intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án "Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An" là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An và; đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG QUANG TÀI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGHỆ AN - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG QUANG TÀI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9 31 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ THỊ PHI HOÀI 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG NGHỆ AN - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc và liệt kê đầy đủ, chính xác. Nghệ An, ngày ... tháng ... năm 2024 Tác giả luận án Đặng Quang Tài
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giảng giải tận tình của quý thầy cô giáo, sự động viên giúp đỡ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài và PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phượng đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá, theo dõi và đôn đốc tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu theo kế hoạch, có nhiều ý kiến đóng góp, hỗ trợ về mặt phương pháp, chuyên môn để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Kinh tế; UBND tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án. Để hoàn thành được đề tài này, tôi còn nhận được sự hỗ trợ của các bạn học viên ngành Quản lý kinh tế (giai đoạn 2018 - 2022), Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh trong việc triển khai, thu thập thông tin và tổng hợp một số dữ liệu. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp - những người đã tận tụy giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân dành cho nghiên cứu sinh. Nghệ An, ngày ... tháng ... năm 2024 Tác giả luận án Đặng Quang Tài
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................................. viii MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 6 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 13 6. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 14 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................................. 15 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN ............................ 16 1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân ............................................................... 16 1.2. Các công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân .......... 21 1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ............... 27 1.4. Đánh giá chung về tổng quan các tài liệu nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu . 34 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 37 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH......................................................................................................................................... 38 2.1. Khái quát về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân .......................................... 38 2.1.1. Kinh tế tư nhân .............................................................................................................. 38 2.1.2. Phát triển kinh tế tư nhân.............................................................................................. 43 2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cấp tỉnh ................................................... 47 2.2.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ............................................ 47 2.2.2. Khung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân................................................... 48
  6. iv 2.2.3. Các nhân tố cấu thành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ........................ 49 2.2.4. Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cấp tỉnh................................ 51 2.2.5. Các kết quả đạt được thông quá các tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ......................................................................................................................... 54 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ......................... 56 2.3.1. Các nhân tố trong khâu hoạch định chính sách.......................................................... 56 2.3.2. Các nhân tố trong quá trình thực thi chính sách......................................................... 56 2.3.3. Các nhân tố về nguồn lực ............................................................................................. 57 2.4. Kinh nghiệm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An .............................................................................. 61 2.4.1. Kinh nghiệm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương trong nước .......................................................................................................................................... 61 2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của Nghệ An .............................................................................................................................................. 72 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 75 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN .................................................................................................. 77 3.1. Tổng quan về kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An .............................................................. 77 3.1.1. Số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân........................................ 77 3.1.2. Các chính sách của Trung ương và Nghệ An liên quan đến hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ...................................................................................................................................... 81 3.2. Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An.... 88 3.2.1. Ban hành văn bản, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân............................... 88 3.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ............................... 96 3.2.3. Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An ............................................................................................................................................ 102 3.2.4. Kết quả đạt được từ chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An 105 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An ............................................................................................................................................ 110 3.3.1. Các nhân tố trong khâu hoạch định chính sách của tỉnh ......................................... 110
  7. v 3.3.2. Các nhân tố trong quy trình thực thi chính sách ...................................................... 114 3.3.3. Các nhân tố về nguồn lực ........................................................................................... 116 3.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An ...................................................................................................................... 117 3.4. Đánh giá chung về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An.... 132 3.4.1. Những thành công và nguyên nhân .......................................................................... 132 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................................ 133 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 135 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN ............... 137 4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An.......................................................................................................................... 137 4.1.1. Bối cảnh ....................................................................................................................... 137 4.1.2. Mục tiêu ....................................................................................................................... 138 4.1.3. Định hướng tăng cường chính sách phát hỗ trợ triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An .............................................................................................................. 139 4.2. Một số giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An ............................................................................................................................................ 144 4.2.1 Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân .................................................................. 144 4.2.2. Đẩy mạnh triển khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển kinh tế tư nhân và các thủ tục hành chính về đầu tư vào kinh tế tư nhân ................................. 147 4.2.3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phát triển kinh tế tư nhân ....................................................................................................................... 150 4.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và bố trí cho công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân ............................................................................ 154 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................................. 157 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 162 PHỤ LỤC
  8. vi
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ KTTN Kinh tế tư nhân DNTN Doanh nghiệp tư nhân GDP Tổng sản phẩm nội địa GNP tổng sản phẩm quốc dân XHCN Xã hội chủ nghĩa KTTT Kinh tế thị trường DN Doanh nghiệp KD Kinh doanh PTKT Phát triển kinh tế PTKTTCR Phát triển kinh tế theo chiều rộng PTKTTCS Phát triển kinh tế theo chiều sâu TMDV Thương mại dịch vụ PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh UBND Ủy ban nhân dân DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa TNHH Trách nhiệm hữu hạn KH&CN Khoa học và công nghệ NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng QLNN Quản lý nhà nước PPP Đối tác công tư ĐKKD Đăng ký kinh doanh
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Phân tổ mẫu điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...................10 Bảng 3.1. Số lượng, quy mô vốn các doanh nghiệp thành lập theo loại hình giai đoạn 2019 - 2022 .................................................................................79 Bảng 3.2. Cơ cấu doanh nghiệp thành lập mới phân theo ngành nghề kinh doanh chính (từ năm 2019 - 2022) .................................................................80 Bảng 3.3. Những chính sách ưu đãi KTTN tỉnh Nghệ An được hưởng ............111 Bảng 3.4. Những ưu đãi về chính sách quan trọng nhất với KTTN tỉnh...........113 Bảng 3.5. Nguồn gốc thang đo các biến ............................................................120 Bảng 3.6. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến môi trường chính trị - luật pháp ..........................................................................................122 Bảng 3.7. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến phát triển kinh tế ...........................................................................................................123 Bảng 3.8. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến văn hóa xã hội .......123 Bảng 3.9. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...........................................................................................................124 Bảng 3.10. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến năng lực tài chính ...........................................................................................................125 Bảng 3.11. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến trình độ quản lý điều hành ...................................................................................................126 Bảng 3.12. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến trình độ lao động ...........................................................................................................126 Bảng 3.13. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến khả năng nghiên cứu và phát triển .......................................................................................127 Bảng 3.14. Đánh giá độ tin cậy của của thang đo đối với biến hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ......................................128 Bảng 3.15. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................128 Bảng 3.16. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ................................130 Bảng 3.17. Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An 131
  11. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1.1: Khung phân tích chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ................... 8 Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển KTTN .......................................................................................................... 60
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần). Văn kiện Đại hội của Đảng từ sau thời kỳ Đổi mới đến nay luôn khẳng định: Kinh tế tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế nước nhà, được thừa nhận tồn tại và phát triển một cách bình đẳng và kinh doanh tự do theo quy định của pháp luật; là thành phần kinh tế đóng góp rất thiết thực trong việc tạo công ăn việc làm cho mọi tầng lớp nhân dân, làm giàu cho bản thân và tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.Đặc biệt, tại Văn kiện Đại hội XII của Đảng (tháng 01/2016) nhấn mạnh: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Quan điểm này không chỉ là sự ghi nhận đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, mà còn là động lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển để đóng góp tích cực hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhằm cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết Đại hội XII, ngày 03/6/2017, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững; thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh…, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những thay đổi về thể chế, chính sách đã tạo nên những thành tựu trong sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam thời gian qua. Khu vực kinh
  13. 2 tế tư nhân trở thành động lực quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đóng góp trên 40% GDP, 30% ngân sách nhà nước (NSNN), thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Vai trò và vị thế của khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục được khẳng định, tạo nền tảng quan trọng để khu vực kinh tế tư nhân là “lực kéo”, là “trụ cột” của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19. Tuy nhiên, chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu tính ổn định, còn tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật về đầu tư kinh doanh, gây rủi ro chính sách cho doanh nghiệp. Có khoảng cách khá lớn giữa văn bản pháp luật và quá trình thực thi. Một số chính sách hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và chậm thực hiện. Một số chính sách hỗ trợ chưa đủ lớn, đủ mạnh để doanh nghiệp tư nhân tăng thêm nguồn lực, mở rộng đầu tư phát triển, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ cũng không dễ dàng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Theo Dữ liệu Chỉ số quản trị toàn cầu (WGI) năm 2021, chỉ số chất lượng xây dựng pháp luật (Regulatory Quality) của Việt Nam đứng thứ 131/210 nước, vùng lãnh thổ có dữ liệu và đứng thứ 7 trong khối ASEAN; chỉ số hiệu lực thực thi pháp luật (Rule of Law) của Việt Nam đứng thứ 108/209 nước, vùng lãnh thổ và đứng thứ 5 trong khối ASEAN. Đến năm 2022, Nghệ An có 12.352 doanh nghiệp (chiếm 1,19% cả nước; 9,2% khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung). Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động là 3,5 doanh nghiệp/1000 dân (thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước là 8,3 doanh nghiệp; Vùng Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung là 5,3 doanh nghiệp). Theo khu vực kinh tế, doanh nghiệp Nghệ An hoạt động đa dạng về ngành nghề, trong đó dịch vụ là khu vực có số doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kết quả thu ngân sách từ khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh tăng năm sau cao hơn năm trước, xét về cơ cấu khoản thu, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp lớn nhất, chiếm tỷ lệ 82% trong tổng thu của khối doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo việc làm cho nền kinh tế. Theo số liệu Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021, số lao động của doanh
  14. 3 nghiệp của Nghệ An đang hoạt động có kết quả sản xuất là 201.229 lao động. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn một số hạn chế sau: Một là, nhận thức của hệ thống chính trị đối với kinh tế tư nhân mặc dù có sự thay đổi, song vẫn còn có sự kỳ thị, phân biệt đối xử, nhất là một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, thậm chí là người dân đối với khu vực kinh tế tư nhân. Thiếu sự thống nhất và vẫn còn nhận thức chưa đúng về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Hai là, khung pháp luật, cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chủ thể thuộc khu vực tư nhân. Chính sách cạnh tranh chưa hiệu quả, còn có sự không bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực giữa các thành phần kinh tế, sự khác biệt trong quá trình thực thi chính sách. Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa phù hợp và còn nhiều hạn chế; Ba là, quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong triển khai các quy định, chính sách với hiệu lực, hiệu quả thấp, chưa có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các DN khu vực tư nhân đổi mới sáng tạo, tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cải cách hành chính chưa đạt mục tiêu 3 giảm (giảm thời gian, giảm chi phí, giảm giấy tờ). Thủ tục còn rườm rà, trùng lắp, chồng chéo ở nhiều khâu. Hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, đôi khi không đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả thấp. Chi phí “tuân thủ” và chi phí kinh doanh ở hầu hết các giai đoạn của Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có chi phí kinh doanh cao. Bốn là, năng lực của kinh tế tư nhân vẫn còn những hạn chế: Các chủ thể của kinh tế tư nhân thiếu năng lực cho đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ, quy trình sản xuất mới. Năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả của khu vực tư nhân, thậm chí là các DN - những chủ thể có năng lực nhất của kinh tế tư nhân - còn rất hạn chế. Tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp, chỉ bằng 34% năng suất lao động của khu vực DNNN
  15. 4 và khoảng 69% năng suất lao động của DN FDI. Năng lực khoa học - công nghệ còn hạn chế, đầu tư của DN cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so với các nước, như Ấn Độ (5%), Hàn Quốc (10%)... Từ những thực tế trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An” là cần thiết, nhằm đóng góp một hướng đi mới có tính đột phá huy động nguồn lực của kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Đây là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An và; đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân; Hai là, đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2022. Ba là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An Bốn là, đề xuất các giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An giai đoạn tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cấp tỉnh. Đối tượng kinh tế tư nhân mà chính sách hỗ trợ phát triển
  16. 5 kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác nhau, bao gồm một số loại hình chính sau: (1) Doanh nghiệp tư nhân: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Có thể là công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty cổ phần: Loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Công ty hợp danh: Loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. (2) Hộ kinh doanh cá thể: Do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, thường có quy mô nhỏ và hoạt động trong phạm vi địa phương. (3) Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (4) Công ty liên doanh, liên kết: Các doanh nghiệp tư nhân có thể liên kết với nhau hoặc với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài để thành lập công ty liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh. (5) Cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể: Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh theo hình thức cá thể, thường không đăng ký thành lập doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Các chính sách của tỉnh Nghệ An (theo thẩm quyền được ban hành) để hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân bởi lẽ, một mặt tỉnh phải triển khai các chính sách phát triển KTTN chung của cả nước, đồng thời phải ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển KTTN do vậy khi nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An, tác giả tiếp cận theo quy trình quản lý kinh tế bao gồm: Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cấp tỉnh; Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cấp tỉnh; Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cấp tỉnh. - Phạm vi về không gian: ở tỉnh Nghệ An - Phạm vi về thời gian: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn trong giai đoạn từ 2018 - 2022, các giải pháp kiến nghị đến năm 2030 và
  17. 6 tầm nhìn đến năm 2045. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Các công trình nghiên cứu về chính sách, phần lớn đều lựa chọn cách tiếp cận dựa theo quy trình chính sách. Có nhiều cách hiểu khác nhau về chu trình chính sách, tuy nhiên phổ biến đều cho rằng, quy trình chính sách là thể hiện quá trình hình thành chính sách và đưa chính sách phát huy tác dụng thực tiễn. Trong đó, quá trình hình thành được gọi là hoạch định chính sách; đưa chính sách phát huy tác dụng trong thực tiễn được gọi là tổ chức triển khai chính sách. Từ chu trình chính sách, các nhà nghiên cứu đã lựa chọn được cách tiếp cận nghiên cứu đó là nghiên cứu dựa theo quy trình chính sách. Nghiên cứu dựa theo quy trình chính sách là hoạt động rà soát, đánh giá cả 2 khâu của quy trình chính sách đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách đến đối tượng thụ hưởng chính sách. Từ cách tiếp cận này cho thấy, khi đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cần tập trung vào một số vấn đề sau: - Đánh giá khâu hoạch định chính sách: nội dung này tập trung làm rõ số lượng chính sách được ban hành có liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân; nội dung (các giải pháp) của từng chính sách đã ban hành. - Đánh giá khâu tổ chức triển khai chính: nội dung này tập trung làm rõ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; cách thức tổ chức triển khai chính sách; nguồn lực tài chính để triển khai chính sách; kiểm tra và giám sát kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách: nội dung này làm rõ mức độ ảnh hưởng, sự cảm nhận của các DN, cán bộ có liên quan đến DN về các chính sách hỗ trợ phát triển KTTN hiện có. - Đánh giá, xác định nguyên nhân của những hạn chế chính sách: nội dung này tập trung vào làm rõ những hạn chế, những bất cập của chính sách hỗ trợ phát
  18. 7 triển KTTN hiện hành, từ đó đối chiếu lại với khâu hoạch định chính sách và khâu tổ chức triển khai chính sách để xác định nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Từ cách tiếp cận nghiên cứu, một khung lý thuyết cho toàn bộ luận án được xây dựng như tại Hình 1.1. Nội dung đầu tiên của luận án là tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển KTTN (trong nước và quốc tế) để xác định khoảng trống nghiên cứu (Chương 1). Tiếp theo, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cấp tỉnh (Chương 2). Sau đó, tổ chức đánh giá thực tiễn chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Chương 3). Cuối cùng là đề xuất những giải pháp để tháo gỡ những bất cập, khó khăn đã nhận diện được ở thực trạng (Chương 4).
  19. 8 Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An Cơ sở khoa học về chính sách hỗ trợ phát triển KTTN Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển KTTN CS lý thuyết: CS thực tiễn: Tổ chức Phân tích, đánh giá Tổng quan Nội dung thực hiện CS kết quả, hạn chế, bất tình hình - Khái niệm, bản chất, - Kinh nghiệm hỗ trợ PT cập và nguyên nhân vai trò KTTN; địa phương. CS: Khuôn KTTN trong quá trình NC: Chính sách hỗ trợ Gợi ý cho Nghệ khổ CS Tổ chức bộ hoạch định, tổ chức phát triển KTTN An - Mục tiêu thực hiện CS hỗ trợ máy NC trong - Nghiên cứu - Hiệu lực, hiệu quả PT KTTN theo các CS phát triển KTTN CS Nguồn lực - nước vấn đề - Các YTAH đến - Chính sách và -Kiểm tra, chỉ tiêu đánh giá Những - Nội dung Hiệu lực, hiệu quả giải pháp của giám sát hiệu lực, hiệu quả cần tiếp tục CS nghiên cứu CS phát triển KTTN địa phương và của CS Nghệ An. Giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An Hình 1.1: Khung phân tích chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Nguồn: Tác giả tự thiết lập
  20. 9 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể * Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, các lý thuyết nói chung. Phương pháp này được NCS sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quan về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, NCS đã tìm đọc và thu thập các lý thuyết về chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân qua các giáo trình, tài liệu có liên quan từ đó NCS rút ra những vấn đề cơ bản như khái niệm về chính sách, chính sách phát triển, kinh tế tư nhân... nội dung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân để làm cơ sở thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn cấp tỉnh. * Phương pháp thống kê mô tả Khảo sát tình hình chính sách phát hỗ trợ triển kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An được mô tả bởi các đại lượng thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình nhằm phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Đây là những thông tin quan trọng làm căn cứ để chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An. * Phương pháp so sánh, đối chiếu Tài liệu thu thập được phân tổ, tổng hợp và phân tích thông kê trên cơ sở số lớn, được so sánh theo thời gian và so sánh giữa các bộ phận trong một tổng thể nghiên cứu thích hợp. Trên cơ sở phân tích, so sánh các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển từ đó có căn cứ nhận xét, rút ra kết luận có sức thuyết phục cho việc đề xuất giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An. * Phương pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo quản lý các cơ quan nhà nước (các Sở, Ban, ngành). Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An. * Phương pháp thu thập dữ liệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2