mang lại .......................................... 147 4.3. Một số giải pháp cải thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng bài học kinh nghiệm từ Indonexia và Thái Lan ................................................................................................................. 148 4.3.1. Khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm từ Indonexia và Thái Lan ... 148 4.3.2 Một số đề xuất hướng tới hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của Việt Nam ....................................................................... 152 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 162
- DANH MỤC CÁC BẢNG VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asean Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á CRC Community Rice Center Trung Tâm Lúa gạo Cộng đồng EVFTA Vietnam - EU Free Trade Hiệp định Thương mại tự do Việt Agreement Nam - EU BAAC Bank for Agriculture and Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Agricultural Cooperatives of Thái xã nông nghiệp Thái Lan Lan GDP Gross Domestic Produc Tổng sản phẩm quốc dân IPSARD Institute of Policy and Strategy for Viện Chính sách và Chiến lược Agriculture and Rural Phát triển Nông nghiệp nông thôn Development RCEP Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Economic Partnership Agreement khu vực NAIS National Agricultural Information Hệ thống thông tin nông nghiệp System quốc gia MARD Ministry of Agriculture and Rural Bộ nông nghiệp và phát triển nông Development thôn OCOP One product per commune Chương trình mỗi xã một sản phẩm program SBV Stated Bank of Viet Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam OCED Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Cooperation and Development tế UKVFTA Free Trade Agreement between Hiệp định thương mại tự do giữa Vietnam and the UK Việt Nam và Vương quốc Anh VBSP Vietnam Bank for Social Policies Ngân hàng chính sách xã hội WB World Bank Ngân hàng thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển nông nghiệp của ASEAN ............... 63 Bảng 3.2. Xuất khẩu một số nông sản của ASEAN .................................................. 65 Bảng 3.3: Số lượng lao động trong các nhóm ngành nông nghiệp Indonexia (2014 -2018) ................................................................................................... 77 Bảng 3.4: Năng suất lao động Indonexia (2011 - 2017) ........................................... 79 Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động nông nghiệp Indonexia dựa trên độ tuổi (2014 - 2018)............................................................................................................... 84 Bảng 3.6: Số nông dân và khu vực nông nghiệp hữu cơ Thái Lan, (2017-2019) ..... 94 Bảng 3.7: Phí bảo hiểm từ nông dân, ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn và Chính phủ Thái Lan......................................................................... 107 Bảng 3.8: Nông phẩm qua chế biến xuất khẩu của Thái Lan ................................. 108 Bảng 4.1: Thực trạng quản lý đất ở Việt Nam (nghìn ha) ...................................... 127 Bảng 4.2: Các sản phẩm thực hiện bình ổn giá. ...................................................... 134 Bảng 4.3: GDP bình quân 1ha đất canh tác nông lâm thủy sản .............................. 136
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Diện tích đất nông nghiệp Indonexia ........................................................ 73 Hình 3.2: Sản lượng lúa Indonexia giai đoạn 2012-2021 ......................................... 75 Hình 3.3: Tỷ lệ lao động nông nghiệp Indonexia dựa trên độ tuổi và theo ngành (2014-2018) ......................................................................................... 78 Hình 3.4: Tỷ trọng lao động nông nghiệp Indonexia dựa trên trình độ học vấn (2014 – 2018) ................................................................................................. 79 Hình 3.5: Tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp ở Indonexia, 2014-2017 ...................... 83 Hình 3.6: Tình hình đầu tư vào nông nghiệp ở Indonexia, (2014-2017) .................. 84 Hình 3.7: Diện tích đất nông nghiệp Thái Lan ......................................................... 92 Hình 3.8: Tăng trưởng đất nông nghiệp hữu cơ Thái Lan, (1999-2018) .................. 95 Hình 3.9: Lao động và GDP nông nghiệp (2011 - 2017) .......................................... 96 Hình 3.10: Tuổi và số lượng lao động trong nông nghiệp Thái Lan (2003 - 2013) ........ 96 Hình 3.11: Tỷ lệ thay đổi về tình trạng việc làm của người lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp Thái Lan (1975 - 2015) ................................... 97 Hình 3.12: Giáo dục cho phát triển nông nghiệp bền vững của Thái Lan ................ 98 Hình 3.13: Sơ đồ đơn giản của Hệ thống thông tin nông nghiệp quốc gia NAIS .. 104 Hình 4.1: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản và thị phần xuất khẩu tại các thị trường chủ lực của Việt Nam ........................................................... 133 Hình 4.2: Đánh giá chính sách thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp cụm công nghiệp đô thị với người nông dân ................................................ 135 Hình 4.3: Đánh giá tác động của chính sách đầu tư phát triển hạ tầng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân ......................... 137 Hình 4.4. Tác động của chính sách đầu tư khoa học cộng nghệ đến sự phát triển của nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân ............... 140
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Lộ trình chính sách đối với nông dân của một quốc gia.......................... 42 Sơ đồ 2.2: Mô hình thể hiện hiệu quả của chính sách............................................... 47
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, góp phần đảm bảo ổn định cho đời sống nhân dân và an ninh chính trị xã hội của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, với chủ trương phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn của nhà nước, nông nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng. Cùng với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước, nông nghiệp Việt Nam đã đổi mới, mở cửa và tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường khu vực và toàn cầu. Đến nay, nông sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều thị trường nước ngoài, nhiều hàng nông sản đã đạt thứ hạng cao của thế giới về giá trị xuất khẩu. Nhờ đó, nông nghiệp đã đem lại rất nhiều ngoại tệ cho đất nước, đời sống của người nông dân được cải thiện đáng kể so với trước khi hội nhập. Tuy nhiên, nông nghiệp là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập bởi chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như những thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu, thiếu hụt nguồn lực sản xuất nền tảng là đất và nước, chịu ảnh hưởng tiêu cực của thị trường quốc tế với những thăng trầm của giá cả đầu vào và bất ổn của đầu ra. Bối cảnh đó làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nông dân. Vì thế, càng hội nhập kinh tế sâu rộng, vai trò của nhà nước trong việc hoạch định chính sách để tạo thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, bảo đảm quyền lợi, lợi ích cho người nông dân càng có ý nghĩa quan trọng. Sau khi giành độc lập, hầu hết các thành viên ASEAN đều là nước nông nghiệp, lạc hậu. Trải qua nhiều thập kỷ phát triển, đến nay, ngành nông nghiệp của họ đã đạt được một số thành tựu ấn tượng – tốc độ tăng trưởng được cải thiện, trình độ cơ khí hóa và tự động hóa gia tăng, là nguồn cung cấp nhiều hàng nông sản quan trọng cho thế giới, trước hết là gạo và các loại ngũ cốc khác. Nhờ đó, đời sống của người nông dân được cải thiện. Trong 5 nước thành viên cũ của ASEAN, Indonexia và Thái Lan là những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Cả hai nước này đều có điều kiện tự nhiên thuận lợi (tuy ở mức độ khác nhau) cho phát triển nông nghiệp, với tỷ lệ 1
- người dân sống ở nông thôn còn khá cao, có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng và họ cũng đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao đời sống cho họ. Bên cạnh đó, họ cũng phải giải những bài toán hóc búa trong phát triển nông nghiệp, như làm sao để có được quỹ đất hợp lý và ổn định trong bối cảnh tăng cường quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, làm sao có thể đào tạo và thu hút được nguồn lao động có chất lượng cho nông thôn, làm sao giúp nông dân xâm nhập thị trường nông sản thế giới mà ít chịu tác động tiêu cực nhất của những thăng trầm trong giá cả... Chính vì thế, việc nghiên cứu kinh nghiệm của hai nước này trong việc bảo đảm lợi ích kinh tế cho nông dân sẽ đúc rút được những bài học kinh nghiệm có giá trị cho Việt Nam. Bởi lẽ, trong quá trình hội nhập kinh tế cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành công nhất định và đã có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản quan trọng trên thế giới, nhưng đồng thời cũng đang phải đối mặt với sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng, nguồn đất đai khan hiếm và chất lượng chưa đảm bảo, người nông dân còn chịu nhiều bất ổn do thăng trầm của thị trường nông sản cả trong nước và quốc tế, làm cho lợi ích kinh tế của họ chưa được đảm bảo ở mức cần thiết. Hơn nữa, khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nghề nông và các nghề khác trong xã hội ngày càng giãn rộng. Giai đoạn (2011 - 2015), tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn không những không giảm mà còn tăng lên, một bộ phận người nông dân đã phải bỏ ruộng đất quê hương lên thành thị để kiếm kế sinh nhai. Giai đoạn (2016 - 2020), khi ngành nông nghiệp hội nhập sâu vào thị trường khu vực và thế giới thì một loạt những vấn đề phát sinh trong giai đoạn mới làm gia tăng tính phụ thuộc các yếu tố bên ngoài đối với lợi ích kinh tế người nông dân. Và thời gian gần đây, ảnh hưởng của đại dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó có chuỗi giá trị nông sản ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống người nông dân. Thực tế đó phản ảnh người nông dân đã được thụ hưởng thành quả của quá trình hội nhập, song chưa bền vững. Hơn thế nữa, bối cảnh toàn cầu hiện nay đang đặt ra nhiều các thách thức cho tất cả các ngành kinh tế, trong đó có 2
- nông nghiệp, khi cuộc cạnh tranh giữa các nước ngày càng gay gắt, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khó khăn về nguồn lực, ô nhiễm môi trường… Thực tế đó càng làm gia tăng mức độ rủi ro cho những ngành mà sự phát triển phụ thuộc vào nặng nề những yếu tố tự nhiên như ngành nông nghiệp. Từ đó, có thể làm ảnh hưởng không tốt tới lợi ích của người nông dân. Vì vậy, chính phủ Việt Nam không những cần phát huy lợi thế so sánh quốc gia trong sản xuất và xuất khẩu nông sản, mà còn cần đưa ra các chính sách phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân một cách bền vững. Bởi chỉ có như thế mới tạo động lực cho người nông dân yên tâm sản xuất, tìm cách vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế cho đất nước. Vì những lý do nêu trên, NCS chọn nghiên cứu “Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của một số quốc gia thành viên ASEAN trong tiến trình hội nhập và bài học cho Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành kinh tế quốc tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá những tác động của chính sách đến việc đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân ở hai nước Indonexia, Thái Lan dựa trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng của hai quốc gia trên trong tiến trình hội nhập. Từ thực tiễn của Việt Nam và vận dụng bài học kinh nghiệm Indonexia, Thái Lan để hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ luận án Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: Thứ nhất: Xây dựng cơ sở lý luận về chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân trong hệ thống chính sách công, từ đó nêu ra quan điểm của tác giả về nội dung này cũng như các chính sách trọng yếu tác động đến lợi ích kinh tế nông dân trong tiến trình hội nhập Thứ hai: Đánh giá chính sách của nhà nước Indonexia, Thái Lan tác động đến việc đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân. Từ đó rút ra bài học kinh 3
- nghiệm phù hợp để xây dựng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trong bối cảnh mới. Thứ ba, trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam hiện nay, kết hợp với những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách của Indonexia, Thái Lan đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân tại Indonexia, Thái Lan và Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung + Luận án tập trung nghiên cứu chính sách trong đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân Indonexia và Thái Lan xét trên phương diện đánh giá tác động chính sách. + Vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân có nội dung rộng lớn, vì vậy luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu chính sách đất đai, chính sách nguồn nhân lực, chính sách vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách khoa học công nghệ và nhóm chính sách thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ đất. +Luận án nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của chính sách đến đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia, Thái Lan cũng như cho nông dân Việt Nam cụ thể trên các khía cạnh: quan điểm, bộ phận cấu thành, nội dung, yêu cầu chính sách, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính và hiệu quả thu được của các chính sách nghiên cứu. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Thái Lan, Indonexia từ năm 2000 đến nay và đề xuất giải pháp về chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam đến năm 2030. 4
- Tác giả lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu này vì năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN khi đó đã có Indonexia và Thái Lan là thành viên và từ những năm 2000 trở đi những thỏa thuận, hiệp định thương mại hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN với nhau, giữa ASEAN với các nước, khu vực và thế giới nhiều hơn, cộng đồng kinh tế EAC được hình thành, các tiêu chuẩn về hàng hóa nông sản giữa các quốc ra trong khu vực ASEAN được ký kết có cơ sở để so sánh và có nhiều số liệu để phân tích đánh giá. Số liệu được sử dụng trong luận án được sử dụng từ các số liệu phái sinh của các công trình nghiên cứu đi trước, các số liệu trên các website chính thống của Indonexia, Thái Lan và Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng nhiều các số liệu của WB, FAO, ADB, EAC. 4. Quy trình nghiên cứu luận án 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận nền tảng của chuyên ngành kinh tế quốc tế, vận dụng các kiến thức của các ngành có liên quan và các quan điểm về chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của WTO, FAO, các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng có tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài. Các nghiên cứu 5
- liên quan đến tác động chính sách đến việc đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia và Thái Lan được tác giả tìm hiểu nghiên cứu sâu. Dựa trên đánh giá ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân Indonexia, Thái Lan, và Việt Nam trong thời gian nghiên cứu, luận án tiếp cận và đánh giá chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân như là một chính sách sách công, cơ chế phân phối hài hòa thu nhập, đảm bảo lợi ích giữa các tầng lớp trong dân cư, giảm bớt sự nghèo đói, nâng cao đời sống của nông dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp: tác giả đã đi từ khái quát (khái niệm, cơ sở hình thành, vai trò, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng) để cụ thể hóa các nội dung của luận án. Từ những nội dung cụ thể của luận án tác giả tổng hợp thành các vấn đề nghiên cứu mang tính hệ thống phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả vận dụng lý luận để làm sáng tỏ khung chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân, các bộ phận cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế nông dân và vai trò của nó đối với sự ổn định và phát triển xã hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng vận dụng các quan điểm, đường lối phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước Việt Nam để khái quát và hệ thống các kết quả nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô tả: tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp này trong chương 3 và một phần của chương 4 để mô tả, thống kê các số liệu thu thập được trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia, Thái Lan và Việt Nam. Từ đó, tác giả đối chiếu điều kiện thực hiện chính sách, kết quả thực hiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân rút ra sự khác nhau trong thực hiện số liệu thống kê. Thông qua những nhận xét đánh giá trên, tác giả tìm ra nguyên nhân thành công và chưa thành công của quá trình thực thi chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia, Thái Lan để rút ra bài kinh nghiệm cho việc thực thi hiệu quả chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam. 6
- - Phương pháp chuyên gia: tác giả có tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu thông qua các diễn đàn, các phương tiện truyền thông và các nghiên cứu của các tác giả với mục đích tìm ra giải pháp hợp lý cho quá trình thực hiện nội dung nghiên cứu, đặc biệt trong quá trình củng cố các luận cứ, luận chứng, nhận định, đề xuất các giải pháp về chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân. - Luận án có sử dụng số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu của các tổ chức chính thức và nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín liên quan. Trong phân tích, luận án tập trung sử dụng các số liệu mang tính quốc gia ví dụ như số liệu về đất đai, dân số, năng suất lao động nông nghiệp, giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu … Các số liệu liên quan đến chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân rất đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau do vậy số liệu được thu thập từ các nguồn, các tổ chức cũng phong phú. Điều này cũng gây ra một vài hạn chế nhỏ khi số liệu thống kê không trùng khớp. 6. Đóng góp mới về khoa hoc của luận án Luận án đã luận giải rõ nội hàm của chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân trên cơ sở xuất phát từ bản chất bên trong và hình thức biểu hiện ra bên ngoài. Đồng thời, luận án cũng làm rõ cơ sở hình thành, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá chính sách và những nội dung quan trọng cấu thành chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia, Thái Lan, quốc gia có điều kiện tương đồng trong thực hiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế với nông dân, luận án đã rút ra một số bài học bổ ích có giá trị tham khảo nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách quan trọng của nhà nước tác động đến lợi ích kinh tế nông dân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, qua đó làm rõ những ưu điểm và hạn chế của chính sách để tìm ra hướng giải quyết. 7
- Đề xuất quan điểm định hướng cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân Việt Nam bối cảnh mới. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một hệ thống giải pháp đồng bộ có tính khả thi nhằm mục tiêu đảm bảo tốt lợi ích kinh tế của nông dân trong tiến trình hội nhập. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở rà soát các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã thực hiện, luận án đã làm rõ nội hàm của chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân, hơn nữa tác giả đã xác định rõ vai trò và tác động của chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân đối với quá trình ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Tác giả phân tích quan điểm, phương hướng, mục tiêu và yêu cầu hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế của chính sách, tác giả nêu ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo tốt hơn cho lợi ích kinh tế của nông dân trong tiến trình hội nhập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân. Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Thực trạng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia, Thái Lan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 4: Thực trạng, triển vọng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân ở Việt Nam và một số đề xuất từ bài học kinh nghiệm của Indonexia và Thái Lan. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CHO NÔNG DÂN 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài Các nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận và những bối cảnh kinh tế khác nhau về sử dụng chính sách nông nghiệp để bảo đảm lợi ích kinh tế cho nông dân nói chung, chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân của Indonexia Thái Lan và Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung vào những nghiên cứu liên quan đến tác động chính sách nông nghiệp đến đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân trong tiến trình hội nhập để rút ra những nhận xét liên quan đến kết quả nghiên cứu đã được thực hiện. 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1 Nghiên cứu liên quan chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân tại khu vực Châu Á và ASEAN David Colman và Trevor Young (1994), “Nguyên lý kinh tế nông nghiệp thị trường và giá cả trong các nước đang phát triển”, đã phân tích nhiều nội dung liên quan đến phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với phúc lợi của nông dân ở các nước đang phát triển. Điểm nổi bật của tác phẩm là xem xét sự liên hệ, tác động tương quan giữa các chính sách đến thương mại hàng nông sản trong điều kiện nền nông nghiệp hàng hoá. Cuốn sách đã nêu cách thức lượng hoá để xác định sự ảnh hưởng của các chính sách, phương pháp quản lý đến phát triển nông nghiệp và thương mại hàng nông sản. Nội dung của cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu giải quyết những chính sách về phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân của các nước đang phát triển [9]. Frank Ellis (1995), “Agricultural policies in developing countries”, đã khảo cứu công phu về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển được tổng kết thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia. Cuốn 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn